Phạm Cương

Làng sát chồng

1 bài viết trong chủ đề này

Pc: Bỏ qua những lời văn, những câu chuyện giật gân có tính thu hút độc giả thì đây có thể coi là một mảnh đất dữ đáng để quan tâm, xin giới thiệu để mọi người cùng ngâm cứu.

Có một chuyện rất lạ xảy ra ở xóm "động duyên" là bất cứ người đàn ông nào đến sinh sống cũng rất "khó ở". Có ông thầy bói trong vùng còn độc mồm độc miệng rêu rao rằng, cái doi đất ấy "sát đàn ông".

Ai mới chuyển đến, nếu may mắn thì sinh ra chuyện cãi lộn, hiềm khách để đi nơi khác được là phúc lớn. Còn ở lại, kiểu gì cũng không sống nổi, không chết vì bệnh tật cũng vì tai nạn, nên rất nhiều người sợ mà không dám di cư đến để cho xóm làng thêm đông vui, thành một cụm dân cư làng xã.

Một lần “trộm tình” trăm lần tiếng xấu

Từ khi có những người đàn bà goá về lập xóm lưa thưa, người ta đã gọi xóm Phú Thiện (Các Sơn– Tĩnh Gia– Thanh Hoá) là xóm goá phụ. Cũng phải, ban đầu chỉ có vài nóc nhà của những bà chết chồng, hoặc bị chồng bỏ, về đây nương tựa lấy nhau và kiếm sống bằng đất vỡ hoang hay con tôm cái tép trên sông nước. Nhưng, đã là goá phụ thì đau khổ và thiệt thòi nhiều lắm. Đã thế, khi cái xóm này đông dân cư dần dần, thì đã xuất hiện vài người đàn ông lực lưỡng và vạm vỡ làm các bà goá ấy thấy có mùi đàn ông nên sinh ra “lắm chuyện” và sinh ra cái bệnh “chim chuột” eo sèo, mà cái sự tằng tịu ấy là thật, là mang cái tiếng “đa tình” ngàn năm không rửa sạch.

Cuộc tình vụng trộm đầu tiên mang tính bước ngoặt ở xóm “động duyên” ấy đã cách đây gần 20 năm rồi nhưng người đời vẫn kể, vẫn chê bai, vẫn để tiếng xấu ở đời cho đến tận bây giờ. Và, vụ tình vụng trộm trái đạo ấy như một phát pháo vẽ đường cho cái trinh tiết của những người đàn bà goá thành tha hoá, hư hỏng, đến cơ sự cái sự trinh tiết ấy rẻ rúng hơn mớ rau con cá ngoài chợ... Chuyện kể rằng, chị Trạc, vốn là người đàn bà xinh xắn nhưng đa tình, đa tình đến khốn nạn. Trạc ngoài 20 tuổi, lấy anh Đạt, người cùng làng, hai người cũng vì đói nghèo kéo nhau đi khai hoang để kiếm kế sinh nhai. Gia đình họ bỏ làng kéo nhau ra đồi đất thừa để dựng nhà, kiếm ăn.

Mấy năm đầu, hai vợ chồng côi cút giữa nắng gió nhưng cái tình gừng cay mặn muối vẫn làm người đời ghen tị. Họ đủ ăn, rồi xây căn nhà be bé, coi như tạm ổn và sinh ra những đứa con tròn lẳn như đất vỡ hoang. Chính vì sự lao động quá sức, anh Đạt ngày một quắt keo lại như cây khô, sức lực tưởng chừng như bị rút cạn, gió nhẹ là đổ vật xuống vĩnh viễn. Trong khi đó, chị Trạc đã hơn 30 tuổi, cái tuổi tái xuân, tròn lẳn, trắng mịn và hơ hớ đầy gợi tình. Cũng cái tuổi này, người đàn bà như chị ăn nhiều, ngủ nhiều và đặc biệt sự đòi hỏi “chuyện ấy” cũng mãnh liệt hơn bất kỳ độ tuổi nào. Mà, người chồng lại bị rút cạn mất rồi, nhiều hôm tính khí chị Trạc cáu gắt, nạt nộ lại chồng cũng là do cái “chuyện ấy” của anh quá kém... Thế rồi, cái gì đến nó đã đến, đó là một buổi chiều đông đìu hiu sóng nước trên sông Thị Long.

Posted Image

Cảnh nheo nhóc khi thiếu vắng đàn ông.

Con sông bên lỡ, bên bồi theo quy luật của tạo hoá mà vợ chống chị đã quá hiểu tình khí của nó, lòng sông đã cho gia đình chị con tôm cái tép sống qua ngày đoạn tháng, nuôi mấy đứa con của chị lớn nhong nhỏng đủ sức chạy trên bờ nước mênh mang. Sẽ mãi bình yên như thế nếu như không có buổi đông định mệnh. Chiều đông ấy xuất hiện một cái thuyền máy nổ ầm ầm, mấy đứa con và cả chị nữa, lần đầu tiên nhìn thấy cái thuyền máy hiện đại xuất hiện trên dòng sông hiu hắt. Nên mắt họ giương lên nhìn hau háu, lạ lẫm.

Chị phát hiện ra một người đàn ông cưởi trần, vạm vỡ trên mui thuyền như một người hùng trên sóng nước, anh ta đang nhìn chị như nhìn vật thể lạ, lại còn cười tình với chị nữa mới chết chứ. Và, rồi cứ chiều về, người đàn ông ấy đỗ thuyền trên bến sông vắng vào nhà chị chơi. Ban đầu, anh ta biếu quà cho bọn nhỏ, nói chuyện với chồng chị, dần dần trở thành một người thân. Người đàn ông ấy là một tay vớt cát, tiền cũng rủng rỉnh chứ không rách rưới như chồng chị. Rồi, anh ta cho chồng chị đi theo thuyền của lão làm thuê, kiếm ra đồng tiền.

Thỉnh thoảng, thuyền lại đi xa lên phía thượng nguồn, hoặc hạ lưu mấy ngày mới về doi đất côi cút ấy dừng chân. Mùa đông năm ấy lạnh lùng khác thường. Con thuyền cát lại cập bến, anh chồng chị Trạc và gã chủ vạm vỡ lên bờ về nhà cùng chị chỉ để mấy thợ thuyền dưới bến. Về đến nhà, cơm rượu xong, chồng chị Trạc nói phải ra làng xa thăm bố mẹ, để ông chủ ở nhà tiếp tục uống rượu. Lúc đi, chồng Trạc còn dặn, mẹ con cứ thu xếp cho ông chủ thuyền ngủ trước, nếu trời đổ mưa quá thì sáng mai anh về. Anh đi rồi thì trời mưa thật. Mấy đứa con chị Trạc ngái ngủ từ lúc nào, để mẹ và ông chủ thuyền của bố bên ngọn đèn dầu leo lét. Họ nhìn nhau và tâm sự gì đó nhiều lắm, trời mỗi ngày một mưa kin kín ngoài bãi...

Còn anh Đạt, thăm bố mẹ xong, thấy trong lòng nóng như lửa đốt đành ra về giữa trời đêm. Trời tối om om. Đến gần nhà, thấy đèn đã tắt, anh cố tình đi rón rén để đừng đánh động đến mọi người. Nhưng vừa vào đến sân, anh chợt nghe tiếng động lạ ngoài gian bếp hở tênh hếch, có cái gì đó trắng hếu như sâu đo giữa đêm đông, lại có cả tiếng dềm dệp. Tiếng thở dốc, tiếng rên ư ử... Trời, tiếng rên như ai đó bóp cổ của vợ anh, tiếng thở dồn của ông chủ. Chân tay anh bủn rủn, mắt anh căng ra, hai thân hình lở loang trong bóng đêm đang quấn lấy nhau. Mắt anh không thấy gì nữa, chỉ nghe thứ âm thanh khốn nạn.

Không kiềm nữa, đúng là đồ gian phu dâm phụ, Đạt vùng lên lao vào đạp vào hai cái bóng loang lổ ấy và la làng: - Đồ dâm đãng. Thằng trơ tráo! Ới làng nước ơi. Chúng nó... Thế là chuyện bị vỡ lở, mấy đứa con vùng dậy mắt ngơ ngác. Cái doi đất, mà không, là cái xóm goá bụa có mấy người đàn bà ấy bừng tỉnh ra chửi rủa. Còn anh Đạt thì lăn ra nhà “ăn vạ” cặp tình nhân bằng tiếng khóc hu hu. Anh ta khóc mãi, la làng mãi, người ta thì chửi cả anh là hèn và nhục. Còn cô vợ lăng loàn thì mặt trơ ra như đít nhái, ai nói gì mặc. Người đàn ông chủ thuyền biến mất trong màn đêm. Đến sáng, anh Đạt lấy hết nghị lực của quyền người chồng tát vợ một cái. Chị Trạc lúc này mới lộ rõ bản chất hư hỏng, vớ lấy cây điếu cầy và phang chồng quay lơ và quát ra ông ổng: “Anh đói thì phải ăn cơm, anh đã kém thì tôi nhờ người khác, mần răng trách tui được”.

Hôm sau, chuyện lan ra khắp các làng xung quanh, anh Đạt không dám đi đâu. Bố mẹ anh thương con trai, thương cháu tìm vào quyết bắt anh ly hôn. Anh bỏ chị Trạc, chia con ra, mỗi người hai đứa. Rồi anh dọn ra làng cùng bố mẹ, để nhà cửa cùng hai đứa nhỏ lại cho chị Trạc. Cái xóm nhỏ lúc ấy có 5 nóc nhà và một người đàn ông giờ chỉ còn năm người đàn bà không chồng, càng thêm côi cút. Lúc anh chồng đi rồi, chị Trạc qua lại với người chủ thuyền trắng trợn hơn. Anh ta ở hẳn với chị. Và, một thời gian sau, người ta lại còn phát hiện anh ta quan hệ tình ái với hai chị nữa trong xóm. Thế là, cái xóm ấy mang điều tiếng từ đấy. Chả hiểu người chủ thuyền “mở hàng” cho sự mất trinh tiết ấy thế nào mà “đắt khách” thế là cùng. Sau anh ta, đàn ông con trai các làng khác cũng “theo chân” đến gạ tình mấy bà goá ấy như một căn bệnh dịch, để rồi chuyện trai trên gái dưới diễn ra liên miên... cho đến tật bây giờ cũng không dứt.

Làng... “sát chồng”

Có một chuyện rất lạ xảy ra ở xóm động duyên là bất cứ người đàn ông nào đến sinh sống tại làng cũng rất “khó ở”. Có ông thầy bói trong vùng còn độc mồn độc miệng rêu rao rằng, cái doi đất ấy “sát đàn ông”. Ai mới chuyển đến, nếu may mắn thì sinh ra chuyện cãi lộn, hiềm khách để đi nơi khác được là phúc lớn. Còn ở lại, kiểu gì cũng không sống nổi, không chết vì bệnh tật cũng tai nạn, nên rất nhiều người sợ mà không dám di cư đến để cho xóm làng thêm đông vui, thành một cụm dân cư làng xã.

Lời của gã thầy bói ấy không biết có phải tiên tri hay không, nhưng cũng rất lạ là trùng hợp thật. Xóm bây giờ có hơn 20 nóc nhà thì có 17 chị em sống côi cút. Trong số đó, có chị em khi chuyển đến đây chồng còn khoẻ mạnh, lực lưỡng, nhưng sau một thời gian ổn định cuộc sống, qua ngày đói khổ cũng là lúc họ mất đi ông chồng thân yêu. Mà các ông chồng chết một cách rất đồng đều và giống nhau. Đầu tiên là trường hợp của chị Tình, vốn ở ngoài làng Lạn, cách đó không xa, vì cảnh nhà đói nghèo, nợ chồng chất. Vợ chồng chị Tình đành bán nhà trả nợ rồi vào đây vỡ đất lập nghiệp.

Ban đầu vào, họ dựng túp lều tạm bợ, sống bằng đủ thức nghề. Năm sau, hai vợ chồng dành dụm, xây được căn nhà xong xuôi cũng là lúc anh chồng phát bệnh rồi chết trẻ, để người vợ và hai đứa con côi cút, khóc hết nước mắt. Sau đó là đến trường hợp của bà Thắm Vân cũng tương tự. Vì cảnh con đông, ông Thắm bỏ làng đi vào đây vỡ đất. Khi cuộc sống chưa ổn định thì ông cũng chết vì bệnh ung thư ác. Để lại đàn con nheo nhóc, đứa lấy chồng theo kiểu tảo hôn, đứa bỏ đi biệt xứ để làm ăn. Có đứa con gái lớn nhà bà Thắm, lấy chồng tại xóm. Được hai mụn con teo tóp cũng là lúc anh chồng chết đuối dưới sông Thị Long. Chả hiểu kiếm đâu ra mà sau ba năm anh chồng chết, chị ta lại kiếm thêm được hai đứa con nữa làm cho cảnh nhà tranh vách đất lại càng thêm xơ xác.

Thỉnh thoảng có ông chồng về đây ở rể, được một thời gian, chán chường cũng ra đi không để lại tung tích. Có người bỏ đi hơn chục năm trời để lại người vợ trẻ mà không thèm trở về xem sự thể ra sao. Người vợ trẻ không chịu được cảnh côi cút, cũng không muốn phí cái tuổi xuân xanh nên đi bước nữa mà không cần làm thủ tục cưới xin gì cả mà cứ rủ trai về sống công khai như vợ chồng tân. Hay như trường hợp mới đây của anh Tam, trong một lần nóng giận đã nhổ lúa của mẹ con nhà chị Tới. Cảnh chị Tới cũng đáng thương lắm, khi 2 mẹ con, có một sào lúa bị nhổ đi rồi, không biết làm gì, chỉ khóc cả tháng trời. Có người xúi giục chị đâm đơn kiện anh Tam vào tận huyện.

Anh Tam mới kịp nghe tin phong thanh là công an sắp về điều tra, lo lắng quá, đợi vợ ra đồng, ở nhà viết một lá thư thống thiết rồi uống thuốc sâu kết liễu đời mình. Đến bây giờ vợ anh vẫn sống một mình mà chưa kịp có đứa con làm niềm an ủi. Nghe chị em trong xóm thì thầm rằng, chị vợ anh Tam đã không đủ can đảm để giữ chữ tiết trung thờ chồng nữa rồi, phải kiếm đứa con niềm an ủi lúc về già. Chả là, ai cũng mách nước, chị không còn trẻ, những nhìn sang hàng xóm nhà chị Tạo, cũng nhan sắc không bằng ai. Thế mà ở tuổi trên 40 ấy, chị Tạo đang kiếm được thằng con. “Thôi thì cũng là “cái nết” của xóm rồi, cứ hư hỏng nốt để kiếm đứa con. Người ta còn nói mãi cũng kệ, nghe nhiều thành quen” - Đấy là lời lẽ thanh minh với xã hội của những người đàn bà côi cút ở xóm này, nghe xót ra nhưng cũng đáng thương.

Theo Nhà Báo Công Luận

Share this post


Link to post
Share on other sites