Thiên Sứ

Uống Cafe bàn chuyện lạ

30 bài viết trong chủ đề này

Sơn La:

Chuyện lạ về ngọn núi “nuốt” máy bay

06/06/2009 16:46 (GMT +7)

Mấy chục năm nay đã có cả chục chiếc máy bay, bay đến khu vực này rồi không hiểu nguyên nhân vì đâu mà cứ đâm xuống núi...

Cho đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu về vùng đất “nuốt” máy bay - núi U Bò ở Bắc Yên - Sơn La. Đồng bào Mông trong vùng cũng không hiểu vì sao lại có những chiếc máy bay lao xuống gần nơi họ đang ở.

Khi tôi trình bày ý định đi tìm vùng đất "máy bay rơi", ông Đoàn Khiêu và Đại tá Mùi Trọng Bứng, những người trực tiếp tìm kiếm, lượm xác hai vụ máy bay rơi, đều khuyên giải: “Nhà báo không đi nổi đâu. Rừng rú hoang rậm lắm. Hồi trẻ, chúng tớ phải đi bộ 2 ngày mới đến lưng chừng ngọn núi đó đấy!”.

Biết không ngăn cản được tôi, ông Bứng đã vẽ lại cụ thể đường vào núi U Bò, nơi có nhiều máy bay rơi rồi bảo đi cẩn thận nhé.

Máy bay thành dao, cuốc, điếu cày…

Ông Bứng và ông Khiêu cũng kể rằng, hồi truy tìm hai chiếc máy bay gặp nạn năm 1985 và 1994, hai ông cũng từng tận mắt một động cơ máy bay nằm rúm ró bên một con suối. Đồng bào đã vặt những bộ phận nhỏ về làm dao, cuốc, riêng chiếc động cơ quá nặng, không khiêng được, nên họ bỏ lại.

Posted Image

Đỉnh núi U Bò lúc nào cũng chìm trong mây mù

Con đường lên Tà Xùa dốc ngược như đường lên trời. Xe bò lên đến mỏm núi, nơi đặt trụ sở UBND xã, nhìn xuống phía thị trấn Bắc Yên, thấy mây bay dưới “hạ giới”.

Trưởng Công an xã Giàng A Sê dắt tôi ra mỏm núi chỉ về hướng Bắc bảo: “Hôm nào trời trong veo mới nhìn thấy đỉnh U Bò mờ mờ ảo ảo. Lúc nào nó cũng chìm trong mây mù, hiếm khi trông thấy lắm!”.

Tôi tiếp tục phóng xe leo dốc, thả đèo, đến nhập nhoạng tối mới vào tới xã Xím Vàng.

Chủ tịch UBND xã Xím Vàng Sồng A Tong không tỏ vẻ ngạc nhiên gì khi tôi hỏi chuyện máy bay rơi. Sồng A Tong bảo: “Ngày trước thi thoảng lại có đoàn cán bộ lên đây hỏi han, rồi thuê người Mông chúng ta dẫn đường vào chân ngọn núi U Bò kia. Họ vác theo máy móc đo đạc cái gì ta cũng chả biết.

Posted Image

Sồng A Vàng và chiếc điếu cày làm bằng nhôm lấy từ máy bay gặp nạn.

Còn có cả những phái đoàn người Tây vào xã ta tìm hiểu chuyện máy bay rơi. Nhưng họ có tìm hiểu được gì không thì ta không biết, vì họ có nói đâu.

Nghe các cụ già kể lại, từ chiến tranh chống Pháp, đến chống Mỹ, rồi thời hòa bình, đã có cả chục chiếc máy bay bay qua khu vực này rồi đâm xuống núi.

Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng nổ, bà con trong xã lại vào ngọn núi U Bò để tìm, trước hết là tìm những nạn nhân xấu số, sau đó là kiếm sắt thép về rèn dao, cuốc… Ta cũng có mấy cái dao, cái cuốc rèn bằng thép máy bay mà”.

Posted Image

Hợp chất nhôm của máy bay rất dày song lại rất nhẹ

Vừa nói dứt lời, Sồng A Tong chạy vào trong phòng lấy chiếc dao khoe với tôi. Theo lời Tong, chiếc dao này được rèn từ 40 năm trước song vẫn sắc lẹm, vung tay chém gỗ một nhát ngập lút lưng dao.

Tong còn dẫn tôi vào nhà Sồng A Vàng để xem chiếc điếu cày rèn bằng nhôm của máy bay.

Chiếc điếu cày lên màu nhôm sáng bóng, cầm nhẹ bẫng. Tôi hỏi mua về làm kỷ niệm, Vàng chỉ lắc đầu, nhất định không bán.

Tôi quay sang hỏi Sồng A Tong: “Từ năm 1994 đến nay có thấy chiếc máy bay nào rơi nữa không?”. Tong hồn nhiên bảo: “Chắc cái máy bay nó sợ chúng ta rèn dao, rèn cuốc, nên không thấy bay qua nữa rồi!”.

Thực tế, sau vụ rơi máy bay năm 1994, mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lời giải, song đường bay từ Hà Nội lên Sơn La, Điện Biên, Bắc Lào và ngược lại, xuyên qua khu vực xã Xím Vàng đã bị cấm. Do đó, 15 năm nay, không có tiếng động cơ máy bay vang lên trên bầu trời Xím Vàng nữa.

Tận mắt ngọn núi “tử thần”

Theo Sồng A Tong, sở dĩ đỉnh núi cao "ngất ngưởng" mây xanh kia được đồng bào Mông gọi là núi U Bò bởi trông từ xa, nó nhô lên như cái u trên vai của con bò mộng.

Posted Image

Sau lưng tác giả là đỉnh U Bò quanh năm chìm trong mây mù.

Còn người dân ở huyện Bắc Yên, đã nhiều phen náo loạn vì những xác chết cháy xém, không còn rõ hình hài được đưa ra từ rừng già thì gọi ngọn núi U Bò kia là “núi tử thần”, núi “nuốt máy bay”.

Tôi trèo lên một mỏm núi gần trung tâm xã Xím Vàng, nhìn về phía đỉnh U Bò chỉ thấy tầng tầng mây trắng. Tong bảo, hiếm hoi lắm mới nhìn thấy đỉnh U Bò lộ ra khỏi mây mù.

Sồng A Tong cũng chẳng rõ đỉnh núi ấy thuộc địa phận xã nào, bởi nó nằm giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Phù Bắc Yên, nằm giữa địa phận hai huyện Bắc Yên (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái).

Một số thợ săn người Mông kể rằng, chỉ đứng trên sườn núi cũng nhìn rõ thị trấn Trạm Tấu. Nếu trời trong veo, có thể nhìn thấy cả thị xã Nghĩa Lộ của Yên Bái.

Posted Image

Phút hiếm hoi lộ ra khỏi mây của đỉnh U Bò

Sồng A Tong bảo, chưa có con số chính xác, nhưng các nhà địa chất lên đo đạc đều khẳng định đỉnh núi đó phải cao trên 2.500m so với mặt nước biển.

Loanh quanh suốt buổi tối rồi tôi cũng thuê được một thợ săn dẫn đường vào núi U Bò.

Xuất phát từ trung tâm xã, tôi và người dẫn đường Sồng A Don cứ nhằm con đường mòn đi nương của đồng bào mà cuốc bộ.

Xuyên qua lãnh địa pơ-mu, tôi được tận mắt cảnh tượng phá rừng hết sức đau lòng. Hàng trăm người dựng lều xẻ gỗ, vừa vác vừa kéo nhẩn nha suốt ngày đêm như đàn kiến tha mồi.

Cứ tình trạng phá rừng như thế này, chẳng mấy chốc mà vùng đất được mệnh danh là “vương quốc pơ-mu” cũng sẽ sạch bách loài gỗ quý.

Đi hết đường mòn thì đến dòng suối Chin. Tôi và Don cứ nhảy trên những mỏm đá giữa suối như loài dê núi mà đi. Đi hết suối Chin thì sẽ đến chân núi U Bò.

Tuy nhiên, nếu cứ lội dọc suối thì phải cuốc bộ trung bình 10km mới được 1km đường chim bay, bởi suối chảy quá vòng vèo. Do vậy, đoạn nào suối chảy vòng thì lại phải cắt rừng mà đi.

Theo Don, có tới 4 con suối bắt nguồn từ đỉnh U Bò này. Một con suối chảy sang Trạm Tấu, suối Phình Hồ và suối Sập chảy ra sông Đà, suối Chin nhỏ nhất chảy loanh quanh mãi, đổ ra đâu Don cũng chả biết.

Chúng tôi cuốc bộ liên tục đến chiều, khi đôi chân đã rã rời thì ngọn núi U Bò hiện ra trước mắt.

Ngọn núi nằm im lìm hàng triệu năm kia có gì đặc biệt mà nó đã “hóa kiếp” cả chục chiếc máy bay? Nếu so về độ cao thì nó chưa ăn thua gì so với đỉnh Fansipan.

Theo GS-TSKH Đặng Vũ Khúc (Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam), tôi đang đứng trên một vùng đất có nhiều dị thường về địa chất, từ trường. Vùng đất này có từ trường rất cao, nên khi máy bay bay qua, những bộ phận điều khiển bằng điện tử dễ bị nhiễu loạn, gây nên những tai nạn thảm khốc?

Theo lý giải của đồng bào Mông nơi đây, do ngọn núi U Bò quá cao, lại quanh năm chìm trong mây mù, trong khi phi công lại chủ quan khi lái máy bay qua khu vực này, nên đã đâm vào vách núi.

Tuy nhiên, lại có một thực tế là ngoài một số máy bay đâm vào vách núi vỡ tan tành thì theo lời kể của các cụ già người Mông có nhiều máy bay không va vào vách núi mà rơi xuống chân núi.

Nếu nói về độ cao thì đỉnh núi cách núi U Bò 5km đường chim bay, nằm trên địa phận giáp ranh giữa xã Hang Chú (Bắc Yên) và xã Bản Công (Trạm Tấu), cũng nằm trên đường bay cũ còn cao hơn nhiều. Theo bản đồ địa chất thì ngọn núi này có độ cao tới 2.879m. Thế nhưng, lại chưa có chiếc máy bay nào rơi ở ngọn núi cao này.

Ngọn núi “tử thần” và những chiếc máy bay rơi không rõ nguyên nhân sẽ mãi mãi chìm trong bí ẩn nếu các nhà khoa học không vào cuộc tìm câu trả lời.

Theo Posted Image

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tục thôi miên rắn lạ lùng ở Ấn Độ

(Dân trí) - Cũng giống như bao đứa trẻ khác sinh sống trong bộ lạc Vadi tại miền Tây Ấn Độ, cô bé Rekha Bae, 6 tuổi, tiếp xúc với rắn hổ mang bành khi mới lên 2.

Tất cả trẻ em bộ lạc Vadi phải trải qua 10 năm đào tạo tại một ngôi trường chuyên nghiệp để trở thành những người thôi miên rắn thuần thục.

Posted Image

Rekha Bae đối mặt với một con rắn hổ mang.

Các lớp học tại trường đào tạo này được xếp loại theo giới tính của học sinh. Thông thường, con trai sẽ được đào tạo để trở thành những người thôi miên rắn chuyên nghiệp còn con gái chỉ được dạy cách chăm sóc và trông coi lũ rắn khi không có chồng, cha, hoặc anh trai ở nhà.

Posted Image

Trẻ em tộc Vadi đang chơi với rắn - một hoạt động nằm trong chương trình đào tạo của trường.

Ông Babanath Mithunath Madari, 60 tuổi, tù trưởng của bộ lạc Vadi cho biết: “Việc đào tạo bắt đầu khi trẻ lên 2 tuổi. Chúng được dạy mọi cách để thôi miên 1 con rắn cho đến khi chúng sẵn sàng thực hiện vai trò của mình trong cộng đồng của chúng tôi. Khi đến tuổi 12, mọi đứa trẻ trong bộ lạc này biết tất cả mọi thứ liên quan đến rắn. Chúng sẽ là những người nối tiếp truyền thống hàng ngàn năm của bộ lạc Vadi”.

Posted Image

Những cô bé được dạy cách chăm sóc rắn, còn những cậu bé được học cách thôi miên rắn.

Bộ lạc Vadi không bao giờ ở một chỗ quá 6 tháng và luôn tự hào về khả năng thích ứng với môi trường toàn rắn độc, đặc biệt là rắn hổ mang bành.

“Ban đêm, chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên sa mạc rộng lớn và kể cho nhau nghe những truyền thuyết về tổ tiên và chúa rắn. Chúng tôi giải thích cho lũ trẻ về tầm quan trọng của việc thôi miên rắn, giúp lũ rắn có một cuộc sống đoàn kết hơn trong tự nhiên. Đối với chúng tôi, rắn vô hại giống như trẻ con. Từ khi tiếp xúc với chúng khi còn là cậu bé nhỏ xíu đến giờ, tôi mới biết duy nhất 1 trường hợp rắn cắn người thôi”, ông Madari nói thêm.

Posted Image

Ông Babanath Mithunat Madari thể hiện tài năng của mình.

Theo kinh nghiệm của những người dân trong bộ tộc, những con rắn hổ mang hung dữ nhất cũng chỉ được lưu giữ ở bên con người nhiều nhất là 7 tháng. Sẽ rất nguy hiểm nếu quá thời gian đó, con rắn vẫn chưa được tự do. Kể từ khi việc thôi miên rắn bị coi là bất hợp pháp vào năm 1991, bộ lạc Vadi chịu nhiều sức ép từ chính quyền Ấn Độ. Ông Madari cay đắng nói: “Cảnh sát rà soát chúng tôi ở bất cứ nơi nào chúng tôi đến. Hiện tại, chúng tôi ở cách thị trấn Rajkot 25km và bất cứ khi nào chúng tôi tìm cách vào thị trấn để mua thức ăn và nước uống là lại bị người dân đuổi đi”.

Posted Image

Cộng đồng người Vadi bên ngoài thị trấn Rajkot. Mặc dù việc thôi miên rắn bị cấm nghiêm ngặt nhưng bộ lạc này vẫn giữ truyền thống của họ.

Buồn thật! Đúng là quán vắng. Chẳng ai vào cả. Chắc tại phong thủy không tốt :D .

Ông Babanath Mithunath Madari, 60 tuổi, tù trưởng của bộ lạc Vadi cho biết: “Việc đào tạo bắt đầu khi trẻ lên 2 tuổi. Chúng được dạy mọi cách để thôi miên 1 con rắn cho đến khi chúng sẵn sàng thực hiện vai trò của mình trong cộng đồng của chúng tôi. Khi đến tuổi 12, mọi đứa trẻ trong bộ lạc này biết tất cả mọi thứ liên quan đến rắn. Chúng sẽ là những người nối tiếp truyền thống hàng ngàn năm của bộ lạc Vadi”.

Hàng ngàn năm trước bộ lạc này đã biết thôi miên rắn?! Đó là do kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác, hay đó là một phương pháp có tính hệ thống từ một nguyên lý đã thất truyền? Không thể coi đó là kinh nghiệm được, người ta không thể tích lũy kinh nghiệm khi chợt nhìn vào con rắn trong một trạng thái bất ngờ nào đó , rồi rút kinh nghiệm để truyền sang người khác. Người khác tập luyện rồi chợt rút kinh nghiệm, sau đó phát huy. Đây là câu chuyện của những thằng gàn. Thuật thôi miên không phải chì người với rắn, mà còn là giữa người với người, nó có phương pháp hẳn hoi. Bởi vậy, nó mới có thể truyền đạt. Cách chẩn bệnh của Đông Y chỉ bằng sự bắt mạch - tất nhiên cũng tùy theo ông lang dốt thích nói chữ, hay tài năng thật sự. Nhưng phương pháp thì không thể phủ nhận. Phương pháp coi mạch chẩn bệnh của Đông Y không thể coi là một kinh nghiệm được tích lũy. Vậy phương pháp thôi miên từ đâu mà ra?

Ấn độ - một trong những nền văn minh cổ đại và lâu đời trên thế giới. Những di sản còn lại ở đây đã minh chứng điều này. Có một lần tôi xem bói cho một cô người Srilanca. Cô ấy rất mê xem bói. Đã từng sang Ấn Độ xem bói. Tôi có giới thiệu cô ta hình Hà Đồ và nói với cô ấy rằng: Đây chính là đồ hình căn để của mọi học thuật cổ Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt. Cô ấy nói:n "Ở Ấn Độ, tôi cũng thấy người ta dùng hình giống như của ông để coi bói!". Như vậy, nền văn minh Ấn Độ đang giữ gìn một phần di sản của văn minh cổ mà tôi đặt tên là Atlantic (Mượn tên Atlantic của một nhà hiền triết Hy Lạp, chứ không phải là theo ông ta). Nếu biết được bí ẩn của thuật thôi miên, dù là thôi miên rắn, thì sẽ biết được những bí ẩn của thiên nhiên - và tất nhiên không dùng để thôi miên rắn làm xiếc kiếm xu.

Rất tiếc, hình như bộ Văn Hóa, hoặc Khoa Học Ấn Độ không chú ý đến điều này.

Ông Madari cay đắng nói: “Cảnh sát rà soát chúng tôi ở bất cứ nơi nào chúng tôi đến. Hiện tại, chúng tôi ở cách thị trấn Rajkot 25km và bất cứ khi nào chúng tôi tìm cách vào thị trấn để mua thức ăn và nước uống là lại bị người dân đuổi đi”.

Tôi chia sẻ nỗi cay đắng của ông Madari
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ngồi một mình với núi

chỉ còn kính đình sơn.

uống một cốc cà phê với bác Thiên Sứ........ :o

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin hầu Bác Thiên Sứ một bình Trà Việt để nghe luận đoán năm châu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh mở chuyên mục này Hà Uyên rất tâm đắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG BÀI HỌC VỀ GIỮ NƯỚC

Lời giới thiệu.

Thần núi Tản Viên là một trong những huyền thoại in đậm trong ký ức người Việt từ rất nhiều đời. Đó là cả một chùm sự tích xâu chuỗi với nhau, từ câu chuyện một chàng trai trẻ khởi đầu cắm gậy ở núi Tản Viên, trải qua việc chàng cưới con gái vua Hùng, rồi cuộc tranh tài cao thấp “năm năm báo oán đời đời đánh ghen” giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh, cho đến những hệ quả của trận thư hùng chưa bao giờ dứt ấy đưa đến sự hình thành địa mạo một quốc gia Việt Nam uốn lượn như con Rồng ngày nay mà mắt Rồng là Hồ Tây với bao nhiêu kỳ tích còn để lại trong địa danh và truyền thuyết: Đầm Xác Cáo, Đầm Trâu Vàng…

Trong vòng mấy thập niên lại đây, Hồ Tây đã và đang bị con người xâm hại bằng nhiều cách, làm cho mặt Hồ bị co dần lại từng tháng từng ngày. Rừng đào Nhật Tân đỏ thắm hàng năm gần ngay ven hồ đã không còn dấu vết, thay vào đấy là những dãy nhà cao tầng Made in In Đô lạnh lùng sừng sững. Giờ đây, lại đang có nguy cơ rừng hồng xiêm Xuân Đỉnh sẽ bị triệt hạ để cho phía Tây Hồ Tây dựng lên một bức tường bê tông kiểu Hàn còn trơ tráo hơn thế, ngang nhiên che khuất Tản Lĩnh hàng nghìn năm luôn soi bóng xuống lòng Hồ như một sự chiếu ứng linh thiêng mà nhà thơ nổi tiếng đời Trần Phạm Sư Mạnh đã nhắc tới trong thơ. Những việc ấy sẽ để lại hậu quả gì? Chúng có liên quan gì đến cái cơ thể con Rồng đang ngày một lở loét đau nhức vì mọi sự chặt phá, bới đào… mà kẻ hưởng lợi quyết không phải là dân tộc này, một dân tộc không ngu xuẩn cũng không hám lợi?

Và khi bị đâm thọc vào lưng – vào tử huyệt – thì Rồng có cam lòng chịu chết không hay là sẽ quẫy? Và quẫy như thế nào? Bằng kiến thức nhiều mặt của một nhà kiến trúc am hiểu sâu môi trường học (environnement), cùng với cái học về phong thủy, về Kinh Dịch, và với bản lĩnh của một người hàng chục năm nay quyết dấn thân bảo vệ bằng được sự nguyên vẹn của Hồ Tây, Kiến trúc sư Trần Thanh Vân đưa ra vài lời giải đáp với chúng ta về những “động loạn trái lẽ trời” do ai đó gây ra mà lịch sử đất nước từng chứng kiến hoặc đang hứng chịu. Trang mạng bauxite xin giới thiệu ý kiến của chị, để bạn đọc cùng thử suy ngẫm về ý nghĩa thực tiễn nằm phía sau những lời giải đoán tưởng như rất huyền vi này.

Nguyễn Huệ Chi

Từ truyền thuyết xa xưa…

Dân tộc nào cũng có những câu chuyện truyền thuyết và truyền thuyết nào cũng xuất phát từ một hiện tượng có thật xảy ra ở đâu đó, được nhân dân lưu truyền và kiểm chứng. Có những câu chuyện rất xác thực, được kể lại với những tình tiết rất xúc động, được nhân dân truyền tụng râm ran, nhưng chỉ một thời gian sau, chuyện đó bị lãng quên. Không ai phê phán, không ai nghi ngờ, nhưng có lẽ do tính tiêu biểu của câu chuyện không cao, kể cả thời gian lẫn phạm vi ảnh hưởng, nên mọi người tự cho phép mình được quên đi. Ngược lại có những chuyện nghe ra thật phi lý, nhưng không ai thắc mắc về những điều phi lý đó, câu chuyện luôn luôn được nhắc lại, được bổ sung nhiều tình tiết diệu kỳ và được sống mãi trong lòng dân.

Chuyện giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh với sự tích Vua Hùng kén rể là một trong những truyền thuyết sống đời trong lòng dân như thế. Hàng ngàn năm qua, Sơn Tinh là nhất đẳng Sơn Thần, là Tản Viên Sơn Thánh, là vị Thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử, được nhân dân cả nước mãi mãi tôn thờ là như vậy. Đền Thượng, nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh ở trên trục tọa độ 21 độ 3’ 28’’ Bắc Vĩ tuyến và 105 độ Kinh Đông 21’ 57’’, đỉnh núi này cao 1226 m so với mặt biển và là một trong ba đỉnh núi cao tạo nên Cụm núi Ba Vì.

Có lẽ đã được bàn tay tạo hóa khéo léo sắp đặt, nên cũng trên 21 độ 3’ 28’’ Bắc Vĩ tuyến này, dịch sang phía Đông khoảng 25Km, tại 105 độ 49’ 9’’ Kinh Đông, có một địa điểm rất đặc biệt mà trong dân gian lưu truyền rằng đó là huyệt đạo quốc gia.

Huyệt đạo quốc gia này là gì? Đóng vai trò gì trong việc thịnh suy của dân tộc mà tại sao cả người trong nước và kẻ ngoại bang đều quan tâm đến nó như vậy? Xin phép điểm qua một số sự kiện mà đến nay sách vở vẫn còn lưu truyền.

1. Gần 2000 năm trước, khi Mã Viện được triều đình Đông Hán cử sang dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng thì ông ta đã là một vị tướng già đầy tài năng. Cuộc chiến diễn ra thật không cân sức, Mã Viện đã nhanh chóng đánh tan được đội quân của Trưng nữ Vương ở Kinh đô Mê Linh, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị quyết không chiụ rơi vào tay giặc, để bảo toàn khí tiết, hai bà nhảy xuống dòng Hát Giang tự vẫn. Chiến thắng mà không cảm thấy vẻ vang, trên đường thu quân trở về, tướng Mã Viện nghỉ lại bên bờ Hồ Dâm Đàm (tức là Hồ Tây ngày nay), ở đó ông ta đã nếm trải những ngày khiếp sợ và thấy hôí hận về hành động tận truy, tận diệt của mình. Hình ảnh “mặt hồ đầy khí lam chướng, đến nỗi đàn diều hâu bay lượn trên hồ đều bị lộn cổ rớt xuống nước” chứng tỏ Mã Viện đã đến vùng trung tâm của Hồ Dâm Đàm tức Bán đảo Tây Hồ ngày nay, nơi đó có huyệt đạo quốc gia mà ngày nay nhân dân ta thường nhắc tới, đàn chim mà ông ta nhìn thấy trong tâm trạng thảng thốt đó chắc không phải là diều hâu mà là Sâm Cầm, cho đến ngày nay, đêm đêm Sâm Cầm vẫn thường bay về sà xuống Hồ Sen nơi đây, đã từng khiến nhiều kẻ có tà tâm khiếp sợ.

2. Sau Mã Viện 800 năm lại có viên quan Tiết độ sứ của vua Đường Trung Tông là Cao Biền. Ông này là một thầy phong thủy kỳ tài, khi sang nước ta nhận chức, ông thầy phong thủy này đã đi khắp nơi trên đất nước ta để tầm long điểm huyệt, ông ta đã viết hẳn một cuốn sách có tên là Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự. Cao Biền không ngờ rằng trên đất nước nhỏ bé này lại có nhiều báu huyệt sản sinh ra nhiều hiền tài đến thế. Theo chỉ đạo của vua Đường, Cao Biền đã cố công trấn yểm rất nhiều nơi, nhưng ông ta đều thất bại. Chuyện kể rằng ở quanh thành Đại La, nơi Cao Biền đã xây dựng “Kinh đô” cho mình và đã tự xưng là Cao Vương, ông ta đã cho yểm rất nhiều bùa huyệt, nhằm củng cố vị trí cai trị vững chắc của mình và nhằm ngăn cản thế lực nổi dậy của nhân dân Giao Chỉ, nhưng ông ta đã uổng công. Không chỉ có vậy, nghe nói ở chính trên đỉnh Tản Viên Sơn, Cao Biền định thực hiện một âm mưu gì đó nên cũng đã bị Tản Viên Sơn Thánh tát vào mặt và hốt hoảng bỏ chạy. Vào lúc cuối đời, số phận con người có tài nhưng thâm hiểm này chẳng ra gì, điều đó cho thấy độc ác, tàn bạo thì trước tiên bị vận vào thân.

3. Mùa xuân năm 1010, sau khi lên ngôi ở Hoa Lư, Vua Lý Thái Tổ đã đi thuyền ngược sông Hồng vào thăm thành Đại La của Cao Vương để lại từ 200 năm trước. Nhờ có sự dìu dắt của Thiền sư Vạn Hạnh về phong thủy được phát hiện từ thời Cao Biền để lại, nhà vua đã đỗ thuyền giữa Hồ Tây để chứng kiến hiện tượng Rồng cuốn nước mà sách phong thủy goị là Long quyển thủy được phát tích tại chính huyệt đạo quốc gia là vị trí Đền Kim Ngưu cạnh Phủ Tây Hồ ngày nay. Người quyết định dời đô về La Thành, lấy tên là Thăng Long và tự tay viết bản Thiên Đô Chiếu ngắn gọn chỉ có 214 chữ với tứ văn quan trọng: “Ở giữa khu vực trời đất, được thế Rồng cuộn Hổ chầu, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện nghi núi sông sau trước.

Một quyết định trọng đại được nhà vua ban ra một cách nhanh chóng và được quần thần nhất trí thông qua chỉ dựa trên những phát hiện về phong thủy đã từng bị kẻ thù Phương Bắc nhăm nhăm triệt phá, chứng tỏ sự táo bạo và sáng suốt của Vua-Tôi thời bấy giờ. Lịch sử diễn biến ngót 1.000 năm qua chứng tỏ sự lựa chọn đó là vô cùng chuẩn xác. Hai trăm năm trở lại đây với việc kinh đô dời vào Phú Xuân-Huế (1802-1945) và việc lập ra Tỉnh Hà Nội và xây dựng Thành phố Hà Nội (1831- 2009) đã đẩy đất nước vào cảnh lao đao. Vậy về phong thủy, về âm dương ngũ hành có vi phạm điều gì cấm kỵ không? Thiết nghĩ lúc này phải nhận thức được căn nguyên của sự lao đao đó để tìm quyết sách và từng bước vãn hồi.

Đến truyền thuyết thời nay

1. Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời và chọn Hà Nội là Thủ đô, nhưng có lẽ hai chữ Hà Nội và hai chữ Việt Nam không “tương sinh” nên Chính phủ VNDCCH thành lập chưa được bao lâu thì toàn quốc kháng chiến nổ ra. Chính phủ và nhân đã phải bỏ Hà Nội ra đi, lên trú ngụ ở chiến khu Việt Bắc để trường kỳ kháng chiến.

2. Ngày 1/1/1955 Chính phủ VNDCCH chính thức ra mắt quốc dân mười năm trước đã trở về lại Thủ đô Hà Nội, “Hòa bình đã lập lại” nhưng nửa nước vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.

3. Ngày 2/9/1955, lần đầu tiên ở quảng trường Ba Đình diễn ra cuộc mít tinh trọng thể và biểu tình mừng Quốc khánh sau 9 năm thành lập nước. Người ta thấy đội quân nhạc danh dự mặc lễ phục mầu trắng, giầy da mầu đen, mũ kê-pi, ngù tua vàng… đứng ngay trước lễ đài. Sau đội quân nhạc là các cháu thiếu nhi quần xanh, váy xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ, tay cầm cờ và hoa. Trước đội quân nhạc là khoảng trống cho các đoàn quân duyệt binh, các đội diễu hành và đặc biệt đó cũng là “sân khấu” cho các đoàn văn công dừng lại biểu diễn. Ai đã được chứng kiến cảnh đó sẽ không bao giờ quên được các cô văn công vừa đi vừa múa, nổi trội nhất là điệu múa Hoa sen của đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ đến từ Trung Quốc. Váy áo xiêm y cực kỳ lộng lẫy và cô nào cũng đẹp như những nàng tiên.

4. Chiều ngày 11/9/1955 ở Hồ Tây nổi lên một cơn lốc dữ dội, trong phút chốc cướp đi 4 mạng người, trong đó có cô diễn viên chính trong điệu múa Hoa sen của đoàn Tề Tề Cáp Nhĩ tên là Khương Nãi Tuệ và chàng nghệ sĩ thổi sáo Phùng Tử Tồn. Còn hai người nữa là ai thì không thấy nói tới. Ngày đó tình hữu nghị Việt – Trung – Xô thắm thiết lắm, đến đâu người ta cũng thấy thanh niên nam nữ nắm tay nhau xếp thành vòng tròn cùng vỗ tay múa hát tập thể bài

Thắm thiết tình Việt Trung Xô.

Đế quốc càng nhiều mối lo,

Đó là tình người lao động,

Mối tình tràn ngập núi sông

Nhưng không hiểu sao sau cơn lốc dữ dội chiều hôm đó, khắp Hà Nội lại râm ran bàn về một âm mưu yểm huyệt để phá Long mạch ở Hồ Tây nhưng không thành. Chuyện đó thực hư thế nào không ai biết, báo chí không hề đăng, thủ phạm không bị vạch mặt, nhưng chỉ biết cơn lốc là có thật, người chết là có thật và những người chứng kiến là có thật và nhiều người trong số họ đang còn sống khoẻ mạnh.

5. Đầu năm 1979, không cần giấu mặt, người bạn phương Bắc từng thân thiết như môi với răng ngang nhiên tấn công biên giới nước ta. Đúng là môi hở thì răng lạnh, nhưng răng cắn thì môi đau.

6. Năm 1998, dự án Thủy Cung Thăng Long sử dụng hơn 20 ha đất thiêng ở Tây Hồ. Đúng tại nơi xưa kia Vua Lý Thái Tổ đã dừng thuyền quyết định viết Thiên Đô Chiếu (21 độ vĩ bắc 3’ 28’’). Dự án đã được một Phó Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt và một phó Thủ tướng nữa ký quyết định cấp 21 ha đất thiêng. Đây là một dự án được hình thành do lòng tham lam và sự ngu dốt chứ chưa hẳn đã có dụng ý phá hoại. Nhưng cho dù vì động cơ gì mà một kẻ có chức có quyền lại vi phạm vào vùng đất thiêng của huyệt đạo quốc gia, kẻ đó sẽ nếm đủ đòn trừng phạt. Bởi vậy tuy dự án này mới bắt đầu, hậu quả tai hại chưa kịp gây ra, nhưng đã có kẻ phải vào tù, một Phó Thủ tướng mất chức, mất luôn cả chân Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Trung ương; một Phó Chủ tịch thành phố Thủ đô mất chức và mất tất cả. Hình phạt quả là nặng. Phải chăng đó là lời nhắc nhở cho những ai có quyền, có chức, biết sai mà vẫn cố tình làm và còn định hại người khác?

7. Ngày 29/5/2008 Quốc hội đã thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo cấu trúc phong thủy “TỰA NÚI NHÌN SÔNG – RỒNG CUỘN HỔ NGỒI”. Nếu chúng ta hiểu ý nghĩa của trục phong thủy đó, khơi thông dòng nước để phục hồi Long mạch, và nếu Thủ đô ta nhanh chóng lấy lại tên Thăng Long để ta có quan hệ Hỏa – Thổ tương sinh thì tình hình sẽ dần tốt đẹp lên. Nhưng hôm nay đang có 3 dự án xằng bậy uy hiếp sự an ninh của quốc gia:

Một là dự án KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY 100% VỐN HÀN QUỐC MANG PHONG CÁCH HÀN QUỐC RỘNG 210,43ha Ở TRÊN TRỤC LONG MẠCH 21 độ 3’ 28’’, TRÊN ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐỀN THƯỢNG NÚI TẢN VIÊN VỀ TỚI ĐẦM TRỊ BÊN PHỦ TÂY HỒ.

Hai là dự án NHÀ HÁT THĂNG LONG Ở NGAY TRÊN KHU ĐẤT ĐỊNH LÀM THUỶ CUNG THĂNG LONG 10 NĂM TRƯỚC.

Ba là dự án BAUXTE Ở TÂY NGUYÊN.

Xin hãy nhìn vào hình Con Rồng Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Gia Minh cung cấp. Nếu dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây và Dự án Nhà hát Thăng Long ở đầu con Rồng nước Việt, thì dự án Bauxite lại ở phần đuôi Rồng.

Posted Image

Con Rồng nước Việt. Phạm Gia Minh vẽ

Trước tiên xin hãy bảo vệ cái đầu. Nếu một cơ thể có cái đầu sáng suốt, lành mạnh, thì các bộ phận khác cũng sẽ lành mạnh, thậm chí khi đuôi Rồng quẫy một cái thì những kẻ bám theo ở phần đuôi, ở phần ngoài rìa như biên giới, hải đảo sẽ rơi rụng. Nhưng nếu cái đầu bị rỗng nát, LONG MẠCH bị triệt thì nước mất nhà tan.

Thưa quý độc giả,

Tôi viết những dòng này hết sức chân thành với mong muốn khai minh mở tuệ cho những ai đầu óc đang u tối. Mong hãy tin rằng Tản Viên Sơn Thánh Ngài rất công bằng và rất sáng suốt. Xin hãy hết sức lưu tâm đến lời nhắc nhở hôm nay.

TTV

HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

bài này hay quá. Hà nội còn có dự án thành phố ven sông Hồng. Liệu dự án này có thành hiện thực và ảnh hưởng trực tiếp tới Hà nội ???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong mỗi con người của chúng ta, ai cũng muốn có đầu có cuối, có khởi đầu rồi có kết thúc. Đối với đồng bằng Bắc bộ, thì sông Hồng chỉ có cuối mà không có đầu.

Ở đầu nguồn sông Hồng, cách đây vài trục năm đã bị nắn dòng chảy, có thể đây là một trong những nguyên nhân mà lượng phù xa ngày một lớn. Hậu quả để lại là cốt đáy của sông Hồng ngày một cao.

Quá khứ mà người Pháp để lại, toàn bộ hệ thống ngầm thoát nước đều thoát ra sông Hồng. Cốt đáy sông Hồng và cốt đáy của cống thoát nước toàn thành phố đã và đang gặp phải những vấn đề, để lại: ao thủ đô mỗi khi có lượng mưa lớn (>100mm).

Đông bằng Nam bộ cũng vậy, chỉ có cuối mà không có đầu. Thành phố Sài gòn, vang bóng một thời là viên ngọc của Á đông, một thuỷ điện lớn đang hình thành trên nước láng giềng. Cửu mạch kinh theo thời gian, sẽ như thế nào đây ?

Hai đồng bằng lớn của một dân tộc. Thuỷ Thổ đều khởi nguồn từ một phương. (!) Phương này, quy định cho Bính -Tân khởi, để rồi đến cung Tý mà lấy Can an Giờ, đến cung Dần mà lấy Can an Tháng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đập "giết" sông Mekong, trầm tích sẽ "giết" đập.

Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo, việc Trung Quốc xây dựng một loạt đập thủy điện trên sông Mekong sẽ là mối đe dọa lớn cho tương lai của Đông Nam Á. Xin giới thiệu phần kết những đánh giá của Tiến sĩ Tyson R. Roberts đăng trên Internationalrivers: Các đập thủy điện Lan Thương sẽ giết chết sông Mekong và rồi trầm tích sẽ làm tiêu tan các đập thủy điện ấy. Những nước hạ nguồn và cả Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho dự án phát triển “ngông cuồng” và thiếu thận trọng này.

Lợi ích đáng ngờ

Ủy ban sông Mekong về cơ bản đã xem xét lại quan điểm của mình về hệ thống đập trên dòng chính Mekong. Một trong những sự cân nhắc ấy là dự án “nắn dòng” quy mô lớn. Các dự án nắn dòng vẫn khá phổ biến với giới chính khách Thái Lan khi họ mong muốn nó sẽ hỗ trợ cho các khiếm khuyết từ hệ thống đập ở Thái.

Nhưng đó là suy nghĩ không đúng đắn, và chính khách Thái với quan điểm như vậy thường bị gọi là “khủng long”. Những dự án thuỷ lợi trong mùa khô ở đông bắc Thái Lan thường làm suy thoái chất lượng đất do quá trình kiềm hoá và muối hoá.

Dự án thủy điện Nam Theun 2 của Lào cũng đang gây tranh cãi. Nó có thể giết chết cá và nghề cá ở ba lưu vực sông: Nam Theun, Nam Hinboun, và Xe Bang Fai. Kế hoạch tái định cư và trồng rừng phòng hộ là phi hiện thực. Việc dự án sẽ mang lại các lợi ích như các nhà thúc đẩy dự án hứa hẹn là điều đáng ngờ. Nam Theun 2 sẽ để lại những hậu quả và tranh cãi về môi trường, xã hội như đập Pak Moon của Thái Lan.

Xâm nhập mặn ở tiểu vùng Mekong cơ bản là một hiện tượng tự nhiên. Hệ sinh thái cửa sông Mekong dựa trên đặc tính thuỷ triều bao gồm “xâm nhập mặn”. Đời sống thực vật, động vật cửa sông và ven biển đã cùng “hoà hợp” với thuỷ triều, với sự thay đổi độ mặn.

“Gạo hương nhài” – sản phẩm của Thái Lan nổi tiếng trên thị trường quốc tế, đã thích hợp với loại đất trồng độ mặn cao. Những loại cây trồng tương tự rất phổ biến ở tiểu vùng Mekong. Việc tưới tiêu trong tiểu vùng phụ thuộc phần lớn vào thuỷ năng thuỷ triều tận dụng để đưa nước ngọt vào kênh thuỷ lợi và ra các cánh đồng. Do dòng chảy giảm trong mùa mưa và giảm bớt khả năng rửa đất, sự muối hoá và kiềm hoá ở các đồng bằng cửa sông, bao gồm những vựa lúa lớn của tiểu vùng Mekong, sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi sự “kiểm soát” của Trung Quốc với dòng chảy Mekong trong mùa mưa, mùa khô.

Lợi ích lớn nhất mà các đập thuỷ điện Lan Thương (Trung Quốc) có thể mang lại cho những quốc gia hạ nguồn, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam, có thể là kiểm soát lũ lụt và ngăn chặn hoặc giảm nhẹ khô hạn. Lũ lụt Mekong trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn trong vài năm gần đây, và xu thế này dường như vẫn tiếp tục. Nguyên nhân chính là do phá rừng và sự ấm nóng toàn cầu.

Về ngắn hạn, các đập thuỷ điện Lan Thương, đặc biệt là hai đập lớn, trên thực tế sẽ cung cấp một biện pháp ngăn chặn lũ lụt nếu nước được giữ lại trong các hồ chứa.

Tuy nhiên, về dài hạn, các đập Tiểu Loan và Nuozhadu có thể gây ra lũ lụt lớn hơn thời điểm trước khi chúng được xây dựng. Mục đích chính của các con đập này là cung cấp điện cho tiến trình công nghiệp hoá của Trung Quốc. Điều này không phù hợp với vai trò ngăn chặn lũ lụt lớn bất thường. Trong một viễn cảnh tồi tệ, các đập thuỷ điện này sẽ gây ra lũ lụt lớn hơn nhiều trước đây.

Gây thêm hạn hán, lũ lụt ở các nước hạ nguồn

Người dân ở tiểu vùng Mekong và đặc biệt là tại các nước hạ nguồn như Campuchia và Việt Nam đặc biệt lo lắng về lũ lụt. Hạn hán thậm chí đe doạ hơn. Về mặt lý thuyết, người dân có thể chuẩn bị và đối phó với lũ lụt tốt hơn là hạn hán. Sự thương vong và tổn thất từ lũ lụt gây chú ý lớn nhưng hạn hán có thể kéo dài hơn, hậu quả tàn phá lớn hơn và thậm chí làm mất khả năng tự cung cấp lương thực cho một quốc gia hay một khu vực.

Hạn hán có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự huỷ diệt những loài cá nước ngọt trong các lưu vực sông nhiệt đới. Những loài cá rất khác nhau về khả năng tránh được tác động của hạn hán cũng như khả năng chống chọi hạn hán. Trong khi một số loài cư ngụ ở đầm lầy có sức kháng cự cao với khô hạn, thì rất nhiều loài khác không thể sống mà không có dòng chảy liên tục.

Đa số loài cá nước ngọt sống ở những môi trường dòng chảy từ các dòng sông lớn nhất tới con suối nhỏ nhất. Dòng chảy sẽ ngừng lại nếu thiếu nước hoặc hạn hán. Các loài cá ven sông sẽ có sự thích nghi khi đối mặt với hạn hán bằng cách theo dòng chảy ra khỏi khu vực thượng hoặc hạ nguồn. Số khác ẩn sâu vào bãi ngầm hoặc lòng sông nơi chúng ít hoạt động cho tới khi dòng chảy khôi phục trở lại.

Con người sống ở các khu vực dân cư đông đúc với nhiều thành phố lớn có lượng nước bề mặt hoặc lượng mưa phong phú (như Bangladesh, Campuchia và Việt Nam) đặc biệt rất dễ tổn thương với sự đe doạ của lũ lụt cũng như hạn hán.

Đập thủy điện Lan Thương của Trung Quốc và lịch trình nắn dòng Mekong thành tuyến đường thủy có thể góp phần gây ra hạn hán bằng nhiều cách khác nhau. Trong thời gian ba năm trữ đầy hồ chứa tương đối nhỏ (1993-1996), đập Manwan của Trung Quốc là nguyên nhân khiến các dòng chảy mùa khô thấp hơn mức thông thường tại hạ nguồn Bắc Thái Lan và Lào từ Chiang Saen. Ảnh hưởng tới giao thông đường thủy do dòng chảy giảm thậm chí còn tác động tới cả những tàu thuyền nhỏ trên sông và tác động tới nông nghiệp, nhưng chưa quá lớn.

Trữ đầy các hồ chứa khổng lồ của đập Tiểu Loan và Nuozhadu có thể là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực với mùa khô hạ nguồn, tàn phá nông nghiệp, nghề cá và cả cuộc sống con người.

Kết quả rõ ràng khi nước giữ lại trong các hồ chứa lớn là sự bay hơi. Lượng nước bay hơi từ hồ chứa có thể khá lớn. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diện tích bề mặt hồ chứa, nhiệt độ nước, vận tốc gió, độ ẩm và áp lực không khí. Những thực vật sống ở nước như dạ lan hương nước với tỉ lệ thoát hơi nước cao có thể khiến một lượng lớn bay hơi từ hồ chứa.

Loại thực vật ngoại lai gây hại này giờ đây khá phổ biến ở các vùng trung và thấp trong lưu vực Mekong và tràn vào các hồ chứa cũng như dòng chính Mekong và đồng bằng châu thổ Campuchia gồm cả Tonle Sap.

Kế hoạch điều khiển dòng chảy Mekong của Trung Quốc sẽ làm gia tăng sự xâm nhập của dạ lan hương nước, với hậu quả trực tiếp là nước bay hơi cũng như bị giảm chất lượng. Tạo ra và duy trì một hệ thống đường thuỷ trong dòng chính Mekong cũng sẽ góp phần gia tăng những thảm hoạ bất ngờ như hạn hán, lũ quét.

Khô hạn đặc biệt nghiêm trọng sẽ xảy ra ở những đồng bằng nằm sâu trong nội địa của Campuchia (gồm cả Biển Hồ) và tiểu vùng Mekong tại Việt Nam. Dòng nước lụt Mekong không đủ khả năng tới những khu vực này, hoặc giảm lưu lượng, thời gian tồn tại cũng như quy mô, sẽ góp phần làm hạn hán gia tăng và mở rộng hơn.

Điều đáng lo ngại là số phận của mực nước ngầm. Trong vòng sáu tháng hoặc hơn thế mỗi năm, hầu hết các đồng bằng cửa sông của Campuchia bị khô hạn, rất ít hay không có mưa. Nước trở nên khan hiếm, con người bị ảnh hưởng, và khó tiến hành gieo trồng. Thu hoạch mùa màng phụ thuộc vào nhiều yếu tố may mắn. Trong một năm, nơi này có thể bội thu, nhưng nơi khác lại thất bát do lũ lụt, hoặc hạn hán.

Việc Trung Quốc kiểm soát Mekong và hạn chế lũ lụt ở vùng đồng bằng châu thổ - nơi nông nghiệp và hoạt động nghề cá của Campuchia phụ thuộc, sẽ có hai chọn lựa: lượng mưa giảm không thể lường trước và ảnh hưởng tới mức nước ngầm. Nước ngầm duy trì ở một số khu vực bằng mùa lụt hàng năm của Mekong. Mực nước ngầm sụt giảm sẽ là một tác động tiêu cực khác về lâu dài của đập thuỷ điện cũng như lịch trình nắn dòng Mekong của Trung Quốc với các nước vùng hạ nguồn.

Các nỗ lực giải quyết việc cung cấp nước cho nông nghiệp tại các vùng đồng bằng thấp ở Mekong bằng cách hút nước ngầm tưới đất sẽ không thành công, hoặc không đáng tin cậy. Những khó khăn dự đoán trước bao gồm những vấn đề về kiềm hoá, muối hoá, phí tổn và thảm hoạ lũ lụt phơi bày. Vấn đề nước ngầm nhiễm thạch tín (như ở Bangladesh) có thể nảy sinh.

Đoạn kết

Câu hỏi cuối cùng sẽ là “vấn đề gì lớn nhất?”: Duy trì số lượng, chất lượng cá và sự đa dạng sinh thái, hoặc cung cấp một cuộc sống tốt hơn cho con người (hiện tại và tương lai) ở hai quốc gia vào loại nghèo nhất thế giới là Lào và Campuchia?

Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận ngầm với Thái Lan là sẽ cung cấp điện từ dự án thủy điện Jinghong. Bản “ghi nhớ về việc phát triển tài nguyên nước ở Vân Nam và xuất khẩu điện” đã được ký giữa Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Thái Lan năm 1993. “Thỏa thuận Hợp tác phát triển các dự án thủy điện và xuất khẩu điện sang Thái Lan” ra đời tiếp theo vào tháng 2/1994. Chính phủ hai nước đã ký kết “thỏa thuận xuất khẩu điện sang Vương quốc Thái Lan từ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” vào tháng 11/1998.

Trung Quốc cũng giành được sự chấp thuận ngầm từ Myanmar, Lào và Thái Lan để đảm nhận sứ mệnh mở rộng “cải tổ đường thuỷ” trên 300km dòng chính Mekong đoạn chảy qua biên giới giữa Lào và Myanmar.

Tuy nhiên, những tài liệu này không nên hiểu là thoả thuận của các nước vùng hạ nguồn để Trung Quốc tiếp tục chương trình thuỷ điện Lan Thương.

Thái Lan nên xem xét việc thu hồi thỏa thuận mua điện Jinghong. Myanmar, Lào và Thái Lan cũng nên cân nhắc khả năng thực thi kế hoạch đường thủy Mekong khi dự án này không có sự thảo luận công khai nào bao gồm cả những đánh giá về ảnh hưởng môi trường và xã hội.

Campuchia và Việt Nam – hai nước vùng hạ nguồn nên phản đối các thiết kế phát triển Mekong của Trung Quốc bằng sự mạnh mẽ nhất có thể.

Về dài hạn, sự phát triển nóng vội, thiếu thận trọng với Mekong của Trung Quốc sẽ bất lợi cho các lợi ích tốt nhất của tất cả quốc gia liên quan. Trung Quốc cũng không thoát khỏi hậu quả tiêu cực từ dự án thủy điện và nắn dòng Mekong. Khi cái giá khổng lồ về môi trường và xã hội trở nên rõ ràng, thì mọi trách nhiệm sẽ đổ trực tiếp vào Trung Quốc.

Các kế hoạch thủy điện Lan Thương và nắn dòng Mekong của Trung Quốc sẽ đẩy Mekong vào sự suy giảm về mặt sinh học, ô nhiễm nặng nề, trở thành “dòng sông chết” như Dương Tử và nhiều con sông lớn khác ở Trung Quốc. Những lợi ích dài hạn từ các dự án này là đáng ngờ. Trung Quốc sẽ không thể điều khiển dòng Mekong như từng làm với Dương Tử, như châu Âu với dòng Danube, hay Mỹ với Mississippi.

Thủy điện Lan Thương và hướng Mekong thành một tuyến đường thuỷ sẽ buộc các nước hạ nguồn phải nỗ lực một cách kiệt sức nhằm tự bảo vệ khỏi các tác động môi trường, với những tổn thất về nông nghiệp, nghề cá và sinh kế.

Các đập thủy điện Lan Thương sẽ giết chết Mekong và trầm tích sẽ làm tiêu tan các đập thủy điện ấy. Những nước hạ nguồn và cả Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho dự án phát triển “ngông cuồng” và thiếu thận trọng này.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/thegioi/hoso/2009/08/863123/

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dương khí từ trời, hợp với Âm khí của đất, sinh ra tượng là "khí mạch", ra hình là nước - (Âm Dương tương giao - Thiên nhất sinh thủy). Bởi vậy nhìn nước chảy mà đoán khí mạch. Vì hình là nước, tượng là khí, nên chặn nước thì bế khí. Vạn vật trong trời đất này, khi khí đã bế thì tuyệt.

Những bí ẩn của đất trời không dễ gì mà nhận thức được.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dương khí từ trời, hợp với Âm khí của đất, sinh ra tượng là "khí mạch", ra hình là nước - (Âm Dương tương giao - Thiên nhất sinh thủy). Bởi vậy nhìn nước chảy mà đoán khí mạch. Vì hình là nước, tượng là khí, nên chặn nước thì bế khí. Vạn vật trong trời đất này, khi khí đã bế thì tuyệt.

Những bí ẩn của đất trời không dễ gì mà nhận thức được.

Hà UYên rất tâm đắc về điều này.

Xin cảm ơn Anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

CẦU VỒNG

Cầu vồng là một hiện tượng quang học phức tạp, đó là sự tán sắc của ánh sáng mặt trời qua những giọt nước mưa. Nó bao gồm 3 thành phần là cung chính (dải 7 màu thường thấy là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím), cung phụ (các dải sáng mờ phía trên cung chính có màu ngược lại) thỉnh thoảng mới xuất hiện, và dải tối Alexandre nằm giữa cung chính và cung phụ. Cầu vồng có hình tròn nhưng do đường chân trời che khuất nên ta chỉ nhìn thấy cầu vồng là một cung tròn. Mọi người thắc mắc vì sao thường nhìn thấy cầu vồng xuất hiện nhiều lúc sáng sớm hoặc buổi chiều khi mặt trời không lên quá cao, bởi nếu mặt trời lên cao thì phần cầu vồng ở dưới chân trời do đó ta không nhìn thấy cầu vồng nữa. Cầu vồng không chỉ xuất hiện sau cơn mưa mà nó còn xuất hiện tại những nơi khác như thác nước bên cạnh khe núi…Không đơn giản chỉ là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, cầu vồng còn thể hiện hy vọng vào ngày mai, vào tương lai của con người. (Ảnh chụp tại thác Phú Cường, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai)

Nguồn: Thiên Thiên.Net

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một lần tôi nhìn thấy cầu vồng, hồi ấy tôi còn là một chú bé con - và hỏi mẹ tôi:

- Mẹ ơi cái gì xanh đỏ đẹp thế kia trên trời kìa?

Mẹ tôi nói: Cầu vồng đấy!

- Ai làm ra cái cầu vồng thế hả mẹ?

- Ông trời làm ra cái cầu vồng đấy con ạ.

- Thế ông trời làm ra cái cầu vồng để làm gì?

- Ông trời làm ra cầu vồng để linh hồn người chết theo cầu vồng đi lên trời. Cầu Vồng rất khó đi, người nào hiền lành tử tế, tâm hồn thanh sạch thì qua cầu Vồng lên trời. Người nào ác thì sẽ trượt chân ngã xuống và dưới chân cầu là những con chó ngao nó sẽ xé xác, rồi đưa linh hồn xuống Địa ngục.

Lúc ấy, trí thơ ngây của tôi sợ cầu vồng lắm. Tôi không muốn lên Thiên Đường để phải leo lên cái cầu trơn trượt ấy. Nhỡ té xuống thì chó ngao ăn thịt và rơi xuống Địa Ngục.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Ngôi làng ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn

Khám phá ngôi làng bát quái của Gia Cát Lượng

(24h) -

Nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về môi trường và kiến trúc trên thế giới đang tập trung khảo sát một mô hình thôn trang kỳ bí theo bố cục bát quái ở Trung Quốc.

Thôn này có tên là thôn Gia Cát hay Bát Quái, tọa lạc tại thị trấn Lan Khê, tỉnh Triết Giang, được mệnh danh là "Trung Quốc đệ nhất thôn". Đây cũng chính là trung tâm sinh sống của hậu duệ Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng thời Tam Quốc.

Dựa theo Bát quái trận đồ lập nên thôn

Vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300), hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư bắt đầu lập thôn Bát Quái tại Lan Khê, Triết Giang.

Theo sử chép, Gia Cát Lượng từng lập ra một trận pháp thần kỳ gọi là Bát trận đồ, biến ảo khôn lường, uy lực vô cùng, từng vây khốn cả 10 vạn tinh binh của đại tướng Đông Ngô Lục Tốn.

Posted Image

Thôn nhìn từ trên cao.

Gia Cát Đại Sư đã vận dụng học thuyết Kham dư (phong thủy) vào Bát quái trận đồ của ông tổ mình, thiết lập thôn trang án theo Cửu cung bát quái.

Thôn lấy cái hồ lớn (chung trì, nửa nước nửa đất) hình thái cực làm trung tâm, 8 con đường từ hồ toả ra thành "nội bát quái".

Phía ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành "ngoại bát quái" bao bọc. Các sảnh, đường, nhà ở phân bố dọc theo 8 đường. Gia Cát Đại Sư trước khi qua đời có để di huấn là không được thay đổi nguyên dạng.

Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều, nhưng tổng thể cửu cung bát quái không hề thay đổi.

Posted Image

Hồ thái cực ở trung tâm thôn.

Trong thôn có đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh rất độc đáo.

Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ "không làm lương tướng, tất làm lương y" nên nhiều đời theo nghề thuốc.

Trong thôn có cả Nhà triển lãm trung y dược, vườn thảo dược... Nơi đây, riêng đời Minh, Thanh đã có 5 tiến sĩ, 11 cử nhân, hàng trăm tú tài. Các chuyên gia, học giả Trung Quốc đang đề nghị đổi Lan Khê thành TP Võ Hầu.

"Đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi"

Theo nhiều nhà nghiên cứu, kiến trúc bát quái này có công năng phòng vệ và cải tạo môi trường rất cao. Thôn Gia Cát đặc biệt mát mẻ, sạch sẽ, thông thoáng.

Posted Image

Kiến trúc trong thôn.

Nhà kiến trúc Từ Quốc Bình cho rằng, kiểu kiến trúc của thôn này hoàn toàn khác với phong cách thôn trang truyền thống Trung Quốc, không lấy trung tuyến làm chủ mà bức xạ ra 8 hướng.

Các nhà trong thôn mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, rất thoáng mà kỳ thực kín đáo. Địa hình xung quanh nhìn giống như cái nồi, bốn phía cao, giữa thấp. Người ngoài vào thôn, nếu không có người quen dẫn đường thì lẩn quẩn không biết lối ra.

Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 42 của Gia Cát Lượng cho biết, trong thôn "đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi".

Năm 1925, chiến tranh ác liệt, quân đội của Quốc dân đảng là Tiêu Kính Quang đánh nhau với quân phiệt Tôn Truyền Phương 3 ngày dữ dội sát bên thôn Bát Quái nhưng không có viên đạn nào lọt vào thôn.

Khi quân Nhật tấn công xuống phía nam, đại quân kéo qua đại lộ Long Cương nhưng không phát hiện ra thôn này. Duy có 1 lần máy bay Nhật ném bom trúng 1 phòng trong thôn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cấu trúc thì độc đáo thật. Nhưng không biết địa hình thế nào? Con đường xuyên giữa tâm không biết hướng nào? Không biết có phải Đông Bắc - Tây Nam không (Vào Sinh ra Tử). Duy có hình gọi là Bát quái không thấy có hai chấm gọi là "Thiếu Âm" "Thiếu Dương". Nó na ná như Bát Quái Việt trong các di sản còn lại.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão sét sao Thổ phá vỡ kỉ lục trong Thái dương hệ

Cập nhật lúc 17:34, Thứ Sáu, 25/09/2009 (GMT+7),

Cơn bão sét có bề ngang 3.000km với những luồng sét mạnh gấp 10.000 lần so với các cơn bão Trái đất. Hoạt động suốt 8 tháng qua tại sao Thổ, cơn bão sét đã ghi kỉ lục trong Thái dương hệ về cơn bão kéo dài nhất.

Posted Image

Sao Thổ được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini.

Theo các nhà thiên văn, trận bão sét cuồng nộ trên sao Thổ từ giữa tháng 1 đến nay là cơn bão kéo dài nhất từng được biết đến trong Thái dương hệ.

Thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Áo, Georg Fischer cho biết, sét ở sao Thổ có cường độ mạnh gấp 10.000 lần so với ở Trái đất. Cơn bão sét cũng lớn hơn nhiều so với bão sét Trái đất với bề ngang khoảng 3.000km.

Mắt bão Storm Alley

Posted Image

Mặt trăng sao Thổ Tethys được thấy gần vùng bão Storm Alley.

Bão sét ở sao Thổ thường xảy ra ở khoảng 350 phía nam xích đạo Sao Thổ, tại nơi mà các nhà khoa học gọi là Dường Bão (Storm Alley).

Trình bày trong Hội nghị Khoa học Vũ trụ Châu Âu diễn ra tại Potsdam, Đức; Fischer cho biết người ta vẫn chưa hiểu được vì sao bão hình thành tại vị trí này.

Chuyên gia thời tiết vũ trụ Ingersoll của Caltech (Viện Công nghệ California) cho biết, các nhà nghiên cứu chưa từng thật sự nhìn thấy sét ở sao Thổ. Đúng hơn là, họ đã phát hiện những đợt sóng vô tuyến do sét tạo ra nhờ những thiết bị trên tàu vũ trụ Cassini, đang quay quanh quỹ đạo sao Thổ và những mặt trăng của nó từ tháng 7/2004.

Tất nhiên ở sao Thổ tồn tại những luồng sét có thể thấy bằng mắt thường nhưng không thể quan sát được bởi vì ánh sáng mặt trời được phản chiếu bởi vành đai sao Thổ đã làm sáng nửa tối của hành tinh này và làm mờ những ánh chớp.

Cũng có thể những tia sét xảy ra sâu bên dưới khí quyển của sao Thổ và ngăn những ánh sáng có thể quan sát được.

Bão sét kéo dài

Posted Image

Dường Bão Storm Alley với chiều ngang hơn 3.000km.

Các nhà khoa học chưa rõ bằng cách nào bão sét hình thành ở sao Thổ hay những hành tinh khổng lồ khác như sao Mộc. Ingersoll cho biết đáng lý bão ở sao Thổ và sao Mộc phải tương tự nhau nhưng bão trên sao Mộc chỉ kéo dài vài ngày. Fischer cho rằng năng lượng bên trong của sao Thổ tạo ra năng lượng bão và tạo ra sự đối lưu thẳng đứng hoặc sự trao đổi nhiệt của những đám mây chứa nước.

Tương tự ở Trái đất, điều này dẫn đến sự tích điện của những phân tử nước và những đám mây dông phát triển.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết điều gì duy trì những cơn bão, nhưng những cơn bão kéo dài hơn nhiều so với Trái đất là đặc trưng tiêu biểu của sao Thổ.

  • Chi Giao (Theo National Geographic)
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn “tam giác nuốt hơn 2.000 máy bay”

Nguồn Tin Tuc Online

11/01/2010 09:19 (GMT +7)

Nhắc đến “tam giác Bermuda”, nhiều người trên thế giới sẽ lập tức nghĩ ngay đến vùng biển bí ẩn ở Đại Tây Dương với sự mất tích lạ kỳ của vô số tàu thuyền. Trong khi bí ẩn ấy còn chưa được giải đáp, thì tại Mỹ lại xuất hiện một “tam giác Nevada” với sự mất tích lạ kỳ của hơn 2.000 máy bay trong 60 năm qua! Vùng đất dữ

Theo báo chí Mỹ đưa tin, tại bang Nevada của nước này cũng tồn tại một vùng tam giác bí ẩn nằm tại vùng núi và sa mạc hoang vắng với diện tích vượt quá 25.000 dặm vuông (khoảng 40.000m2), nơi không người sinh sống và cũng ít có người qua lại. Không ai biết chính xác nhưng theo con số ước lượng, có hơn 2.000 máy bay đã mất tích hoặc rơi tại đây tính từ năm 1950 đến nay. Ngay cả trong những vụ tai nạn, xác máy bay và các nạn nhân rất ít khi được tìm thấy.

Trong số những vụ tai nạn máy bay lạ kỳ ở “tam giác Nevada”, người ta nhớ nhất đến vụ mất tích của “ông vua kỷ lục” Stephen Fossett năm 2007. James Stephen Fossett, sinh năm 1944, tại bang Tennessee, được biết đến như một phi công, thủy thủ, nhà thám hiểm và lập 116 kỷ lục trong nhiều lĩnh vực.

Không những thế, Fossett còn là một nhà kinh doanh đại tài với 2 công ty riêng trong lĩnh vực thương mại và chứng khoán là Lakota Trading và Marathon Securities đem lại tài sản hàng trăm triệu USD. Vì thích thám hiểm, Fossett đã sử dụng phần đáng kể số tài sản này vào việc đó.

8h45 ngày 3-9-2007, Stephen cùng chiếc máy bay một động cơ mang tên Bellanca cất cánh từ đường băng riêng gần thung lũng Smith, Nevada với ý định tìm kiếm địa điểm lập một kỷ lục mới.

Tuy nhiên, sau khi cất cánh, Stephen Fossett không còn bất kỳ liên hệ qua vô tuyến nào với mặt đất và cũng kể từ đó chiếc máy bay và Steve đã biến mất không hề để lại dấu tích. Sau khi Fossett mất tích, Cục Hàng không liên bang Mỹ đã tổ chức một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn nhất trong lịch sử của cơ quan này nhưng thất bại.

Posted Image

Một trong số ít xác máy bay được tìm thấy ở “tam giác Nevada”

Bí ẩn của “tam giác Nevada” chưa dừng lại đó. Theo chuyên gia sự cố hàng không Mỹ Craig Fowler, ngoài hàng trăm chiếc máy bay loại nhẹ còn có ít nhất vài trăm chiếc máy bay quân sự gặp nạn tại đây, trong đó các loại máy bay chiến đấu sừng sỏ như “B-17 Flying Fortress”, “P-38 Lightning” hay “B-24 Liberator”.

Hé màn bí ẩn

Được biết, “vùng 51” nằm sâu trong “tam giác Nevada” là một căn cứ quân sự được chính phủ Mỹ liệt vào loại tối mật. Từ trước tới nay người ta đồn rằng trong “vùng 51” có mảnh vỡ UFO và cả xác người ngoài hành tinh được bảo quản trong tủ lạnh. Ngoài ra, “vùng 51” cũng là nơi dùng để thử nghiệm những thiết bị bay tối tân và bí mật của nước này. Tuy vậy, cũng có chuyên gia đưa ra được lời giải thích khá thuyết phục.

Theo bộ phim tài liệu “Bí mật tam giác Nevada” sắp được Đài truyền hình Anh trình chiếu, hơn 1 năm sau khi Stephen Fossett mất tích, xác máy bay của ông được tìm thấy khiến chân tướng sự việc được hé mở phần nào.

Theo phát hiện của các chuyên gia, thực chất cái gọi là “bí mật người ngoài hành tinh” của vụ Fossett và “vùng 51” chẳng có liên quan gì đến thiết bị bay kỹ thuật cao, mà chỉ là thời tiết khắc nghiệt của vùng này. Khí hậu và môi trường địa lý đặc biệt của “tam giác Nevada” đã tạo nên một điều kiện thời tiết khác thường, đủ khiến các máy bay bay qua khu vực này bị “lôi” xuống đất.

Bộ phim “Bí mật tam giác Nevada” còn tiết lộ về một hiện tượng gọi là “sóng mạch núi” do dòng khí lưu Thái Bình Dương di chuyển theo tốc độ cực nhanh kết hợp với độ dốc đỉnh núi tạo ra, nó giống như trò chơi tàu lượn mạo hiểm, có thể bất ngờ lao vút lên không trung rồi rầm rầm lao xuống, khiến máy bay nổ gây chết người.

Ngoài ra, các mạch núi ở Nevada đều có độ cao trung bình hơn 150m, thậm chí có những đỉnh núi cao tới hơn 400m, với độ cao đó, hỗn hợp không khí và nhiên liệu máy bay sẽ trở nên cực mỏng, khiến động cơ máy bay không thể nào làm việc. Đối với vụ Fossett, điều kiện thời tiết khi đó có khả năng tạo thành dòng khí lưu với tốc độ trên 600km/h, trong khi tốc độ tối đa của chiếc máy bay chỉ đạt 482km/h, có nghĩa là ông khó tránh khỏi cái chết.

Theo Bảo Trâm

Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn đảo Phục Sinh

VIT-Đảo Phục Sinh (Isla de Pascua) là một trong nhiều hòn đảo ở Chilê được biết đến với vẻ bí ẩn của nó. Đảo này cô lập với Hoa Kỳ và Pôlinêdi cả về vị trí địa lý và nền văn hóa.

Posted Image

Hòn đảo này nằm cô đơn giữa Thái Bình Dương , cách phần Tây bờ biển Chilê chừng 3800 km. Đảo phục Sinh là một trong những hòn đảo mang nhiều vẻ bí ẩn nhất hành tinh. Nơi đây chứa đựng một bề dày lịch sử cùng với những bí ẩn thần bí của hòn đảo.

Posted Image

Những người châu Âu nhận ra dấu vết của một nền văn minh cao hơn đã từng phát triển trên đảo với gần 1.000 tượng đá khổng lồ. Moai, tên gọi những tượng đá khổng lồ được dựng trên Ahu - những bệ đá lớn, hay nằm ngả nghiêng trên những sườn đồi hướng ra biển. (Moai lớn nhất như El Gigante có chiều cao tới hơn 21m và nặng khoảng 150 tấn).

Posted Image

Sau chuyến thám hiểm của Tur Heyerdahl đến khu vực này đã vén tấm màn bí mật đến Rapa Nui, đảo Phục Sinh trở nên nổi tiếng với vẻ thần bí và quyến rũ đối với nhiều cư dân trên thế giới. Thật may mắn cho những ai có dịp đặt chân tới hòn đảo xinh xắn này.

Posted Image

Posted Image

TH (Theo Pravda)
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn đảo Phục Sinh

VIT-Đảo Phục Sinh (Isla de Pascua) là một trong nhiều hòn đảo ở Chilê được biết đến với vẻ bí ẩn của nó. Đảo này cô lập với Hoa Kỳ và Pôlinêdi cả về vị trí địa lý và nền văn hóa.

Posted Image

Hòn đảo này nằm cô đơn giữa Thái Bình Dương , cách phần Tây bờ biển Chilê chừng 3800 km. Đảo phục Sinh là một trong những hòn đảo mang nhiều vẻ bí ẩn nhất hành tinh. Nơi đây chứa đựng một bề dày lịch sử cùng với những bí ẩn thần bí của hòn đảo.

Posted Image

Những người châu Âu nhận ra dấu vết của một nền văn minh cao hơn đã từng phát triển trên đảo với gần 1.000 tượng đá khổng lồ. Moai, tên gọi những tượng đá khổng lồ được dựng trên Ahu - những bệ đá lớn, hay nằm ngả nghiêng trên những sườn đồi hướng ra biển. (Moai lớn nhất như El Gigante có chiều cao tới hơn 21m và nặng khoảng 150 tấn).

Posted Image

Sau chuyến thám hiểm của Tur Heyerdahl đến khu vực này đã vén tấm màn bí mật đến Rapa Nui, đảo Phục Sinh trở nên nổi tiếng với vẻ thần bí và quyến rũ đối với nhiều cư dân trên thế giới. Thật may mắn cho những ai có dịp đặt chân tới hòn đảo xinh xắn này.

Posted Image

Posted Image

TH (Theo Pravda)
Bác Thiên Sứ đọc cuốn Nguồn gốc người Vạn đảo chưa? Quyển này có nhiều tập (3 thì phải) của cái ông vượt biển bằng mảng chứng minh người thượng cổ có thể đi vòng quanh khắp thế giới. Chi tiết về đảo Phục Sinh cũng như các dân tộc di cư được phân tích rất chi tiết.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ đọc cuốn Nguồn gốc người Vạn đảo chưa? Quyển này có nhiều tập (3 thì phải) của cái ông vượt biển bằng mảng chứng minh người thượng cổ có thể đi vòng quanh khắp thế giới. Chi tiết về đảo Phục Sinh cũng như các dân tộc di cư được phân tích rất chi tiết.

Oh. Vậy MrPlkaR có thể đưa phần nói về đảo Phục Sinh lên đây không? Tôi muốn kiểm chứng giả thiết của tôi cho rằng: Việc đặt những cái tượng ở đảo Phục sinh nhằm trấn yểm một tai họa toàn cầu. Như vậy nó phải có trước Đại Hồng Thủy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Oh. Vậy MrPlkaR có thể đưa phần nói về đảo Phục Sinh lên đây không? Tôi muốn kiểm chứng giả thiết của tôi cho rằng: Việc đặt những cái tượng ở đảo Phục sinh nhằm trấn yểm một tai họa toàn cầu. Như vậy nó phải có trước Đại Hồng Thủy.

Đây là một bộ sách cực kì hay viết về những cuộc khám phá các vùng đất châu Mỹ, châu đại dương, mô tả chân thực thế giới sinh vật biển. Hồi bé, cháu được đọc bộ sách này tiếng Việt do bố mua cho, ấn tượng nhớ mãi đến giờ. Bây giờ muốn tìm lại, chắc cũng phải mất chút thời gian. Đảo Phục Sinh chỉ là một mắt xích trong chuỗi hành trình chứng minh về nhân chủng học của tác giả. Xin giới thiệu tóm tắt như sau :

(trích từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Thor_Heyerdahl )

Thor Heyerdahl

Sinh 6 tháng 10 năm 1914

Larvik, Na Uy

Mất 10 tháng 4 năm 2002 (87 tuổi)

Colla Micheri, Ý

Quốc tịch Na Uy

Ngành Nhân chủng học

Thám hiểm

Học trường Đại học Oslo

Ngay từ khi còn trẻ Thor Heyerdahl đã bộc lộ niềm yêu thích các cuộc thám hiểm để kiểm chứng các giả thiết về nhân chủng học. Năm 1936 ông thực hiện chuyến du hành đầu tiên tới Quần đảo Marquise, những ghi chép của ông về chuyến đi này được tập hợp trong tác phẩm Paa Jakt efter Paradiset (Cuộc săn tìm Thiên đường, 1938). Sau khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Thor Heyerdahl tạm ngừng công việc nghiên cứu để tham gia các chiến dịch phá hoại hậu cần Đức Quốc xã.

Năm 1947, Thor Heyerdahl thực hiện chuyến du hành nổi tiếng nhất của mình trên chiếc bè Kon-Tiki. Với mục đích chứng minh mối liên hệ giữa thổ dân Polynésie với người da đỏ Nam Mỹ, Thor Heyerdahl cùng một số người bạn đã sử dụng một chiếc bè được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu tự nhiên để vượt Thái Bình Dương mà không nhờ tới sự trợ giúp của bất cứ phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nào. Sau 101 ngày lênh đênh trên biển xuất phát từ Nam Mỹ, nhóm du hành của Heyerdahl đã tới đích ở Quần đảo Tuamotu ngày 7 tháng 8 năm 1947. Tổng cộng chiếc bè đã vượt qua quãng đường hơn 8.000 km và chứng tỏ rằng người da đỏ Nam Mỹ hoàn toàn có khả năng thực hiện những chuyến đi tương tự trong quá khứ. Cuốn sách ghi chép về chuyến đi có tên Hành trình Kon-Tiki của Heyerdahl sau này đã được dịch ra trên 50 thứ tiếng khác nhau, bộ phim tài liệu làm về chuyến đi cũng đã giành Giải Oscar cho phim tài liệu xuất sắc nhất vào năm 1951. Mặc dù chuyến du hành Kon-Tiki gây tiếng vang rất lớn nhưng giả thuyết của Heyerdahl về nguồn gốc thổ dân Polynésie không được giới nhân loại học đồng tình,[1] nhiều bằng chứng về sinh lý, văn hóa và di truyền cho thấy thổ dân ở đây có nguồn gốc từ lục địa châu Á chứ không phải Nam Mỹ,[2] còn thổ dân trên Đảo Phục Sinh thực tế lại có nguồn gốc chính từ quần đảo Polynésie.[3][4]

Trong hai năm 1955-1956, Thor Heyerdahl dẫn đầu một đoàn nghiên cứu Na Uy tới khảo sát các di chỉ khảo cổ trên Đảo Phục Sinh.[5] Các ghi chép của Heyerdahl về cuộc nghiên cứu này được tập trung trong tác phẩm Aku-Aku, đây tiếp tục là một đầu sách ăn khách và được những độc giả yêu thích khám phá tìm đọc. Trong hai năm 1969 và 1970, Thor Heyerdahl thử nghiệm việc dùng thuyền làm bằng papyrus để vượt Đại Tây Dương từ Maroc thuộc Châu Phi. Dựa theo những thiết kế của người Ai Cập cổ đại, Heyerdahl đặt tên cho con thuyền đầu tiên là Ra tuy nhiên nó đã bị hỏng sau vài tuần trên biển. Không dừng lại, Heyerdahl tiép tục cho làm Ra II, lần này con thuyền đã đưa đoàn thám hiểm tới Barbados và chứng minh rằng người ta có thể vượt Đại Tây Dương bằng cách nương theo hải lưu Canary.[6] Năm 1978 Thor Heyerdahl thực hiện chuyến du hành trên biển bằng một con thuyền sậy có tên Tigris nhằm chứng minh cho mối liên hệ giữa vùng Lưỡng Hà và Nền văn minh Thung lũng Indus, nay là Pakistan. Ngày 3 tháng 4 năm 1978, sau năm tháng lênh đênh trên biển, chiếc Tigris đã bị đốt ở Djibouti dù còn đang ở tình trạng hoạt động tốt, đây là hành động của Heyerdahl nhằm phản đối chiến tranh leo thang ở Biển Đỏ và Vùng sừng châu Phi.[7]

Về cuối đời, Thor Heyerdahl tiếp tục hoạt động tích cực trong nghiên cứu khoa học và đấu tranh bảo vệ môi trường. Ông qua đời năm 2002 ở tuổi 87 vì u não. Chính phủ Na Uy đã quyết định tổ chức quốc tang cho nhà thám hiểm tại Nhà thờ lớn Oslo vào ngày 26 tháng 4 năm 2002, tro hỏa táng của ông được đặt trong khu vườn của gia đình tại Colla Micheri.[8]

Tham khảo

Robert C. Suggs The Island Civilizations of Polynesia, New York: New American Library, p.212-224.

Friedlaender, J.S. et al. (2008). "The Genetic Structure of Pacific Islanders". PLoS Genetics, 4(1):173-190.

Kirch, P. (2000). On the Roads to the Wind: An archaeological history of the Pacific Islands before European contact. Berkeley: University of California Press, 2000.

Barnes, S.S. et al. "Ancient DNA of the Pacific rat (Rattus exulans) from Rapa Nui (Easter Island)". Journal of Archaeological Science, 33:1536-1540.

Gonzalo Figueroa

Ryne, Linn. Voyages into History at Norway. Retrieved 2008-01-13.

"Thor Heyerdahl's Final Projects". Azerbaijan International, 10:2.

Heyerdahl, Thor. Aku-Aku: The Secret of Easter Island. Rand McNally. 1958.

Heyerdahl, Thor. Kon-Tiki, 1950 Rand McNally & Company.

Heyerdahl, Thor. Fatu Hiva. Penguin. 1976.

Heyerdahl, Thor. Early Man and the Ocean: A Search for the Beginnings of Navigation and Seaborne Civilizations, February 1979.

Bí Ẩn Đảo Phục Sinh

Đảo Phục Sinh là quê hương của một nền văn minh trình độ cao, và những tác phẩm đá này được làm ra để báo điềm gở nhằm ngăn người lạ. Có sự tương quan rất lạ với những tu sĩ Druid ở khía cạnh tín ngưỡng riêng họ. Đó là hình thức hiến sinh cho các vị thần của họ và thậm chí là một kiểu tà thuật.

Nơi đây luôn được coi là một trong những địa điểm bí ẩn nhất hành tinh. Nằm ở vùng Nam Thái Bình Dương, cách Chile và Tahiti khoảng 2.000 dặm, hòn đảo này không phải là nơi dễ tiếp cận. Được phát hiện vào ngày lễ Phục sinh năm 1722, đảo đã mang luôn tên đó cho tới ngày nay.

Các nhà khảo cổ học đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy những người Đa đảo đã phát hiện ra hòn đảo này từ khoảng năm 400 sau Công nguyên. Và trong khi hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý với quan niệm này thì một số người lại nói, thực tế những người từ vùng Nam Mỹ đã đến cư trú trên đảo trước tiên. Nhà thám hiểm Thor Heyerdahl, tác giả cuốn Kon Tiki, lại cho rằng những cư dân đầu tiên đến từ Peru. Lý do họ đưa ra là vì có những điểm tương đồng giữa các bức tượng trên đảo, gọi là moai, với các công trình bằng đá của người Peru.

Những bức tượng moai trên đảo Phục Sinh.

Kích cỡ các moai trên đảo thay đổi từ vài tấn và cao từ chưa đầy 1,2 m tới 21,6 m và nặng xấp xỉ 150-165 tấn. Đến nay, các nhà khoa học đã đếm được 887 bức tượng như thế này trên đảo, với chiều cao trung bình 3,9 m và nặng trung bình 13 tấn. Chỉ có 288 trong số 887 tượng được đặt đúng vị trí, số còn lại vẫn nằm ở bãi khai thác hoặc rải rác trên đảo trong tư thế đang vận chuyển.

Hiện nay, vùng đất, con người và ngôn ngữ trên đảo Phục Sinh đều được cư dân của nó gọi là Rapa Nui. Những cư dân vùng đảo có một thứ ngôn ngữ viết gọi là Rongorongo mà thậm chí đến nay người ta vẫn không sao giải mã được toàn bộ. Chỉ còn lại 26 tấm thẻ gỗ có thứ ngôn ngữ này, và ý nghĩa của chúng vẫn chưa được xác định. Thêm vào đó, đảo còn có nhiều tác phẩm đá khắc mô tả hình ảnh chim chóc và cuộc sống thường ngày của những cư dân xa xưa. Đây giống như cuốn nhật ký, được làm ra để thể hiện xem các thế hệ nối tiếp nhau đã sống thế nào và làm những gì trong cuộc sống thường ngày của họ. Bộ phim Rapa Nui của đạo diễn Kevin Reynols dựa trên một số tác phẩm đá khắc này.

Một trong những bí ẩn lớn của đảo Phục Sinh là tại sao người ta lại ngừng xây dựng moai một cách rất đột ngột. Các nhà khoa học cho rằng, cư dân của đảo đông đúc nên phá vỡ hệ sinh thái đến không thể nuôi nổi toàn bộ dân cư được nữa. Một số tự biện rằng những khu rừng trên đảo bị đốn sạch đến mức tuyệt chủng, vì gỗ được dùng để di chuyển các moai khổng lồ, và đất thì được dùng cho nông nghiệp. Họ còn quả quyết thêm rằng vì hết gỗ nên những cư dân trên đảo không còn chuyên chở nổi những tảng đá khổng lồ, do đó buộc phải đột ngột chấm dứt công việc xây dựng các bức tượng.

Theo bằng chứng, cư dân đảo Phục Sinh sau đó bước vào thời kỳ suy thoái do cuộc nội chiến đẫm máu mà một số người tin rằng chấm dứt bằng hiện tượng ăn thịt đồng loại. Suốt thời kỳ này, tất cả các bức tượng bị cư dân trên đảo kéo đổ, chỉ mãi gần đây các nhà khảo cổ học mới cố gắng dựng lại các moai vào đúng vị trí của chúng. Chế độ nô lệ và bệnh tật do những người châu Âu đem tới đảo, như bệnh đầu mùa, giang mai đã làm giảm dân số bản xứ xuống còn 11 người vào năm 1877. Tuy nhiên sau khi Chile sáp nhập đảo vào năm 1888, dân số tăng lên xấp xỉ 3.800 người như ngày nay.

Đảo Phục Sinh là quê hương của một nền văn minh trình độ cao, và những tác phẩm đá này được làm ra để báo điềm gở nhằm ngăn người lạ. Có sự tương quan rất lạ với những tu sĩ Druid ở khía cạnh tín ngưỡng riêng họ. Đó là hình thức hiến sinh cho các vị thần của họ và thậm chí là một kiểu tà thuật.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đôi nét thêm về vị trí địa lí đảo Phục Sinh :

Posted Image

Đảo Phục Sinh được đặt ở trung tâm qua phép chiếu trực giao

Đảo Phục Sinh, theo tiếng bản địa là Rapa Nui ("Đại Rapa") hoặc Isla de Pascua trong tiếng Tây Ban Nha, là một hòn đảo ở phía Nam Thái Bình Dương thuộc Chile. Tọa lạc cách Chile lục địa khoảng 3600 km về phía Tây và 2075 km Đông của đảo Pitcairn, nó là một trong những hòn đảo cô lập nhất thế giới. Nó được gọi là đảo "Phục Sinh" vì đã được những người Hà Lan phát hiện ra trong ngày Chủ Nhật Phục Sinh năm 1722. Tọa độ 27°09′B, 109°27′T, với vĩ độ gần với vĩ độ của thành phố Caldera của Chile, phía Bắc của Santiago. Hòn đảo gần như hình tam giác với diện tích 163,6 km² và dân số 3791 người (theo điều tra dân số năm 2002), 3304 trong số đó sống ở thủ phủ Hanga Roa. Đảo này được tạo thành từ 3 núi lửa: Poike, Rano Kau và Terevaka. Đảo này nổi tiếng với các moai, các tượng người bằng đá đứng dọc theo bờ biển. Về mặt hành chính, đây là một tỉnh của Vùng Valparaíso.

Có 2 loại thực vật ông Thor dùng để làm thuyền vượt Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là cây sậy và cây gỗ ban-xa. Cây sậy ông tết lại thành thuyền của ngừoi AI-Cập cổ, cây ban-xa làm mảng vựot Thái Bình Dương theo gió mậu dịch. Cây này có lẽ ít người biết, xin giới thiệu :

Posted Image

Cây Balsa sống ở đâu?

Cây balsa sống tự nhiên trong rừng rậm nhiệt đới ở trung và nam Mỹ. Nhưng phần lớn gỗ balsa cho máy bay mô hình thường được cung cấp từ Ecuador ở bờ biển phía tây của Nam Mỹ. Balsa sống ở điều kiện ấm áp, nhiều mưa và khô ráo (không động nước). Chính vì lý do này và gỗ balsa tốt nhất thược mọc ở đất cao dọc theo dòng sông vùng nhiệt đới. Tên khoa học của balsa là Ochroma Lagopus. Chữ balsa là tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bè gỗ, nó nổi dể dàng trên mặt nước. Ở Ecuador, nó được gọi tên là Boya có nghĩa là phao.

Cây Balsa mọc như thế nào?

Không có chuyện một rừng balsa, cây balsa mọc riêng lẻ hoặc từng khu vực nhỏ rải rác trong rừng. Trước đây người ta thường gọi cây balsa là cây dại. Cây balsa tái sinh bằng hạt của nó, gió thổ hạt của nó và phân bố rời rạc trong rừng. Hạt balsa rơi xuống đất đến khi có ánh sáng mặt trời thì nó bắt đầu phát triển thành cây, khi phát triển thì các cây nhỏ yếu sẻ chết chỉ còn những cây mạnh thì sống. Chính vì vậy mà theo số liệu trung bình thì 0.4 hecta rừng bạn có thể chỉ tìm thấy 1 hay 2 cây.

Cây balsa trưởng thành trong bao lâu?

Cây balsa mọc rất nhanh, sáu tháng sau khi nẩy mầm thì thân nó được 3.5 cm cao khoảng 3 đến 4 m. Trong vòng 6 đến 10 năm thì nó cao khỏang 20 đến 30 m và đường kính là 0.3 đến 1.3 m, lúc này ngừơi ta sẻ cắt nó. Nếu không cắt mà để cho nó tiếp tục mọc thì vỏ của cây sẽ trở nên cứng và ruột bị mục nát. Lá cây balsa giống như lá cây nho nhưng to hơn nhiều, khi còn trẻ thì lá cây balsa có thể dài đến cả mét, cây càng già thì lá càng nhỏ lại.

Tại sao gỗ balsa nhẹ?

Để biết được tại sao gỗ balsa nhẹ, bạn cần phải xem nó với kính hiển vi. Tế bào của nó rất to nhưng thành thì mỏng. Đa số các cây khác thì nó nặng do chất nhựa kết dính gọi là lignin dùng để kết hợp các tế bào lại với nhau. Với cây balsa thì lignin rất ít. Cây balsa chỉ có khỏang 40% là chất rắn, để có được sức mạnh đứng thẳng thì cây balsa chứa nước trong tế bào của nó làm cho nó trở nên cứng - giống như bạn bơm hơi cho bánh xe vậy. Với cây balsa còn xanh, so sánh về trọng lượng thì lượng nước trong cây balsa nặng gấp 5 lần phần gỗ của chính nó. Còn các cây gỗ cứng khác thì tỉ lệ nước trong gỗ ít hơn nhiều (so với chính bản thân cây gỗ đó). Chính vì vậy trước khi đem bán, gỗ balsa phải được nung trong lò trong 2 tuần để tách nước ra khỏi tế bào gỗ, cho đến khi lượng hơi ẩm chỉ còn 6%. Nung trong lò cũng để diệt côn trùng, vi khuẩn, nấm trong cây khi còn xanh.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Moai

Moai là những bức tượng được tạc từ tro núi lửa cô đặc tại Rapa Nui, Đảo Phục sinh, Chile. Tất cả các bức tượng đều được chế tạo từ đá nguyên khối, có nghĩa được tạc từ một tảng duy nhất. Moai lớn nhất từng được dựng lên là "Paro", cao tới 10 mét (33 feet) và nặng 75 tấn[1]. Một bức tượng được tìm thấy ở tình trạng chưa hoàn thành cao tới 21 mét (69 ft) và nặng 270 tấn.

Hiện tại những bức tượng này đang được đề cử vào danh sách Bảy kỳ quan mới của Thế giới.

Lịch sử và miêu tả

Chưa tới một phần năm những bức tượng được chuyển tới các địa điểm nghi lễ và dựng lên khi đã được đội một cái mũ hình trụ (pukau) bằng đá đỏ. Những chiếc "mũ" đó, như chúng thường được gọi, được chế tạo từ đá ở một mỏ duy nhất là Puna Pau. Khoảng 95% trong số 887 moai ta biết hiện nay được tạc từ tro núi lửa tại Rano Raraku, 394 moai hiện vẫn nhận thấy được. Việc vẽ bản đồ bằng GPS (hệ thống định vị toàn cầu) gần đây cho thấy tại khu vực phía trong có thể có một số moai khác tồn tại. Các mỏ đá tại Rano Raraku dường như đã bất thần bị bỏ hoang, với nhiều bức tượng vẫn ở nguyên vị. Tuy nhiên, các công đoạn chế tạo khác phức tạp và hiện vẫn đang được nghiên cứu. Hầu như tất cả các moai đã được hoàn thành và chuyển từ Rano Raraku tới dựng thẳng tại các địa điểm nghi lễ và lại bị lật đổ đều do người bản địa tiến hành ở giai đoạn ngay sau khi công việc được hoàn tất.

Bản đồ Đảo Phục sinh với các địa điểm Moai

Posted Image

Hình chụp gần moai tại Ahu Tahai, được nhà khảo cổ học Hoa Kỳ William Mulloy phục chế với cặp mắt bằng san hô

Posted Image

Moai từ Ahu Ko Te Riku tại Hanga Roa, với chiếc tàu huấn luyện của Hải quân Chile Buque Escuela Esmeralda chạy ngang phía sau. Moai này hiện là bức tượng duy nhất được phục chế đôi mắt.

Posted Image

Ahu Tongariki, phục hồi thập niên 1990

Posted Image

Ahu Akivi, moai duy nhất quay mặt ra biển

Dù thường các bức tượng chỉ có phần "đầu", trên thực tế moai có đầu và thêm phần thân mình đã được rút gọn.

Những năm gần đây, nhiều bức tượng moai đã được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn, dù đã bị lật đổ, mặt úp xuống đất. Nhờ vậy mọi người đã khám phá rằng các hốc mắt sâu nổi tiếng của moai từng chứa đựng những đôi mắt san hô. Những đôi mắt mô phỏng đã được chế tạo và đặt vào vị trí phục vụ cho việc chụp ảnh.

Các bức tượng được những người khai hoang Polynesia tại hòn đảo này chế tạo bắt đầu từ khoảng năm 1000–1100 sau Công Nguyên. Ngoài việc thể hiện những vị tổ tiên đã mất, moai, cũng từng được dựng tại những địa điểm nghi lễ, cũng có thể từng được coi là hiện thân của các vị thủ lĩnh nhiều quyền lực đang sống. Chúng cũng là những bức tượng biểu hiện dòng giống quan trọng. Moai được điêu khắc bởi một nhóm những người điêu khắc chuyên nghiệp và là một tầng lớp riêng biệt, những người thuộc một tầng lớp cao hơn so với những thợ điêu khắc Polynesia bình thường khác. Các bức tượng đòi hỏi chi phí chế tạo rất lớn; không chỉ bởi việc khắc mỗi bức tượng đều đòi hỏi chi phí nhân công và nguyên liệu, mà còn cho việc di chuyển và dựng đứng nó lên ở vị trí chọn lựa. Hiện ta vẫn chưa biết rõ moai được di chuyển bằng cách nào nhưng quá trình này chắc chắn đòi hỏi nhiều nhân công, dây kéo, búa và/hay con lăn. Một giả thuyết khác cho rằng moai có thể đã được di chuyển bằng cách đẩy đi. (Pavel Pavel và cuộc thực nghiệm thành công của ông[2] chứng minh rằng chỉ cần 17 người với những sợi dây có thể di chuyển với tốc độ khá nhanh những bức tượng ở mức trung bình và cho rằng kỹ thuật này có thể được mô phỏng ở mức độ lớn hơn cho các bức tượng lớn khác). Tới giữa những năm 1800, tất cả moai bên ngoài Rano Raraku và nhiều bức tượng ở trong mỏ đá đã bị lật đổ. Ngày nay khoảng 50 moai đã được dựng lại ở vị trí cũ của chúng.

Những truyền thuyết của người dân trên đảo nói về một vị tộc trưởng tên là Hotu Matu'a, người từng rời quê hương để tìm một quê hương mới. Nơi ông lựa chọn hiện chúng ta gọi là Đảo Phục sinh. Khi ông qua đời, hòn đảo được sáu người con trai của ông phân chia và sau đó lại bị những người cháu chắt chia nhỏ tiếp. Những người dân trên đảo có thể từng tin rằng những bức tượng của họ có thể hấp thu "mana" (những năng lực siêu nhiên) của vị thủ lĩnh. Họ có thể tin rằng bằng cách tập trung mana trên đảo những điềm lành sẽ tới, ví dụ, mưa sẽ rơi và những mùa vụ sẽ bội thu. Truyền thuyết của người định cư chắc chắn là một phần của một thần thoại khác, phức tạp hơn và phản ánh nhiều khía cạnh hơn, và nó đã thay đổi theo thời gian.

Ghi chú

1 New Scientist, 29 July, 2006, pp. 30-34

2 Thor Heyerdahl, Arne Skjølsvold, and Pavel Pavel The "Walking" Moai of Easter Island

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các MOAI này di chuyển như thế nào? Có 1 truyền thuyết nói, chúng tự di chuyển!!!!

Các nhà khoa học đã thí nghiệm chứng minh như sau : http://www.tegakinet.jp/moai.htm

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=YcXt7KYJoCk&feature=player_embedded

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay