Posted 8 Tháng 6, 2008 Nhân dịp mùng 5/5, Phoenix giới thiệu loạt bài về Âu Cơ - hình tượng được coi là Tổ mẫu của người dân Việt. Mời các ACE có bài viết hoặc nghiên cứu cùng chủ để tham gia. Giới thiệu bài hát đầu: Lời Mẹ Âu Cơ Nhạc sĩ: Xuân Điềm Năm ngàn năm xưa đó, con còn nhớ hay không? Mẹ thường ru con ngủ trong chiếc nôi Lạc Hồng U u u u u. U u u u u. Quê hương ta thuở ấy trời đất rộng mênh mông Từ Động Đình ra biển, Ba Thục tới hồ Thun Con còn nhớ hay không? Con còn nhớ hay không? Tổ tiên ta Lạc Việt, khởi đầu kinh Dương Vương Làm vua miền Ngũ Lĩnh cùng người Hán tranh hùng. Cha con Lạc Long Quân, dòng dõi thần Giao Long. Mẹ cùng cha kết hợp tạo nên giống Tiên Rồng. Con còn nhớ hay không? Con còn nhớ hay không? Một ngày con lớn khôn là nước mắt tuôn ròng. Năm mươi con xuống biển đi theo cha Lạc Long. Con còn nhớ hay quên? Con còn nhớ hay quên? Năm mươi con theo mẹ cùng vượt núi băng ngàn, Về miền Nam nắng ấm ta dựng nước Văn Lang. Năm ngàn năm xưa đó, Nước ta thật huy hoàng. Trời Nam riêng một cõi mười tám đời Vua Hùng. Trăm con cùng một mẹ trăm tộc cùng một tên. Có khi nào xung khắc (thì) nghĩ đến tình anh em! Đừng bao giờ quên nhé , chúng ta người Việt Nam! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 MỘT MẸ TRĂM CON - những điều bàn luận Nghe một bài hát: Một mẹ trăm con - Phạm Duy ---------------------------------------------------------------- Một ý kiến bàn luận: MỘT LỐI HIỂU VỀ: MỘT MẸ 100 CON - Tác giả: Nguyễn Việt Nho (Ðã đăng trong Tuần Báo Thằng Mõ Số 1011, 1012 và 1014, tháng 9/ 2001 được đọc và sửa đôi điều) Nhân đọc bài viết Một Mẹ 100 Con của Ỷ Lan, người viết muốn riêng gởi cho chị, một người Anh chính cống nhưng như có duyên nơ tiền kiếp với dòng Việt, rất sành Văn Hóa Việt. Những bài viết bằng tiếng Việt về quê hương Việt Nam của chị (cho dù chị chưa từng đến Việt nam), đã được đài BBC Luân Ðôn chọn để đọc nhiều kỳ. Ðoản văn viết về Một Mẹ 100 Con đăng trên Thằng Mõ mới đây của chị rất Việt Nam, dí dỏm và độc đáo! Bài này chỉ muốn nhân đây đưa ra một lối hiểu về chuyện Một Mẹ 100 Con hay về Huyền Thoại Trăm Trứng Trăm Con của dòng Việt, nhằm nêu lên tính độc đáo của nền văn học có một không hai của nhân loại, để mời chị và những ai quan tâm, cùng trở về và khai triển nền văn hóa 100 con Rồng Cháu Tiên của dòng Việt. 1) Một Mẹ 100 Con Nội Dung Chuyện Kể: Một Mẹ Trăm Con là một trong những huyền thoại của dòng Việt, thường được biết với tên gọi Huyền Thoại Trăm Trứng Trăm Con hay Huyền Thoại Rồng Tiên (mà Nguyễn Việt Long gọi dưới cái tên khác là Kinh Rồng Tiên nó lên đích thực tầm mức quan trong của Huyền Thoại). Chuyện được truyền dòng lại như sau: "Sùng Lãm là cháu bốn đời của Thần Nông (Cha Sùng Lãm là Kinh Dương Vương (KDV), là cháu đời thứ ba của Thần Nông). Sau khi được KDV truyền ngôi báu, Sùng Lãm lấy hiệu là Lạc Long Quân (LLQ), kết duyên cùng Bà Âu Cơ (ÂC) là con gái của Ðộng Ðình Hồ. Hai Ông Bà lấy nhau sinh ra một cái bọc trăm trứng, trứng nở thành 100 người con, sau trở thành 100 dòng Việt gọi là Bách Việt". Trăm giống Việt này nhận nhau là đồng bào, (chữ bào có nghĩa là cái bọc; đồng bào là cùng bọc". Người Việt mình ngày nay, phần lớn là người Kinh, thuộc dòng Lạc Việt. Những dòng Việt khác là Âu Việt, Tây Việt, Ðông Việt, Mường Việt, Mân Việt... nhiều nhà nhân chủng học còn ghi nhận được sự tồn tại của 54 dân tộc khác nhau trên khắp nước Việt Nam rải từ Nam chí Bắc. Bách Việt xưa có lãnh thổ phía Bắc giáp Ðộng Ðình Hồ, phía Ðông giáp Nam Hải (biển của người phương Nam (để phân biệt với Hán tộc nằm phương Bắc), Nam giáp Cù Tôn (Chiêm Thành), Tây giáp Thiểm Tây; có nghĩa là lãnh thổ Bách Việt bao gồm phần lớn Hoa Nam và kéo dài đến Bắc Trung Bộ của nước ta ngày nay. Huyền Thoại cũng truyền rằng: "LLQ vốn là Nam Thần Hồng Long (là Rồng Ðỏ nên trong qúa khứ, nước ta đã có thời lấy tên nước là Xích Qủy nghĩa là Con Ðỏ, con của Rồng Ðỏ Hồng Long) và Âu Cơ là Nữ Tiên Bạch Ðiểu, cả hai đều ở trên trời nhập thế và nhập thể thành người. Thế nên dòng Việt vẫn tự hào nhận mình thuộc con cháu Rồng Tiên và vẫn duy trì thờ cúng Ông Bà như là duy trì một Ðạo Lý là Ðạo của nhà Tiên (Ðạo Gia Tiên). Truyện cũng kể thêm rằng: "vì Rồng Tiên khác giống nên Ông Bà không thể ăn đời ở kiếp với nhau được, nên đã phải chia tay, chia con: Một nửa theo cha xuống biển, một nửa theo mẹ lên núi và điểm hẹn gặp hằng năm là nơi Cánh Ðồng Tương. Tuy xa mặt nhưng không cách long, hai bên, nửa theo Cha cũng như nửa theo Mẹ luôn ghi lòng là tuy hai mà một, cùng một dòng Rồng Tiên, đồng bọc... Cả hai đều có nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ cho nhau trong những khi nguy biến trong tinh thần: "Ðông có mầy Tây có tao như lời dặn của Ông Bà xưa còn truyền dạy. 2) Ý Nghĩa Của Truyện Kể: 2.1/ Ý nghĩa truyện kể theo lối hiểu thói thường : Hiểu theo thói thường là hiểu theo lối lời sao hiểu vậy, thuộc lối bạch văn mà hầu hết các dân tộc đều dùng để truyền đạt tư tưởng. Theo lối hiểu này thì tổ tiên chúng ta là cặp vợ chồng LLQ - ÂC: Bà ÂC sanh con không bình thường: đẻ một trăm trứng trong một bọc, rồi những trứng ấy mới nở thành 100 con,con toàn là loại ớt chỉ thiên đực rựa!. Về sau hai Ông Bà không thể sống chung nên phải chia tay, chia con. 50 con theo Mẹ lên núi, nửa còn lại 50 con theo Cha xuống biển. 2.2/ Những điều vô nghĩa hiểu theo thói thường. Qua đó, nếu hiểu theo lối thông thường xưa nay, ta thấy có những điều bất ổn như: - Rồng Tiên khác loại không thể giao hợp để có con, chuyện là trái với thực tế và với khoa học. - Loài người thuộc loại động vật có vú, là loài đẻ con chứ không thể đẻ trứng. - Con người không thể sanh 100 con trong một lần sanh và lại có thể nuôi lớn được tất cả. Cho đến nay ta chỉ thấy có trường hợp sanh tám, sanh mười là tối đa. - Tại sao 100 đứa con đều là trai mà chẳng có đứa nào là gái? Nước ta vốn được nổi tiếng là một đất nước có bốn ngàn năm văn hiến, khiến đám người đô hộ phương Bắc phải nể trọng và gọi là một "Văn Hóa Chi Bang, không lẽ có sự kỳ thị nam nữ trong văn hóa mệnh danh là Văn Hóa Rồng Tiên, cũng "nam tôn nữ ti", "nhất nam viết tử, thập nữ viết vô như Tàu hay sao? Lại nữa, văn hóa Rồng Tiên là văn hóa đặt trên nền tảng số âm dương mà số âm dương là số tương đối, chia đều theo lối sòng phẳng thói đời theo tỉ lệ 50/50 là tạo một thế quân bình chết. Ðiều này không đúng, thiết lập tỉ lệ tuyệt đối 50/50 chẳng khác nào bảo vũ trụ đối xứng trong khi vũ trụ vốn phi đối xứng (điều này vừa được các nhà vật lý thế giới làm việc tại Ðại học Stanford, CA kiểm nghiệm bằng máy BABAR và ra thông báo trong tháng 7 năm 2001). Nếu Âm Dương mang tỉ lệ cân xứng tuyệt đối 50/50 thì Bát Quái sẽ không chuyển xoay, âm dương không chuyển động và vì thế sẽ không thể sanh nẩy ra muôn loài, muôn vật.. . Và, bởi những trục trặc mang tính thiếu văn hóa như trên nên dưới đây xin đề nghị một lối hiểu khác để mong tìm cái hữu lý và điều ơn ích rút ra từ thể loại Văn Học Huyền Sử và trước khi đi vào vấn đề này, ta cũng nên biết qua Huyền Thoại là gì ? Huyền Số là gì ? Huyền Tự là gì ? 2.3/ Ý nghĩa truyện kể theo lối hiểu Văn Học Huyền Sử Huyền Thoại là gì ? Huyền Số là gì? Huyền Tự là gì?... Và tại sao phải dùng thể loại văn học này? Huyền Thoại là một thể văn đặc biệt và độc nhất vô nhị mang Việt tính mà không đâu có được, chỉ Việt Nam mới có huyền thoại để xây nền móng cho Văn Học Huyền Sử. Các dân tộc khác, kể cả Tàu, đều chỉ có thần thoại hay nhân thoại mà thôi. Trong huyền thoại thường chứa những con số gọi là Huyền Số và những chữ đặc biệt gọi là Huyền Tự và nhờ huyền số và huyền mà ta tìm được huyền ý mà huyền thoại muốn truyền đạt. Thí dụ huyền thoại chúng ta đang đề cập này có bốn con huyền số là con 2 (hai Ông Bà LLQ và ÂC); con số 1 (lấy nhau kết thành một cặp vợ chồng) con số 100 (trăm trứng nở 100 con) và 50 con theo Cha, 50 con theo Mẹ), và các huyền tự là: theo Cha ra biển, theo mẹ lên núi, Cha Mẹ là Rồng Tiên ở trên trời, gặp nhau ở cánh đồng Tương...Ý nghĩa của nó xin sẽ dẫn giải ở các phần dưới: _ Huyền Thoại: Huyền là khép kín, che giấu (hidden). Thoại là nói, kể, chuyện kể. Vậy Huyền Thoại là chuyện kể được giấu che trong đó những điều huyền nhiệm, qúy báu, phải suy nghĩ để cố moi tìm theo một nguyên tắc logic mới mong khám phá được những ẩn ý ngầm chứa bên trong. Cái nguyên tắc logic đó là các nguyên lý âm dương Rồng Tiên cùng ý nghĩa các huyền tự, huyền số thường chứa trong huyền thoại. Vì không tìm thấy những huyền nhiệm được dấu bên trong nên, về sau từ "huyền thoại" đồng nghĩa với chuyện không thật hay điều bịa đặt... Tưởng cũng cần nên biết, điểm đặc biệt của huyền thoại là, tuy được truyền bằng miệng qua nhiều đời và tuy lời văn tuy có khác, mà nội dung chuyện kể, nhất là các huyền số và huyền tự thì không hề thay đổi. _ Huyền số: Là những con số ngầm chứa cái lý bên trong nên nó còn có tên khác là con Lý Số. Trong Kinh Thiên Chúa Giáo cũng có những huyền số mà thánh Augustino cho rằng: "Không hiểu huyền số thì không hiểu được những đoạn bí hiểm trong Thánh Kinh". Phật Giáo có những con số như thế được gọi là các con Pháp Số. Các nhà chú giải kinh sách của các tôn giáo hiểu các huyền số, pháp số theo nguyên tắc nào thì tôi chưa từng biết, riêng để hiểu các huyền số của huyền thoại ta cần chuyển các con số dưới dạng số thập phân này sang hệ Lý Số của Dịch Số, là các quẻ trong Dịch để biết được ý nghĩa của nó (cách chuyển đổi xin xem lại phần Ba Hệ Toán Số). Huyền Số chính là lối văn của Sách Ước Trinh Nguyên Không Một Chữ được hình thành bởi 100 chấm tròn đen trắng trên lưng Rùa Thần, được Mẹ ÂC có biểu tượng là con chim hạc, ngậm nơi miệng của vật thờ dòng tộc. Ðó chính là bộ kinh vô tự: "Sách ước là bộ Kinh Vô Tự Là chúc thư không chữ truyền dòng..." (Tdnguyenvietnho) được ký gởi qua huyền thoại, xem như là bia miệng truyền lại muôn đời: "Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ" (Ca dao). _ Huyền tự: Chữ chứa ngầm bên trong những ý huyền nhiệm. Trong kinh sách các tôn giáo, người xưa cũng dùng các huyền tự tương tự mà cái nghĩa của nó nằm bên sau chữ; vì thế họ thường khuyên khi đọc kinh sách đừng để ý cái lời, cái chữ, nó sẽ làm hại đến cái ý. Ta cũng nên tìm hiểu thêm: tại sao phải dùng văn huyền thoại? - Thưa có ba lý do: _ Thứ nhất: Lời nói và chữ viết qui ươc mang tính mơ hồ, hàm hồ, không đủ khả năng diễn tả những điều cao siêu, bí ẩn hoặc những điều siêu hình mà tai không thể nghe, mắt không thể thấy... hoặc trong những việc mà ta chưa nghiệm ứng, chưa kinh qua qua bản thân. Cái danh của sự vật chỉ có được khi chúng ta đã có kinh nghiệm về nó, thường phải thông qua bằng giác quan tai nghe, mắt thấy, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị... nhưng có những sự vật nằm ở thể trạng của vật chất cực kỳ phân tán, hình không hình, trạng không trạng, nằm ngoài khả năng nhận biết của năm giác quan, thì hẳn nhiên khó mà dùng lời để truyền đạt. Hơn nữa, cái danh của sự vật thực ra cũng chỉ là danh tạm vì sự vật nằm trong nhân sinh quan động, nó biến đổi luôn, nó đâu có tồn tại mãi mà có thực danh? Danh được gọi không phải là danh thường hằng: "Danh khả danh phi Thường danh" (Lão Tử). Trước những vấn đề này đòi hỏi người muốn nói phải mượn một việc khác, một điều khác để gợi ý mới mong người nghe, qua những gợi ý đó, mới cảm thông được. Và bởi, hơn nữa, sự vật là sự vật và nói về sự vật chỉ là mô tả nó chứ không là chính nó. Thí dụ: Trong Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo, Chúa Jesus khi nói về nước Thiên Ðàng Ngài đã không thể dùng lời nói thẳng cho kẻ ngoại đạo mà Ngài phải dùng dụ ngôn như là một lối mượn một chuyện khác để gợi ý: "Ta nói nước Thiên Ðàng cho tông đồ bằng mạc khải và người ngoại đạo bằng dụ ngôn". Và, Phật Thích Ca cũng vậy, sau 49 năm thuyết pháp Ngài đã nói không biết bao là lời, cuối cùng cũng nhận thấy rằng "Nói thuyết pháp câu nói đúng đắn hơn hết là Ta đã chẳng thuyết pháp" Quả là: "Nói rồi lại nói rằng chưa Phải điều mạc khải mới vừa lòng ta!" (Thơ Tdnguyenvietnho) Sao thế? - Thưa bởi: "Ngôn từ cạn ý rậm lời Chỉ vô ngôn mới rộng khơi nhiệm màu"... (Trích Bài Thơ Dâng Chúa, thơ Tdnguyenvietnho) Ðời nay hàng học giả thì nhiều mà học giả (người học rộng), học giả cũng còn có nghĩa chỉ là học giả (không phải học thiệt hay thiệt học), bởi họ học chữ thì nhiều mà không thấy được cái nghĩa nằm sau: Ðám học giả chưa là học thiệt Thế cho nên càng viết càng sai Thời gian rồi cứ qua hoài Bây giờ mới thấy rõ tài Ông Cha Không thèm một chữ viết ra Chỉ dùng hình số Ông Bà, âm dương Viết ra tất cả luật thường Ðể cho mọi thứ làm gương soi vào..... . (Lối Thường Mời Bác Thử Ði, Thơ Tdnguyenvietnho) Vì thế, trước sự hạn hẹp về ý và về nghĩa của ngôn từ, Lão Tử chủ trương Vô Ngôn, Học Vô Học... và nếu phải dùng ngôn từ thì đó là sự chẳng đặng đừng của lời "Ngôn Bất Ngôn" của lối Văn Tải Ðạo (lối văn không chấp vào lời; lời nhằm đạt ý, khi đạt ý thì phải quên lời. Kiểu như đò là phương tiện sang sông, qua sông xong phải bỏ đò!) _ Lý do thứ hai: Nhìn suốt dọc dài lịch sử hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã không có được lấy một ngày độc lập và yên bình thật sự. Hơn ngàn năm đô hộ giặc Tàu, ngót trăm năm đô hộ giặc Tây, hết nội chiến đến ngoại xâm. gay cả trong những thời kỳ Ðinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn Tây Sơn, Nguyễn Gia Long.. ., được xem là độc lập, tự trị cũng phải hàng năm triều cống phương Bắc... Thử hỏi nếu không truyền dòng bằng lối văn huyền thoại của lối bia miệng, thì nền văn hóa tổ tiên muốn di chúc liệu có còn tồn tại được chăng? - Hẳn nhiên là không: Nếu nó không bị thiêu rụi bởi chiến tranh thì cũng đã bị Bắc phương "sửa sách sử để đoạt quyền trước tác": Vì quá xưa nên lắm bọn lưu manh Sửa sách sử để đoạt quyền trước tác (Sách Ước, thơ Tdnguyenvietnho) Ngày nay, ai không biết khi xưa Trung Hoa đã dùng những biện pháp khốc liệt như chỉ thị cho Bắc quân đập phá hết mọi dấu vết văn hóa ta, ngay cả những mộ bia hay bài vị cũng không được để lại và cũng không được đọc nó (chỉ thị của Mã Viện) hoặc họ đã từng dùng biện pháp đốt sách giết học trò dưới thời Tần Thủy Hoàng: Còn khi quân Minh sang, họ thu góp tất cả sách vở, bắt người tài gỏi của ta, như Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyễn Trãi), nhà sư Tuệ Tĩnh, Hồ nguyên Trừng, Nguyễn An... chở về Tàu. Hậu qủa, đến nay sách vở từ thế kỷ thứ 15 trở về trước chẳng còn tìm thấy nữa . . . Văn hóa ta còn được biết đến hôm nay cũng nhờ Ông Bà Tiên Tổ ta đã dùng lối văn huyền thoại, các hình đồ, lý số cùng tín ngưỡng truyền dòng để truyền lại cho con cháu muôn đời về sau. - Lý do thứ ba: Bởi văn huyền thoại là lối văn dùng "Lời Không Lời", không bị cột chặt vào ngôn từ, nên không bị vướng mắc bất cứ điều gì để phải bị đào thải bởi thời gian như kiểu Khổng Tử Viết, Lênin dạy, "Bác" Mao dạy, "Bác" Hồ dạy... đã gieo nhiều tai họa khiến anh Trần Quốc Sủng, nhà giáo cũng là một nhà thơ, phải giận dữ: Tân Kinh, Cựu Ước đâu? - dồn lại ! Nổi lửa lên rồi hãy gióng chuông ! Trước khi qua vấn đề khác, xin được nhắc thêm: Huyền thoại, Huyền Sử, Huyền số Huyền đồ trong Văn Hóa Cổ Việt được dùng nhằm truyền ý; lời chỉ là phương tiện chẳng đặng đừng, đọc văn huyền thoại không nên tra khảo sự hợp lý theo nghĩa của thói thường: không nên dò tìm sự kiện xảy ra năm nào, thời nào, được trích từ sách nào? của ai? làm thế không phải là cách đọc huyền thoại. Ðọc nó phải như cách đọc Dịch Lý: Bỏ lời lấy tượng, rồi bỏ tượng lấy ý và xa hơn nếu được, bỏ luôn ý để nhập vào với Ðạo, Ðông Phương không nhằm chỉ đạt lý mà nhằm đến cái ÐẠO. 2.4 Một Mẹ 100 Con hiểu dưới lăng kính Lời Không Lời của Huyền Thoại: Văn Hóa 100 Con hay Văn Hóa Rồng Tiên đặt trên căn bản Âm Dương Dịch Số, nên lời của Huyền Thoại phải được truy tìm xoay quanh các qui luật và các biểu tượng của âm dương để hiểu ý của lời văn. Áp dụng vào huyền thoại trên, ta rút ra được những ý chính sau đây: - Rồng LLQ là biểu tượng của Dương Càn ( __ ); Tiên ÂC là biểu tượng của Âm Khôn (_ _) của Dịch số. - Con số 2: Hai Ông Bà, Rồng Tiên (âm dương), lấy nhau thành một cặp vợ chồng (con số 1), là hình ảnh của Ðồ Hình Thái Cực trong đó có chứa hai Lưỡng Nghi, một âm một dương. Trên phương diện vật lý, có thể xem Một Cặp Vợ Chồng hay Thái Cực này như là Cặp Hạt Căn Bản của vật chất có chứa bên trong hai phần tố vật chất và phản vật chất, là một cặp bất phân ly. Trong sinh học hay trong công nghệ cloning ngày nay, hình ảnh Thái Cực là hình ảnh của tế bào chưa phân hóa nhưng ngầm chứa tất cả. Ðó là tế bào gốc (stem cell) đầu tiên của thai nhi vừa hình thành bởi một noãn và một tinh trùng. Nó là tế bào chưa là tế bào máu, chưa là tế bào thịt, chưa là tế bào da... nhưng nó là tất cả. Chính tế bào này sẽ phát triển thành các tế bào máu, thịt, da, thần kinh... Nó là con số 1 Thái Cực, là Cặp Lưỡng Nhất (từ của triết gia Kim Ðịnh): là Hai Trong Một; hay că밠Song Nhị của Nguyễn Việt Long: trong 1 có 2 (xem Ðồ Hình Thái Cực), như thể câu: "Ta với mình tuy Hai mà Một Mình với ta tuy Một mà Hai" _ Con 1: (vợ chồng kết thành một cặp) là âm dương kết thành một Thái Cực, là hình ảnh của hai Ông Bà thành 1, (1 + 1 = 1), khiến vũ trụ sanh sôi nẩy nở muôn loài, muôn sắc mà Dịch phát biểu bằng lời là Nhất bản tán vạn thù và lời huyền thoại nói là: "Cặp vợ chồng LLQ-ÂC sinh trăm trứng, nở trăm con". Số 1 và số 100 là hai con Huyền Số quan trọng của Dịch Số. Con số 1 này là con Một Tương Ðối trong Thái Cực, nếu viết sang dịch số với hệ Lưỡng Nghi là con Yang Càn (__) là một nét Dương. Con số 1 này nếu viết sang hệ 2 nét là con Thiếu Âm ( ), với hệ 3 nét là con Cấn ( ) với hệ 6 nét là con Sơn Ðịa Bát ( ). (Trông vào hình ta thấy tượng của con số 1 Bát này là tượng của vũ trụ của buổi sơ khai sau Big Bang, là một vùng Lãnh Không mênh mông: 5 nét âm và chỉ có một nét dương mong manh như là một Ánh Ðiểm phiêu bồng dính vào. Chỉ cần tượng hình con Bát cũng đủ để nói lên cái vũ trụ quan và việc hình thành vũ trụ như thế nào trong văn hóa Tiên Rồng Cổ Việt!) Số 100 (100 trứng) ngoài nghĩa là con số chỉ sự tối đa, viên mãn, vẹn toàn... như 100 phần trăm, như 100 trong "chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu" của thi sĩ "dở dở lại ương ương" Tú Xương; trong trăm họ (để chỉ muôn dân trong thiên hạ); như: trăm nẻo đường đất nước; trăm điều xin cứ trông vào một ta. (Kiều)... Con số 100 nếu viết ra hệ Dịch Số nó là con Thuần Chấn ( ). Chấn là Lôi, có nghĩa là sự bùng nổ tối đa, hay sự "tán vạn thù"! (Chuyển sang hệ Dịch Số con số 100 cũng viết y như con 36, cũng đều là con Thuần Chấn, bởi dùng 6 nét (hào), vì thế lý của con 36 cũng là lý của con số 100, như ta thấy trong câu: Tam thập lục kế dĩ đào vi thượng sách (Trong 36 kế (ý là tất cả mọi kế sách) chỉ có trốn đi là hay hơn cả). - Tuy Âm Dương, Ông Bà khác thể (Rồng Tiên khác gống) nhưng luôn thu hút, hấp dẫn nhau, kết nhau thành cặp để từ đó mà phát triển tràn đầy: Ðây là hình ảnh và là cái lý của sự hình thành vũ trụ và sự phát triển của vạn vật từ cái "nhất bản" mà tán ra "vạn thù". - Vì hai thể Rồng Tiên, âm dương không đồng, nên có lúc cũng phải tách ra mà lời huyền thoại nói rằng: Cha xuống biển, Mẹ lên núi, nhưng vẫn có điểm có thể tương hợp, tương hòa: "Gặp nhau nơi Cánh Ðồng Tương". Khác nhau vẫn có thể chấp nhận nhau và sống chung với nhau, mà không phải cần tiêu diệt mới sống được như chủ thuyết độc tài kiểu Cộng Sản. Một "Việt" vẫn tồn tại và sống hài hoà trong cái bọc "Bách Việt"! Có cây xoài cây mít... mà vẫn không thiếu vắng cộng cỏ ngọn rau khiến vũ trụ muôn màu, muôn vẻ và phát triển mãi lên và cũng dựa vào tinh thần này, dưới thời Trần, Vua Trần Nhân Tôn và các thiền sư đã đưa nền Việt Phật lên đỉnh cao là tìm ra phương thức đồng nguyên ba tôn giáo Phật Lão Khổng qua học phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử: Vị minh quân vọng phân Tam Giáo Liễu đắc đề đồng ngộ nhất tâm (Vua Trần Nhân Tông) Hay: Ðạo tại Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng Phật Giáo song thân dĩ Tam Cang (Câu đối nơi nhà một lão nho họ Lê ở Huế) (Trên tinh thần này, tôi đặt nhiều triển vọng có thể hòa đồng được một số tôn giáo mà ngày nay tưởng như không thể cùng đội chung trời). _ Theo Cha xuống biển: là Lời Không Lời khuyên dạy phát triển đường trí mà về sau những ông Hán Nho đem chữ nghĩa hóa nó thành ra: Trí giả nhạo thủy. Và Theo Mẹ lên núi: chỉ con đường phát triển tâm đạo là "Nhân giả nhạo sơn", rút ra ý từ hệ Vô Ngôn Lý Số Rồng Tiên, xin dẫn giải: Chữ Thủy là con Khảm ( ). Con Khảm là con Thường Số (là tên gọi khác của Dịch Số hay Lý số) của con số 2 của hệ thập phân được chuyển sang Hệ Số Dịch. Khảm ( ) được thiết trí nằm hướng Ðông của Bát Quái Tiên Thiên, là hướng Biển Bách Việt xưa và Việt Nam nay. Ngoài nghĩa là nước, Khảm còn có nghĩa là hiểm nghèo, hiểm trở và để giải quyết việc hiểm thì phải dùng đến trí. Theo Cha xuống biển hay trí giả nhạo thủy là ý nghĩa bắt nguồn từ con lý số 2 Khảm đó. _ Theo Mẹ lên núi: Bởi Núi là chữ số của con số 1 con Cấn ( ); Cấn có nghĩa sơn là núi, là đất Mẹ. Khi viết Cấn dưới dạng trùng quái của 6 nét ( ), Cấn cũng còn có nghĩa là trở về với con đường tu tâm tích đức. Con người muốn đạt được chân hạnh phúc phải đồng thời phát triển trí đạo và tâm đạo. "Science sans conscience nest que ruine de lâme": Trí không tâm dễ dẫn đến bạo tàn; tâm không trí dễ đưa đến mềm yếu, đất nước khó tiến bộ. CHA CON trong Thiên Chúa Giáo và BI TRÍ (Phật Giáo) phải đồng lúc theo đuổi trong sự kiên trì của lực DŨNG (là Ngôi THÁNH THẦN trong Thiên Chúa Giáo). Phải Ba Ngôi là Một, nói theo Thánh Kinh hay ông Phật Tự Ngã nói theo Phật và là cái Tam Tính Thiên Ðịa Nhân trong Việt giáo. Ngã một phía thì không phải là con đường của ÐẠO THƯỜNG của người Cổ Việt. Ông Bà sinh trăm trứng trong một bọc: 100 trứng này cũng là hình ảnh 100 chấm đen trắng trên lưng hình Ðồ Rùa Thần tạo nên bởi nửa theo Cha là hình Hà Ðồ gồm 55 chấm và nửa theo Mẹ là hình Lạc Thư 45 chấm... _ Con 50 (con theo cha) và 50 (con theo Mẹ) Ở đây ta nên chú ý: vì là thuộc nền Văn Hóa Âm Dương (Tiên Rồng) của Dịch Số nên quan niệm cho rằng nửa của 100 của đám con theo Cha và theo Mẹ là 50/50 hiểu theo nghĩa của hệ số thập phân tuyệt đối (absolute system) là sai; phải là nghĩa nửa tương đối bởi ý nghĩa Rồng Tiên là biểu hiệu của Âm Dương mà Âm Dương thì mang tính tương đối, phải dùng con 50 phải viết nó ra dưới hệ tương đối (Relative system) của Dịch Số và như vậy 50 chính là con Thủy Trạch Tiết mà ý nghĩa là "Theo Mẹ lên núi" và 50 theo " Cha xuống biển" là hướng ngược lại là con Hỏa Sơn Lữ có được khi đặt dậu trừ trước con Thủy Trạch Tiết 2.5/ Bằng lăng kính "Lời Không Lời", ta rút ra được gì trong truyện Một Mẹ 100 Con? Thật ra, trong lời không lời ấy hàm chứa không biết bao nhiêu điều có thể rút ra nếu chịu khó moi tìm. Chẳng hạng: mọi vật chất và kể cả con người đều từ cặp âm dương của Thái Cực (tạm hiểu như là từ hạt căn bản của vật chất là cặp hạt - phản hạt) mà ra. Tất cả đều được sinh tạo trong qui luật của nó mà không phải từ một Ông hay một Ðấng nào làm nhu là sự phát triển vật chất từ hạt cơ bản Thái Cực theo trực phân của dịch số: Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái... rồi 64 Quái hay nói khác đi phát triển theo cấp lũy thừa hai của con số 2 ( 21 = 2; 22 = 4; 23 = 8; 26 = 64), như thể trong sự phát triển tế bào phôi trong bụng mẹ: Từ một noãn có trống sẽ hình thành hai tế bào; hai tế bào này sẽ trực phân thành 4, 8, rồi thành 16, 32, 64 là giáp một chu trình phát triển (Dịch phát triển theo từng chu trình nên còn có tên là Chu Dịch, là dịch theo chu trình, để sau đó tế bào sẽ phát triển do nhu cầu phân nhiệm của từng cơ quan, bộ phận... cũng như việc phát triển trong cloning từ tế bào chưa phân hóa mà nên... Ta có thể rút ra rất nhiều điều nữa, nhưng trong khuôn khổ bài này, chỉ xin khai triển số 100 chấm tròn đen trắng âm dương trong bọc Mẹ ÂC, để hình thành ba hệ số toán học trong đó có hệ tóan Dịch Số hay Lý số để hình thành Đạo Dịch Đạo của Kinh Dịch (hai hệ nữa là hệ thập phân và hệ nhị phân): Có hệ Dịch Số, từ đó mới có hai hình Bát Quái Tiên Thiên và Hậu Thiên (còn gọi là Bát Quái Việt Thường) và hình thành 64 Quái là 64 con Dịch Số. Chính dòng văn hóa này đã dung nạp được các dòng phụ của các dân tộc khác, trên đoạn đường dân tộc ta trải qua, để hình thành một nền văn hóa mang Việt tính mà không bị các văn hóa khác đồng hóa. Ở đây nghĩ cũng nên nhắc lại, đã gọi là văn hóa vô ngôn thì đừng hòng tìm nó trên sách vở, những ai muốn tìm nó, xin hãy trở về với nền văn hóa Một Mẹ Trăm Con của Dịch Số Rồng Tiên. Tính độc đáo và giá trị siêu việt của nó chỉ thực sự thấy được khi đi vào lối dẫn Vô ngôn, vô tự ... Một Mẹ 100 Con cũng có ý muốn nhắc về cái tổ của Tổ Mẫu Âu Cơ: Chữ Tổ này là một từ trừu tượng, đúng hơn nó là một huyền tự rất độc đáo ám chỉ chiếc tổ đựng 100 trứng vừ được bàn qua, chỉ có dòng Việt và Văn Hóa Cổ Việt mới có những loại "chữ" này, thế nên, chữ TỔ trong từ kép TỔ QUỐC của ta, mang một ý nghĩa rất hàm súc và rất thiêng liêng, khác hẳn với ý nghĩa chữ tổ quốc được dịch ra từ các ngôn ngữ khác. Trước khi chấm dứt, người viết mong được cùng những ai còn nhận mình là Con Cháu Rồng Tiên, xin hãy trở về để cùng khai triển và bảo tồn TỔ QUỐC 100 TRỨNG 100 CON CỦA TỔ MẪU ÂU CƠ THIÊNG LIÊNG VA ؠTHƯỜNG CÒN ./. Nguồn: http://www.anviettoancau.net Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 Tham luận của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Thiên Sứ "Kính ông Tdnguyenvietnho cùng quí vị quan tâm! Trong một số bài viết và tiểu luận của tôi đăng tải trên diễn đàn cũng có ý tưởng mà tôi gọi là: Giải mã truyền thuyết; huyền thoại; ca dao; tục ngữ....vv....Nói tóm lại là: Giải mã những di sản văn hoá phi vật thể. Trong đó có truyền thuyết: Con Rồng/Cháu Tiên (Tức truyền thuyết: Trăm trứng nở trăm con). Qua bài viết của ông Tdnguyenvietnho cho thấy hướng nghiên cứu giống nhau giữa tôi và ông Tdnguyênvietnho về các hiện tượng thuộc về di sản văn hoá phi vật thể của người Lạc Việt. Tuy nhiên; trong trường hợp cụ thể này - tôi gọi là giải mã - truyền thuyết Con Rồng; Cháu Tiênthì tôi nhận xét thấy rằng việc giải mã của ông Tdnguyenvietnho có vài chỗ chưa thoả đáng; ở những điểm sau đây: @ Chưa lý giải được một cách hợp lý việc chia con thành 50/50. Ông Tdnguyenvietnho viết: Đâu cứ gì phải 50/50 mới là 1/2? Hơn nữa, con số 55 của hình Hà Đồ theo Cha và con số 45 của hình Lạc Thư theo Mẹ, là hai số thuộc huyền số muốn nhắc vền con Lý Số Âm (đen) Dương (trắng).. Nhưng tất cả người Việt Nam chúng ta đều biết rằng: Theo truyền thuyết Con Rồng; Cháu Tiên thì 50 người con trai theo Mẹ Âu Cơ lên núi và 50 người con trai theo cha xuống biển. Như vây; sự sửa đổi lại 45/55 của ông Tdnguyenviet nho là chưa thấu đáo. Thực chất của vấn đề này (tôi đã tường nhiều lần trên diễn đàn /hồi mới gia nhập) như sau: * 100 trứng là tổng độ số 100 vòng tròn đen và trắng của Hà - Lạc. Trong đó: 50 người con theo Mẹ Âu Cơ chính là 50 vòng tròn đen(Thuộc Âm) trên Hà / Lạc . 50 người con theo Cha Lạc Long Quân chính là 50 vòng tròn trắng(Thuộc Dương) trên Hà /Lạc. * Nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành: Trong Âm có Dương và ngược lai: Bởi vậy; 50 người con theo cha (Dương) xuống biển (Âm). 50 người con theo mẹ (Âm) lên núi (Dương). * Âm thuộc hình thể; nên người con theo Mẹ lập quốc. Sự sai lầm khá căn bản của ông Tdnguyenvietnho thể hiện trong chi tiết sau; ông viết: Lại nữa, văn hóa Rồng Tiên là văn hóa đặt trên nền tảng số âm dương mà số âm dương là số tương đối, chia đều theo lối sòng phẳng thói đời theo tỉ lệ 50/50 là tạo một thế quân bình chết. Điều này sai: Thiết lập tỉ lệ tuyệt đối 50/50 là tạo ra sự quân bình chết, chẳng khác nào bảo vũ trụ đối xứng. Trên thực tế: vũ trụ vốn phi đối xứng (đã được các nhà vật lý thế giới làm việc tại Đại học Stanford, CA kiểm nghiệm bằng máy BABAR và ra thông báo trong tháng 7 năm 2001). Nếu Âm Dương mang tỉ lệ cân xứng tuyệt đối 50/50 thì Bát Quái sẽ không chuyển xoay, âm dương không chuyển động và vì thế sẽ không thể sanh nẩy ra muôn loài, muôn vật. Chính vì ứng dụng một cách máy móc sự quán xét thực tiễn (vốn ko cân đối) được sự xác nhận của các kiến thức khoa học ở tầm vi mô; vào một lý thuyết đã định hình - nhưng thất truyền - nên ông Tdnguyenviet nho đã phủ nhận một chi tiết rất quan trọng trong truyền thuyết này là: 50/50. Đây cũng là sai lầm của Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (Người mà tôi rất kính trọng) trong lý giải đồ hình Hậu thiên bát quái trong cuốn:"Tích hợp đa văn hoá Đông Tây" và đã bị T/g Nguyễn Vũ Tuấn Anh phản bác trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"(Tủ sách Tuvilyso.com). Đúng là thiên nhiên thực tế ko cân đối: Từ vi mô đến vĩ mô. Đây là điều khoa học đã "nhìn thấy" và xác minh. Tôi cũng ko phản đối điều này. Nhưng đây lại là một lý thuyết để giải thích tất cả các hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô mà khoa học "nhìn thấy". Lý thuyết này - thuyết Âm Dương ngũ hành và Bát quái chỉ là những ký hiệu siêu công thức của nó - lấy sự cân đối tuyệt đối để so sánh và tìm quy luật của sự vận động vốn ko cân đối của mọi sự vật ; sự việc và hiện tượng trong vũ trụ. Bởi vậy; nó phải có tính cân đối ở nguyên lý lý thuyết của nó. Điều này cũng giống nư bảng tuần hoàn hoá học của Menledeep. Đây là lý thuyết về sự tuần hoàn hoá học của các nguyên tố. Lý thuyết này thể hiện tính quy luật của các nguyên tố ; bởi vậy có sự sắp xếp theo như bảng này đã thể hiện. Nhưng thực tế trong thiên nhiên thì khoa học hiện đại - bây giờ và mãi mãi về sau - sẽ ko bao giờ "nhìn thấy" ở đâu có những hợp chất mà các nguyên tố hoá học được cấu trúc y như bảng Tuần hoàn hoá học thể hiện. Do đó; sự hiệu chỉnh con số huyền thoại của truyền thuyết 50/50 là một sai lầm. Điều này sẽ dẫn đến việc ko thể lý giải các hiện tượng khác liên quan đến Thuyết Âm Dương Ngũ hành vàBát quái; mà những mật ngữ của ông cha để lại rất hoàn chỉnh. Tính ứng dụng của lý thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là ở chi tiết: 50 người con theo mẹ lên núi; lập người con trường lên làm vua. 49 người con khác chia nhau đi cai trị khắp nới..... Con số 49 người con đi cai trị khắp nơi; chính là bí ẩn của số Đại Diễn trong ứng dụng của Kinh Dịch. Sau này; nếu có ai nghiên cứu về Kinh Dịch thì sẽ giải đáp bí ẩn này qua phương pháp bói Cỏ thi. Kính thưa quí vị quan tâm và ông Tdnguyenvietnho! Tôi luôn tuân thủ theo tiêu chí khoa học rằng: Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý (logic) hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; một cách nhất quán; hoàn chỉnh; có tính qui luật; khách quan và có khả năng tiên tri. Tôi nghĩ rằng ông đã có một định hướng đúng khi cho rằng những giá trị văn hoá phi vật thể của người Lạc Việt chứa đựng trong đó tính minh triết về một nền lịch sử/ văn hoá đã tồn tại. Tôi rất tôn trọng sự suy nghĩ của ông. Nhưng sự giải mã cần có tính nhất quán và hoàn chỉnh phù hợp với những yếu tố căn bản của truyền thuyết đã để lại. Sự hiệu chỉnh truyền thuyết theo chủ quan là cực kỳ hạn chế thậm chí ko nên. Kính thưa quí vị quan tâm! Qua bài viết này; tôi xin khẳng định lại một lần nữa là: Trong việc minh chứng cho nền văn hiến trải gần 5000 lịch sử của người Việt; thì sự giải mã tất cả các di sản văn hoá phi vật thể không bao giờ là bằng chứng khoa học vì tính chủ quan của người giải mã. Những với tôi; sự giải mã này có tính hướng dẫn khi đi tìm lại một nền văn minh đã mất. Sự thành công của việc tìm lại cội nguồn sẽ tự minh chứng cho nội dung của những di sản văn hoa 1phi vật thể mà ông cha truyền lại. Vài lời tường sở ngộ. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quí vị. Thiên sứ --------------- Ta về trong cõi vô thường Đào trong kỷ niệm để tìm hương xưa " Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 Âu Cơ = Đức Mẹ - Trương Thái Du Xin được trao đổi với học giả An Chi – Huệ Thiên Võ Thiện Hoa Trong mục Chuyện Đông Chuyện Tây, Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số Tân Niên 523 ngày 20.02.2005, học giả An Chi có luận bàn xung quanh cách giải cấu hai từ Âu và Lạc tại bài khảo cứu “Thử viết lại cổ sử Việt Nam” của tôi. Bài này là kết quả tổng hợp và chỉnh lý từ 4 bài viết về lịch sử đã từng đến với bạn đọc qua talawas và hiện được nhiều trang web sử dụng, sau khi kho sách vnthuquan.net lưu trữ phiên bản đầu tiên tại: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?ti...q83a3q3m3237nvn Tôi rất vui vì được một chuyên gia Hán – Nôm quảng học để tâm tới tiền đề ngữ nghĩa thứ hai trong bài khảo cứu ấy. Tuy vậy, xin được trình bày thêm về phương pháp tiếp cận của tôi, hầu mong thảo luận lại một vài nhận định có vẻ đầy truyền thống của ông An Chi. Đầu tiên xin được định nghĩa "giải cấu là gì?" qua hai trích đoạn: 1. Xem nguồn trích dẫn : "Deconstruction" được hình thành từ khái niệm "social construct" (Kiến tạo xã hội), một khái niệm thực ra đã thấy có ở Marx trong câu nói nổi tiếng "Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội". Các nhà triết học thế kỷ XX như Lacan, Foucault và chính Derrida đã phát triển một cách sâu sắc khái niệm này và cho rằng toàn bộ đời sống xã hội, bao gồm không chỉ triết học, luật pháp, khoa học... mà cả chủng tộc, giới tính và thậm chí ham muốn của con người, cũng chỉ là sản phẩm do xã hội kiến tạo ra (social construct). Nói ngắn gọn, toàn bộ xã hội loài người chỉ là tập hợp các kiến tạo xã hội (social constructs) hoặc đôi khi cũng được gọi là kiến tạo văn hoá (cultural constructs). Vì thế, theo Derrida, để nghiên cứu thực tại (như văn bản chẳng hạn) cần phải thoát khỏi, hay phá bỏ các kiến tạo xã hội (de-construct - giải kiến tạo). Derrida đề xuất cách đọc giải kiến tạo (deconstructive readings), theo đó văn bản không thể được là sản phẩm của một tác giả duy nhất với thông điệp duy nhất, mà chỉ là nơi gặp gỡ, tranh chấp của vô số các mối quan hệ xã hội. (Ngô Tự Lập). 2. Xem nguồn trích dẫn: “Vậy đọc/tư duy/viết triết lý là tuần tự thực hành, can thiệp vào đối tượng nghiên cứu theo bốn bước: Bước đầu: nhận ra sự xây dựng đối tượng khu vực nghiên cứu (văn học, triết học, tôn giáo, xã hội, chính trị,) đã sử dụng, đặt cơ sở trên những cặp đối nghịch nào. Bước thứ hai: nêu rõ cái trật tự, hệ thống lớp lang trên dưới các cặp đối nghịch được gắn vào nhau. Một cách tổng quát, khi ta deconstruct, nghĩa là ta can thiệp vào cái công trình xây dựng nào đó, ta sẽ nhận thấy sự xếp đặt theo một lớp lang, trật tự nào đó không dưa trên những bản chất đích thực của từng cặp nhưng ngược lại nó phản ánh một sự chọn lựa chiến thuật, dựa trên một ý thức hệ chủ trì nào đó. Bước thứ ba: Ðảo nghịch/lộn cái trật tự đã được thiết định của hệ thống bằng cách chỉ/trình bày cho thấy rằng khái niệm ở vế dưới (thể xác, vật chất, cá biệt, ác, nữ...) có thể có lý do chính đáng để được xếp lên trên, vào chỗ những khái niệm từ lâu vẫn nằm trên, đè nén áp đảo. Và bước cuối cùng: lập ra một vế/khái niệm thứ ba cho mỗi cặp đối nghịch, vế mới này biến đổi hẳn cấu trúc nguyên ủy của cặp trước, và đồng thời cũng tái tạo chúng, khiến cho cặp đối nghịch nguyên thủy không còn thể nhận diện được nữa. (Đào Trung Đạo). Như vậy "giải cấu" nôm na là tạm gỡ cấu trúc truyền thống để tìm cái gốc của vấn đề. Truyền thống bao giờ cũng thấp thoáng bóng dáng bảo thủ. Do đó luận điểm kinh viện của ông An Chi không khó hiểu, thậm chí với nhiều bạn đọc, nó rất có lý. Tôi xin ví dụ trong đời sống: theo nghiên cứu lâu nay ai cũng biết, đa số người đời thường có xu hướng chọn người yêu giông giống cha hoặc mẹ mình. Dễ hiểu thôi, đứa bé ra đời trong vòng tay ôm ấp thương yêu của cha mẹ. Cử chỉ, nét mặt của cha mẹ nó là biểu trưng đầu tiên của tình thương và sự an toàn. Khi trẻ trưởng thành, gặp ai đó “giông giống”, lập tức "kinh nghiệm" thơ bé được sử dụng để sinh ra mến mộ, thương yêu, tương tư... Theo tôi chữ Âu mà Trần Thánh Tông dùng cũng vậy. Nó là cái tâm thức Việt sâu thẳm mà ít có khả năng tác giả ý thức được. Cho nên cứ tưởng Kim Âu là Hán văn, nhưng tôi tin sự việc phức tạp hơn nhiều. Để cho bài viết bớt lê thê, tôi đã cắt bớt đoạn trích trong Lĩnh Nam Chích Quái: “Long Quân nói: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được". Có rất nhiều điều có thể “giải cấu” trong đoạn này, chẳng hạn “Âm là Lạc Long Quân hay Âu Cơ?”. Nó có chứa đựng nội dung mẫu hệ hay không? Thủy - hỏa tương khắc, nhưng hỏa - thổ lại là tương sinh! Mẹ đất, cha nước? Người Việt Nam hay nói “Đất mẹ” và “Quê cha” vậy thì “Quê cha” ở đâu? Ngoài biển ư? Có ai nói “Đất cha” – “Quê mẹ” không? Quyển Văn Minh Lạc Việt (có ghi trong phần thư tịch bài viết của tôi), trang 81, Nguyễn Duy Hinh nhận định: “Trong thuyết văn có chữ Âu. “Âu tiểu bồn dã tòng Ngõa Khu thanh Ân Lâu phản”. Nghĩa là: Âu là chiếc chậu nhỏ, bộ Ngõa, âm như chữ Khu, đọc Ân Lâu phản (tức Âu). Chú ý chữ mà ngày nay đọc Khu lại đồng âm với Âu, điều đó chứng tỏ ngữ âm đã thay đổi. Chữ Âu viết bộ Ngõa chỉ đồ gốm, không hề chỉ ý người”. Thiết nghĩ gốm cũng không xa đất là mấy, hay nói cách khác đất nung thì thành gốm. Ông Trương Củng, một thành viên Hán học của kho sách vnthuquan.net đã bổ luận hộ tôi: “Chữ Âu 甌 ghép bởi chữ Khu 區 (Khang Hi: vực dã) là vùng đất và chữ Ngõa 瓦 là ngói. Ý Đất trong chữ Âu có thể xuất phát từ âm Khu”. Vậy việc tôi đoán định Âu là Hán tự ký âm Việt ngữ với nghĩa Đất không tùy tiện chút nào. Riêng chữ Âu của Hồ Quý Ly thì ông An Chi sẽ không có căn cứ nào mà bảo đó là từ Kim Âu trong Hán văn. Thật vậy, một bạn đọc thân thiết của tôi (yêu cầu được giấu tên) đã hướng tôi đến liên tưởng mơ hồ sau: U = nhô lên = đồi, núi ~ Vú (nguồn sống nhô lên từ ngực phụ nữ) à Vú em = Dưỡng mẫu U = mẹ ~ bu (mẹ già). Khu (đất) ~ U = mẹ. Cho nên có thể Âu = Khu = U = Mẹ = Đất = Núi. Vậy mẹ Âu Cơ là tiên ở trên đất, trên núi là đúng rồi. Kim Âu của Hồ Quý Ly phải là Núi Vàng, chứ không thể là cái chậu bằng vàng được! Phải chăng lời ru “Ầu ơ” của bên nôi của tất cả chúng ta cũng liên quan đến chữ Âu, đến mẹ đất, đến Âu Cơ người mẹ đầu tiên của cả dân tộc Việt Nam. Với chữ Lạc thì lại khác. Ông An Chi so sánh cách lý giải chữ Lạc là nước của nhiều người đi trước với cách của tôi rồi đưa ra một tam đoạn luận khá ngộ nghĩnh. Nếu ông mở lòng, du di cho rằng tôi đã công nhận Lạc là Nước (qua tham khảo sách vở trong quá trình mày mò viết đoạn ấy) thì ông có thể đồng ý với tôi mọi con đường khác đều đi đến kết quả Lạc là Nước. Ngay cả ông Tây viết sử Việt là Keith Taylor cũng tin Lạc là Nước trong quyển “Sự ra đời của Việt Nam” khoảng 25 năm trước. Do đó tôi đánh bạo dùng một câu nói của Khổng Tử để luận mà không cần trích dẫn dài dòng, rắc rối. Điều này sẽ dẫn đến nghi vấn: tôi đã đóng góp thêm vào việc chứng minh Lạc là Nước, hay đơn giản như ông nói đó là sự dễ dãi?. Phương pháp tìm nghĩa của tôi là tìm nghĩa trong ngữ cảnh vì tôi không phải là một nhà ngôn ngữ học. Vì thế tôi không tài nào hiểu nổi chữ Nước trong Đất Nước làm sao lại có thể bắt nguồn từ chữ Lược như ông An Chi tin tưởng. Công đoạn cuối với chữ Âu và Lạc tôi đã dùng một thuật toán tiểu học: Nếu Âu đúng là Đất, Lạc là Nước thì nó sẽ đúng trong mọi trường hợp. Sau đó tôi thay Âu bằng Đất và Lạc bằng Nước vào tất cả khái niệm, tên gọi của nền văn minh Thần Nông (tức vùng đất phía nam Dương Tử) có từ tố Âu và Lạc, và thấy không hề có một từ nào trở thành vô nghĩa. Nếu An Chi nói công thức này sai (như tôi đã lường trước trong chú thích của bài khảo cứu), thì ông nên dẫn chứng sẽ thuyết phục được nhiều người. Sau hết, học giả An Chi hình như hơi thiếu kiên trì khi không thử xét kết quả to lớn mà luận đề Lạc là Nước và Âu là Đất đem đến. Phần lớn kết quả này đều có trong bài viết của tôi, ông An Chi vô tình không nhận ra thì tôi thấy rất lạ. Khi áp luận đề kia vào Sử Ký (Nam Việt Úy Đà Liệt Truyện, Kiến Nguyên dĩ lai hầu giả niên biểu) và Hán Thư (Tây nam di lưỡng Việt Triều Tiên truyện) thì mọi tồn nghi, khó hiểu xưa nay trong ấy cũng sáng tỏ. Thậm chí, nó còn xóa sạch các nghi vấn về dị biệt rắc rối giữa Sử Ký và Hán Thư. Đơn cử 3 chi tiết sau: 1. Người ta từng thắc mắc tại sao Thái Sử Công nói về chiến tranh giữa Nam Việt và Mân Việt thì lại dùng “Âu Lạc tương công (Âu Lạc đánh nhau với Mân Việt)”. Đơn giản là vì người Lạc Việt ủng hộ Triệu Đà làm vua Nam Việt cũng gọi nơi họ sống là Âu Lạc, và Âu Lạc hoàn toàn có thể là tên Việt ký âm bởi Hán tự của nước Nam Việt. 2. Sử ký: “Cố Âu Lạc tả tướng Hoàng Đồng trảm Tây Vu Vương” – Có thể đây là ông tả tướng của triều đình Nam Việt đã đầu hàng quân Hán. 3. Sử Ký viết: Kỳ Tây Âu Lạc lõa quốc diệc xưng vương (phía tây Âu Lạc là nước trần truồng cũng xưng vương). Hán Thư trong cùng sự kiện lại viết: Tây hữu Tây Âu kỳ chúng bán nuy nam diện xưng vương (phía tây có vùng đất dân chúng mặc khố mà cũng quay mặt về phương nam xưng vương). Hàng trăm học giả người thì bảo Tư Mã Thiên thừa chữ Lạc, người bảo Ban Cố thiếu chữ Lạc, không thể thống nhất. Với luận đề của tôi thì chẳng ai thiếu ai thừa cả, họ đều đúng và còn bổ xung cho nhau nữa. Âu và Lạc đều có thể đứng riêng thành tên gọi vùng đất người Lạc Việt sinh sống. Lạc Việt = Nước Việt, nên Tây Âu = Đất Tây = Tây Âu Lạc (Âu Lạc ở đây là Phiên Ngung). Các phương cách mới tìm hiểu ngữ nghĩa những tên gọi đã đi xuyên qua hơn 2000 năm lịch sử không thể được mọi người quan tâm ngay và sớm đi đến đồng thuận. Cứ như chữ Bia (vừa qua mấy chục năm) ông dùng ví von, vài người Tây học tôi tham khảo đã mâu thuẫn kịch liệt với nhau. Đa số không nghĩ như ông, họ bảo Bia là âm Anh - Mỹ, âm Pháp bị biến thành La Ve kia! Tóm lại, tôi rất cảm ơn ông An Chi đã thông qua một bạn đọc mà đến với nghiên cứu của tôi. Hy vọng sau ông “xông đất”, còn nhiều người nữa sẽ tham khảo cách tôi đã tìm ra ngữ nghĩa các từ “Giao Chỉ, Tượng quận, Cửu Chân và Nhật Nam bằng thiên văn; Lạc Việt, Việt Thường, Âu Lạc bằng giải cấu, so sánh và một phép toán ấu học. Thung Lũng Đa Thiện, Đà Lạt 04.3.2005 Trương Thái Du Chú thích: Mục Chuyện đông chuyện tây, tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, số tân niên (523) ra ngày 20.2.2005 Câu hỏi: Trong thiên nghiên cứu "Thử viết lại cổ sử Việt Nam" (http://vnthuquan.net), tác giả Trương Thái Du có khẳng định rằng quốc hiệu Âu Lạc có nghĩa là "đất nước" (âu = đất; lạc = nước). Do đó Lạc Việt chính là nước Việt". Tác giả biện luận: “Đất nước và tổ quốc: Sử Ký Tư Mã Thiên trong chương “Khổng Tử thế gia” thuật lời Khổng Tử: “Khâu này nghe nói… Quái vật do nước sinh ra là con rồng”. Vậy ta có thể hiểu cha Lạc Long Quân là biểu tượng của “nước”. Ngôi nhà của “nước” tất phải ngoài biển, nghĩa gốc của chữ Lạc chính là “nước”. Mẹ Âu Cơ tượng trưng cho “đất”. Chữ Âu từng được Trần Thánh Tông dùng: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã – Sơn hà thiên cổ điện kim âu”. Hồ Quý Ly cũng từng cải tên núi Đại Lại (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) thành Kim Âu. Thành ngữ “Tấc đất tấc vàng” khá gần gũi với “kim âu”. Ngựa đá đứng trên đất vàng, thử hỏi làm sao mà non nước Việt Nam chẳng vững chãi Vạn Xuân.” Tác giả còn diễn giải thêm ở chú thích số 15: “Xin các bậc thông Nho đọc đến đây đừng bảo tác giả nói bậy về chữ Âu. Tôi tin âm Âu mang nghĩa Việt nhưng phải mượn chữ Hán để viết. Tôi muốn bỏ qua chữ Hán mà giải cấu phần ngữ âm.” Trên đây là cách "giải cấu" của tác giả Trương Thái Du về hai tiếng "Âu", "Lạc" trong bài đại luận "Thử viết lại cổ sử Việt Nam". Xin hỏi: Ông An Chi có nhận xét gì về sự giải cấu đó? (Ông Phùng Hữu Đảm, Q.3, TP.HCM) Trả lời: Trước nhất, xin nói về tiếng "Lạc". Thực ra thì trước tác giả Trương Thái Du đến gần 34 năm, tại Hội nghị nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương lần thứ 4, tháng 4 năm 1971, trong bài tham luận "Thử tìm nguồn gốc ngữ nghĩa của từ tố Lạc", hai đồng tác giả Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc cũng đã giải thích rằng Lạc có nghĩa là "nước". (Xin xem toàn bài trong tập kỷ yếu Hùng Vương dựng nước, t.IV, Nxb KHXH, Hà Nội, 1974, tr.134-41). Trong bài tham luận, hai đồng tác giả cũng đã nhắc đến vấn đề "Lạc Long Quân là giống rồng", "Long Quân hay Long Vương đều có nghĩa là vị vua thống trị miền nước." Khác nhau chỉ là ở chỗ hai đồng tác giả này biện luận kỹ càng hơn còn Trương Thái Du thì lại quá dễ dãi. Ta hãy cùng nhau đọc lại lập luận ngắn ngủi của ông Trương: “Đất nước và tổ quốc: Sử Ký Tư Mã Thiên trong chương “Khổng Tử thế gia” thuật lời Khổng Tử: “Khâu này nghe nói… Quái vật do nước sinh ra là con rồng”. Vậy ta có thể hiểu cha Lạc Long Quân là biểu tượng của “nước”. Ngôi nhà của “nước” tất phải ngoài biển, nghĩa gốc của chữ Lạc chính là “nước”. Thực ra, từ lập luận dễ dãi và lỏng lẻo trên đây, ta chỉ có thể thiết lập tam đoạn luận dưới đây mà thôi: Quái vật do nước sinh ra là con rồng. Lạc Long Quân là "vua rồng". Vậy Lạc Long Quân là ông vua do nước sinh ra. Thế thôi! Chứ ta tuyệt đối không có bất kỳ căn cứ nào để suy ra rằng Lạc có nghĩa là "nước" cả. Nếu ta theo cách lập luận của Trương Thái Du và nếu chẳng may tên đấng phu quân của mẹ Âu Cơ không phải là Lạc Long Quân mà là "Bạch Long Quân" hay "Hắc Long Quân" chẳng hạn, thì Bạch hay Hắc tất nhiên phải có nghĩa là "nước". Rõ ràng là phi lý! Huống chi, nếu cách chứng minh của Trương Thái Du có hoàn toàn đúng đi nữa thì Lạc cũng chỉ có thể có nghĩa là "nước" trong nước tương, nước mắm v.v.. (tạm gọi là nước1), chứ đâu phải là "nước" trong nước Nga, nước Nhật, v.v.. (tạm gọi là nước2). Vì hai thứ "nước" này khác hẳn nhau. Một số tác giả có gợi ý rằng nước2 phải sinh từ nước1 nhưng họ chưa chứng minh được vấn đề một cách đủ sức thuyết phục. Còn Trương Thái Du thì hoàn toàn không chứng minh nên dĩ nhiên là lập luận của ông không có giá trị. Riêng cá nhân chúng tôi lại thấy rằng nước2 tuyệt đối chẳng có liên quan gì đến nước1 cả. Nước2, theo chúng tôi, là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 略, mà âm Hán Việt hiện đại là lược, có nghĩa gốc là "ranh giới" (Từ nguyên, nghĩa 9; Từ hải, nghĩa 2; Hán ngữ đại tự điển, nghĩa 3; v.v..), rồi nghĩa phát sinh bằng hoán dụ là "vùng đất nằm trong ranh giới đó", và cuối cùng mới có nghĩa hiện hành là "xứ sở". Về nghĩa thì như thế còn về âm thì ta cũng có nhiều thí dụ để minh họa cho mối quan hệ "n ~ 1": ___ nện ~ liện 敕 (cùng nghĩa); ___ nòi ~ lọai 类 , âm xưa là loài (= loài, giống); ___ non (trong núi non) ~ loan 峦(núi nhọn; sống núi, đỉnh núi, v.v..); ___ nỗng (trong gò nỗng) ~ lũng 垄 (gò đất cao); v.v.. Đặc biệt hơn hết là chính chữ lược 略 với nghĩa "mưu chước", lại là nguyên từ của chữ nước trong nước cờ, đường di nước bước, v.v.. Và ta có: ___ lược (= ranh giới) ~ nước (trong nhà nước); và ___ lược (= mưu lược) ~ nước (trong nước cờ); Hai trường hợp đồng dạng từ nguyên học trên đây cho phép ta có thể tin vào lời khẳng định mà chúng tôi đã đưa ra. Bây giờ xin nói về chữ Âu. Vẫn biết Trương Thái Du "muốn bỏ qua chữ Hán mà giải cấu phần ngữ âm" nhưng có "giải cấu" thế nào đi nữa thì cũng phải phân biệt rành mạch Hán ra Hán, Việt ra Việt. Đằng này, tác giả lại đem râu ông nọ cắm cằm bà kia. Làm sao mà chữ Âu trong thơ của Trần Thánh Tông lại có thể có nghĩa là "đất" khi mà nó là tiếng Hán rặt ròng, tiếng Hán 100%. Chữ "Âu" của Trương Thái Du có nghĩa là "đất" hay không là một chuyện chứ chữ Âu 瓯 của Thánh Tông nhà Trần thì dứt khoát phải là "tiểu bồn dã" (chậu nhỏ vậy), "vu dã" (chậu vậy) như đã cho trong Từ hải (nghĩa 1 & 2) và tất cả các quyển từ điển tiếng Hán khác. Và hai chữ Kim Âu của nhà vua là một danh ngữ tiếng Hán chánh tông dùng để ví với sự vững chắc, sự thịnh trị, như trong câu thơ của Tống Khuýnh: Quốc gia toàn thịnh tự kim âu. (Nước nhà toàn thịnh tựa âu vàng) chứ có liên quan gì đến đất cát? Dùng để chỉ một loại thức uống có độ cồn nhẹ, bia là một danh từ mà tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp bière. Nhưng cũng chính vì thế mà nó chỉ có nghĩa trong những cấu trúc như: bia bọt __ bia Tiger __ bia hơi __ v.v. Chứ nếu, với hai câu Trăm năm bia đá thì mòn Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ, mà ai đó lại bắt từ bia của tiếng Việt phải gánh cái nghĩa của từ bière trong tiếng Pháp thì thật là buồn cười. Trường hợp chữ "âu" ở trên cũng thế mà thôi! Xem ra, việc viết lại cổ sử Việt Nam chẳng đơn giản chút nào! (Nguồn: St) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 Trích: KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC Trần Quang Bình Chương 9. Kinh Dịch qua ngôn ngữ và truyền thuyết Việt Nam. I-4. Âu Cơ. "4. Âu Cơ: Trương Thái Du trong bài "Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam" viết: Âm Âu là âm thuần Việt. Dùng Hán tự ký âm ta có hai chữ chính: Âu bộ ngõa và Âu bộ nữ. Nguyễn Duy Hinh (sách đã dẫn) nhận định: “Trong thuyết văn có chữ Âu. ‘Âu tiểu bồn dã tòng Ngõa Khu thanh Ân Lâu phản’. Nghĩa là: Âu là chiếc chậu nhỏ, bộ Ngõa, âm như chữ Khu, đọc Ân Lâu phản (tức Âu). Chú ý chữ mà ngày nay đọc Khu lại đồng âm với Âu, điều đó chứng tỏ ngữ âm đã thay đổi. Chữ Âu viết bộ Ngõa chỉ đồ gốm, không hề chỉ ý người”. Chữ Âu 甌 ghép bởi chữ Khu 區 (Khang Hi: vực dã) là vùng đất và chữ Ngõa 瓦 là ngói. Ý Đất trong chữ Âu có thể xuất phát từ âm Khu. Ta có mối tương quan giữa các âm như sau: U = nhô lên = đồi, núi ~ vú (nguồn sống nhô lên từ ngực phụ nữ) Vú em = dưỡng mẫu U = mẹ Bu = mẹ già Khu (đất) ~ u = mẹ. Cho nên có thể âm Âu = Khu = U = Mẹ = Đất = Núi. Như vậy nghĩa của Âu Cơ chính là “Bà mẹ cao quý”, “Hoàng mẫu”. Người Việt Nam hay nói “Mẹ Âu Cơ” là thừa chữ mẹ vì Âu đã là mẹ. Chữ Cơ hoàn toàn là chữ Hán đã được thêm vào, ý chỉ người phụ nữ bề trên hoặc trong hoàng gia như các tên gọi nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc: Ngu cơ, Hạ cơ, Triệu cơ (mẹ Tần Thủy Hoàng)… Trong thơ ca và văn học từ cổ chí kim, chúng ta hay thấy sự xuất hiện của chữ Âu với nghĩa đất: Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã. Sơn hà thiên cổ điện kim âu. Trần Thánh Tông Hay: Âu vàng khỏe đặt vững chân. Càng bền thế nước vạn xuân lâu daì Nguyễn Bình Khiêm Nếu quán chiếu qua Dịch thì thấy những lập luận của ông Trương hoàn toàn chính xác. Khôn=Mẹ và Khôn cũng là Đất. Từ Âu với nghĩa Đất cùng với từ Lạc với nghĩa Nước hoàn toàn cho phép ta giải mã được giá trị nhân văn của câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ. Thời Hậu Thiên, Lạc Long tương trưng cho thái cực mang danh hiệu của hai nghi Thái Cực để làm chủ tế muôn loài (hay là cai trị), còn mẹ Âu là người mẹ vĩ đại sinh ra vạn vật. Từ cơ và từ quân cũng giống như trong trường hợp mỵ và quan, từ quân ~ quan chúng tôi đã đề cập còn từ Cơ có thể là Cô, bà (với nghĩa quý phái, sùng tín y như Thánh Cô vậy) và Âu Cơ thật ra chính là từ Cô Âu, Bà Âu, Mẹ Âu mà ra. Về sau này, người viết sử (của dân tộc Việt hay bị ảnh hưởng văn hóa Trung hoa rất mạnh) đã chép lại Hán hóa thành Lạc Long Quân và Âu cơ. Triết lý ở đây cũng khá dễ hiểu: vì thời Hậu Thiên thuộc Nòng nên người mẹ sinh ra vạn vật mang tính Nòng cao nhất. Ở đây chúng ta cũng phát hiện ra điều lý thú: chữ Âu còn có nghĩa là cái chậu; như vậy, Âu nếu quán chiếu qua Hậu Thiên có nghĩa là mẹ và đất (có đồi chỗ cao lên hay u, vú), nhưng hình dáng của nó quán chiếu qua hai nghi Nòng Nọc thì mang thuộc tính Nòng: tính chứa đựng, tròn, thu vào. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng từ Âu Cơ (Hán hóa), Cô Âu, Bà Âu (Bà Đất) hoàn toàn đồng nghĩa với Nữ Oa. Thứ nhất, chúng ta thấy sự biến âm khá đơn giản: Âu ~ Oa. Thứ hai, Âu, Oa cùng có nghĩa là đất nói chung hay là người thuộc nghi Đất nguyên thủy sinh ra vũ trụ tức là tinh đất. Thứ ba, Chậu çè Âu ~ Oa çè Nồi: có sự đồng nghĩa trong từ Âu và từ Oa. Thứ tư, khi quán chiếu từ góc độ Dịch thì có người đàn ông là ông Nọc Nòng hay ông Hai Nghi (truyền thuyết Lạc Long quân và Âu cơ) đối với ông Tứ Tượng (trong Thần Nam Thần Nữ) thì cũng có Bà Âu (Mẹ Đất) đối với Nữ Oa. Chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong phần 9-III-1 và 9-III-3. Chúng ta thấy một suy luận logic tất yếu sau: Nếu nói Dịch do người Việt cổ làm nên thì khó có thể tưởng tượng ra câu chuyện truyền thuyết nói về thủy tổ của người Việt lại không dính dáng gì đến Dịch. Qua phần Lạc Long và Âu Cơ, chúng tôi đã phân tích hai thủy tổ của người Việt (có thể cả loài người vì quan niệm của người xưa như vậy) không những dính dáng đến Dịch mà còn cho thấy trên ngôn ngữ Dịch họ chính là cha là mẹ của vũ trụ. Nguồn: http://vietsciences.free.fr Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 Đền thờ quốc Mẫu Âu Cơ Thờ mẫu (mẹ) là một trong những tập quán sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Lễ hội đền Quốc mẫu Âu Cơ thuộc xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ là khởi thủy của mỹ tục này. Xuất xứ của tục thờ Mẫu là từ truyền thuyết trăm trứng, trăm con mà mẹ Âu Cơ, người mẹ của cộng đồng Bách Việt đã mang nặng đẻ đau. Chuyện rằng vợ chồng Đế Lai ở động Lăng Xương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy ngày nay) sinh được người con gái đặt tên là Âu Cơ. Khi Âu Cơ cất tiếng khóc chào đời thì hương thơm toả ngát, trên trời có mây lành che chở, điềm báo “Tiên nữ giáng trần”. Lớn lên Âu Cơ ngày càng xinh đẹp, chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật. Âu Cơ được Lạc Long Quân kén làm vợ và đưa về núi Nghĩa Lĩnh, sau đó sinh ra bọc trăm trứng nở ra một trăm người con trai. Khi các con lớn khôn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên duyên phận đến đây đã hết". Hai người bàn định chia đôi số con để người lên rừng, người xuống biển nhằm gây dựng mở mang non sông bờ cõi. Lạc Long Quân đưa 50 người con về miền biển làm nghề chài lưới, Âu Cơ đưa 49 người con lên núi khai phá rừng hoang, để lại người con trưởng làm vua, 18 chi đời đều gọi Hùng Vương. Mẹ Âu Cơ cùng 49 người con lên miền ngược thấy đất Hiền Lương phong cảnh tươi đẹp, sơn thủy hữu tình nên đã chọn làm nơi dừng chân khai sơn phá thạch. Tại Hiền Lương, bà dạy dân khai hoang lập ấp, cấy lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, tương truyền khi mất, mẹ Âu Cơ hóa Tiên bay về trời cùng bầy tiên nữ. Để tưởng nhớ công lao về người mẹ vĩ đại ấy, người dân Việt Nam lập đền thờ và suy tôn là “Thánh quốc mẫu” để đời sau thờ phụng, hương khói. Việc lập đền thờ Mẫu Âu Cơ ở Hiền Lương, Thần tích của đền chép rằng: Dưới triều vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức (1465) Vua Lê đã sai Giám Quốc Sư đến Hiền Lương phong Thần, cấp tiền xây dựng đền thờ Mẫu Âu Cơ. Ngôi Đền thờ Tổ Mẫu có từ đó, đền trông hướng chính Nam, bên trái có giếng Loan, bên phải có giếng Phượng, phía trước đền có ao sen, sông Hồng như dải lụa đào bao quanh. Ngôi đền nằm dưới tán cây đa cổ thụ, trên một vùng bình địa rộng lớn, sát cạnh Quốc lộ 32C, nối các tỉnh phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và cả nước nên càng tăng thêm tính tôn nghiêm và sự thu hút với khách thập phương. Đền Mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, giặc giã và thiên tai, ngôi đền cổ xưa không còn song qua những lần bảo tồn tôn tạo nó vẫn giữ được lối kiến trúc thuở ban đầu. Đền làm kiểu chữ nhất 5 gian kiến trúc đơn sơ mà vững chãi, dựng trên một khoảng đất cao, giữa cánh đồng rộng, sau đền có cây đa cổ thụ, cành lá xum xuê trùm gần kín đền, tạo nên nét thâm nghiêm phù hợp với tư duy tín ngưỡng cổ truyền. Điện thờ có hai khối, bên ngoài thờ Vua Hùng, Cao Minh và tướng lĩnh với các cỗ ngai bài vị chạm lưỡng long chầu nguyệt, hoặc chạm các bắc mai điểu với kỹ thuật đục bong, thủng rất công phu, rồi sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Bên trong, trên cao có thang gác gỗ đi lên là cỗ khám thờ mẫu Âu Cơ. Khám cao 1m82, dài 1m63 rộng 1m25. Riềm khám thờ được chạm văn hoa tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Trong khám đặt cỗ ngai làm nơi ngự của tượng Mẹ Âu Cơ, tượng cao gần một mét, ở tư thế ngồi. Mẫu Âu Cơ mặc áo đỏ, yếm trắng đầu đội mũ, một tay cầm viên ngọc, tay kia đặt trên đầu gối, chân đi hài cong (vân sảo), đầu đội mũ lấp lánh (kim cương), nước da hồng, mặt đôn hậu; bức tượng này có niên đại khoảng 540 năm. Toàn bộ tượng toát lên một vẻ đẹp thanh cao, đôn hậu của phụ nữ Việt Nam. Ngoài tượng Mẫu là cổ vật linh thiêng, ngôi đền còn lưu giữ được những bức trạm gỗ quý giá, tượng Đức Ông, Long Ngai, Khám thờ mà các nhà khoa học nhận định đó là những tiêu bản của nền nghệ thuật đương thời. Trên Phật điện có bộ “ Tam thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” tượng trưng cho 3000 phật của mọi thời, cho lòng nhân ái vị tha, cho pháp lục và trí tuệ vô lượng vô biên để diệt trừ mọi sự u tối mầm mống của tội ác. Tiếp dưới là tượng Phật A di đà , Thích Ca, các vị Bồ Tát, Đức Ông... Mỗi vị một chức năng nằm cứu độ cho đời. Kiến trúc đền mẫu Âu Cơ trên khu đất tụ linh, tụ phúc mang đến cảm giác cho con cháu thập phương về hành lễ tri ân công đức Mẫu sự ấm áp chở che. Năm 1991 đền Mẫu Âu Cơ chính thức được Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Thời điểm đó được coi là mốc lịch sử quan trọng để nhân dân trong tỉnh và khách thập phương có dịp nhìn nhận một cách đầy đủ hơn tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của ngôi đền thờ Quốc Mẫu. Liên tục trong mấy năm gần đây đền Mẫu Âu Cơ đã được các cấp chính quyền và đồng bào thập phương công đức dành sự đầu tư chỉnh trang và đến nay đã được nhà nước quy hoạch xây dựng, thành lập Ban quản lý trông coi đền cũng như hướng dẫn việc hành lễ tổ chức các dịch vụ có trật tự. Đền Mẫu ngày càng tôn nghiêm, xứng với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử, thoả mãn ước nguyện của đồng bào và ngày hội đền thực sự trở thành điểm hội tụ về nguồn của nhân dân, con Lạc cháu Hồng và khách thập phương. Nguồn: Báo Phú Thọ và http://www.baodatviet.vn/ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 Đền thờ mẹ Âu Cơ ________________________________________ Theo truyền thuyết dân tộc ta là con Rồng,cháu Tiên. Bà Âu Cơ kết duyên cùng Lạc Long Quân, có thai 3 năm 10 ngày, sinh được một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai.Nhưng ông giống Rồng, bà giống Tiên "thủy hỏa tương khắc ", không thể sống với nhau lâu dài, nên ông đem năm mươi người con xuống biển. Còn bà đem năm mươi người con lên núi. Nơi Lạc Long Quân đem con xuống biển chính làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, Hà Tây. Nơi Âu Cơ đem con lên núi là làng Hiền Lương, huyện Sông Thao-Vĩnh Phú ngày nay. Ơở Bình Đà(miền xuôi)hiện còn đền thờ Lạc Long Quân, và làng Hiền Lương(miền ngược) ,hiện có đền thờ Âu Cơ, được xây dựng từ thời Hậu Lê, năm 1465.Làng Hiền Lương(nay là xã Hiền Lương )có ba thôn là Hiền Lương (người tốt), Nang Sa(túi cát)và Tiểu Phạm, ở hữu ngạn sông Thao, địa danh tận cùng của tỉnh Phú Thọ, giáp với Yên Bái và Nghĩa Lộ cũ.Thời kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, Hiền Lương nằm trong xã Âu Cơ bao gồm cả các thôn, xã như Quân Khê(phía trong)Động Lâm, Trung Hà (phía dưới)-gần đây mới tách ra thành xã Hiền Lương gồm 3 thôn kể trên. Đây là vùng tam hồ, nhị thủy địa linh nhân kiệt, giàu có và nên thơ.Ngòi Vần và sông Thao bao quanh xã.Phía tây núi Nả, núi Giáp cao sừng sững án ngữ, giàu lâm sản. Dưới hai chân núi này là đầm sâu trong vắt, nhiều tôm cá.Cánh đồng Hiền Lương và Động Lâm khá rộng, lúa tốt vào loại nhất tỉnh xưa nay.Tương truyền Bà Âu Cơ vốn là người Trời giáng trần đi du ngoạn dân gian, thấy nơi này giàu có, đất đẹp, người hội tụ, liền ở lại, dạy dân cấy lúa, trồng dâu chăn tằm... Vì thế mãi cho đến các đời sau ở đây còn có đồng cây hóp, cây dâu, cây cau, cây vải, có giếng loan, giếng phượng... Đền thờ Mẹ Âu Cơ được thành lập năm 1465, vào thời Hậu Lê, nằm giữa cánh đồng Hiền Lương khoáng đạt, tốt tươi lúa màu, được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa từ tháng 8 -1991. Cây đa lớn bao trùm lên đền, tỏa bóng mát rượi quanh năm. Bà con kể rằng, cây đa bị sét đánh nhiều lần, nhưng chưa bao giờ cằn cỗi. Trong đền, tượng Mẹ Âu Cơ thật đẹp, đặt ở nơi cao nhất. Nhiều nhà điêu khắc đến đây chiêm ngưỡng Mẹ cho rằng, đó là pho tượng tạc theo lối tả thực, nghệ nhân xưa cố gắng diễn tả. Bà là Tiên, vừa đẹp vừa phúc hậu, lại có tài kinh bang tế thế. Theo thần tích, và riêng việc Mẹ chọn vùng Hiền Lương để ở lại đã chứng tỏ điều này. Trong đền còn có tượng con trai thứ hai của Mẹ. Tương truyền, người con này là một trong các vị tướng của Mẹ, tài ba, trung hiếu bên Mẹ suốt đời được tôn là "Thượng đẳng thần". Từ vài ba năm nay khi trời sang sông ấm áp, dòng người quanh vùng và cả nước đổ về dự hội đền Mẹ Âu Cơ vào ngày mồng 7 tháng giêng, ngày một đông. Bà con theo đường sắt Hà Nội - Lào Cai, xuống ga Âấm Thượng hoặc Đoan Thượng, đi đò qua sông Thao, ngược lên một chút là đến Hiền Lương. Cũng có thể đến ga Yên Bái, qua cầu Âu Lâu đi xuôi vài km kế địa phận Yên Bái là đến đền Mẹ. Hiện nay cũng rất tiện lợi, bà con có thể bằng ôtô xe máy ngược Hà Nội - Sơn Tây qua phà Trung Hà, Cầu Phong Châu hoặc cầu sông Bứa, bám theo đê lớn sông Thao hơn 100 km là đến tận trung tâm Hiền Lương, đền Mẹ. Đến các vùng thượng du trùng điệp núi đồi này, cháu con không những có dịp thắp nén hương thành kính tưởng nhớ người xưa mà còn được thưởng thức cảnh sơn thủy hữu tình, tìm hiểu lịch sử xa xưa và gần gũi. Bởi vì đây cũng chính là vùng căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Nguyễn Quang Bích, Đề Kiều và trước Cách mạng tháng Tám là chiếm khu kháng Nhật Ngòi Nần nổi tiếng. Trong tương lai gần, cùng với khu Ao châu, đây sẽ là vùng du lịch liên hoàn với cảnh trí không phải nơi nào cũng có được. Đầm Vân Hội, nước sâu thẳm, trong veo, có bề rộng gấp đôi Hồ Tây, Hà Nội ở cách đền Âu Cơ không xa, đang được nghĩ tới để trở thành một khu nghỉ, khu chơi mà người xưa biết chọn, người ngày nay biết biến thành sự thật. Sáng 18-1- 2005 tỉnh Phú Thọ đã trọng thể tổ chức lễ khánh thành đền Quốc Mẫu Âu Cơ. Được khởi công ngày 18-9-2001, đền Quốc Mẫu Âu Cơ được đặt trên đỉnh núi Vặn có độ cao 170m, là một trong "tam sơn cấm địa" trong Khu di tích lịch sử đền Hùng (xã Hy Cương - huyện Lâm Thao) bao gồm: Núi Hùng (còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh), núi Vặn và núi Trọc. Với tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và ngân sách tỉnh, đền Quốc Mẫu Âu Cơ do Viện bảo tồn di tích (Bộ Văn hoá thông tin) thiết kế theo kiến trúc cổ truyền thống, Công ty tu bổ di tích, Công ty mỹ thuật Trung ương và các nhà thầu phụ thi công. Đền gồm các hạng mục: Nhà Tả Vu, Hữu Vu, nhà bia, nhà đón tiếp, các công trình sân vườn và đền chính rộng 137m2, trong có đặt tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng và tượng Quốc Mẫu Âu Cơ bằng đồng được lấy theo nguyên mẫu tượng Âu Cơ đang thờ ở Đền Mẫu tại xã Hiền Lương (Hạ Hoà - Phú Thọ). Từ đây, mỗi khi về với đất Tổ, du khách thập phương có thể thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của mình bằng cách bước hơn 560 bậc đá lên thắp hương tôn vinh công đức của Quốc Mẫu Âu Cơ - người mẹ huyền thoại, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, nơi khởi nguồn của hai tiếng "đồng bào" gần gũi, keo sơn. Cùng công trình đền Quốc Mẫu Âu Cơ đã được khánh thành tỉnh Phú Thọ cũng đang gấp rút hoàn thành công việc chuẩn bị cho giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2005. Nguồn: website tỉnh Phú Thọ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 Nguyễn Xuân Quang HÌNH BÓNG MẸ TỔ ÂU CƠ Ở BẢO TÀNG VIỆN LỊCH SỬ, HÀ NỘI. Theo truyền thuyết, Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra một bọc trứng nở ra Trăm Lang Hùng. Nhưng có lẽ chưa một người Việt Nam nào nhận diện ra được hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng này trong khảo cổ vật. Tôi đã tìm thấy Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra một bọc trứng hiện đang được trưng bầy tại Bảo Tàng Viện Lịch Sử, Hà Nội. Trước hết, muốn tìm ra hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ ta phải biết rõ Thần Tổ của loài người nói chung được diễn tả như thế nào? Hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ nói riêng được diễn tả ra sao? Có biết rõ được hình bóng của Mẹ Tổ thì chúng ta mới nhận diện ra được Mẹ Tổ Âu Cơ trong cổ vật. Xin nhắc lại ở đây, tôi đã viết nhiều lần, cốt lõi của văn hóa Việt là Vũ Trụ giáo, mặt trời giáo và Việt Dịch nòng nọc còn ghi rõ trong Sử Sách (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt), trong Sử Miệng (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt) và trong Sử Đồng (Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á, sẽ phát hành vào cuối tháng năm tới đây). Mẹ Tổ Âu Cơ bắt buộc phải mang trọn vẹn ý nghĩa cốt lõi của văn hóa Việt, phải là biểu trưng của văn hóa Việt Nam. Xin nhắc sơ qua một chút về Vũ Trụ giáo dựa trên nòng nọc âm dương. Vũ trụ khởi đầu từ Hư Vô (Vô Cực) rồi có âm có dương nhưng hãy còn quyện vào nhau tức Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực (theo âm dương nhất thể, đây là một khuôn mặt của Bọc Trứng của Mẹ Tổ Âu Cơ). Trứng Vũ Trụ phân cực thành Lưỡng Nghi tức phân ra âm, cực âm (vũ) và dương, cực dương (trụ) (theo duy dương của Trăm Lang Hùng, ứng với hai ngành Cha Nước, Mẹ Lửa). Âm dương giao hòa sinh ra Tứ Tượng. Tứ Tượng âm và Tứ Tượng dương gom lại thành bát tượng ứng với Bát Quái của Dịch. Tứ Tượng âm và dương liên tác với nhau sinh ra vũ trụ, muôn loài gọi là Tam Thế, được biểu tượng bằng một cây, gọi là Cây Tam thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống. THẦN TỔ LOÀI NGƯỜI Cây Đời Sống sinh ra sự sống, muôn sinh, trong đó có con người là chủ thể. Như đã biết qua các bài viết trước, Cây Đời sinh ra đời sống thấy rất rõ qua ngôn ngữ học. Việt ngữ Sống liên hệ với Cây. Trong tiếng Việt, từ sống có ít nhất ba nghĩa: sống là sự sống (life), sống là đực (male) như gà sống và sống là cột, cây như cột sống là xương cột trụ, xương sống là cột xương, sống lưng là cột lưng ăn khớp trăm phần trăm với Anh ngữ vertebral column. Như thế sống trong Việt ngữ vừa có nghĩa là Sự Sống và vừa có nghĩa là Cây, cột ăn khớp trăm phần trăm với nghĩa của Cây Đời Sống sinh ra sự Sống. Như đã biết trong giáp cốt văn từ Sinh khắc hình cây có nghĩa là mọc (grow), ruột thịt với mộc là cây. Giải tự Hán ngữ Sinh, ta có chữ tam (ba) có ba nét ngang ứng với Tam Thế và một nét thẳng đứng xuyên qua chữ tam là Trục Thế Giới. Chữ tam và nét thẳng đứng biểu tượng Cây Đời Sống. Cây này sinh ra sự sống trong đó có con người vì thế nét ngang trên cùng của chữ tam có thêm một nét phẩy ở bên trái. Nét ngang có thêm dấu phẩy này chính là chữ nhân có nghĩa là người. Rõ ràng chữ sinh diễn tả Cây Đời Sống sinh ra chữ nhân, con người. Con người là biểu tượng cho sự sống cho muôn sinh vật. Từ sống có một nghĩa là cây, cột là vậy. Con người là tiểu vũ trụ con của đại vũ trụ. Đại vũ trụ được biểu tượng bởi Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống, vì thế thần tổ loài người phải do Cây Đời Sống sinh ra. Điều này thấy rõ qua truyền thuyết cổ Việt-Mường là Dạ Dần, Mẹ Người (Mường ngữ Dạ là người đàn bà đã có con, là mẹ, Dần biến âm với dân, nhân là người) là Mẹ tổ của Mường Việt nói riêng và nói chung là của cả loài người do cây si sinh ra. Cây si thuộc họ cây đa, biểu tượng cho Cây Vũ Trụ, Cây Đời (người Thái ở Nghệ An có cây đa là Cây Vũ Trụ) (xem Cây Đa Rụng Lá Sân Đình trong Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt). Tín đồ Thiên Chúa tôn thờ chiêm ngưỡng cây giáng sinh vào ngày sinh của Chúa, một vị Thần Tổ của loài người. Cây giáng sinh hiện nay được giải thích theo nhiều cách nhưng nhìn dưới diện Vũ Trụ Tạo Sinh, hiển nhiên cây giáng sinh mang hình ảnh của Cây Đời, Cây Vũ Trụ sinh ra Thần Tổ loài người nên mới được chiêm ngưỡng tôn thờ trong ngày sinh của Chúa. Con người do Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ sinh ra, vì thế con người đầu tiên, con người nguyên khởi (primordial being) hay thần tổ loài người (Supreme Being) nói riêng (và cả con người nói chung), được biểu tượng bằng hình người giống hình cây. Tôi gọi là "người-cây vũ trụ" hay người vũ trụ. Dấu vết Người hình Cây còn thấy trong văn hóa của người Inuit (trước đây người Inuit được các tộc khác gọi là Eskimo, có nghĩa là Tộc Người Ăn Cá Sống) ở vùng Bắc Cực (Canadian Artic, Alaska, Greenland). Inuit có nghĩa là Người. Inuit liên hệ với Man, Mán, Mường (Mol) chúng ta vì Man, Mán, Mường cũng có nghĩa là Người. Họ có cách vẽ quang tuyến X (Xray painting) trông thấy các phần, các bộ phận bên trong của người, thú, vật giống như thổ dân Úc châu nghĩa là cùng một cách vẽ Xray của người Đông Sơn thấy trên trống đồng âm dương. Người Inuit có những kiến trúc thiêng liêng thường làm bằng những hòn đá chồng lên nhau gọi là Inuksuk (số nhiều là Inuksuit)có nghĩa là Giống Hình Người (human-like stone structures). Inuk có nghĩa là “human being”. Kỷ vật Inuksuk của người Inuit tác giả mua ở vùng Canadian Rocky Mountain. Ngày nay con cháu người Inuit giải thích Inuksuk là “Things that can act in the place of human being” hay “to act in the capacity of a human”. Các hình tượng Dạng Người này thường dùng như những chỉ thị, những mốc địa danh, bảng hiệu ví dụ như dùng để đánh dấu đường về, chỉ chỗ có thể tìm được thức ăn, nơi dự trữ đồ ăn, thực phẩm. Inuksuit cũng có thể sử dụng để chỉ những chỗ thiêng liêng, cõi chết, nơi có sự tái sinh, nơi thần linh ở. Như thế, thật sự ra hình tượng Dạng Người này của tộc Người (Inuit) ta phải hiểu tới tận nguồn cội mới chỉnh. Hình Inuksuk này cũng trông giống hình cây. Đây chính là hình ảnh của Người Vũ Trụ sinh ra từ Cây Đời Sống, hình ảnh của Thượng Đế, của Thần Tổ của con Người, Thần Tổ của Inuit, Thần Tổ của Man, Mán Mường chúng ta. Đây chính là hình ảnh Thần Tổ Dạ Dần của Mường Việt sinh ra từ Cây Si một thứ Cây Đời, Cây Vũ Trụ. So sánh người và cây ta thấy: đầu tương ứng với vòm cây biểu tượng Thượng Thế, hư không hay bầu vũ trụ, bầu thế gian; hai tay ứng với cành cây, biểu tượng cho Trung Thế, chân là gốc cây biểu tượng Hạ Thế và thân người là thân cây hình trụ biểu tượng Trục Thế Gian (với phần cổ là Núi Trụ Thế Gian). Điểm này giải thích tại sao các tộc Săn Đầu Người (Head Hunters) ở Nam Trung Hoa, ở Nam Dương (có liên hệ với người cổ Việt) chặt đầu kẻ thù làm tế vật dâng cúng Tạo Hóa, Trời Đất, Thượng Đế, Thần Tổ... Ví dụ như Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống của người Dayak có chiếc sọ người trên chóp đỉnh biểu tượng cho Thượng Thế, Tạo Hóa. Thờ sọ người là một thứ sùng bái thờ đấng Tạo Hóa, thờ Thượng Đế, thờ Thần Tổ loài người, Thờ Tổ Tiên, Cúng Ông Bà... thờ Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ. .Thần Tổ Loài Người Lưỡng Tính Phái (Bán Nam Bán Nữ). Theo đúng Vũ Trụ thuyết dựa trên âm dương, con người nguyên khởi hay thần tổ loài người sinh ra ở giai đoạn nguyên thủy từ Trứng Vũ Trụ (hạt Cây Vũ Trụ) hay Thái Cực có âm dương đề huề phải là một con người có lưỡng tính phái, có cả âm lẫn dương hay nói một cách khác phải là người bán nam bán nữ. Điều này giải thích tại sao trong nhiều nền văn minh cổ, Thần Tổ loài người là một người bán nam bán nữ hay bán nữ bán nam. Hãy lấy một vài ví dụ điển hình. Ấn giáo có vị thần tổ tối cao tối thượng là Thần Sinh Tạo, Tạo Hóa Bhrama. Để tạo ra thế giới Bhrama sinh ra bốn người con trai (sinh theo vô tính phái, tự mình tách ra làm hai, rồi hai thành bốn). Nhưng vì toàn là đực rựa nên bốn người con trai này không biết làm sao mà sinh đẻ ra các vị thần khác và loài người được. Bhrama bèn biến mình thành lưỡng tính phái, bán nam bán nữ. Lúc này Bhrama ứng với Trứng Vũ Trụ, Thái Cực do đó có dương có âm mới sinh tạo được (sinh sản theo hữu tính phái). Bhrama tạo ra thế giới gọi là Bhramanda. Bhramanda có anda có nghĩa là trứng. Bhramanda có nghĩa giản dị là Trứng Vũ Trụ Bhrama. Ta thấy rất rõ lúc Bhrama ở dạng nhất thể ứng với Trứng Vũ Trụ nên mới tạo ra được thế giới gọi là Trứng Bhrama. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt Bhrama nhất thể tương ứng với Viêm Đế hiệu Thần Nông còn ở dạng nhất thể (lưu ý từ hiệu cho biết Thần Nông chỉ là một thứ tên khác tức một khuôn mặt khác của Viêm Đế). Bhrama có bhra- là sáng ruột thịt với Việt ngữ Bật (làm cho sáng như bật sáng, bật đèn, bật lửa) liên hệ với lửa, lửa vũ trụ, mặt trời, cùng nghĩa với Viêm có nghĩa là Nóng liên hệ với Lửa. Viêm biến âm với Diêm (que bật ra lửa). Hiển nhiên Viêm Đế hiệu Thần Nông (nhất thể) cũng ở dạng lưỡng tính phái (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Thần Mặt Trời Tạo Hóa Atum của Ai Cập, vào thời có Pyramid Texts, được nhận diện là Ra. Atum Nhất Thể (Totality) là một vị thần lưỡng tính nên có lưỡng phái. Atum tự nhập với bóng mình (shadow) hay thủ dâm để sinh ra các vị thần khác. Atum khạc nhổ ra con trai là Thần Không Khí Shu và ói ra con gái Teftnut. Như thế Thần Mặt Trời Ra là thần Mặt Trời Tạo Hóa, Mặt Trời Sinh Tạo (Sun as Creator), Thần Mặt Trời âm dương, Thần Mặt Trời ái nam ái nữ. Các Bodhisattvas (Bồ Tát) của Phật giáo thật sự nguyên thủy có tính vô tính (asexual) hay lưỡng tính phái, lưỡng thể. Phật Bà Quán Thế Âm (Goddess of Mercy) nguyên là một vị Bồ Tát Bhodisattva Avalokieshvara có bản thể lưỡng tính phái được giáng thế để cứu nhân độ thế. Khởi thủy ở Ấn Độ và khi mới nhập vào Trung Hoa ngài là một người nam (Đức Dalai Lama của Tây Tạng được cho là hiện thân của vị này) sau đó trở thành một người nữ. James Churchward có in lại hình một tượng người hai đầu nam nữ đào được dưới thành Karakhota, cố đô Uighur, ở sa mạc Gobi, mang hình ảnh của một Bồ Tát lưỡng phái. Người lưỡng phái mang hình bóng Bồ tát có hai đầu nam nữ đào được dưới thành Karakhota, cố đô Uighur, ở sa mạc Gobi (James Churchward). Ông Adam của Thiên Chúa giáo cũng lưỡng tính phái. Thượng Đế lấy xương sườn của ông để tạo ra bà Eva (xương sườn hình cong mang âm tính). Vì thế ta thường thấy một người ái nam ái nữ (lại cái) giữ một vai trò quan trọng trong thuật đồng bóng. Nhân vật này là hiện thân hay đội lốt Tạo Hóa, các đấng Sinh Tạo ái nam ái nữ. Với cốt này, các nhân vật đồng bóng ái nam ái nữ mới liên hệ và thay quyền hành sử của các đấng thiêng liêng ở dạng nhất thể một cách hữu hiệu hay ngay khi các thần tổ lưỡng tính phái đã phân thành hai phái riêng biệt thì với cốt ái nam ái nữ, họ cũng vẫn liên hệ với cả hai phái một cách hữu hiệu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 (tiếp) Thần Tổ Loài Người Đơn Tính Phái Về sau Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực phân cực thành cực âm và dương, con người lúc này có Mẹ Nguyên Khởi và Cha Nguyên Khởi. Mẹ Nguyên Khởi (Mẹ Tổ, Mẹ Đời, Tổ Mẫu, Thần Mẫu). Theo duy âm, người đầu tiên sinh ra nhân loại là một người nữ, là Mẹ Nguyên Khởi. Xã hội loài người khởi đầu theo mẫu quyền nên Cha đời là hình bóng muộn thấy trong các xã hội phụ quyền. Chúng ta có Mẹ Đời (Dạ Dần, Âu Cơ) thuộc một nền văn hóa tối cổ. Mẹ nguyên khởi, qua dòng thời gian có các tên gọi tương đương như Mẹ Tổ, Mẹ Đời, Tổ Mẫu, Thần Mẫu, Thần Nữ, Vương Mẫu, Nữ Vương... là người nữ đầu tiên sinh ra nhân loại, là người nữ nguyên khởi, là thần tổ nữ của loài người là đấng tạo hóa, đấng sinh tạo, đấng chí tôn nữ, là mẹ tổ... Thần Tổ Nữ của loài người sinh ra từ Cây Đời Sống thường được diễn tả bằng một hình người ngồi ở tư thế sinh con hai chân dang rộng ra và hai tay đưa lên cao khỏi đầu. Xin lưu ý trong chữ viết, hình dấu nòng nọc, ngồi mang âm tính và đứng mang dương tính ví dụ trống có một nghĩa là đực, dương (gà trống) nên những người đánh trống trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I thường ngồi để có sự hòa hợp, hôn phối dương âm và cối mang âm tính (cối biến âm với cái) nên những người giã cối thường đứng để có sự hòa hợp, hôn phối âm dương (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Theo chính thống Mẹ Đời thường ở vị thế ngồi trong khi Cha Đời thường ở vị thế đứng (tuy nhiên trong những trường hợp không chính thống hay “rỏm”, Mẹ Đời có thể đứng và Cha Đời có thể ngồi, cần phải dựa vào các chi tiết khác như bộ phận sinh dục, vú hay các đồ trang sức như hoa tai để nhận diện). Hình ảnh Mẹ Đời, Mẹ Nguyên Khởi ở tư thế ngồi sinh con này còn thấy nhiều trong nghệ thuật nguyên sơ (primitive arts), nghệ thuật dân gian và trong nhiều nền văn hóa theo Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo ở khắp nơi trên thế giới. Hãy lấy một vài ví dụ. .Các Đảo Thái Bình Dương -Indonesia .Đảo Tanimbar Mẹ Tổ tối cao, tối thượng ở một bàn thờ tổ tiên tại một ngôi nhà ở đảo Tanimbar. tiên ở một ngôi nhà ở Tanimbar. Vị thế ngồi sinh con và đôi hoa tai khẳng định vị tổ này là một người nữ, là Mẹ Tổ. .Đảo Celebes. Trên một chiếc quan tài đá (waroega) có hình Mẹ Đời mang ý nghĩa sinh tạo, tái sinh hay siêu thoát về miền hằng cửu. Hình quan tài đá (waroega), Minahasa, Celebes (Bertling 1931, Fig.32). Từ waroega chỉ quan tài đá có nghĩa là “nơi thân xác được cởi mở hoàn toàn” (the place where the body is unbound completely) hàm nghĩa siêu thoát. -New Guinea Hình Mẹ Đời hay Thần Mẫu thấy trên một thanh gỗ ngang của một chiếc ca-nô ở đảo Trobriand, New Guinea. Hình Mẹ Tổ trên thanh gỗ ngang của một ca-nô, đảo Trobiand, New Guinea) (theo Seligman 1910, Pl.LXV). .Úc châu Trong những hình khắc trên đá (petroglyphs) có một hình biểu tượng người đàn bà ngồi ở tư thế sinh con, ngày nay hiểu là “vong linh tổ tiên” (spirit ancestor). Hình khắc trên đá của thổ dân Úc châu hiện nay được giải thích là “spirit ancestor”. Hiển nhiên đây là hình ảnh của Thần Tổ loài người, Mẹ Tổ, Thần Mẫu, Tổ Tiên... sinh ra từ Cây Đời Sống. .Mỹ châu -Nooka Hình Mẹ Đời hay Thần Mẫu ở một ngôi nhà của tộc Nooka ở đảo Vancouver. Hình vẽ ở một nhà của tộc Nooka, đảo Vancouver (vẽ lại từ hình của Provincial Archives, Victoria, B.C.) Hai hình linh thú nước (mythical water creatures) ở hai bên có đuôi là chữ nòng nọc móc câu có nghĩa là nước mang âm tính (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á) cho thấy rõ thêm đây là Mẹ Đời. -Aztec Hình Thần Mẫu của Aztec ngồi ở vị thế sinh con. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy chắc chắn một người nữ ngồi ở vị thế sinh con hai tay dơ lên trời là Thần Mẫu. Thần Mẫu của Aztec, Codex Borbonicus p.13 (theo Thompsom 1939, fig.1a) -Ecuador Hình Mẹ Đời hay Thần Mẫu trên một phiến đá của Ecuador. Thần Mẫu trên một phiến đá của Ecuador, Manibí, Ecuador. Museum of the American Indian (Saville 1910, Pl. IV,6). .Châu Phi Hình Mẹ Tổ trên một tấm phướn tác giả chụp tại khu văn hóa châu Phi ở Triển Lãm Quốc Tế International Expo, Hanover, Đức quốc vào tháng 8, 2000. Còn tiếp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 Tiếp. .Châu Âu Ở Châu Âu hình ảnh Mẹ Đời đã bị chùi xóa gần như mất hết, ngày nay chỉ còn sót lại một vài hình bóng. Ví dụ trên đầu một cột trụ với kiến trúc thời Romanesque ở nhà thờ Piacenza ở Ý có hình Mẹ Đời tay để lên đầu hai người có mình chim ở hai bên. Hình bóng Mẹ Tổ trên đầu cột trụ kiến trúc kiểu Romanesque ở nhà thờ Piacenza (Bernheimer 1931, Fig.150). Đây là hình bóng một bà hai ông (người chim có “chim” nên là phái nam), ba vị thần tổ đầu tiên của con người thấy trong nhiều truyền thuyết sáng thế (myths of creation) giống như Nàng Kịt với Đá Cần, Đá Cài của Mường Việt cổ. Nhiều khi hình bóng Mẹ Đời đã thay đổi (như hai tay đã buông thõng xuống nhưng vẫn có hình bộ phận sinh dục nữ). Hình sheela na Gig thường cho là có gốc từ sự thờ phượng tiền-Thiên Chúa giáo (pagan) của Ireland còn thấy trong Thiên Chúa giáo ở Anh và nhiều nơi khác ở châu Âu. Hiện nay có nhiều giả thuyết giải thích về hình sheela na Gig này. Sheela na Gig (Irish Sile na gCioch) (St Mary and St David Church, Kilpeck Herefordshire, England). Nhưng tôi thấy giải thích cho đây là Celtic Goddess of creation and destruction (Nữ Thần Tạo Hóa, Sinh Tạo và Hủy Diệt của người Celtic) hay Goddess of Fertility (Nữ Thần Mắn Sinh) là gần cận nhất với hình bóng Mẹ Đời, Nữ Thần Tổ trong Vũ Trụ Tạo Sinh. Cũng xin nói thêm ở đây là từ sheela biến âm với Việt ngữ “thì la”, “thì lẩy” (s=t như sụt = tụt) chỉ bộ phận sinh dục nữ như thấy qua bài đồng dao “Thì la, thì lẩy, Con gái bẩy nghề... (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt). .Châu Á -Trung Hoa Hình bóng người ngồi ở tư thế sinh con cũng thấy trong văn hóa cổ Trung Hoa. Đây có thể là dấu vết bị ảnh hưởng của các nền văn hóa mẫu hệ cổ hay họ bị “đồng hóa ngược” bởi các nền văn hóa mẫu hệ mà họ xâm chiếm vì người Trung Hoa vốn gốc là dân võ biền theo phụ hệ. Dĩ nhiên họ giải thích hình người ngồi ở tư thế sinh con này theo quan điểm phụ hệ. Ví dụ điển hình là hình Thần Tổ ngồi ở tư thế sinh con thấy trên một trống làm bằng đồng (không phải là trống đồng âm dương Đông Sơn để hở đáy) đời nhà Thương. Hình Thần Tổ trên một trống đồng kiểu nhà Thương (kỷ vật tác giả mua ở Trung Hoa). Các học giả Trung Hoa dĩ nhiên giải thích hình này theo văn hóa võ biền của họ, không cho đây là hình bóng Mẹ Đời. Tuy nhiên ta thấy rất rõ hình người này khắc trên trống mà người Trung Hoa gọi là gu (cổ) có một nghĩa là “cây” (Tục Giết Trống Đồng), liên hệ với Cây Đời Sống thì như đã thấy đây phải là hình bóng của Mẹ Đời, Mẹ Đời Sống. Xin lưu ý là thân người này hình tam giác ngược có đỉnh chỉ địa, một dạng biến thể của chữ viết nòng nọc V có một nghĩa là âm, nữ, bộ phận sinh dục nữ như đã thấy trong The Da Vinci Code mà Dan Brown gọi là chalice (The Da Vinci Code và Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á)." Còn tiếp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 Tiếp. " -Việt Nam xem ở dưới . . . . . . . Hình Bóng Mẹ Đời Trên Đồ Đồng Cổ ở Đông Nam Á: .Hình mẹ đời thấy trên: -ngôi nhà nòng không gian, vũ trụ âm có mái hình vòm ô dù trên mặt trống Sangeang Malakamau, Nam Dương. Hình Mẹ Đời trên trống Sangeang Malakamau. -trên một trống moko. Hình Mẹ Đời trên một trống moko, Nam Dương. -trên một mảnh đồng tìm thấy ở Vân nam (hiện để tại British Museum). Hình Mẹ đời trên mảnh đồng Đông Sơn, Côn Minh, Vân Nam (British Museum, 1948, 10 -13). Hình xoắn cuộn ở hai bên và hình sóng ở dưới xác định người ngồi thuộc dòng âm nước tức Mẹ Đời (xem thêm chương Hình, Dấu và Biểu Tượng trên Trống Đồng Đông Nam Á). Hình Bóng Mẹ Đời Trong Chữ Viết Nòng Nọc Trong bộ sưu tập những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn của nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn mà ông cho rằng đây có thể là những chữ viết cổ, theo tôi đây chính là những chữ, những hình ngữ nòng nọc (xem chương Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng). Trong những chữ này, chữ thứ ba từ trái qua phải mang hình ảnh một người đàn bà đang ngồi ở tư thế sinh con giống hình Cây Đời Sống, Cây Tam Thế. Bộ sưu tập những hình khắc như chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn của Hà Văn Tấn. Hình Mẹ Đời có hình người đàn bà ngồi ở tư thế sản phụ khoa (obstetric position) đang sinh con với hai chân bẹt ra, hai tay giơ lên đầu (chữ số 3 từ trái qua). *Xin ghi tâm điểm này: Sự hiện diện của Mẹ Tổ, Mẹ Đời (và Cha Đời) trên trống nói chung và nhất là trên trống đồng âm dương cho thấy trống đồng âm dương mang ý nghĩa biểu tượng cho sự Sống, Con Người, Thần Tổ Loài Người, cho Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế hay nói chung, trống đồng âm dương mang biểu tượng của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo. CHA ĐỜI Theo duy dương hay trong xã hội phụ quyền, thần tổ của loài người là một người nam, là cha đời, tổ phụ. Người này thường đứng giơ hai tay cao lên trời (xem chương Khái Lược Về Vũ Trụ Giáo trong Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Nói tóm lại hình người đưa hai tay lên đầu mang hình bóng của một hình cây, của Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống diễn tả con người đầu tiên của nhân loại, con người nguyên khởi, là thần tổ của loài người (ngồi ở vị thế sinh con là tổ mẫu hay đứng giơ tay cao lên trời là tổ phụ), là đấng tạo hóa, đấng sinh tạo, đấng chí tôn, là thần tổ, là tổ tiên... Hình Bóng Mẹ Tổ Âu Cơ ở Bảo Tàng Viện Lịch Sử, Hà Nội. Riêng ở Việt Nam hình bóng Mẹ Đời, Mẹ Tổ Âu Cơ cũng thấy khắc ghi lại trên các mảnh đất nung hay “Gạch trang trí người theo phong cách dân gian” hiện đang trưng bầy tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử ở Hà Nội. “Gạch trang trí người theo phong cách dân gian” (triều Lê Trung Hưng thế kỷ 15-17?,Viện Bảo Tàng Lịch Sử ở Hà Nội). Khối đất nung để đứng cho thấy hình một người ngồi ở tư thế sinh con. Hình người mặc quần không thấy rõ bộ phận sinh dục, nên không biết rõ giống phái nhân vật này một cách trần truồng (!). Tuy nhiên theo chính thống, với vị thế ngồi sinh con thì ta phải nghiêng về phía Mẹ Đời. Mấu chốt chính ở đây là tai có đeo hoa tai. Hình tai phóng lớn cho thấy hoa tai. Quần ở đây có dây rút thắt rất chặt không phải là thứ khố dây của phái nam, trông rất sexy kiểu Victoria secret, kín hở cho thấy phần ở hai bên đũng quần trông căng phồng khiến ta có ấn tượng đây là hai mép lớn (labia majora) của bộ phận sinh dục nữ. Vú cũng căng phồng. Mặt trái soan đầy nữ tính (mặt hình trứng cũng diễn tả người vũ trụ, sinh tạo). Mũi dọc dừa. Môi mỏng thanh tao. Đầu ngả qua một bên, mặt thanh thản, hiền thục như đang mơ, không có nhiều hùng tính, nam tính. Đầu ngả về phía bên trái (của người nhìn) tức phía âm. Rõ nhất hai bên người có hình đĩa Thái Cực, Trứng Vũ Trụ cho biết nhân vật này mang nghĩa sinh tạo, tạo hóa liên hệ với âm dương, Vũ Trụ giáo. Những chi tiết trên khiến ta nghiêng về phía nữ, Mẹ Đời. Dù gì đi nữa, thì ta cũng biết chắc chắn đây là hình ảnh của một Thần Tổ loài người có mặt trong văn hóa Việt Nam. \ Cũng xin lưu tâm một điểm rất quan trọng là trong tất cả các hình Mẹ Đời ngồi ở vị thế sinh con ở khắp các nơi trên thế giới chỉ có hình ở Việt Nam này là có hình đĩa thái cực hay Trứng Vũ Trụ ở hai bên. Điều này trước hết khẳng định là hình tượng này là biểu tượng cho sinh tạo, tạo hóa, là Mẹ Đời dựa trên nguyên lý lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương, dựa trên Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo và là ý nghĩa chính gốc, là lời giải thích căn bản cho các hình tượng này của toàn thể thế giới. Những giải thích khác của các nền văn hóa khác đều có thể là đã đi xa ý nghĩa gốc cội này của dân gian Việt Nam. Thứ đến cũng khẳng định là nguyên lý lý lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương, dựa trên Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo là cốt lõi của văn hóa Việt Nam còn lưu truyền trong dân gian Việt Nam. Khối đất nung để nằm cho thấy một người nữ ở tư thế sinh con đang mang bầu hình tròn hay đẻ ra một cái bọc tròn. Nhìn tổng thể bọc tròn biểu tượng cho Bầu Hư Không, Bầu Vũ Trụ, Trứng Vũ Trụ, Bầu Trời Thế Gian, Trứng Thế Gian, Bầu Sinh Tạo, Bầu Tạo Hóa (bầu có một nghĩa là mang thai). Nhìn dưới diện Tổ Hùng, đây chính là hình ảnh Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng chim sinh ra Trăm Lang Hùng. Một lần nữa, ta thấy rõ như dưới ánh sáng mặt trời Việt hừng rạng, qua hình ảnh Mẹ Đời, Mẹ Tổ hình Cây Vũ Trụ với “phụ đề” hai hình đĩa Thái Cực, Trứng Vũ Trụ ở hai bên và hình Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra bọc trứng còn thấy trên cổ vật theo “phong cách dân gian” cho thấy cái cốt lõi của văn hóa Việt là Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo và Việt Dịch Nòng Nọc. Tài Liệu Tham Khảo . A. J. Bernet Kempers, The Kettledrums of SouthEast Asia .Hà Thúc Cần, The Bronze Đông Sơn Drums .Hans Scharer, Ngaju Religion, baœn dịch Anh ngữ cuœa Rodney Needham, The Hague-Martinus Nijhoff, 1963. .James Churchward: The Lost Continent of Mu, 1969 Paperback Library Edition, Coronet Communications Inc. .Nguyễn Xuân Quang: -Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức, 1999). -Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt (Y Học Thường Thức, 2002). -Tiếng Việt Huyền Diệu (Hừng Việt, 2004). -Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (Y Học Thường Thức, 2006). -Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (sẽ phát hành vào cuối tháng năm tới đây). -The Da Vinci Code và Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (khoahoc.net 18 tháng 11 năm 2007). .Phạm Huy Thông chủ biên, Đong Son Dums In Viet Nam, The Viet Nam Social Science Publishing House, 1990). .Wang Hongyuan, The Origins of Chinese Characters, Sinolingua Beijing, 2004. [/color] Hết Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 Huyền tượng mẹ ÂU CƠ: Bi kịch và mầu nhiệm Trần Xuân An Một cách giải mã mới nhất từ trước đến nay về một huyền thoại cổ nhất của dân tộc Việt Nam ta. Tác giả trông mong các ý kiến phản hồi. Chàng về thiếp một theo mây Con thơ để lại đất này ai nuôi Câu ca dao thời cổ sơ mãi còn đó. Có thể lớp vỏ ngữ âm của thuở xa xưa ấy theo năm tháng, trải qua vài mươi thế kỉ, đã dần dà được đổi mới, nên còn khá gần gũi với tiếng Việt hiện đại. Nhưng về nội dung ngữ nghĩa, chắc chắn vẫn y như lúc khởi nguyên. Trong những lúc chuyện trò ngày thường, đôi khi tình cờ gặp hai chữ Âu Cơ trên đường phố hoặc ở giây phút mặc niệm trong Quốc lễ Giỗ Tổ, tức khắc, câu ca dao ấy hiện về trong kí ức chúng ta, trước cả huyền thoại lịch sử Họ Hồng Bàng. Cảm nhận này đến với tôi từ tấm bé, nhưng phải đến một độ tuổi nào đó, mới trở thành một suy nghiệm, để từ suy nghiệm, có thể nói lên một điều nghiêm trọng: huyền tượng Mẹ Âu Cơ chất chứa cả một trời bi kịch. Bi kịch? Tôi thật sự cảm thấy mình run lên vì hiểu mình hình như đã xúc phạm đến Người Mẹ của cả dân tộc. Có thật là huyền tượng Mẹ Âu Cơ chất chứa cả một trời bi kịch? Chứng minh cho điều đó, chỉ cần nhớ lại câu ca dao thân thiết nghìn đời kia. Và từ cảm nhận ca dao về nỗi niềm của Mẹ Âu Cơ phải chia tay theo dạng li thân với người chồng Lạc Long quân – Người Cha của cả dân tộc –, chúng ta không thể không liên tưởng đến các bi kịch khác trong đời Mẹ. Một đời người phụ nữ, thật buồn khi phải trải qua hai đời chồng! Mẹ Âu Cơ của chúng ta đã lâm vào bi kịch ấy. Và chắc Mẹ phải cam chịu nỗi buồn chín nẫu ruột gan khi cả hai đời chồng, Đế Lai và Lạc Long quân, đều chủ động chia tay với Mẹ! Đế Lai bỏ Mẹ lại ở hành tại, để cùng quân binh rong ruổi những dặm đường viễn chinh, với mưu toan xâm chiếm đất nước của người em họ, Lạc Long quân, đến nỗi “quên cả ngày về”, bất chấp “nhân dân nước Nam khổ vì sự phiền nhiễu, không yên ổn như xưa” (1). Mặc dù đây không phải là cuộc chia tay, dứt nghĩa vợ chồng, để hai người trở thành hai người xa lạ. Đây chỉ là một cuộc chia tay, nghiêm ngặt mà nói, chỉ vì mộng xâm lăng của Đế Lai, và do Đế Lai chủ động. Thư tịch cổ vẫn gọi Mẹ là “ái thê” (2), người vợ yêu dấu của Đế Lai. Như thế, kẻ xâm lăng Đế Lai vẫn yêu vợ, nhưng ông ta yêu bước đường xâm lăng của mình hơn. Và chúng ta không hiểu vì sao Mẹ Âu Cơ của chúng ta không chung thuỷ chờ chồng! Mẹ nghĩ mình bị Đế Lai bạc tình, bỏ rơi chăng? Mẹ lạt lòng chăng? Mẹ bị rơi vào thế bị cướp cả tấm thân mình như một chiến lợi phẩm để phải làm vợ Lạc Long quân chăng? Đó là một thói tục không có gì lạ ở thời hồng hoang cổ sơ, thậm chí còn diễn ra ngay ở thời trung cổ. Nhưng dẫu bị rơi vào tình huống ấy, sao Mẹ không thủ tiết, chạy trốn, thậm chí phải tự chấp nhận cái chết để giữ tròn lòng chung thuỷ? Mẹ là nạn nhân của Đế Lai hay nạn nhân của chính Mẹ và cũng là nạn nhân của Lạc Long quân - Người Cha của chúng ta? Hình như chúng ta vừa kính trọng Mẹ nhưng xen vào đó còn có một nỗi oán trách Mẹ. Sao Mẹ Âu Cơ của dân tộc Bách Việt chúng ta không toàn bích? Sao Mẹ không là một khối ngọc không tì vết cho chúng con nghìn thế hệ noi theo? Chúng ta cũng không thể không oán trách cả Lạc Long quân – Người Cha khởi nguyên của dân tộc chúng ta! Thật ra, ai cũng biết thời hồng hoang cổ sơ vốn thế, và như thế là đã đúng “luân thường về phụ tử, phu phụ” (3) của thuở ấy, cách hôm nay đã trên bốn nghìn tám trăm năm (>2879 tr.cn. – 2008 s.cn.). Thử đối chiếu với các huyền thoại khởi nguyên của các dân tộc khác, như Hy Lạp, La Mã, Do Thái (cụ thể là Kinh Thánh), Ấn Độ... từ Âu xa xôi đến Á gần gũi, chúng ta sẽ bớt băn khoăn (3). Mỗi thời, mỗi dân tộc, mỗi đất nước có những luật tục, những luật pháp và tiêu chí văn hoá, đạo đức, văn minh khác nhau. Chỉ với cái nhìn lịch sử - cụ thể, nhận thức lịch sử theo từng thời điểm cụ thể, tình tiết cụ thể với tiêu chí bình phẩm cụ thể, mới hiểu được sự thể này của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long quân. Tuy vậy, nhìn vào một khía cạnh khác, ngay trong nguyên vẹn hình tượng huyền thoại, tôi thấy Mẹ Âu Cơ của chúng ta hình như cũng có phần chủ động trong cuộc chia tay với Đế Lai, người chồng cũ, khi đồng ý chung sống vợ chồng với Lạc Long quân, người chồng mới. Đó là sự chia tay với một kẻ xâm lược để trao trọn trái tim mình cho người chống xâm lược. Mẹ Âu Cơ của chúng ta đã chọn chính nghĩa, cho dù đất nước phương Nam sông Dương Tử nhỏ hẹp hơn; Mẹ không chấp nhận chung sống với phi nghĩa, cho dù đất nước phương Bắc sông Dương Tử rộng lớn. Người Cha của dân tộc Việt chúng ta, Lạc Long quân, là biểu tượng của chính nghĩa ấy. Đây là nét chói sáng tuyệt vời trong bi kịch của Mẹ Âu Cơ. Và chắc hẳn Mẹ Âu Cơ vẫn quyến luyến Động Đình hồ phương Nam, quê quán Mẹ (4), cũng là vùng đất thuộc người chính nghĩa Lạc Long quân. Thế rồi, Mẹ Âu Cơ lại rơi vào một bi kịch khác. Lần này, chính Người Cha Lạc Long quân chủ động chia tay Mẹ, vì tuy cùng là người Việt Phương Nam, nhưng mẹ vốn là tộc người (nhân tộc) khác. Cha Mẹ khởi nguyên của chúng ta, thuở ấy, tuy cùng là dân tộc Việt nhưng vẫn khác về nhân tộc, Âu Việt khác với Lạc Việt, khác nòi tộc nhưng chung một dòng giống Việt. Đây chính là bi kịch về sự khác biệt văn hoá tộc người trong đời sống vợ chồng. Người Cha khởi nguyên của chúng ta nói cùng Mẹ, trong buổi chia tay đau đớn ấy: “Ta là nòi Rồng đứng đầu thủy tộc, nàng là giống Tiên sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia li. Ta đem năm mươi con về thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống biển, hữu sự báo nhau cho biết, đừng quên nhau” (5). Không có nỗi buồn đau nào lớn hơn đối với một người phụ nữ! Chàng về thiếp một theo mây Con thơ để lại đất này ai nuôi... Mẹ Âu Cơ không còn yêu Đế Lai, vì Đế Lai đã là vua lãnh thổ Phương Bắc, đã trở thành người Phương Bắc qua vài ba đời. Đó cũng là bi kịch về khác biệt lãnh thổ và dân tộc (6). Bi kịch của Mẹ Âu Cơ của chúng ta là thế đó. Bi kịch ấy khai ngộ cho nghìn đời con cháu một nét chói sáng tuyệt vời về ý thức chán ghét kẻ xâm lược, cho dù đó là chồng mình (Đế Lai), và về lòng yêu chính nghĩa chống xâm lược, yêu người cùng nguồn cội dân tộc Việt Phương Nam (Lạc Long quân). Tuy vậy, tôi vẫn nghĩ bi kịch về sự khác biệt tộc người trong cộng đồng các nhân tộc Việt Nam mà Mẹ Âu Cơ chịu đựng là cuối cùng của loại bi kịch ấy trên đất nước Văn Lang – Việt Nam chúng ta. Nhưng dẫu sao, Mẹ Âu Cơ của dân tộc chúng ta, thuở cổ sơ cách đây hơn bốn ngàn tám trăm năm, cũng là một người phụ nữ chịu đựng đến hai bi kịch chia xa hai người chồng trong một đời người. Nếu chúng ta kính quý Mẹ ở nét chói sáng ý thức về chính – tà, kính cảm thông Mẹ ở nỗi phũ phàng của thực trạng trong nhận thức về sự khác biệt văn hoá tộc người giữa Âu Việt và Lạc Việt kia, cũng không thể nguôi quên niềm bi kịch đau thương này của Mẹ. Và nhiệm mầu của đời Mẹ nữa! Liệu chúng ta đã cảm nhận hết chiều sâu của sự nhiệm mầu ấy? Mẹ Âu Cơ là một người phụ nữ đã hai lần lâm vào cảnh bi kịch đời thường, như chúng ta đã biết. Nhưng Mẹ đã tạo nên một sự thật lịch sử hay chính xác hơn là sự thật về một khát vọng nghìn đời, có thật trong mỗi chúng ta: Khát vọng đại đoàn kết dân tộc. Khát vọng lớn lao này vốn nghìn đời qua đã thể hiện trong thành ngữ hằng ngày: tình huyết nhục, nghĩa đồng bào (tình máu thịt, nghĩa cùng sinh ra từ một bào thai chung). Hình tượng “trăm trứng – trăm con trai khôi ngô, uy dũng – Bách Việt”, hoàn toàn không bao hàm bào thai quái dị, mà chính là bào thai phi thường, chứa đựng ý nghĩa cốt lõi ấy. Mẹ Âu Cơ của chúng ta đã tạo ra một mầu nhiệm tuyệt vời: khái niệm “Đồng bào”. Ngày Lễ Quốc Tổ, chúng ta hiệp giỗ các vị vua Hùng, con cháu mười tám thế hệ của Mẹ Âu Cơ, đồng thời mặc niệm về Người Mẹ Tiên, Người Cha Rồng khởi nguyên, bắt đầu của mọi bắt đầu thuộc về dân tộc ta, hẳn chúng ta không thể quên câu ca dao này: Chàng về thiếp một theo mây Con thơ để lại đất này ai nuôi... Để từ câu ca dao như một lời dạo đầu ấy, chúng ta lắng sâu tâm hồn mình, thấu hiểu hết bao đau đớn trong tấn bi kịch cổ đại Mẹ Âu Cơ, và cũng từ đời Mẹ Âu Cơ, chúng ta tự hào về ý thức chính – tà (xâm lược – chống xâm lược), rút ra bài học về sự xâm lấn giữa các dân tộc chung một Tổ Thần Nông – Viêm Đế (hoàng đế cõi Viêm Giao), vốn được lãnh nhận cùng nhau màu da vàng sáng, nâu giòn, về lòng yêu cội nguồn Việt Phương Nam, đặc biệt là về khát vọng đại đoàn kết dân tộc Việt trong khái niệm “trăm trứng – đồng bào”. TP.HCM., 9 : --12 : 20’, ngày 19-4 HB8 (14 tháng 3 Mậu tí HB8) (1) Trần Thế Pháp và nhiều tác giả khác, “Lĩnh Nam chích quái”, bản dịch của Lê Hữu Mục, Nhà sách Khai Trí, 1960 (?), tr. 43 – 45. Bản khác: “vui quên trở về”; “dân phương Nam khổ vì bị người phương Bắc quấy nhiễu, không được yên sống như xưa”. (2) Sđd., bản dịch Lê Hữu Mục. (3) Sđd., bản khác: “tôn ti, các đạo cha con, vợ chồng”. Thật ra, em họ thúc bá lại lấy vợ cũ của anh thúc bá lại, đối với chúng ta ngày nay vẫn thuộc phạm vi loạn luân. Không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, luật tục “nối dây” giữa hai anh em ruột hiện vẫn còn tồn tại ở vài tộc người thiểu số (ví dụ anh ruột chết, vợ của anh ruột ấy bị bắt buộc phải trở thành vợ cả hoặc vợ thứ của người em ruột). (4) Sđd., bản dịch của Lê Hữu Mục, hẳn chính xác hơn: “Thiếp vốn người Bắc”, có nghĩa là người Âu Việt, thuộc Động Đình hồ, gần biên giới phía Bắc của lãnh thổ Phương Nam (Xích Quỷ quốc = Nước Sao Đỏ [*]), chứ không phải “Thiếp vốn là người nước Bắc”, người của lãnh thổ bên kia sông Dương Tử. Xin đừng hiểu lầm Mẹ Âu Cơ của chúng ta là người Hán - Hoa. Xem: Đại Việt sử kí toàn thư, bản in nội các quan bản (1697), bản dịch (3 tập), tập 1, Nxb. Văn hoá – Thông tin, 2003, tr. 150 (Tl. [tổng luận], tờ 3b – 4a): Tổng luận của Lê Tung: “Kể từ khi Kinh Dương vương, họ Hồng Bàng nối dòng dõi Thần Nông, lấy con gái vua Động Đình, sáng rõ đạo vợ chồng, theo đúng nguồn phong hoá, vua thì lấy đức mà cảm hoá dân, giũ áo khoanh tay. Dân thì cày ruộng, đào giếng, ra ngoài thì làm lụng, trở về thì nghỉ ngơi, chẳng phải là phong tục thái bình cổ của Viêm Đế ư? Lạc Long quân nối đời Hồng Bàng, lấy con gái họ Âu Lạc [Âu Việt? – ct.] mà có điềm lành sinh trăm con trai, tổ của người Bách Việt thực bắt đầu từ đấy, hưởng nước trải nhiều năm, rất là lâu dài, đã giàu thọ lại nhiều con trai, từ xưa đến nay chưa từng có. [*] Bị chú của chú thích (4): Quỷ là một trong hai mươi tám ngôi sao được gọi là “Nhị thập bát tú”. (5) Sđd. và bản khác: giống nhau (chỉ khác cách sử dụng từ để diễn đạt, không có dị biệt về ngữ nghĩa). (6) Trước thời điểm li thân cùng Cha Lạc Long quân, trong những quãng thời gian Cha Lạc Long quân về Thuỷ Phủ, Mẹ Âu Cơ cũng có khi nhớ về Bắc quốc (bên kia sông Dương Tử); thậm chí, mặc dù bấy giờ Đế Lai đã chết bởi thua trận, dòng vua Thần Nông cũng bị chấm dứt, và Bắc quốc đã bị xâm chiếm bởi Hoàng Đế, Mẹ Âu Cơ cũng có lần đã quay về nước ấy (tuy chỉ mới đến biên giới, thì đã bị Hoàng Đế chặn lại). Đó chỉ là nỗi hoài niệm và cuộc trở về một nơi chốn mà một thời Mẹ Âu Cơ đã sống, thuở Đế Lai còn làm vua ở đó. Xem lại chú thích (4): Mẹ Âu Cơ của chúng ta không phải là người Hán – Hoa (Bắc quốc). TRầN XUÂN AN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2008 Truyền thuyết Âu Cơ và dư âm Bách Việt trong tiếng Việt: Hùng Vương, quốc tổ Việt lai Thái Nguyên Nguyên Trong bài này chúng ta thử khảo sát sơ lược 'dư âm' của các tiếng thuộc khối Bách Việt xa xưa còn mang ảnh hưởng trên tiếng Việt. Bài này được viết ngay sau loạt bài về 'Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương', đặc biệt bài về 'Hùng Vương: quốc tổ mang hai giòng máu'. Với mục đích thử xem lại truyền tích ‘Âu Lạc’ qua một sốtài liệu ngôn ngữ hạn hẹp có trước mắt. 1. TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN Trước hết xin tóm tắt ý nghĩa của truyền thuyết Âu Cơ, vừa được giải mã dưới góc nhìn nôm na của thế kỷ 21 (xem [1]). Trong đó chúng ta đặc biệt chú ý đến việc chia ly đầy nước mắt của vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ. Một cuộc chia ly vĩnh viễn không hẹn ngày tái ngộ. Truyền thuyết Âu Lạc được đặt để vào trong bộ sử đồ sộ và đầu tiên 'Đại Việt Sử Ký Toàn Thư' của Ngô SĩLiên vào đời nhà Lê, xuất phát từ những chuyện thần tiên cổ tích của người Mường [1] [2]. Việc giải mã truyền thuyết xưa cũ bắt đầu bằng ý niệm 'Fast Forward', y như việc bấm nút cho băng video quay nhanh về phía trước. Đúng y như ý định của các tác giả truyền thuyết. Rồi truy về nguồn gốc người Mường chính thuộc chủng Thái, thuở ban đầu cư dân nước Sở ở thời Xuân Thu Chiến Quốc (770-221 TCN) bên Tàu xa xưa. Dân nước Sở rất nổi tiếng với những chuyện tích u linh hoang đường. Vấn đề này từ trước đến nay thường bị bỏ sót bởi chúng ta hiểu biết rất ít về thành phần của khối Bách Việt đó. Đặc biệt các chi chủng nhỏ lớn đủthứ ngày trước người Hoa gộp chung lại một nhóm và gọi đó chủng Yueh (Việt). Quan trọng nhất chúng ta cũng bị ảnh hưởng sử sách viết theo quan điểm lấp loát và tiện nghi của Hoa chủng cho rằng chủng Yueh chỉhiện diện ở phía Nam sông Dương Tử, tức miền Hoa Nam. Ngày nay với phương tiện internet, chúng ta tìm tòi tra cứu rất dễ các tài liệu rất quan trọng, ngay cả đối với thứ cổ sử mù mờ xa xưa. Rất nhiều tư liệu do các nhà khảo cứu từ những đại học lớn trên thế giới đều có thể truy cập được dễ dàng qua mạng internet. Theo thiển ý, rất nhiều công cuộc khảo cứu về cổ sử hoặc tài liệu khai quật được thường vướng phải một vài vấn đề tuy có vẻ tầm thường, nhưng dễ gây ra lạc hướng hoặc ngộ nhận. Thông thường chúng ta vướng phải ngộ nhận do ở chỗ thiếu thốn hiểu biết về cổ sử Tàu. Hoặc nếu có hiểu biết, lại hiểu biết theo như ý muốn của người Tàu. Xin đưa ra vài thí dụ, như sau. Người Hoa có vua chúa từ thời các ông Hoàng Đế, Thần Nông, rồi Nghiêu (Yao), Thuấn (Shun). Thuấn sau đó truyền ngôi cho ông Yũ (Vũ) bắt đầu triều đại thế tập đầu tiên của Tàu: nhà Hạ. Hạ kéo dài từkhoảng 3000 năm trước Công Nguyên (TCN), truyền được 18 đời vua, đến lúc bị Thành Thang lật tạo nên nhà Thương (1700-1100 TCN). Sự thật, giới sử học chưa có thể minh xác chắc chắn về việc nhà Hạcó thật hay không. Còn các vị Tam Hoàng hay Ngũ Đế (như Thần Nông, Nghiêu, Thuấn, v.v.) hoàn toàn thuộc huyền sử, ở cái thời người Tàu - Hoa chủng - còn sống trong dạng bộ lạc, địa bàn quanh quẩn bên sông Hoàng Hà, khu vực Thiểm Tây, Sơn Tây. Tức chừng 1-2 tỉnh ngày nay. Ra khỏi khu vực Hoa chủng thuở ban đầu đó, người ta sẽ đi vào các vùng đất thuộc các chủng khác, người Hoa xưa ưa gọi 'rợ', hay 'man yi'. Rất nguy hiểm, bởi có nhiều thứ nhuộm răng, xâm trán, xâm mình. Và cũng có thứ giết người đểtế thần, hoặc để ăn thịt [4]. Cho tới thời Xuân Thu Chiến Quốc, phía Bắc Dương Tử bao gồm Hoa chủng và phía Nam Dương Tử chỉtoàn khối rợ Nam Man, đến cuối thời Chiến Quốc, người ta mới đặt tên Bách Việt, mang nghĩa chung: http://tieulun.hopto.org Còn tiếp Share this post Link to post Share on other sites