Guest Dienbatn

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG .dienbatn.

1 bài viết trong chủ đề này

Chẳng mấy chốc , chúng tôi đã tới Phòng cấp cứu của bệnh viện Đa khoa Tây Ninh . Dò hỏi mấy bác sĩ trực tại đó , chúng tôi được biết là ông thày Chàm Tây Ninh đang phải nằm trong phòng mổ để tháo khớp tay . Theo bác sĩ cho biết , mọi người đã cố gắng hết sức song không cứu được cánh tay cho ông thày Chàm . Chẳng hiểu nguyên nhân gì mà cánh tay bị chặt của lão chóng hoại tử nhanh đến thế . May mà đã được cầm máu kịp thời , chứ nếu như người khác chắc lão đã đi về chầu Tiên Tổ rồi . Khoảng hơn một tiếng sau , một chiếc băng ca có gắn 4 bánh được đẩy từ phòng mổ ra . Ông thày Chàm được phủ khăn trắng xóa chỉ còn hở gương mặt xanh lét , đang thiêm thiếp vì thuốc mê được đưa ra phòng hồi sức . Nhìn hình dáng tiều tụy của lão , chúng tôi không ai không khỏi chạnh lòng . Có lẽ từ nay ông thày Chàm chỉ còn có một tay sẽ khó mà biểu diễn võ thuật được nữa . Than ôi , đúng là Đại bàng gãy cánh . Một võ sư lừng danh thiên hạ , thân hình cao to lừng lững , gọng nói sang sảng giờ đây đang nằm tiều tụy , thấy nhỏ bé quá . Lòng cảm thông dâng trào làm lũ chúng tôi không ai cầm được nước mắt . Buồn ơi , chào mi .

Thày Bảy phân công mọi người ở lại chăm sóc ông thày Chàm và bảo tôi lấy xe chở ông đi công chuyện . Tôi đưa thày bảy lên xe , nhằm hướng chợ Sa Mát thẳng tiến . Tới chợ Sa Mát , ông bảo tôi chờ và rảo bước vào trong chợ . Khoảng 30 phút sau , thày Bảy bước ra , trên vai đeo một cái ba lô to đùng . Tới xe , thày xếp các thứ gọn gàng lại , nhét vào ba lô chật cứng . Tôi chăm chú nhìn và thấy thật là lạ với những thứ mà Thày mới mua tại chợ . Ngoài con dao găm lá liễu là vật bất ly thân đeo bên hông , tôi thấy Thày mới mua thêm nột lưỡi mác chặt cây sáng quắc , ngoài ra còn thấy vô số mì ăn liền , bánh tráng , thuốc rê , tỏi , võng dù , màn tuyn và một đôi giày bata màu xanh nữa . Khi chuẩn bị xong , Thày hối tôi chở Thày lên cửa khẩu Sa Mát là cửa khẩu giữa Tây Ninh và Huyện Mi Mốt của Miên . Huyện Mi Mốt của Miên tiếp giáp với huyện Tân Biên của Việt Nam thông qua cửa khẩu Sa Mát . Khu vực Sa Mát chính là khu vực hồi chiến tranh , bộ chỉ huy miền Nam gọi tắt là R đóng quân . Cả một vùng cây cối um tùm , rậm rạp và còn cơ man nào là bom mìn từ hồi chiến tranh để lại . Vùng này đã có rất nhiều người và trâu bò khi đi làm rãy đã trúng bom , mìn phơi xác trên những ngọn cây Cày ( Kơ Nia ) . Công ty chúng tôi đang có kế hoạch biến vùng Sa Mát này thành một Nông trường Cao su lớn hàng ngàn ha và tiến sát Nông trường Cao su Mi Mốt bên Miên. Tuy nhiên , để làm được điều đó còn vô vàn khó khăn , tiền của và cả máu nữa . Cả vùng mang tiếng chợ cửa khẩu , song cũng chỉ có vài chục căn quán sơ sài bán các thứ vật dụng cần thiết cho bà con quanh vùng . Tuy nhiên , khu vực này lại là một cửa khẩu buôn bán thuốc lá lậu nên cánh buôn thuốc từ thành phố thường lên . Hàng thuốc lá thường là HERO , ZET , 555 , APSARA ....Vùng Mi Mốt còn là một vùng chuyên trồng cây thuốc lá sợi vàng ngon có tiếng . Dân khu vực ở lẫn lộn cả người Việt và người Miên , do vậy chợ này dùng cả tiền Việt và tiền Ria của Miên , trao đổi cũng bằng cả hai thứ tiếng Việt - Miên . Chợ Sa Mát cũng còn là một nơi tụ tập của giới giang hồ , buôn lậu trước khi vượt biên giới bằng đường rừng sang Miên , Thái Lan ...Tới một con đường mòn sang Miên , người dân ở đây thường gọi là đường Tiểu ngạch , Thày Bảy xuống xe và dặn tôi : Con về cơ quan đi , Thày đi ít bữa sẽ về . Nhớ ghé qua bệnh viện thăm chừng thày Chàm nghe con. Nói rồi thày Bảy xốc ba lô nhằm hướng Mi Mốt thẳng tiến . Bóng chiều đã nhập nhoạng bên cửa rừng và chẳng mấy chốc bóng thày Bảy mất hút giữa rừng xanh Mi Mốt .

Tối đó , tôi lái xe về thẳng Công ty để ngày mai kịp làm việc . Suốt chặng đường hơn 50 Km , từng câu hỏi cứ chập chờn trong đầu . Việc ông Thày Chàm thì cũng tương đối rõ rồi , chắc chắn là cuộc huyết chiến lần thứ 3 giữa ông thày Chàm Tây Ninh và lão thày Chà đã nổ ra . Sự việc cụ thể như thế nào thì phải chờ câu trả lời của chính ông thày Chàm Tây Ninh . Chỉ tội giờ này chỉ còn có một tay , công lực lại mất hết , không biết ống ấy sẽ tiếp tục sống ra sao . Còn lão thày Chà số phận bây giờ ra sao cũng phải đành chờ đợi câu trả lời của thày Chàm Tây Ninh , tuy nhiên tôi có thể biết chắc một điều là số phận của lão cũng không hơn gì ông thày Chàm . Một điều tôi đắn đo , lo ngại nhất chính là thái độ và cuộc vượt biên bất thình lình của ông thày Bảy . Chỉ cần để ý một chút , đằng sau cái vẻ mặt lạnh băng và thái độ câm lặng của ông là cả một núi lửa đang phun trào dòng nham thạch nóng bỏng . Cái im lặng chết người của ông , khiến tôi thấy lo lắng và rờn rợn trên suốt dọc đường về Công ty .

Dạo này , Công ty chúng tôi đang tổ chức làm lại con đường của TRẦN LỆ XUÂN ngày trước đã làm , qua cơn binh lửa chiến tranh đã thành hư hỏng nặng . Từ Thị trấn Đồn Pal , con đường rải đất đỏ vòng vèo lên tới Kà Tum , Bổ Túc , Thanh Niên , Suối Ngô , 95 , bặng qua một cái cầu lên tận Sóc Con Trăn . Con đường đi tiếp men theo lòng hồ Dầu Tiếng và sang tới tận Sông Bé . Đây chính là con đường ngày xưa Trần Lệ Xuân cho làm để có thể khai thác và vận chuyển gỗ về Sài Gòn . Dọc hai bên đường lau sậy um tùm , cây cối mọc chen ra có chỗ tới gần hết đường . Hàng nghìn ổ voi , ổ gà do cánh xe Be chở gỗ tạo nên , khiến con đường này hầu như không thể hoạt động được . Trên mỗi Km đường , ngày xưa hết quân Sài Gòn lẫn quân Cách mạng đã chôn vùi hàng trăm trái mìn , lựu đạn ....Nhiều chiếc máy ủi của Công ty chúng tôi đã nổ tung do chạm phải những trái bom, mìn còn sót lại , khiến một số anh em lái xe hoảng sợ , bỏ Công ty về nhà , không chịu làm việc . Có chỗ đã qua hàng chục lần san ủi , trồng Cao su lên tới 3 tầng lá rồi mà công nhân đi làm cỏ vẫn chạm phải mìn tan xác như ở Nông trường Bổ Túc . Chúng tôi phải quyết định tháo bỏ Ca bin các xe để có bề gì tài xế không chết vì đầu đập vào thành Ca bin . Tuy vậy , vẫn có cậu lái khi chạm phải bom , văng lên cao hàng chục mét , rớt xuống chạy điên không dám về đơn vị . Chúng tôi huy động tất cả thợ trong Công ty lao vào sửa chữa , thay thế những chiếc xe hư hỏng . Chiều chiều , ngồi quây quần nhậu bên đống lửa , chúng tôi vẫn phải cố cười nói , la hét cho qua cái sợ ăn mìn . Được cái ở rừng nên mồi nhậu thật là dồi dào . Chỉ một buổi sáng máy ủi , ủi gốc le , gò mối là chúng tôi có hàng chục con Trút , thứ mồi nhậu còn thơm và ngon hơn thịt gà . Ngoài ra còn có rất nhiều Nhím , Don , Nai , Hoẵng , gà rừng . Rượu thì chúng tôi không thiếu , mang dầu máy ra Sóc Miên đổi là ba thiên . Công việc cứ thế cuốn hút tôi cho tới gần một chục ngày sau tôi mới trở lại Bệnh viện Đa Khoa Tây Ninh thăm ông thày Chàm được .Sau khi bố trí công việc ở sở , tôi lại lấy chiếc ZEEP lùn phóng thẳng xuống Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh . Vào đến nơi mới biết thày Bảy đã đón ông thày Chàm về nhà trị thương được hai bữa . Từ Thị xã Tây Ninh , tôi lại tiếp tục cuộc hành trình lên Phước Vinh là nơi ở của thày Bảy . Qua chợ Long Hoa giờ này đã vắng bóng của hai cha con ông thày Chàm , tôi vào mua một ít thực phẩm , thuốc và đồ nhậu lên làm quà cho bà Bảy . Loay hoay thế nào , tới gần trưa tôi mới đến được Phước Vinh . Vào đến nhà Thày Bảy , thấy các sư huynh đệ tụ tập đông đủ cả . Tôi vào trong nhà thấy thày Bảy đang ngồi uống trà ở bộ ngựa và ông thày Chàm đang nằm bên cạnh , hai người đang rì rầm to nhỏ . Thấy tôi đến , thày Bảy kêu tôi lại ngồi uống trà . Tôi xin phép lên bàn thờ Tổ thắp nhang xong xuôi mới ra hầu chuyện hai Thày . Trong khi ngồi uống trà , thày Bảy từ từ kể cho tôi nghe câu chuyện mấy bữa trước mà tôi vẫn đoán già đoán non . Chuyện đó xảy ra như sau :

Share this post


Link to post
Share on other sites