Như Thông

Trung Quốc: "Lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông là không thể bàn cãi"

4 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc: "Lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông là không thể bàn cãi"

Đáp lại yêu cầu của Việt Nam về việc đảo ngược lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, đó là những biện pháp thông thường của Bắc Kinh để bảo vệ nguồn tài nguyên biển trong lãnh hải của nước này.

Trước lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã "đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam".

Nhưng gần đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tuyên bố "Đó là một biện pháp hành chính thông thường và hợp lý của Trung Quốc để đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè ở Biển Đông nhằm bảo vệ bảo tồn nguồn lợi hải dương ở khu vực này".

Để rộng đường dư luận, đảm bảo tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải nguyên văn bài viết "South China Sea fishing ban "indisputable": foreign ministry spokesman.", đăng trên Tân Hoa Xã.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông, gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận.

Posted Image

Ông Tần Cương - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: xinhuanet.com

"Đó là một biện pháp hành chính thông thường và hợp lý của Trung Quốc để đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè ở Biển Đông nhằm bảo vệ bảo tồn nguồn lợi hải dương ở khu vực này", ông Tần nói.

Trung Quốc đã chính thức áp đặt lệnh cấm đánh bắt từ hôm 16/5 và đã phái 8 tàu tuần tra tới giám sát 128.000 km vuông trên Biển Đông. Tuy nhiên, đặc khu kinh tế khổng lồ bao quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã từ lâu là nơi Việt Nam thèm muốn.

Phát ngôn viên chính phủ Việt Nam Lê Dũng tuyên bố, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội kêu gọi chính phủ ở Bắc Kinh ngừng các hoạt động trên biển.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn nói với đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường rằng việc Trung Quốc tăng cường tuần tra sẽ dẫn tới có thêm nhiều vụ bắt bớ và phạt, ảnh hưởng tới các hoạt động đánh bắt cá bình thường của ngư dân Việt Nam tại khu vực đánh bắt truyền thống của Việt Nam.

Ông Trang Quang Thổ, Trưởng khoa Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn nói với Thời báo Hoàn cầu rằng Trung Quốc đã tỏ rõ thái độ cứng rắn về việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. "Hạm đội tàu tuần tra ngư nghiệp cũng sẵn sàng bảo vệ nguồn hải sản.", ông Trang cho hay.

www.hoangsa.org

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Posted Image

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa VIT- Chủ quyền thiêng liêng đối với Trường Sa và Hoàng Sa đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông.

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa và Hoàng Sa được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách “Hải ngoại ký sự” của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả phương Tây như Le Poivre(1749), J.Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của nhân dân và Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo này. Cụ thể như Tờ lệnh từ thời Minh Mạng điều động người của Lý Sơn, Quảng Ngãi ra Hoàng Sa, hàng nghìn dấu tích hiện còn ở nơi đây cho thấy, từ thời chúa Nguyễn định đô đất phương Nam đã cử người dân nơi đây bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa.

Posted Image

Ông Nguyễn Hoàng Sơn (phải) đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và tộc họ Đặng trao tờ lệnh quý liên quan đến quần đảo Hoàng Sa cho ông Vũ Anh Dũng - Ảnh: Minh Thu

Cho đến ngày nay Hoàng Sa vẫn còn hạn hữu ngay cả trong câu hát ru của các bà các mẹ “Hoàng Sa trời nước mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về”. Bởi “không về” nên dân Lý Sơn đã xây những ngôi mộ gió để tưởng nhớ những con em Lý Sơn và các vùng duyên hải tỉnh Quảng Ngãi, đã vâng mệnh triều đình, lên đường ra Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Posted Image

Âm Linh tự- nơi tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Hàng trăm năm sau thời chúa Nguyễn định đô đất phương Nam sang thời Tây Sơn rồi các vua triều Nguyễn, hàng nghìn lượt con em Lý Sơn đã giong buồm trực chỉ Hoàng Sa.

Posted Image

Những ngôi mộ gió lính Hoàng Sa ở Lý Sơn

Những vết tích còn lại như Đình An Vĩnh, là nơi tế lễ trời đất, tổ tiên làm lễ xuất quân cho các đội trước khi đi ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

Posted Image

Đình An Vĩnh

Những di sản văn hoá vật thể như (đình An Vĩnh, Âm linh tự, mộ gió) và di sản văn hoá phi vật thể như (Lễ khao lề thế lính, những câu hát ru) đó là những dấu tích liên quan đến hoạt động của nhân dân và Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo này.

Posted Image

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Theo ông Dương Trung Quốc: những bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)…

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”

Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía rước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), đã mô tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hương” cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Posted Image

Bãi cát vàng trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (1776)

Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là “Vạn lý Trường Sa” (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Posted Image

Đại Nam Nhất thống toàn đồ (Đời Minh Mạng 1802-1845)

Ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết vào phúc tấu của bộ Công rằng :”Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa

để lưu dấu”.

Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại Kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.

Trên đây chỉ là một số những bằng chứng có liên quan tới các hoạt động ở Trường sa và Hoàng Sa của nhân dân và Nhà nước ta.

Trần Hoàn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hungnguyen thân mến.

Tôi cáo lỗi vì xóa bài này - Bài viết của Hùngnnguyen thì không có gì - nó có nguồn từ BBC. Nhưng e rằng nó thành tiền lệ của những bài bình luận tiếp theo. Tôi e rằng sự bình luận về tình trạng Biển Đông sẽ khó tránh khỏi thiếu khách quan và dễ đi lệch. Trong khi về nguyên tắc và giới hạn của trang web của chúng ta chỉ trong phạm vi nghiên cứu Lý học. Bởi vậy, tôi đề nghị chúng ta chỉ chép lại những bài trên báo trong nước đã đăng liên quan đến những v/d thời sự.

Chúng ta không phải không đủ khả năng để bác bỏ một cách sắc sảo các luận điểm của nước ngoài kiếm cớ gây sự với chúng ta. Nhưng chúng ta chưa có chức năng thể hiện điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HungNguyen xin rút kinh nghiệm, tưởng rằng xem truyền hình cáp đài BBC được thì trích báo BBC được. :D

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay