Trần Phương

Tiếng vọng của một nền văn minh đã mất

18 bài viết trong chủ đề này

Trưng bày những hiện vật Đông Sơn mới phát hiện:

Tiếng vọng của một nền văn minh đã mất

NDĐT – Tám mươi lăm năm kể từ ngày văn hóa Đông Sơn được phát hiện và nghiên cứu, các nhà khảo cổ học vẫn tiếp tục tìm ra những hiện vật vô giá chưa từng thấy. Phòng trưng bày sưu tập các hiện vật mới phát hiện trong năm năm từ 2004 đến 2009 vừa khai mạc sáng nay tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, lần nữa lại mang đến những bất ngờ đối với chính cả những nhà nghiên cứu nhiều năm “đeo đuổi” văn hóa Đông Sơn.

Posted ImageTrống đồng Đông Sơn mới phát hiện ở Tây Nguyên

Trong số 100 hiện vật trưng bày, thu hút khách tham quan cũng như giới nghiên cứu nhiều nhất là những cây đèn với nhiều hình dạng phong phú như hình người, hình thú như hươu, nai, voi, bò… với những nét khắc vẽ quang cảnh những buổi lễ hiến sinh.

Theo TS Phạm Quốc Quân, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bộ đèn này là những hiện vật vô cùng quý giá, chưa từng thấy xưa nay trong các sưu tập văn hóa Đông Sơn trong nước cũng như trên thế giới. Những cây đèn bằng đồng mảnh mai nhỏ bé với những nét chạm tinh xảo, mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc, phản ánh tư duy tín ngưỡng xa xưa của một nền văn minh từng phát triển rực rỡ, ẩn chứa trong đó một vũ trụ bao la.

Posted ImageBình gốm

Bên cạnh đó là những chiếc trống đồng có kiểu dáng hoa văn khác lạ, theo ông Quân, cũng chưa từng thấy trong phổ hệ trống đồng ở Việt Nam. Điều đặc biệt, những chiếc trống đồng này được tìm thấy ở Tây Nguyên, chứng minh sự lan toả mạnh mẽ cũng như thể hiện tính thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Đông Sơn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Bộ sưu tập hiện vật mới phát hiện lần này còn có những chiếc thạp đồng có chân trổ thủng, những con dao găm có cán hình người cách điệu rất đẹp, những chiếc đèn đồng hình thố đặc sắc. Những bộ sưu tập công cụ sản xuất, vũ khí chống dã thú, đồ trang sức tinh xảo thể hiện khá điển hình và cụ thể về đời sống, sinh hoạt của một thời đại xa xăm. Đặc biệt, bộ sưu tập gốm đặc sắc thể hiện sự ảnh hưởng qua lại giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh cũng được giới thiệu tại triển lãm này.

Posted ImageCây đèn hình hươu -một trong những hiện vật chưa từng thấy trước đây.

Tất cả những hiện vật này chủ yếu mới được phát hiện ở di chỉ làng Vạc (Nghệ An) và những khu vực di chỉ bên bờ sông Cả, sông Mã trong các đợt khai quật khảo cổ từ năm 2004 đến nay.

Sau 85 năm nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định rằng, văn minh Đông Sơn là đỉnh cao chói sáng của người Việt cổ và đó chính là cốt lõi tạo nên nhà nước Âu Lạc. Mặc dù sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, ngỡ rằng nền văn hóa bản địa đã lụi tàn, nhưng những phát hiện sau này vẫn chứng tỏ sức sống mạnh mẽ và sự chống trả văn hóa ngoại lai quyết liệt của văn hóa Đông Sơn.

Những hiện vật mới tìm thấy, không những giúp các nhà nghiên cứu hình dung rõ hơn về một nền văn minh cổ đại từng phát triển rực rỡ và sâu đậm mà còn một lần nữa chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa bản địa trước những yếu tố ngoại lai.

Posted ImageDao găm hình người.

TS Phạm Quốc Quân cũng cho biết, những phòng trưng bày giới thiệu về hiện vật của nền văn hóa Đông Sơn bao giờ cũng được coi như là một “hiện tượng” của khảo cổ học, luôn luôn thu hút các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới. Ông cũng cho rằng, mặc dù tài liệu, hiện vật về nền văn hóa Đông Sơn, cho đến nay đã vô cùng phong phú và dày dặn, nhưng không thể nói rằng công việc phát hiện, nghiên cứu về nó đã kết thúc. Phòng trưng bày mang tên “Tiếng vọng Đông Sơn” - Những hiện vật mới phát hiện 2004-2009- một lần nữa lại mở ra một giai đoạn mới cho công tác nghiên cứu, một giai đoạn ở tầm cao hơn…

Posted ImageThạp trang trí hình người hoá trang và thú nhảy múa.

Triển lãm sẽ mở cửa trong hai tháng kể từ sáng nay 9-4 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội

HỒNG MINH (theo Nhân Dân)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có những mẫu vật - di sản khảo cổ - được quốc tế công nhận niên đại và sở hữu chủ thuộc về văn hiến Việt thời Đông Sơn với nhiều hình dáng đẹp hơn rất nhiều. Chỉ hình dáng của nó cũng đủ thấy rõ nền văn hiến Việt. Tuy nhiên vì v/d bản quyền tôi chỉ được phép công bố sau tháng 7 Dương lịch.

Vấn đề vẫn là sự phân tích hợp lý trên cơ sở mẫu vật đã tìm thấy.

Nhưng dù sao cũng rất cảm ơn anh Trần Phương đã giới thiệu bài này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

tại sao lại sau tháng 7 dương lịch nhỉ? hồi hộp quá :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

tại sao lại sau tháng 7 dương lịch nhỉ? hồi hộp quá :lol:

Hi! Chào bé Rin86 rất quí mến.

Bản quyền - vì nó liên quan đến một sản phẩm văn hóa chưa công bố. Họ chỉ đồng ý cho chú công bố sau khi công bố sản phẩm của họ.

Tức là công bố công khai thôi. Còn đưa cho mình bé xem , hay anh Trần Phương thì không có v/d gì. Chỉ với điều kiện:

Không công bố. :lol: .

Mà cũng sắp đến tháng 7 rùi.

Vấn đề ở chỗ liên hệ phân tích hợp lý. Chú có cả đống di sản khảo cổ liên hệ một cách hợp lý với những di sản được quốc tế công nhận.

Thật buồn cười. Những di sản được quốc tế công nhận này được dấu rất kỹ trong kho của bảo tàng nước ngoài. Người chụp ảnh nó rất may mắn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ

Vấn đề ở chỗ liên hệ phân tích hợp lý. Chú có cả đống di sản khảo cổ liên hệ một cách hợp lý với những di sản được quốc tế công nhận.

Thật buồn cười. Những di sản được quốc tế công nhận này được dấu rất kỹ trong kho của bảo tàng nước ngoài. Người chụp ảnh nó rất may mắn.

Sao tài sản của nước mình lại ở kho nước ngoài, sao dấu kỹ lại chụp đuợc ảnh.

Muốn chụp được ảnh chỉ có nhân viên an ninh chuyên nghiệp mới làm được và chỉ chụp được trên công đoạn trung gian như ở máy pho tô phải không cụ. :lol:

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ

Sao tài sản của nước mình lại ở kho nước ngoài, sao dấu kỹ lại chụp đuợc ảnh.

Muốn chụp được ảnh chỉ có nhân viên an ninh chuyên nghiệp mới làm được và chỉ chụp được trên công đoạn trung gian như ở máy pho tô phải không cụ. :lol:

Kính cụ

Anh Liêm Trinh hiểu v/d hơi đơn giản.

Nhưng thôi, tôi cũng không có thời gian trình bày. Khi nào công bố thì anh sẽ biết thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản quyền - vì nó liên quan đến một sản phẩm văn hóa chưa công bố. Họ chỉ đồng ý cho chú công bố sau khi công bố sản phẩm của họ.

Tức là công bố công khai thôi. Còn đưa cho mình bé xem , hay anh Trần Phương thì không có v/d gì. Chỉ với điều kiện:

Không công bố. :lol: .

Mà cũng sắp đến tháng 7 rùi.

Hì .. Những việc này liên quan đến sự nghiệp chung là xiển dương văn hiến Việt, bởi vậy nếu Trần Phương tôi có may mắn được xem trước cũng chẳng ý nghĩa gì :lol:

Chỉ còn 2 tuần nữa thôi, đợi vậy !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì .. Những việc này liên quan đến sự nghiệp chung là xiển dương văn hiến Việt, bởi vậy nếu Trần Phương tôi có may mắn được xem trước cũng chẳng ý nghĩa gì :lol:

Chỉ còn 2 tuần nữa thôi, đợi vậy !

Cảm ơn anh Trần Phương vì sự cảm thông.

Vì cái "Hầu hết " và "cộng đồng" sính khảo cổ, nên phải có khảo cổ họ mới tin. Nhưng cái tư duy cận thị của "hầu hết" và "công đồng" ấy, nó cứ phải tận mắt nhìn thấy thì mới tin. Bởi vậy tôi cũng chiều họ mà trưng ra vài cái gọi là "di vật khảo cổ". Chứ bản thân tôi thì di vật khảo cổ, văn bản ghi nhận, đều chỉ là những phương tiên, chứ không phải là nội dung của một giả thuyết khoa học.

Xin tặng riêng anh một lời tiên tri:

Khi cái thế giời khốn khổ này, thừa nhận nền văn hiến Việt là cội nguồn của văn hóa Đông phương - thì sau đó người ta sẽ khám phá được một kho tàng rất có giá trị lịch sử về thời Hùng Vương - cội nguồn 5000 năm nền văn hiến Việt.

Có vẻ hơi mâu thuẫn. Tại sao cái kho tàng đó không xuất hiện để người ta tin trước đi?

Thế gian này còn nhiều bí ẩn. Nếu có duyên gặp thì tôi sẽ trao đổi với anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mới về văn hoá Đông Sơn... dưới đáy biển

Lao Động số 145 Ngày 01/07/2009 Cập nhật: 8:06 AM, 01/07/2009

(LĐ) - Ngày 22.6.2009, một số đồ đồng Đông Sơn đã được phát hiện ở vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh). Hiện vật không lạ, nhưng góp thêm một bằng chứng thuyết phục về quá trình làm chủ biển Đông từ lâu của cha ông ta.

Theo tin từ Sở VHTTDL Hà Tĩnh, ngư dân xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh vừa thu được 2 hiện vật của văn hoá Đông Sơn nằm đã hơn 2.000 năm dưới đáy đại dương trong một chuyến ra khơi đánh cá. Nơi tìm được các hiện vật này có độ sâu khoảng 10m, thuộc vùng biển Vũng Áng, cách đất liền thuộc địa phận xóm Hải Phong của xã vào khoảng 2km.

Hiện vật thứ nhất là chiếc giáo đồng có họng tròn, dài, lưỡi hình lá, có sống nổi, dài 38cm. Đây là chiếc giáo thuộc loại hình quen thuộc của văn hoá Đông Sơn. Hiện vật thứ hai là chiếc rìu đồng xoè cân, cao 13cm.

Lưỡi rìu cong tròn đều đặn, họng rìu gần có hình đuôi cá, mặt cắt ngang họng có hình lục giác. Hai bên góc lưỡi nhô ra như hai mấu tròn. Mặt lưỡi có hoa văn đường chỉ nổi. Loại hình rìu này khá giống với loại rìu xoè cân đặc trưng cho lưu vực sông Lam của văn hoá Đông Sơn, tìm thấy nhiều ở địa điểm khảo cổ học Làng Vạc nổi tiếng, thuộc huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) và giống với nhiều chiếc rìu đồng xoè cân ở Indonesia.

Việc tìm thấy hai hiện vật chắc chắn của văn hoá Đông Sơn ở trong lòng biển khơi đã mang một ý nghĩa quan trọng.

Trước tiên, đây là lần đầu tiên tìm được hiện vật Đông Sơn ở vùng thềm lục địa VN, mở ra một khả năng còn tìm thấy nhiều hiện vật Đông Sơn ở khu vực này nữa. Đã đến lúc cần xúc tiến nhanh hơn việc ra đời một ngành khảo cổ học dưới nước, như nhiều nước ở Đông Nam Á đã có, để nghiên cứu những gì còn trong lòng biển Đông của các nền văn minh cổ xưa ở ta, bắt đầu từ các hiện vật đá của văn hoá Hoà Bình cách đây một vạn năm đến văn hoá Đông Sơn, các con tàu chìm của các triều đại phong kiến.

Việc tìm thấy hiện vật Đông Sơn dưới đáy biển đã bổ sung một chứng cớ tối quan trọng về việc làm chủ biển Đông của người Việt cổ: Từ lâu, các nhà khoa học đã tìm được nhiều hiện vật Đông Sơn ở các vùng đảo xa gần khắp Đông Nam Á.

Họ cũng đã nghĩ đến việc người Đông Sơn đóng thuyền để giao lưu văn hoá với nhiều khu vực lân bang, tuy nhiên, chứng cớ trực tiếp của việc đi biển thì chưa có. Nay với phát hiện này, đã khẳng định người Đông Sơn đã đi biển và họ đã để lại dấu vết hiện vật trong lòng biển.

Theo những nghiên cứu mới đây, chúng ta lại càng có cơ sở để khẳng định: Bằng con đường biển, người Đông Sơn đã để lại vết tích vật chất của mình xa nhất về phía bắc là chiếc trống đồng minh khí trong khu mộ Thượng Mã Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Về phía nam, một loạt trống Đông Sơn đã có mặt ở vùng quần đảo Cua ở Indonesia. Về phía tây, các trống Đông Sơn đã tìm được ở vùng đảo Cô Xa Mui, Thái Lan và vùng Công Pông Xun Gai Lang ở Malaysia.

Một điểm lưu ý là nơi tìm thấy hiện vật Đông Sơn mới đây là vùng Vũng Áng, điểm cực nam của địa bàn phân bố văn hoá Đông Sơn. Quá về phía nam là dãy Hoành Sơn, khó khăn cho việc giao lưu bằng đường bộ xuống phía nam đến các nền văn hoá khác cùng thời.

Chính vì thế mà phải chăng cửa biển Vũng Áng là nơi đã từng xuất phát các đoàn thuyền xuôi phương nam của người Việt đến các vùng đất xa xôi. Có thể những chiếc trống đồng và rìu đồng ở Indonesia giống với loại hình văn hoá Đông Sơn khu vực sông Lam đã gợi ý cho chúng ta một mối liên hệ này chăng?

Phát hiện mới này đã làm các nhà khoa học nhớ lại một phát hiện khảo cổ khác vào năm 1984 trên đảo Hòn Rái, thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, ở gần đảo Phú Quốc. Hòn đảo này cách đất liền gần 30km.

Một trống đồng Đông Sơn được chôn trong lòng đất của đảo. Bên trong trống có những chiếc rìu, lao, mảnh khuôn đúc, đồ gốm và xương người. Đây là một mộ táng của người Đông Sơn. Điều đó càng khẳng định người Đông Sơn là cư dân thạo đi biển. Trong một chuyến hải hành xuôi phương nam, có người đã chết và được chôn tại đảo này.

Phát hiện khảo cổ học mới về văn hoá Đông Sơn đã góp phần dựng nên diện mạo lịch sử của biển Đông cách đây khoảng 2.000 năm: Làm chủ biển Đông bấy giờ có 2 nhóm cư dân cổ đại tổ tiên của chúng ta: Cư dân Đông Sơn có những mối giao lưu ven biển đến các đảo xa phía nam, cư dân Sa Huỳnh lại có mối giao lưu đậm nét hơn băng qua vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để lại dấu ấn trên vùng quần đảo Philippines.

Các bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh một cách rạch ròi một sự thật lịch sử là cả một vùng biển Đông rộng lớn đã được cha ông ta khai thác và làm chủ từ cách đây hơn 2.000 năm, còn trước thời điểm các triều đại phong kiến nước ta cử người đi trấn giữ quần đảo Hoàng Sa dễ đến hàng ngàn năm.

PGS-TS Trịnh Sinh (theo báo Lao Động)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trống đồng Lô Lô trước nguy cơ biến mất

15:23' 30/06/2009 (GMT+7)

Tiêu hết tiền bán trống đồng, một số người Lô Lô mới nhận ra rằng trống bán đi rồi không mua lại được, không bán trống thì đời con, đời cháu còn có cái để dùng…

Người Lô Lô là tộc người duy nhất ở nước ta hiện nay còn sử dụng trống đồng cổ trong sinh hoạt tín ngưỡng và nghi lễ. Cao Bằng là một trong ba nơi cư trú chủ yếu của người Lô Lô (hai nơi còn lại là Hà Giang và Lào Cai). Người Lô Lô Cao Bằng tập trung thành các làng tương đối ổn định. Họ ở nhà sàn, hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng lúa nương.

Posted Image

Để giữ lại báu vật của cha ông, anh Chu Văn Ngấn phải dùng xích khóa chặt trống vào xà nhà

Trống đồng của người Lô Lô là nhạc cụ chỉ dùng trong nghi lễ chôn người chết nên trước kia họ không mang trống vào nhà mà thường để ở kho thóc bên ngoài. Việc cất giữ trước đây an toàn và phù hợp với tín ngưỡng dân tộc.

Khi người Lô Lô tiếp cận với xã hội hiện đại thì trống bị mất trộm nhiều và họ buộc phải chôn giấu xuống đất. Thế nhưng, đời cha làm lễ cho ông xong đem chôn trống xuống đất, đến khi cha qua đời con tìm trống rất khó, phần là do không biết chính xác nơi chôn giấu, phần vì bị kẻ xấu biết nên đã đào trộm lấy đi... Hiện nay người Lô Lô cơ bản đã đem trống vào nhà cất giữ, nhưng vẫn phải kiêng: chỉ khi nào có người chết mới mang ra sử dụng.

Cổ vật trống đồng Lô Lô

Trống đồng Lô Lô Cao Bằng đích thực là cổ vật. Song cổ đến mức độ nào và quí hiếm đến đâu thì hiện chưa có một đánh giá thống nhất. Trong số trống đồng cất giữ (16 chiếc) tại kho của Bảo tàng Cao Bằng thì chủ yếu có nguồn gốc của người Lô Lô.

Hai chiếc trống mới thu được từ bọn buôn đồ cổ bất hợp pháp năm 2008 cũng có nguồn gốc trống Lô Lô (làng Cốc Xả dưới, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc), trong đó một chiếc được xác định có tuổi đời trên 1.000 năm và một chiếc có tuổi đời trên 400 năm.

Anh Chi Viết Hải (làng Khuổi Khon, xã Kim Cúc) và anh Chu Văn Ngấn (làng Cốc Xả trên, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc), đều là người Lô Lô và thông thạo tiếng Việt, cho chúng tôi biết: Trống đồng gắn liền với đời sống tín ngưỡng truyền thống của người Lô Lô. Lịch sử người Lô Lô là lịch sử của sự thiên di.

Cuộc sống của người Lô Lô trước đây rất khổ do phải di cư liên tục, nhưng dù nghèo khổ đến mấy, gian nan vất vả đến mấy cũng phải cõng những chiếc trống đi theo, vì nếu không có tiếng trống đồng dẫn đường thì hương hồn của người quá cố không thể về với tổ tiên được.

Trống đồng được phân bố theo các dòng họ và là tài sản của từng dòng họ. Trong đám ma, khi chôn người chết thường dùng 3 cặp trống, mỗi cặp có một trống đực và một trống cái. Trước đây, mỗi dòng họ thường có đủ 3 cặp trống nhưng nay rất ít họ còn có đủ 3 cặp, thường chỉ còn 1 hoặc 2 cặp và phải mượn nhau khi cần sử dụng.

Chúng tôi đến tìm hiểu tại xóm Cốc Xả (trên) của xã Hồng Trị thấy họ Chu và họ Ban chỉ có một bộ và họ Chung có hai bộ. Tại xóm Khuổi Khon xã Kim Cúc có các họ: Na, Hoàng, Dương, Pâu và Chi. Riêng họ Chi ở đây lại có 3 nhánh (tức 3 cộng đồng này cùng mang họ Chi), thành ra ở đây có bảy "họ".

Posted Image

Anh Chi Viết Hải thường xuyên lau chùi những chiếc trống của dòng họ

Mỗi họ có 1 cặp trống, riêng họ Chi của ông Chi Văn Che là có 3 cặp nhưng chỉ có 2 cặp là đồ cổ còn một cặp là đồ “rởm” do đã bị bọn buôn lậu đồ cổ đem trống mới đến lừa đổi. Ông cho biết bộ trống mới này đến khi có việc vẫn đem ra dùng nhưng tiếng không vang và có một chiếc đã bị bật tai.

Làm cách nào giúp người Lô Lô bảo vệ trống đồng ?

Người Lô Lô ở Cao Bằng giờ đây đã thấu hiểu mình đang giữ trong tay báu vật của tổ tông. Thế nhưng người Lô Lô từng ngày từng giờ vẫn phải đối mặt với biết bao khó khăn, thách thức, cám dỗ… ai dám đảm bảo rằng những chiếc trống đồng sẽ không tiếp tục biến mất nếu không có giải pháp bảo vệ một cách hợp lý.

Trả lời câu hỏi này, ông Phùng Chí Kiên, Giám đốc Bảo tàng Cao Bằng cho biết: Đã có Luật Di sản Văn hóa, thực hiện đúng luật sẽ giúp người Lô Lô bảo vệ được cổ vật của mình. Thế nhưng triển khai Luật Di sản Văn hóa hiện nay tại địa phương có rất nhiều bất cập, từ việc tuyên truyền (để dân biết rằng tài sản cổ vật có quyền giữ, quyền trao đổi, chuyển nhượng trong khuôn khổ luật) đến sự tác nghiệp của các cơ quan chuyên môn.

Ông Kiên nói, muốn bảo vệ được cổ vật thì phải làm sao để người dân chủ động đăng ký cổ vật của mình. Khi đăng ký thì cổ vật phải được thẩm định. Luật Di sản Văn hóa qui định việc thẩm định cổ vật là miễn phí... Nghe như vậy có vẻ đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào bởi trống đồng nằm rải rác trong vùng sâu vùng xa và là của dân, thậm chí do quan niệm mê tín, không có đám bà con còn không đem ra cho xem.

Muốn thẩm định lại phải mời chuyên gia đến tận nơi hoặc đem hiện vật về Hà Nội. Việc đem trống đồng của bà con đi là không thể, còn mời chuyên gia đến thẩm định cũng vấp phải những vấn đề không nhỏ, mà trước hết là kinh phí.

Ông Kiên khẳng định một khi cổ vật được đăng ký rồi thì vấn đề quản lý sẽ rất đơn giản và việc mua bán, trao đổi cổ vật sẽ không làm chảy máu trống đồng của người Lô Lô như hiện nay.

Hồng Kiều (theo Vietnamnet)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác THiên sứ ơi bây giờ là tháng 7 dương lịch rồi bác công bố đi ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác THiên sứ ơi bây giờ là tháng 7 dương lịch rồi bác công bố đi ạ

Tôi cũng nóng ruột lắm. Nhưng phải hỏi ý kiến chủ nhân đã. Bi wờ đang ở Huê Kỳ, chưa liên lạc được. Nhưng tôi sẽ đưa trong phòng nội bộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cũng nóng ruột lắm. Nhưng phải hỏi ý kiến chủ nhân đã. Bi wờ đang ở Huê Kỳ, chưa liên lạc được. Nhưng tôi sẽ đưa trong phòng nội bộ.

Bây giờ là thang 12 rồi. Mong bác Thiên Sứ công bố cho mọi người được biết. Kính ơn bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ là thang 12 rồi. Mong bác Thiên Sứ công bố cho mọi người được biết. Kính ơn bác

Hình như tôi đã công bố rồi ở topic nào đó cũng trong mục cổ văn hóa sử. Tư liệu này do cô Hải Anh cung cấp. Cô Hải Anh là người vào các viện bảo tàng nước ngoài và chụp được các hình ảnh này, phục vụ cho bộ phim đã công bố -tên phim đại ý là: Y Phục Việt Nam qua các thời đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ thể topic đó tên là gì để cháu còn tìm ạ? Cháu nóng lòng muốn được nhìn thấy những cổ vật đó quá :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ thể topic đó tên là gì để cháu còn tìm ạ? Cháu nóng lòng muốn được nhìn thấy những cổ vật đó quá :rolleyes:

Để tôi tìm lại. Không biết hôm nọ diễn đàn bị mất dữ liệu có bị mất bài không? Nếu đã mất thì phải sau Hội Thảo tôi sẽ post lại và có bài phân tích kèm theo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để tôi tìm lại. Không biết hôm nọ diễn đàn bị mất dữ liệu có bị mất bài không? Nếu đã mất thì phải sau Hội Thảo tôi sẽ post lại và có bài phân tích kèm theo.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=7861

thưa sư phụ, nó ở đây ạ

Những hình dưới đây là những di sản văn hiến Việt - thời Hùng Vương ở bảo tàng viện Thụy Sĩ. Bài viết này sẽ gồm những di sản khảo cổ và những hình tượng vắn hóa còn tồn tại trong nền văn minh Việt và một hệ luận minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến từ những di sản này.

Việt sử 5000 năm văn hiến là chân lý cuối cùng.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Nguồn Hải Anh - Đài truyền hình Việt Nam.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Phát hiện mới này đã làm các nhà khoa học nhớ lại một phát hiện khảo cổ khác vào năm 1984 trên đảo Hòn Rái, thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, ở gần đảo Phú Quốc. Hòn đảo này cách đất liền gần 30km.

Một trống đồng Đông Sơn được chôn trong lòng đất của đảo. Bên trong trống có những chiếc rìu, lao, mảnh khuôn đúc, đồ gốm và xương người. Đây là một mộ táng của người Đông Sơn. Điều đó càng khẳng định người Đông Sơn là cư dân thạo đi biển. Trong một chuyến hải hành xuôi phương nam, có người đã chết và được chôn tại đảo này."

Một số trống đồng đào lên từ trong lòng đất thấy có hài cốt ở bên trong. Một người khi mới chết không thể cho vừa vào bên trong trống đồng được vì kích thước của trống nhỏ. Nên những bộ hài cốt đó phải được đặt vào trong trống đồng sau khi người chết một thời gian khá dài. Như vậy những chủ nhân của trống đồng tìm thấy ở đảo Hòn Rái chắc chắn không chỉ đã đi ngang qua nơi này mà họ đã từng định cư ở đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites