Posted 14 Tháng 9, 2009 Trong sách "Tân Mệnh Lý Thám Nguyên", tác giả Viên Thụ, dịch giả Nguyễn Đoàn tuân, NXB Tổng Hợp TPHCM,có một đoạn đáng chú ý sau: Mậu lấy dương thổ trợ Giáp thành công nên nên được Sửu Mùi. Còn nếu lục Tân được Dần Ngọ là tự nhiên đến được cho Quý chẳng ai định được hơn thế. Xét thiên sách của Thừa Ngô Phụ tiên sinh,do dân Việt mách bảo ( viết ra trước: ký thị) cùng sách Hiệp Kỷ thì hai sách đó có mối tương đồng, xét ra lời nói minh bạch. Trích trong mục "Thiên Ất Quý Nhân" trang 90. Đây là một đoạn khá hiếm hoi trong toàn bộ sách, chỉ nhắc thoáng qua đúng 5 chữ, "do dân Việt mách bảo", chứng tỏ khi người viết quyển sách này cũng có tinh thần khá khách quan. Và việc ghi chú này chứng tỏ những bí quyết trong Lý học đã tồn tại hiển nhiên trong cộng đồng Việt mà người viết sách không thể chối cải hay bỏ qua. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 5, 2014 Câu chuyện trong topic này xảy ra từ 2009. Đến nay thì "Dịch" đã nhiều biến đổi.Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Hệ thống Dịch chắc chắn của người Việt với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương tử.Tóm tắt vấn đề là thế này:1/ Nền văn minh Hán suốt lịch sử văn minh của họ chưa hề có một cuốn sách nào viết về nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những học giả người Hán cũng không thể xác định được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử văn minh Hán.2/ Những ký hiệu Dịch học không phải là những ký tự ngôn ngữ. Bởi vậy nó phải được tích hợp với một mô hình biểu kiến nào đó để thể hiện nội dung của nó. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2014 Topic này là một chủ đề từ 5 năm trước. Lúc ấy, coi "Kinh Dịch" là của người Việt cứ như chuyện trên trời. Cả thế giới này tất nhiên là cả người Trung Quốc, đều cho rằng kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là của nền văn minh Hán tộc. Chỉ riêng cái "ấn tượng vĩ đại" kéo dài hơn 2000 năm về mặt thời gian và phổ biến trên toàn thế giới về "Kinh Dịch" là của văn minh Hán về mặt không gian, đã là một khó khăn đầu tiên để phủ nhận nó.Cá nhân tôi vẫn kiên trì với phương pháp của riêng mình khi nhận thức được tính chân lý đã xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương và là chủ thế của nền tảng trí thức thuộc nền văn minh này. Đó chính là Bát quái và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Vượt xa hơn cả điều này, tôi xác định và chứng minh rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.Tri thức khoa học không lệ thuộc vào số đông. Cho nên tôi thực sự không quan tâm lắm đến việc có ai ủng hộ tôi không. Cái tôi cần là có ai chia sẻ với tôi vì sự hiểu biết những gì tôi trình bày không. Một trong những thuận lợi lớn nhất, là cho đến ngày hôm nay, trong cuộc tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương", ngày 25. 7. 2014 tại hội trường Bộ Khoa học Công nghệ, giáo sư Trần Đình Hiếu công bố một thông tin: Các nhà nghiên cứu của chính nền văn minh Trung Hoa xác nhận Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về văn minh Hán.Đấy là sự thuận lợi khách quan, mang tính chứng nhân cho những người có quan điểm thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch thuộc về Việt tộc, trong đó có tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa mọi chuyện đã kết thúc.Vấn đề còn lại là: Kinh Dịch và thuyết ADNH thuộc về nền văn minh nào , khi cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều cho rằng nó thuộc về một nền văn hóa của họ.Với tôi, Nhật Bản không có những chứng cứ lịch sử và khả năng phục hồi những giá trị tri thức nội hàm của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành.Hàn quốc chỉ thuận lợi hơn Nhật Bản về những chứng cứ lịch sử, nhưng họ cũng không có khả năng phục hồi lại những giá trị tri thức nội hàm của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành.Đây chính là một trong ba tiêu chí mà tôi đã trình bày trong cuộc tọa đàm "Cội nguồn kinh Dịch" do báo Tiasang tổ chức ngày 25. 7. 2014, tại hội trường Bộ khoa học Công nghệ. Tiêu chí này phát biểu rằng: Một nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ là nền tảng tri thức của nền văn minh đã tạo nên học thuyết đó. Những di sản còn lại của Hàn Quốc và Nhật Bản không đủ điều kiện để phục hồi một cách hoàn chỉnh những giá trị tri thức trong cấu trúc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Mặc dù, có thể họ có những di sản mô tả một cách chính xác những hiện tượng liên quan. Thí dụ như: Từ những di sản của nền văn hóa truyền thống Nhật có tư liệu về "Lạc thư cửu tinh đồ", sự vận đông của ngũ tinh trong Thái Dương hệ liên quan đến Địa cầu làm nên Hà Đồ...Hoặc Hàn Quốc vẫn dùng đồ hình "lưỡng nghi Việt" làm biêu tượng quốc gia....Tất cả những sự kiện này của hai nền văn hóa Nhật Hàn, chỉ là những chứng cứ di sản lịch sử của một học thuyết còn tồn tại, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định phục hồi một học thuyết. Mặc dù nó có thể góp phần mang tính chứng lý trong việc mô tả một học thuyết (Như "Lạc thư cửu tinh đồ"; Sự vận động của ngũ tinh làm nền Hà Đồ của Nhật Bản...).Khả năng phục hồi hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch với sự xác định nó chính là lý thuyết thống nhất phải thuộc về nền văn hiến Việt tộc với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sống Dương tử. Bởi vì, mặc dù tan nát với thời gian, nhưng chỉ cần những di sản còn lại trong văn hóa truyền thống Việt cũng đủ để phục hồi những giá trị đích thức của thuyết ADNH và kinh Dịch. Mối liên hệ nhân quả của sự phục hồi học thuyết này chính là sự xác định Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.=========================PS: Cách đây vài ngày, trong lúc chia sẻ với vài người bạn, tôi xác định rằng: "Tôi chẳng dây dưa gì đến chính trị, chính em. Tất cả mọi nghiên cứu của tôi nhân danh khoa học". Một người nói với tôi: "Nhưng anh đang làm một việc có ảnh hường lớn đến chính trị". Đây không phải lần đầu tiên tôi nghe câu này. Bởi vậy, tôi cần công khai lên đây luận điểm của tôi:Tất cả mọi sự kiện trên thế gian này và cả trong vũ trụ đều có ảnh hướng lẫn nhau. Một trận sóng thần ở Nhật Bản, một siêu bão đánh vào Hoa Kỳ đều ảnh hưởng chính trị. Nhưng trận bão và sóng thần không có mục đích chính trị. Nó hoàn toàn khách quan. Và đương nhiên với tính ảnh hưởng lẫn nhau thì chính trị cũng tác động và ảnh hường rất lớn đến sự phát triển khoa học. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ngài Lê Duẫn đã xác định: "Khoa học phục vụ chính trị chính là sự phát triển của những tri thức khoa học, kỹ thuật trong một chế độ chính trị, sẽ chứng minh tính ưu việt của chế độ chính trị đó". Tôi không nhớ nguyên văn. Nhưng chắc cũng không sai lắm với nội dung câu nói của ngài Lê Duẩn.Bởi vậy, cái tư duy "khoa học ảnh hưởng chính trị" cần xem lại xem nó ảnh hưởng kiểu gì? 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 7, 2014 Trong ba tiêu chí mà tôi trình bày tại buổi tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương" thì tiêu chí thứ nhất phát biểu rằng: 1/ Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống lý thuyết, được xác định thuộc về một nền văn minh nào thì nó phải có tính liên hệ hợp lý trong lịch sử phát triển của nền văn minh đó. Đây chính là một tiêu chí chủ yếu hiện nay, nhưng không phải duy nhất, xác định rằng: Nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của Kinh Dịch và thuyết ADNH. Và "có thể" các nhà nghiên cứu Trung Hoa cảm nhận được nội hàm của tiêu chí này và nhận thấy mối liên hệ lịch sử hình thành kinh Dịch và thuyết ADNH trong sự mô tả của các bản văn chữ Hán với lịch sử của nền văn minh Hán, hoàn toàn bất hợp lý, nên họ phải thừa nhận tính khách quan của vấn đề: Kinh Dịch và thuyết ADNH không thuộc về nền văn minh Hán.Sở dĩ tôi dùng từ "có thể" vì bản thân tôi chưa chính thức tìm hiểu tài liệu mà giáo sư Trần Đình Hiếu trình bày. Nhưng tôi tin tài liệu này là hoàn toàn xác thực. Bởi tính tất yếu khách quan của các bản văn chữ Hán của vấn đề, nên sớm hay muộn thì chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa sẽ phải thừa nhận điều này, có điều cụ thể nó diễn biến thế nào mà thôi. Cho nên hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, tôi thường khẳng định: Tôi sẵn sàng sang tận Bắc Kinh chứng minh kinh Dịch và thuyết ADNH là của nền văn minh Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Không chỉ với giới nghiên cứu Trung Hoa, ngay cả họ kết hợp với viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ, tôi cũng sẵn sàng trình bày hệ thống luận cứ của tôi và trả lời vì sao không thể có "Hạt của Chúa" và không thể có sự sống trên sao Hỏa - nếu ngài Obama quan tâm - để Hoa Kỳ đỡ tốn kém trong những mục đích nghiên cứu vô bổ. Điều này tôi cũng đã công khai trên diễn đàn từ rất lâu.Mối liên hệ bất hợp lý giữa lịch sử văn minh Hán và sự hình thành Kinh Dịch và thuyết ADNH mô tả trong các bản văn chữ Hán, đã được tôi trình bày rất kỹ trong cuốn sách đã xuất bản từ 2001 là "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" (Nxb Đại học Quốc gia. Tái bản lần 2: Nxb VHTT 2002). Cuốn sách sẽ được tôi biên tập lại và tái bản ngay từ diễn đàn này, cho đến khi có một nhà xuất bản chấp thuận tái bản cuốn sách này. Ngay trong cuốn "Tìm về cội nguồn kinh Dịch", tôi đã đề cập đến một nền văn minh toàn cầu và thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.Qua các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết (giả thuyết) khoa học để chứng minh cho luận điểm của mình về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thới huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, cho thấy:Tôi hoàn toàn độc lập với phương pháp chứng minh của riêng tôi. Nó không lệ thuộc vào bất cứ một hiện tượng, sự kiện và vấn đề nào xảy ra trong quá trình phát triển của hướng nghiên cứu này. Do đó, sự kiện các nhà nghiên cứu Trung Hoa thừa nhận kinh Dịch và thuyết ADNH không thuộc về văn minh Hán, chỉ là chứng nhân trực quan làm giảm bớt những hoài nghi của thế nhân với luận điểm minh chứng Việt sử là cội nguồn văn minh Đông phương mà thôi. Tất nhiên, sự hoài nghi và phản bác không có chứng lý của họ là do thói quen của lối mòn tư duy, chỉ nhìn nhận vấn đề qua hiện tượng trực quan và không đủ khả năng để thẩm định một hệ thống luận cứ mà tôi trình bày. Cũng như họ đã từng phản bác không có chứng lý nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền khi ông phục hồi hệ thống chữ Việt cổ.Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây. Sự quyết định cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt chính là ở tiêu chí thứ 2 và thứ 3. Đây chính là yếu tố để xác định rằng: Chỉ có nền văn minh Lạc Việt là chủ nhân đích thực của thuyết ADNH, không thể có một nền văn minh cổ xưa nào trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được, có thể phục hồi được học thuyết cổ xưa này của nhân loại - mà nhà tiên tri Vanga đã nói tới. Tất nhiên, nó cũng không thuộc về Hàn quốc và Nhật Bản.Nhưng chính nền văn hóa truyền thống Nhật và Hàn quốc cũng đang có ý định cho rằng kinh Dịch và thuyết ADNH thuộc về nền văn hóa của họ, lại là chứng nhân cho thấy rằng: Nền văn minh Lạc Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, đang sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại. Khi nền văn minh này sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC, những tộc Việt đã di tản sang những vùng đất và hình thành các quốc gia hiện nay, nên họ còn giữ được một cách không có hệ thống những di sản của nền văn minh này. Hiện tượng này lại là một minh chứng sắc sảo cho luận điểm của tôi về phương diện lịch sử về những dấu ấn của nền văn minh Việt trong những di sản văn hóa truyền thống ở các quốc gia hiện đại liên quan, mà tôi đã trình bày trong sách đã xuất bản và trên diễn đàn này.Hai tiêu chí này phát biểu rằng: 2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó. 3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chính trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó.Với tiêu chí 2 thì Hàn Quốc và Nhật Bản có thể sử dụng những di sản trong văn hóa truyền thống để chứng tỏ những dấu ấn của thuyết ADNH, bát quái - (cờ Hàn Quốc đầy đủ AD và Bát quái) - để chứng minh Kinh Dịch và học thuyết này thuộc về họ. Nhưng điều đó chỉ là những di sản thể hiện dấu ấn có tính hiện tượng. Nhưng vấn đề còn là ở tiêu chí thứ 3. Và tiêu chí này còn được bổ sung để thẩm định bởi một tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một giả thuyết) khoa học. mà tôi đã trình bày nhiều lần trên diễn đàn và sách đã xuất bản. Tiêu chí này phát biểu rằng: Một lý thuyết, hay một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng khi nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Đáp ứng được tất cả những tiêu chí này chỉ có nền văn minh Việt với cấu trúc nguyên lý căn để qua mô hình biểu kiến "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tính hợp lý của nguyên lý căn để "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" bao trùm lên mọi vấn đề, mọi lĩnh vực liên quan đến thuyết ADNH và bát quái (Kinh Dịch), thỏa mãn tất cả những yếu tố cần trong tiêu chí khoa học là chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết nhân danh khoa học. Nếu không có một chân lý đích thực đằng sau nguyên lý căn để này thì không thể có tính hợp lý bao trùm cả không gian và thời gian vũ trụ như vậy được.Và không chỉ giới hạn với tính hợp lý toàn diện trong thuyết ADNH - nhân danh nền văn hiến Việt - nguyên lý này đã chứng tỏ sự bao trùm lên mọi lĩnh vực của tri thức khoa học hiện đại ("Không có Hạt của Chúa"; "Không có sự sống ngoài Địa cầu" (sao Hỏa là một ví dụ); thẩm định thuyết Vonfram, nghịch lý Cantor....vv...Cũng không chỉ dừng ở đây, ngay cả các vấn đề quan hệ xã hội, cuộc sống con người và cả những vấn đề tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo...vv...cũng thể hiện sự giải thích hợp lý của lý thuyết này, nhân danh nền văn hiến Việt.Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 7, 2014 Hôm nay, chúng tôi đã có phiên bản photocoppi bài báo tiếng Trung Hoa của tờ Quang Minh Nhật Báo xác định các học giả Trung Hoa thừa nhận kinh Dịch và thuyết ADNH không phải của nền văn minh Hán. Họ cũng xác định rằng: "Nền văn minh Lạc Việt là chủ thể xã hội và văn minh của miền nam Dương tử từ trước thế kỷ thứ III BC". Đồng thời chúng tôi cũng nhận được VCD quay lại toàn bộ buổi tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương" ngày 21. 6 . Giáp Ngọ Việt lịch. Trong đó giáo sư Trần Đình Hiếu nói rõ là ngày 23. 4. 2014 chính Tân Hoa Xã công khai xác định điều này (Hôm nọ chúng tôi nhớ nhầm là 21. 4).Tuy nhiên, tôi công khai xác định rằng: Việc các học giả Trung Quốc và tiếng nói chính thức của nhà nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa là Tân Hoa Xã - thừa nhận "thuyết ADNH và kinh Dịch không thuộc nền văn minh Hán " - thì cũng chỉ là chứng nhân cho luận điểm của tôi và nó không liên quan gì đến bản chất hệ thống luận cứ của tôi minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 7, 2014 Hôm nay, chúng tôi đã có phiên bản photocoppi bài báo tiếng Trung Hoa của tờ Quang Minh Nhật Báo xác định các học giả Trung Hoa thừa nhận kinh Dịch và thuyết ADNH không phải của nền văn minh Hán. Họ cũng xác định rằng: "Nền văn minh Lạc Việt là chủ thể xã hội và văn minh của miền nam Dương tử từ trước thế kỷ thứ III BC". Đồng thời chúng tôi cũng nhận được VCD quay lại toàn bộ buổi tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương" ngày 21. 6 . Giáp Ngọ Việt lịch. Trong đó giáo sư Trần Đình Hiếu nói rõ là ngày 23. 4. 2014 chính Tân Hoa Xã công khai xác định điều này (Hôm nọ chúng tôi nhớ nhầm là 21. 4). Điều đó có nghĩa rằng: Trong quá trình tiến hóa của nền văn minh, sự khám phá chân lý cần được con người nhận thức bằng chính những khả năng của mình, chứ không phải dựa vào sự công nhận của một thực thể nào đó. Do đó, tôi cần khẳng định một lần nữa rõ hơn rằng: Trong sự trình bày hệ thống những luận cứ của tôi - minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn của nền văn minh Đông phương - sẽ không bao giờ coi sự thừa nhận của các học giả Trung Quốc, như là một yếu tố cấu thành trong hệ thống luận cứ của tôi, nếu như sự thừa nhận đó không có chứng lý thuyết phục. Điều này cũng tương tự như: có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu cùng quan điểm Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng luận cứ của họ không phải là của tôi. Tất cả mọi người đều nhận thấy rằng: Phương pháp chứng minh của tôi hoàn toàn độc lập và không lệ thuộc vào bất cứ một lối mòn tư duy nào. Bởi vậy, nếu nó sai thì các học giả có thể chỉ thẳng vào cái sai trong hệ thống luận cứ của tôi để phản biện. Một tiêu chí khoa học đã phát biểu rằng: Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta có thể chỉ ra một mắt xích bất hợp lý trong chuỗi hệ thống những luận cứ của nó, mà nó không thể biện minh được. Tuy nhiên, tôi công khai xác định rằng: Việc các học giả Trung Quốc và tiếng nói chính thức của nhà nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa là Tân Hoa Xã - thừa nhận "thuyết ADNH và kinh Dịch không thuộc nền văn minh Hán " - thì cũng chỉ là chứng nhân cho luận điểm của tôi và nó không liên quan gì đến bản chất hệ thống luận cứ của tôi minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Một lý thuyết, hay một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng khi nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Sự phát hiện của giáo sư Trần Đình Hiếu trong buổi tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương" , với tôi chỉ có tác dụng giảm bớt những sự phản biện ngớ ngẩn của những kẻ lười tư duy và không đủ khả năng thẩm định tính chân lý, nên hoài nghi. Cá nhân tôi không có tranh giành với các học giả Trung Quốc về cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương để giành phần thắng, nên không cần phải được họ thừa nhận hay không thừa nhận. Tôi chứng minh cho một chân lý, chứ không phải giành hơn thua với các học giả Trung Hoa. Tôi cũng không nhằm mục đích đạt được một thứ danh vọng cho tôi, khi mục đích của việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương không hề đơn giản như đi tìm "Hạt của Chúa" và "sự sống trên sao Hỏa". Vấn đề tìm "Hạt của Chúa' và "sự sống trên sao Hỏa" là điển hình của dạng tư duy trực quan đơn giản được thể nghiệm bằng phương tiện kỹ thuật phức tạp. Nhưng rất tiếc, đây lại là điều được ngộ nhận là "khoa học công nhận". Nếu Nasa nhìn thấy một đám vi sinh vật lúc nhúc trong một kẹt đá trên sao Hỏa thì gọi là "có sự sống trên sao Hỏa"; không nhìn thấy thì bảo không. Rõ ràng là dạng tư duy trực quan đơn giản, được thể nghiệm bằng những phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Lý học Đông phương, nhân danh lý thuyết thống nhất, có cội nguồn văn hiến Việt xác định ngay từ đầu" "Không có Hạt của Chúa" và "không có sự sống trên sao Hỏa". Với phương pháp thể nghiệm của một cơ quan khoa học quốc tế hàng đầu là Nasa và cơ quan khoa học châu Âu CERN, cho thấy tính sơ khai của nền văn minh hiện đại, so với tính siêu việt của nền văn minh Đông phương. Chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là mục đích của tôi, nhưng nó sẽ không dừng lại ở việc xây một tượng đài để tôn vinh một thời huy hoàng của Việt tộc. Mà còn là xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Để xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất, cần những trí huệ thực sự sáng suốt của các nhà khoa học hàng đầu đã đặt vấn đề về lý thuyết thống nhất, có thể trong số đó, không có học giả người Trung Hoa. Đương nhiên Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và lý thuyết thống nhất vũ trụ là mối liên hệ nhân quả không thể tách rời. ============== PS: Xin đừng hỏi bà bán xôi về tầm quan trọng của "ba định luật Newton", cho dù bà ấy có thể học hết PTTH. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 8, 2014 Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến.Bài viết này từ tháng 6. 2013 trên diễn đàn. Nhưng vì có mối liên hệ nội dung với những bài viết của tôi gần đây, nên xin được đưa vào đây để tiện tham khảo.Cảm ơn sự quan tâm của quý vị. LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG SO SÁNH:THUYẾT VONFRAM, NGHỊCH LÝ CANTOR VỚI THUYẾT HIGG (HẠT CỦA CHÚA) & THUYÊT BẤT ĐỊNH.Thưa quí vị và anh chị em quan tâm.Chúng tôi thống nhất một quy luật phát triển đã được khoa học thừa nhận rằng: Sự phát triển của tư duy từ cá thể cho đến cộng đồng người, dân tộc, hoặc của cả một nền văn minh, đều bắt đầu từ những nhận thức trực quan tổng hợp thành những ý tưởng tư duy trừu tương và cuối cùng là sự phát triển thành những lý thuyết riêng phần, tổng hợp từ những tư duy trừu tượng. Đây cũng chính là quy luật phát triển của nền văn minh hiện đại có xuất xứ từ châu Âu, trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được - được coi là từ thời cổ đại đến nay.Chúng tôi sử dụng thuật ngữ "lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được", hoàn toàn có ý nghĩa trong bài viết này. Vì muốn giới thiệu về một nền văn minh cổ xưa nằm ngoài "lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được". Đó chính là nền văn minh đã tạo ra toàn bộ nền tảng của Lý học Đông phương huyền vĩ, đang sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại.Chủ đề của bài viết này, chúng tôi muốn trình bày rõ nguyên nhân nào để chúng tôi xác định ngay "nghịch lý Cantor" và thuyết Vonfram hoàn toàn đúng đắn khi mô tả nội dung của nó - mặc dù cộng đồng khoa học quốc tế thật sự còn đang hoài nghi. Nhưng với "thuyết Bất Định" và thuyết Higg, liên quan đến Hạt của Chúa - thì chúng tôi bác bỏ ngay từ đầu - và thời gian đã chứng nghiệm lý thuyết của chúng tôi: "Không có Hạt của Chúa!".Trước khi trình bày rõ điều này, chúng tôi xin lưu ý những nhà khoa học đích thực của cộng đồng khoa học quốc tế rằng:Chỉ có nền Lý học Đông phương, phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử từ gần 5000 năm trước, mới đủ khả năng thẩm định và xác quyết những thuyết hiện đại nhất có tính mũi nhọn của tri thức khoa học hiện đại. Còn nền văn minh Đông phương có xuất xứ từ những bản văn chữ Hán, từ hơn 2000 năm nay, không có khả năng này.Thưa quí vị.Nếu chúng ta chịu khó nhìn sâu vào nội dung của hai cụm học thuyết: Một cụm là "thuyết Vonfram" và "Nghịch Lý Cantor", để so sánh với cụm gồm "Thuyết Higg" và "Thuyết Bất định" thì sẽ thấy ngay sự khác biệt của hai cụm này.1/ "Thuyết Vonfram" và "Nghịch Lý Cantor" thuần túy lý thuyết, có thể mô tả thành một mô hình biểu kiến tổng hợp tất cả mọi thực tại và phản ánh cấu trúc thực tại vũ trụ trong nội hàm lý thuyết của nó (Đúng sai sẽ bàn sau).2/ "Thuyết Higg" và "Thuyết Bất định" chỉ mô tả khả năng của một thực tại có thể kiểm chứng - với thuyết Higg - và với thuyết Bất định thì nó chỉ đặt vấn đề về khả năng không thể mô hình hóa một thực tế. Cả hai lý thuyết này chỉ mô tả mang tính cục bộ hiện tượng riêng phần.Đây là sự khác biệt căn bản của hai cụm học thuyết này mà chúng tôi đã phân loại như trên.Chính vì nội hàm khác biệt hẳn của hai cụm học thuyết trên, nên cụm 1, gồm thuyết mô hình của Vonfram và "nghịch lý Cantor" chỉ cần đối chiếu với nội dung đã phục hồi của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - có sự trùng khớp. Đây là một điều hy hữu vì bản chất lý thuyết xuất hiện thuộc về hai nền văn minh khác nhau - tất nhiều là khác rất nhiều từ nền tảng nhận thức căn bản trong quá trình tiến hóa của từng nền văn minh - Nhưng lại là chứng nhân của nhau trong việc mô hình lý thuyết hóa thực tại vũ trụ, một cách trùng khơp (Tất nhiên,lý thuyết toán Vonfram chỉ mô tả một mô hình, không có một hệ thống lý thuyết kèm theo. Và "nghịch lý Cantor" thì có một nội hàm mang tính phân loại tương tự như - một trong nhiều yếu tố mô tả trong thuyết ADNH - nhưng lại không phải là lý thuyết mô tả hoàn chỉnh). Tuy nhiên, chính vì nguyên nhân đó, chúng tôi xác định ngay tính phản ánh chân lý của cụm lý thuyết này.Trong khi đó:1/ Với thuyết Bất Định - thì chỉ là một cách đặt vấn đề từ một nền tảng tri thức thuộc về nền văn minh hiện đại , khi cho rằng: Không thể mô tả quy luật tương tác của ít nhất ba thực thể vận động. Đương nhiên - với thuyết này - thì - khi có trên ba vật thể chuyển động trong một vũ trụ vô tận sẽ nằm ngoài khả năng nhận thức qui luật và mọi sự tương tác của nó với nhận thức của con người.Chúng tôi không coi đây là một hệ thống lý thuyết, mà chỉ coi là cách đặt vấn đề trên nền tảng nhận thức của tri thức khoa học hiện đại về khả năng nhận thức thực tại vũ trụ. Với thuyết này thì thời gian tương lai trong quá trình tiến hóa của văn minh nhân loại sẽ chứng minh điều đó đúng hay sai - nếu chỉ xét riêng phần trên nền tảng tri thức hiện tại.Tuy nhiên, một thực tế ứng dụng của một hệ thống tri thức khác - đó là những di sản của nền văn minh Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt - đang tồn tại khách quan đã bác bỏ lý thuyết này. Đó chính là Lý học Đông phương. (Thực tế bác bỏ chứ không phải chúng tôi bác bỏ).2/ Và lý thuyết Higg thì cho rằng:Có một thực tại làm nên những dạng tồn tại có khối lượng đầu tiên của vật chất. Tất nhiên, nó được chứng minh trên tính hợp lý lý thuyết. Vậy nó phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm để xác định lý thuyết này. Nếu thuyết Higg sai thì kết quả sẽ là không có. Kết quả thực nghiệm thể hiện bằng quan sát trực quan qua phương tiện kỹ thuật nhận thức được sẽ xác định tính đúng sai của học thuyết này.Tóm lại, lý thuyết Higg với những mô hình lý thuyết của nó - có mục đích cuối cùng - là:Chứng minh một thực tại khách quan có khả năng tồn tại trong vũ trụ và là cơ sở cho toàn bộ vật chất có khối lượng.Lý thuyết này - nếu được coi là đúng - thì phải có bằng chứng thực tế. Và hệ quả của nó chính là cỗ máy LHC một thí nghiệm vĩ đại nhất tính đến thời điểm này của nền văn minh nhân loại nhận thức được.Vậy thì - nếu thuyết Higg sai - thực tế sẽ không thể tồn tại hạt Higg , hoặc trường Higg trong thí nghiệm của máy gia tốc hạt LHC.Sự so sánh đối chiếu với những tri thức của Lý học Việt được mô tả trong toàn bộ hệ thống lý thuyết của nó với những thực tại được kiểm chứng qua những diễn biến trực quan có thể quan sát được, đã xác định rằng:Lý thuyết Higg sai!Tất nhiên kết quả đã kiểm chứng lần cuối vào tháng 7/ 2012, là: không thể kết luận sản phẩm của máy LHC chính là trường Higg, hoặc hạt Higg - mang tính thực tại.Và đây chính là sự xác định của Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, từ trước khi cỗ máy LHC bắt đầu khởi động chính thức vào 2008.Cố một số ý kiến cực đoan đã phản biện kết luận đúng hiển nhiên của Lý học Việt, khi cho rằng: Chưa chắc Lý học Việt đúng! Tính cực đoan thể hiện ở chỗ:Việc có hay không hạt Higg không phải là một cuộc tranh biện học thuật, bởi sự khác biệt giữa những luận điểm trong các giả thuyết khoa học, để có thể bàn về tính hợp lý, đúng sai của một lý thuyết khoa học. Mà ở đây là sự xác định có hay không một thực tại vốn là sản phẩm của một lý thuyết. Sản phẩm đó không có thì lý thuyết đó sai. Kết quả thí nghiệm trên LHC đã chứng thực rất trực quan, nó là hiển nhiên và không cần được công nhận, hay không công nhận.Tính công nhận, hay không công nhận của các nhà khoa học cho một lý thuyết khoa học thì về mặt cá nhân - tất nhiên nó vinh danh con người phát minh, sáng tạo ra nó. Nhưng về mặt cộng đồng, sự công nhận là đúng cho một giá trị tri thức thì chính nó sẽ mang yếu tố thừa nhận một nền tảng tri thức làm cơ sở tiếp tục phát triển của nền văn minh.Có thể xác định luôn rằng: Không chỉ trong lĩnh vực khoa học ,mà trong toàn thể mọi việc - Từ việc nhỏ như sinh hoạt cá nhân, cho đến sự phát triển của cả văn minh nhân loại, đều không nằm ngoài quy luật này. Công nhận sai thì sự phát triển lệch hướng và thậm chí sụp đổ sự nghiệp, hoặc sự hủy diệt cả một nền văn minh. Nếu công nhận đúng thì phát triển tiếp tục.Chúng tôi chưa hề trình bày cơ sở nào để chúng tôi xác quyết có tính tiên tri rằng:"Không có hạt Higg". Bởi vậy, kết luận chúng tôi có thể không đúng, hoặc chưa chắc đã đúng theo xu hướng phủ định là thiển cận. Hoặc chứng tỏ sự không quan tâm mang tính vị kỷ. Tất nhiên chúng tôi cũng "có thể sai". Nhưng đó chỉ là kết quả sau tranh luận học thuật. Nhưng tiếc thay! Điều nay chưa hề xảy ra ở ngay quán trà 5 xu vỉa hè Hanoi. Vậy mà người ta đã kết luận: "Tôi có thể sai". Đúng là một sự bần tiện về nhân cách học thuật!Nhưng để trình bày hệ thống lý thuyết có tính thẩm định lý thuyết Higg này - tức hệ thống Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - thì lại quả là không hề đơn giản. Bởi vì nó xuất phát từ hai nền văn minh khác nhau. Cho nên nó cần mô tả một lượng không nhỏ tri thức của nền văn minh cổ xưa ,như là những bổ đề từ đó chỉ ra sai lầm của thuyết Higg.Nếu như tất cả lịch sử tri thức của nền văn minh hiện đại, được tổng hợp và mô tả một cách gọn gàng để một ai đó có thể xem và biết đến những điểm căn bản của một hệ thống trí thức của nhân loại hiện nay, thì đã là một công trình nghiên cứu có giá trị. Huống chi cả một hệ thống lý thuyết mô tả từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người có thể tiên tri thuộc về nền văn hiến Việt thì thật là không tưởng cho những ý tưởng có thể tóm tắt để cho dễ hiểu.Ở đây, chúng tôi chưa bàn đến nền tảng phương tiện kỹ thuật của hai nền văn minh khác nhau, có khả năng thẩm định những thực tại có thể được kiểm chứng. Thí dụ như khái niệm "khí" trong Lý học Đông phương.Do đó - thuyết Âm Dương Ngũ hành - với tư cách là một lý thuyết nền tảng chi phối mọi giá trị của nền văn minh Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt - chỉ có thể thẩm định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng!Chúng tôi hy vọng rằng:Bài viết này sẽ được những tư duy khoa học mang tính thiện chí quan tâm và chúng tôi sẵn sàng trình bày những cơ sở nền tảng của Lý thuyết ADNH - nhân danh nền văn hiến Việt - từ đó nói rõ cơ sở thẩm định của nó với những giá trị của các lý thuyết khoa học thuộc về nền văn minh hiện đại. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 8, 2014 Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến.Dưới đây là trích đoạn trong toàn bộ Video của buổi tọa đàm, phần giáo sư Trần Đình Hiếu phát biểu ý kiến, để quí vị và anh chi em tham khảo. Quan điểm của tôi đã xác định rất rõ ràng ở các bài viết trên.Toàn bộ video quay về cuộc tọa đàm sẽ được hoàn tất vào ngày mai. Chúng tôi cũng sẽ đưa lên đây. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 8, 2014 Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến.Đây là phần sau của buổi tọa đàm, nội dung chính của phần này là những quí khách tham dự thể hiện ý kiến phản biện hoặc đặt vấn đề sau khi tôi trình bày xong. Các phần còn lại, tôi sẽ tiếp tục đưa lên đây. Clip B1 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 8, 2014 Quý vị và anh chị em thân mến.Tiếp theo là clip thể hiện những học giả tham gia đặt vấn đề về nội dung thuyết trình của tôi. Nội dung clip này tiếp theo clip ở bài trên. Còn clip của giáo sư Trần Đình Hiếu là gần chót sau clip này, nên tôi post lại theo thuận tự. Clip B2 Clip B3 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 8, 2014 Quí vị và anh chị em thân mến.Quí vị và anh chị em chắc nghe rất rõ lập luận của cô giảng viên khoa Sử trường Đại học Quốc gia. Quí vị và anh chị em có ý kiến gì về việc này? Tôi rất tiếc là đúng lúc vị giảng viên này phát biểu thì một cụ râu dài ghé vào tai tôi chia sẻ quan điểm ửng hộ tôi - camera không thể hiện hình ảnh này - Ông ta nói rất lâu, gần như kéo muốn hết thời gian cô này nói, khiến tôi bị chi phối: hai tai tiếp thu hai thông tin khác nhau, nên không nghe hết ý vị giảng viên Đại học quốc gia này. Tất nhiên, trên thế gian này chẳng có gì ngẫu nhiên cả. Kể cả, sự có mặt của cô giảng viên khoa Sử Đại học quốc gia xuất hiện ở đây và - trên BBC cách đây nhiều năm - người đàn bà theo học chương trình tiến sĩ Hoa Kỳ Đỗ Ngọc Bích phát biểu trên BBC, rằng; "Văn hóa Việt ảnh hướng và có nguồn gốc từ văn hóa Tàu". Khi bị dư luận lên án, người đàn bà này xác định: "Học được kiến thức này từ trong nhà trường".Trong thời gian dàn khoan Tàu cắm ở biển Đông, báo chí Tàu dẫn lời các học giả Trung Quốc xác định: "Từ 2000 năm trước, nước Việt là một bộ phận của nước Tàu" và rằng: "Đi đâu trên đất Việt hiện nay cũng toàn thấy dấu ấn văn hóa Tàu". Những phát biểu này, được mô tả với thái độ lên án trên báo chính thống Việt và tôi đã xác định sự rác rưởi của loại tư duy phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt, trong topic: "Chiến lược và sự kiện Châu Á - Thái Bình Dương", trong tiểu thư mục "Dự báo và chứng nghiêm" - Trao đổi học thuật - ngay trong diễn đàn này. Thưa quí vị và anh chị em.Cả một hệ thống "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến - tức là phủ nhận cả một truyền thống văn hóa sử của cả một dân tộc - với sự tham gia của hệ thống truyền thông quốc tế BBC, những nhà khoa học Pháp Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc. (Vốn là khối đồng minh căn bản trong chiến tranh lạnh) . Gần đây, người Nga cũng đóng góp một người, khi nước Nga có xu hướng thân Tàu - thì tất nhiên không phải là câu truyện tranh luận trong vài phút ở buổi tọa đàm này.Tôi cần một cuộc tranh biện khoa học công khai, nghiêm chỉnh và sòng phẳng với "Cộng đồng khoa học quốc tế" và "hầu hết các nhà khoa học trong nước" về vấn đề này, để chân lý được sáng tỏ. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2014 Quí vị và anh chị em thân mến.Trong buổi nói chuyện này, một trong những bằng chứng về minh triết Việt là đồ hình Âm Dương Lạc Việt. Điều này cũng được mô tả trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Đồ hình Âm Dương Lạc Việt (Tên gọi đúng phải là "Lưỡng nghi Lạc Việt") có dấu chứng ở hầu hết những nền văn minh cổ xưa - ngoài Đông Á, Đông nam Á, Tây Tạng, còn tìm thấy ở cả châu Phi và trong nền văn minh Maya..Nhưng hôm nay, chúng tôi có thêm dấu chứng nữa về đồ hình Âm Dương Lạc Việt có cả ở Nam Mỹ. Cụ thể là ở Peru và thuộc về một nền văn minh cổ đại huyền bí.Quí vị và anh chị em xem bài báo dưới đây: “Lạnh gáy” phát hiện dấu vết “quái vật” khổng lồ sau trận bão cát (LĐO) Bích Hà - 10:4 AM, 06/08/2014 Một phi công vừa phát hiện ra dấu vết "quái vật" có kích thước khổng lồ khi bay qua vùng sa mạc Peru. Nơi đây mới xảy ra một trận bão cát cực mạnh. Nhìn từ trên cao, các hình này giống như một con rắn khổng lồ có chiều dài khoảng 60m, con lạc đà, con chim hoặc trông như dấu tích của người ngoài hành tinh. Hiện nay các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, nhưng dường như vẫn chưa có lời giải đáp chính thức về những hình vẽ kỳ quái in xuống nền cát tại sa mạc rộng lớn này. Một hình vẽ kỳ lạ trên sa mạc Peru vừa được một phi công phát hiện sau trận bão cát. Và cho đến nay vẫn chưa có một lời giải đáp chính thức của các nhà khoa học, tất cả mới ở dạng giả thiết. Người dân địa phương thì gọi đây là những dấu tích của loài quái vật khổng lồ, chỉ xuất hiện sau những trận bão cát. Thưa quí vị và anh chị em.Trong cuốn "Minh triết Việt và văn minh Đông phương" với nghiên cứu mới nhất cảu Thiên Văn học hiện đại cũng biểu kiến hóa sự hình thành giải Ngân hà của chính chúng ta với một mô hình hoàn toàn trùng khớp với hình Lưỡng nghi Lạc Việt. Chúng ta xem bài báo sau đây trên Thanhnien Online ngày 21. 4. 2014. Điều này đã chứng tỏ rằng: Hình Lưỡng nghi Lạc Việt, chính là mô hình biểu kiến, sản phẩm của tư duy trừu tượng mô tả một cách hoàn hảo sự vận động của vũ trụ. Tái tạo sự hình thành của Dải Ngân hà 21/01/2014 18:07 (TNO) Các nhà thiên văn học châu Âu đã tìm ra chứng cứ mới cho thấy Dải Ngân hà nở rộng theo hướng từ trong ra ngoài. Nghiên cứu mới cho thấy quá trình tiến hóa của Dải Ngân hà - Ảnh: ESO Một nghiên cứu mang tính đột phá do châu Âu thực hiện đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự hình thành của Dải Ngân hà, cho phép thiên hà của chúng ta tượng hình theo dạng độc nhất vô nhị.Dữ liệu thu thập được trong dự án Gaia-ESO của châu Âu đã cung cấp chứng cứ ủng hộ giả thuyết cho rằng các ngôi sao đầu tiên của Dải Ngân hà bắt đầu hình thành từ trung tâm, có nghĩa là thiên hà của chúng ta phát triển từ trong ra ngoài.Nhờ vào kính thiên văn của Đài Thiên văn Nam Phương (Chile), các chuyên gia chịu trách nhiệm dự án trên đã phát hiện những ngôi sao già hơn nằm trong khu vực trung tâm của Dải Ngân hà, gọi là Vòng mặt trời.Vòng mặt trời, phải mất 250 triệu năm mới đi từ đầu này sang đầu kia, cũng là nơi cư ngụ của hệ mặt trời của chúng ta, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy and Astrophysics.Những ngôi sao nằm trong phạm vi này có hàm lượng ma giê cao, chứng tỏ rằng đây là khu vực từng chứa nhiều ngôi sao “sống vội và chết trẻ”.Trong khi đó, trưởng nhóm Maria Bergemann của Đại học Cambridge (Anh) cho hay những ngôi sao nằm ngoài có chu kỳ sống dài hơn, và mất nhiều thời gian hơn để hình thành. Hạo Nhiên 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2014 SO SÁNH HÌNH LƯỠNG NGHI LẠC VIỆT VÀ HÌNH BÍ ẨN Ở PERU. Đây là đình Yên Phụ trong làng Yên Phụ, Hanoi. Một ngôi đình độc đáo ở Việt Nam vì mái đính nhọn là mặt tiền so với các đình mái bằng khác..... Ngay mặt đình, một đồ hình Lưỡng Nghi Việt sừng sững như khẳng định một gía trị minh triết Việt phi Hán đã tồn tại trong nền văn minh Đông phượng.3/ Chỉ có nền văn hiến Việt với di sản còn lại trong văn hóa truyền thống có khả năng phục hồi hoàn chỉnh học thuyết ADNH và kinh Dịch, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực thẩm định tính khoa học của nó. (Tiêu chí 3). AD6_zps33657f6d.jpg article-2247410-167F082B000005DC-329_634 So sánh với hình khổng lồ phát hiện ở Peru, chúng ta thấy hoàn toàn trùng khớp..... Quí vị và anh chị em thân mến.Như vậy, đồ hình "Lưỡng nghi Lạc Việt" không chỉ rất phổ biến trong văn hóa truyền thống Việt mà quí vị và anh chị em tham gia diễn đàn này đã nhận thấy rất rõ. Đồ hình này còn phổ biến ở hầu hết những nền văn minh cổ đại sang tận Nam Mỹ. Cùng với những Kim tự tháp rải rác khắp nơi trên thế giới - sản phẩm của tư duy trừu tượng phản ánh nhận thức của con người - thì đồ hình Lưỡng nghi Lạc Việt thể hiện ở các nền văn minh cổ đại cho thấy một giá trị tri thức toàn cầu có từ thời xa xưa và lưu trữ nhiều nhất trong di sản văn hóa truyền thống Việt, cả vật thể lẫn phi vật thể. Cùng với mô hình biểu kiến mô tả vũ trụ trong tri thức thiên văn cập nhật mới nhất (Tháng 4. 2014) của nền thiên văn học hiện đại Nghiên cứu mới cho thấy quá trình tiến hóa của Dải Ngân hà - Ảnh: ESO Chúng ta đã nhận thấy một cách rất trực quan về một tri thức thiên văn kỳ vĩ đã tồn tại trên trái Đất, trước nền văn minh hiện đại của chúng ta và từ đó chúng ta liên hệ với thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - cũng phải có cội nguồn từ một nền văn minh trước lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện đại của chúng ta.Tất cả những điều này mà tôi đã mô tả trong các sách đã xuất bản, những bài viết trên diễn đàn xác định rằng:Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất, mô tả từ sự khởi nguyên của vũ trụ, đến sự vận động của các thiên hà khổng lồ và các hạt vật chất nhỏ nhất, cho đến mọi hành vi của con người. Không những vậy, lý thuyết này còn mô tả quy luật tương tác của toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ có tính quy luật với khả năng tiên tri. Hoàn toàn, phù hợp với tiêu chí khoa học - là chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học.Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất, thuộc về một nền văn minh cổ xưa đã tồn tại trên Địa cầu, nhưng nền văn minh này đã bị hủy diệt và nền văn minh Lạc Việt chính là sự còn lại của nền văn minh toàn cầu huyền vĩ này, trong lịch sử của nền văn minh hiện đại.Điều này xác định rằng: Chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng là cội nguồn của nền văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt, mà hậu duệ chính là người Việt hiện nay trên đất nước Việt Nam, thể hiện qua những di sản văn hóa truyền thống thống Việt.Do đó, chỉ có di sản văn hóa truyền thống Việt - nền tảng tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương - mới có khả năng phục hồi lại một lý thuyết thống nhất - là thuyết Âm Dương ngũ hành - trong cuộc hội nhập toàn cầu giữa các nền văn minh.Chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không đơn giản chỉ là xây một tượng đài để tưởng niệm nhằm xác định một quá khứ vẻ vang của Việt tộc một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Mà còn là xác định cội nguồn của cả một nền văn minh Đông phương huyền vĩ đang sừng sững thách đố toàn thể tri thức của nền văn minh nhân loại. Từ đó làm sáng tỏ và phục hồi lại những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương, góp phần vào sự phát triển tiếp tục của nền văn minh hiện đại trong tương lai với sự hội nhập toàn cầu. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2014 Tôi tiếp tục dưa lên đây những clip liên quan đến buổi tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương".Phần trình bày của Nguyễn Vũ Tuấn Anh https://www.youtube.com/watch?v=-KvtkMRCydE 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2014 Đọc sáchMinh triết Việt trong văn minh Đông phươngĐào Vọng Đức*08:21-13/08/2014http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=7763&CategoryID=41Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.Nhân loại đang chứng kiến thời kỳ phát triển rực rỡ của khoa học và công nghệ, được đánh dấu bởi vô số những phát minh kỳ diệu từ những lĩnh vực lý thuyết trừu tượng nhất đến những ứng dụng kỹ thuật và công nghệ rộng rãi nhất trong thực tế sản xuất và đời sống. Phần lớn những thành tựu chủ yếu đó khởi nguồn từ sự ra đời của thuyết lượng tử và thuyết tương đối, những bước tiến mang tính đột phá ngoạn mục nhất của Vật lý học thế kỷ 20. Nhận định chung cho rằng, những phát minh vĩ đại này đã tạo nên “đợt sóng thần” ngày càng dâng cao trong khoa học và công nghệ suốt thế kỷ 20-21 với những ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống con người, có tác dụng rất lớn đối với sự tồn vinh của nhân loại. Những thành tựu đó cũng đồng thời có tác dụng sâu rộng trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đặc biệt là khoa học lịch sử, gắn bó mật thiết với khoa học thông tin và khoa học dự báo. Liên quan đến Thông tin - Dự báo, một lĩnh vực khoa học có tính thời sự đang phát triển mạnh mẽ là Máy tính lượng tử - Viễn tải lượng tử Thông tin lượng tử, và một hướng nghiên cứu nảy sinh từ đó là “Viễn tải tâm linh” (Psychic teleportation) đang được quan tâm đặc biệt. Người ta chờ đợi rằng Thông tin lượng tử sẽ là một cuộc đại cách mạng trong công nghệ thông tin mà ảnh hưởng to lớn của nó là điều chưa thể dự báo. Những thành tựu của Vật lý học hiện đại rọi những tia sáng mới vào khoa học Dự báo, liên quan mật thiết đến phạm trù không gian - thời gian. Nghiên cứu bản chất sâu sắc của không gian - thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng lý thuyết Đại thống nhất. Buổi họp báo ra mắt sách do Tạp chí Tia Sáng, NXB Tri thức, Công ty TNHH tư vấn, đầu tư tri thức, giáo dục và văn hóa Việt, và Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, đồng tổ chức tại phòng họp 215, Bộ KH&CN – 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội từ 15h – 17h ngày thứ bảy 16/8/2014. Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học như trong tinh thần đã trình bày ở trên. Các kết quả nghiên cứu này tạo cơ sở để có thể khẳng định rằng dân tộc Việt với bề dày lịch sử gần 5000 năm văn hiến tính từ thời Hùng Vương dựng nước là chủ nhân đích thực tạo dựng nên văn minh Đông phương mà nền tảng tri thức là lý thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cuốn sách có nội dung phong phú với rất nhiều những bức tranh dân gian, những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, đồng dao,… trong di sản văn hóa truyền thống Việt cùng với những luận giải sáng sủa, đầy tính thuyết phục, nhằm khai sáng các nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngoài ý nghĩa khoa học, cuốn sách còn có tác dụng hun đúc lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khích lệ ý chí phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên. Từ lâu tôi đã có nhiều dịp gặp và tiếp xúc với tác giả, trao đổi ý kiến về một số vấn đề liên quan đến các lĩnh vực tiên tri, dự báo, các khả năng tiềm ẩn của con người, và rất tâm đắc với những nội dung trong sách. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ nhận được sự hưởng ứng của đông đảo độc giả.---------*GS. Viện Vật lý và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2014 Buổi họp báo ra mắt sách do Tạp chí Tia Sáng, NXB Tri thức, Công ty TNHH tư vấn, đầu tư tri thức, giáo dục và văn hóa Việt, và Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, đồng tổ chức tại phòng họp 215, Bộ KH&CN – 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội từ 15h – 17h ngày thứ bảy 16/8/2014. Trong buổi họp báo này, về phần phát biểu của tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về phương pháp nghiên cứu những giá tri tri thức của nền văn minh phương Đông, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Phương pháp này chúng tôi đã trình bày trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2014 Tôi tiếp tục dưa lên đây những clip liên quan đến buổi tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương".Phần trình bày của Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Phần đầu 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites