Posted 4 Tháng 6, 2009 Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch, phải chăng đây là sáng tạo của người Việt? Nguyễn Thiếu DũngTạp chí Xưa & Nay – Số 332 tháng 5/2009 Người Trung Hoa đã có 2000 năm để nói Kinh Dịch là của họ, có hơn vài ngàn tác giả với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Nhưng ngày nay đã có những chứng cứ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch. Mặc dầu những người bày tỏ quan điểm này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, quả là “mãnh hổ nan địch quần hồ”, nhưng chân lý không phải là dựa vào số đông.Một người làm khoa học chân chính chỉ nên đưa ý kiến phản biện sau khi đã đọc kỹ quan điểm đối lập, cân nhắc chính xác những bằng chứng họ đề ra xem chỗ nào mình đồng ý, chỗ nào không đồng ý, rồi chính mình phải trưng cho được những chứng cứ ngược lại để làm sáng tỏ vấn đề, không nên nói chung chung, nói theo cảm tính. Cho rằng Kinh Dịch là của Trung Quốc hay của Việt Nam là quyền của mỗi người, nhưng muốn bảo vệ niềm tin này phải dựa vào chứng lý.Người Trung Hoa nói về nguồn gốc Kinh Dịch dựa trên những chứng lý nào?1/ Trước hết họ cho Phục Hy nhìn những hình đồ trên con long mã vẽ nên bát quái. Đây là chuyện hoang đường chỉ hợp với những người mê tín, ưa sự huyền hoặc, thế mà cũng được vô số người tin như thật. Nhưng Phục Hy dù là nhân vật huyền thoại vẫn không phải là thủy tổ chính thống của người Hoa hạ. Phục Hy là tổ của một tộc trong đại chủng Bách Việt phía Nam Trung Quốc, người Hoa mượn làm tổ của mình. Tư Mã Thiên không đồng ý nên đặt Hoàng Đế ở đầu Sử ký. Vậy nếu Phục Hy có làm ra Bát quái cũng không thể nói là của Trung nguyên. Thừa nhận Phục Hy chế ra Kinh Dịch là người Hoa đã nhận Kinh Dịch là của dân Bách Việt, vậy sao cứ nói mãi Kinh Dịch của Trung Hoa và gọi đó là niềm tin chính thống. Hoàng Tông Viêm (16161 0 1686) người ở cuối đời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh đã cực lực phủ nhận vai trò của Phục Hy trong Kinh Dịch, sao người Việt Nam vẫn cứ tin!2/ Sau Phục Hy, người Hoa tin là Văn Vương khi bị Trụ Vương cầm tù ở Dữu Lý đã nâng cấp 8 quẻ thành 64 quẻ và viết quái từ hào từ Kinh Dịch. Người đưa ra thuyết này Tư Mã Thiên, sử gia hàng đầu và uy tín của Trung Quốc. Chính vì Tư Mã Thiên có uy tín nên người ta đã theo đó mà tin không cần kiểm chứng.Từ Văn Vương đến Tư Mã Thiên cách nhau hơn nghìn năm trung gian có Khổng Tử cách mổi ông chừng 500 năm. Khổng Tử rất tôn sùng Văn Vương, thế mà chưa bao giờ nói với Văn Vương soạn Kinh Dịch. Ở đầu quyền Sử ký, lương tri Tư Mã Thiên còn ray rứt nên chỉ đưa ra giải thuyết “có lẽ Văn Vương diễn Dịch”, nhưng gần cuối sách thì lại xác định hẳn là Văn Vương diễn Dịch, và nhiều người hùa theo đó mà tin.Kinh Thi là sách đại tụng Văn Vương, kể rất nhiều công tích của văn Vương nhưng không hề đả động đến Kinh Dịch. Các con Văn Vương như Võ Vương,Chu Công dùng bói toán để cúng lễ Văn Vương nhưng chưa bao giờ nói Văn Vương bói Dịch chứ đừng nói đền chuyện Văn Vương soạn dịch.Chính nhóm Ngô Bá Côn đã xác định điều này: “Từ thời cận đại đến nay, cách nhìn nhận này đã bị các học giả phủ nhận” (Dịch học, Nxb Văn hóa – Thông Tin, Hà Nội, 2003, tr.90). Sách Tả truyện dẫn nhiều câu chuyện bói Dịch nhưng không hề nói Văn Vương soạn Dịch. Các nhà Dịch học Trung Quốc đầu thế kỷ XX đã có người muốn dứt bỏ Văn Vương khỏi vương quốc Kinh Dịch, nhưng có một số người nhiễu sự ưa chuyện huyễn hoặc cứ cố níu kéo Văn Vương, nhất là một số Dịch học người Việt.3/ Sau khi loại bỏ Phục Hy và Văn Vương, một số nhàịch học Trung Quốc lại cho rằng Kinh Dịch có nguồn gốc từ các nhà Vu Hịch là các quan coi việc bói toán (Có Hiệt Cương, Lý Kính Trì), Kinh Dịch có các từ phán đoán giống các từ bói toán: cát, hung, hối lận, cữu, vô cữu, nhiều lời hào trùng hợp với lời bói, nhưng quan điểm này không mấy thuyết phục vì hai cơ cấu Dịch và bói khác nhau, bốc từ là những câu hỏi sẵn đưa ra để hỏi về một vấn đề mà người hỏi thắc mắc, câu trả lời là nhận hoặc phủ nhận, có hay không, còn hào từ phải tùy thuộc vị trí của hào, bản chất của hào, thời của quẻ.4/ Phát hiện mới nhất là quan điểm của Trương Chính Lương khi cho rằng nguồn gốc của quẻ Dịch đến từ quẻ số khắc trên Giáp Cốt Văn và Kim Văn. Nhóm Chu Bá Côn cũng đã có ý kiến về vấn đề này “Song dùng các chữ số trong phép bói cỏ như 1,5,6,7,8 … không đủ chứng cứ để chứng minh tại sao trong Kinh Dịch lại chỉ có 8 kinh quái và 64 biiệt quái” (Dịch học, tr.63).Sau cùng nhóm Chu Bá Côn kết luận: “Tóm lại, đối với việc tìm hiểu nguồn gốc của quái, hào, tượng tuy đã có một số ý kiến có ảnh hưởng nhất định trong mấy năm gần đây, nhưng những điều được đề cập tới đầu không ngoài loại tượng và số, vẫn chưa thể nói là đã có một đáp án được gọi là công nhận. Có lẽ trong tương lai gần, theo đà phát hiện tư liệu ngày càng nhiều, chúng ta sẽ có được một đáp án xác đáng.” (Dịch học, tr.63). Còn Vương Ngọc Đức thì bi quan hơn: “Cuộc tranh luận kéo dài hai ngàn năm vẫn không có câu giải đáp chính xác. Nếu vẫn theo phương thức tư duy của các học giả thời xưa, thì hai ngàn năm nữa vẫn chưa làm rõ được vấn đề". (Bí ẩn của Bát Quái – Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 1996, tr.27).Như vậy, đối với vấn nạn nguồn gốc Kinh Dịch, các học giả Trung Quốc đành chịu “bó tay” không truy vấn được. Vậy thì người Việt Nam hà cớ gì cứ đi theo họ để xác nhận một điều họ đã phủ nhận, cứ trân trọng mãi cái họ đã ném đi.Vậy để xác định Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam, chúng ta có những chứng cứ gì?Năm 1970, Giáo sư Kim Định đã tuyên bố “Kinh Dịch là của Việt Nam” trong tác phẩm Dịch Kinh linh thế, tiếp sau đã có nhiều người mạnh dạn đề xuất những chứng cứ như Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trần Quang Bình, Hà Văn Thùy, Nguyễn Quang Nhật, Nguyễn Việt Nho, Trúc Lâm …Riêng cá nhân tôi từ năm 1999, đến nay, tôi đã trình với công luận những chứng cứ khả dĩ chứng minh được Kinh Dịch là di sản của tổ tiên Việt Nam qua mấy điểm sau:Căn cứ vào những hoa văn trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn thì Việt tộc đã ghi khắc những quẻ Dịch trước Trung Quốc và sớm hơn chứng liệu của Trung Quốc (xin xem Phát hiện Kinh Dịch thời đại Hùng Vương – Thanhnienonline).Chứng liệu của Việt tộc trực tiếp từ tượng quẻ không phải qua suy luận từ số đến tượng như Trung Quốc. Có đầy đủ 8 quẻ đơn và một số quẻ kép trên đồ đồng Đông Sơn. Những quẻ này có thể đọc thành văn bản phản ánh tư tưởng quốc gia Văn Lang (Sứ giải Văn Lang – Anviettoancau.net).Quẻ Dịch trên đồ Phùng Nguyên và Đông Sơn chứng tỏ hào dương vạch liền và hào âm vạch đứt của Trung Quốc là biến thể của hào dương vạch liền và hào âm vạch chấm của Việt Nam, Trung Quốc đã nối những chấm âm lại thành vạch đứt để vạch cho nhanh (cải biên) (Chiếc gậy thần – dạng thức nguyên thủy của hào âm dương – thanhnienonline).Các từ Dịch/Diệc, Hào, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Tốn, Đoài chỉ là từ ký âm tiếng Việt (Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của Kinh Dịch – Dunglac.net).Quan trọng nhất theo tiêu chuẩn tam tài của Trung Quốc chỉ sử dụng Tiên Thiên đồ, Hậu Thiên đồ mà không có Trung Thiên Đồ, một đồ cốt yếu đã được tổ tiên Việt Tộc sử dụng đễ viết quái, hào từ Kinh Dịch. Đồ này được tổ tiên Việt tộc giấu trong truyền thuyết, trên trống đồng, nên có thể khẳng định Trung Quốc không thể nào là người khai sinh Kinh Dịch cũng như phân bố vị trí các quẻ. (Trung Quốc đã công bố hơn 4000 Dịch đồ nhưng không có đồ nào phù hợp với Trung Thiên Đồ) (Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam – Thanhnienonline)Truyền thuyết Việt Nam một phần là những câu chuyện liên hệ với Kinh Dịch, như chuyện Con Rồng cháu tiên là chuyện của Trung thiên Đồ, chuyện Sơn tinh thủy tinh là chuyển kể lại từ những lời hảo quẻ Mông, người Trung Hoa chỉ cần thay đổi bộ thủy trong hai chữ “chất cốc” là đổi câu chuyện nói về lũ lụt thành chuyện dạy trẻ mông muội là xóa được gốc tích của Kinh. Truyền thuyết được lưu giữ chính là để báo tồn Kinh Dịch (Các bài trên Anviettoancau.net – cùng tác giả).Trong một bài báo ngắn, chúng tôi không thể trình bày hết mọi chứng cứ nhưng thiết tưởng bấy nhiêu đó cũng đủ để hy vọng các bậc đại thức giả Việt Nam nên xét lại vấn đề, cân nhắc phân minh trả lại sự công bằng cho tổ tiên. Thái độ thờ ơ của quí vị chỉ làm tăng thêm nỗi đắng cay chua xót của liệt tổ ở chốn u linh. Xin hãy chung tay làm sáng tỏ huyền án này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2009 Tôi chỉ nghe Thượng-Trung-Hạ chứ chưa bao giờ nghe Tiên-Trung-Hạ, sinh thời nay quả là được mở rộng tầm mắt. Trong đoạn trên nói việc chứng minh nguồn gốc Kinh Dịch mãi hai ngàn năm mà chưa ai tìm được, tôi thấy điều này thật khó hiểu. Nói chính xác hơn là có người biết mà không nói. http://www.dcvonline.net/php/modules.php?n...nt&sid=1424 (Thuyết thống nhất vĩ đại) Bài viết có ý, mời mọi người tham khảo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2009 Tôi chỉ nghe Thượng-Trung-Hạ chứ chưa bao giờ nghe Tiên-Trung-Hạ, sinh thời nay quả là được mở rộng tầm mắt. Không phải là Tiên - Trung - Hạ, mà là Tiên - Trung - Hậu, còn hoành tráng hơn nhiều. Nói vui vậy thôi. Chứ phải bàn trực tiếp vào Hà đồ, Lạc thư. Chứ cứ suy luận theo kiểu Võ Đoán như vậy, mà lại muốn chứng minh Kinh Dịch là của người Việt, thì dù có đúng là người TQ với mấy thông tin đã được lược qua trong cuốn "Bí ẩn của Bát Quái" có dở hơi đi chăng nữa, thì chúng ta đây cũng chưa có gì hơn. Làm sao mà chứng minh được Người Việt là tác giả của Kinh Dịch cho được !. Bài viết của Ông Phạm Lưu Vũ, quả đúng như Ổng đã viết, đó là Tạp Bút. Nhưng dù sao, thì cũng phải thừa nhận sự hiểu biết đúng đắn của Ông ta. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2009 Tôi thấy đây là đoạn có ý nghĩa tham khảo: Một người làm khoa học chân chính chỉ nên đưa ý kiến phản biện sau khi đã đọc kỹ quan điểm đối lập, cân nhắc chính xác những bằng chứng họ đề ra xem chỗ nào mình đồng ý, chỗ nào không đồng ý, rồi chính mình phải trưng cho được những chứng cứ ngược lại để làm sáng tỏ vấn đề, không nên nói chung chung, nói theo cảm tính. Cho rằng Kinh dịch là của Trung Quốc hay của Việt Nam là quyền của mỗi người, nhưng muốn bảo vệ niềm tin này phải dựa vào chứng lý.Nếu Kinh Dịch là của Việt Nam thì quan điểm thời Hùng Vương là "liên minh 15 bộ lạc" với người dân "Ở trần đóng khố" sụp đổ.Trong "Lời tiên tri 2009" tôi đã dự báo:Giờ vinh danh văn hiến Việt trải gần 5000 năm đã điểm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 6, 2009 Kính các cụ Trước hết họ cho Phục Hy nhìn những hình đồ trên con long mã vẽ nên bát quái.Kính các cụ theo liêm trinh thì Bát quái cũng như Hà đồ, Lạc thư là sản phẩm của siêu khoa học chứ không có con long mã nào cả. Bát quái là sản phẩm khoa học của một nền văn minh có trình độ phát triển còn cao hơn cả nền văn minh hiện nay trên trái đất, Các số nạp quái kiền =1, Đoài =2,.......sau khi đưa vào công thức tính đã nói lên điều đó. Còn các tượng quẻ,tượng hào, lời Kinh dịch thì có thể là sản phẩm của hơn 4000 năm của con người tổng kết từ thực tiễn. Bát quái là một trường năng lượng trong cả biển năng lượng mênh mông của vũ trụ và có thể là lý thuyết thống nhất của vật chất trên trái đất chứ nếu nói ở cấp độ vũ trụ thì liêm trinh kém về vật lý thuyết nên không dám bàn. Người Trung Quốc cái gì cũng gán cho thần thoại chứng tỏ chắc chắn họ không có một tý gốc rễ nào của sự sáng tạo ra nhưng phải thừa nhận họ là những người có thể tiếp thu rất nhanh nền văn hoá khác và kế thừa phát triển rất tốt. Giờ vinh danh văn hiến Việt trải gần 5000 năm đã điểm.Kính các cụ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 6, 2009 Khó khăn trong việc chứng minh Kinh Dịch là của người Việt ?Các bạn quan tâm thân mến !.Người Việt - chúng ta, từ xưa tới nay - và người, được gọi là TQ - đương nhiên là, vốn mang tinh thần TQ, từ xưa tới nay - đều "tiếp xúc" với Kinh Dịch với độ dài thời gian cũng có thể xem như tương đương với chiều dài lịch sử phát triển văn hóa của cả hai nước. Loại bỏ sự thay đổi về cấu hình địa lý, về hình dạng biên giới của hai nước theo thời gian, thì cái mà vĩnh hằng, như một sợi chỉ xuyên suốt, là mỗi dân tộc đều có tính thần dân tộc và nền văn hóa đặc trưng. Song có một sự thật hiển nhiên rằng, hai nước, trên mọi mặt của đời sống văn hóa và lịch sử, đã có sự giao thoa lâu dài. Một sự giao thoa cưỡng bức !!. Nay, với tinh thần dân tộc, với tinh thần văn hóa mang bản sắc của tộc Việt, đã dấy lên cao trào mong muốn chứng minh, Kinh Dịch, một tác phẩm lớn của nền văn hóa đông phương, được sáng tạo bởi ... người Việt !.Chúng ta, có thể liên tục, theo năm tháng, cố gắng tự hỏi và tự đi tìm câu trả lời: Có thể được không, khi muốn chứng minh, Kinh Dịch là do người Việt sáng tạo ?.Có lẽ, hay hơn cả, cho dù chúng ta có tham vọng, vẫn phải đối diện với những khó khăn, vâng, có thể nói là rất khó khăn, mà thậm chí, khi chúng ta vượt qua được những khó khăn đó, thì kết luận lại có thể bất lợi cho chúng ta, về cái điều mà chúng ta muốn chứng minh ấy.Trước hết, chúng ta hãy tự hỏi ?. Kinh Dịch, thực có phải là một, hay có thể trở thành một "Lý thuyết thống nhất" không ?.Với tư duy của người TQ, thường ở trạng thái quá khích, thì Họ đều có thể thản nhiên kết luận rằng, đích thực Kinh Dịch, hoàn toàn có thể là một lý thuyết thống nhất. Đến thậm chí, nói trộm vía, ngài Phạm lưu Vũ của chúng ta cũng còn "thấy" như thế cơ mà !. Nhưng nếu có ai bác bỏ điều này, Họ liền ra một câu đố - trả lời được là chết liền à ! - Anh/Chị hãy chỉ ra những gì mà Kinh Dịch không thể bao quát tới ?. Vậy nay Tôi cũng đưa ra đây, xem ai, trong chúng ta, những người Việt, trả lời được câu hỏi này !. Điều mà, Ông Phạm Lưu Vũ vừa thể hiện trong bài viết của Ổng. Có thấy Nó bao la vạn tượng không ?.Nhưng, thực tế, lại hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi này. Chỉ có điều, câu trả lời, lại không phải là dạng trả lời, Có hoặc Không, hay đưa ra một ví dụ về sự thiếu tính tổng quát của Kinh Dịch. Mà lại là một sự chỉ ra cái anh Bố và bà Mẹ của Kinh Dịch kia !.Mà nếu ta biết được cái anh Bố, bà Mẹ của nó, thì tất nhiên ta sẽ biết được cái "hình hài" của Nó rồi. Vì vậy, để trả lời câu hỏi mang tính - chết liền !!! - của người TQ, ta, vâng chúng ta sẽ yêu cầu Họ, chỉ ra đâu là Bố, Mẹ của Nó - Bố Mẹ của Kinh Dịch.Đương nhiên, nếu không trả lời được, thì Họ, sẽ chẳng có quyền khẳng định Họ chính là người sáng tạo ra Nó, tức Kinh Dịch, nhưng, Họ chắc chắn là có công nuôi dưỡng nó, cho dù, đứa trẻ đó lớn lên đầy bệnh tật và èo uột.Nhưng như thế, cũng không có nghĩa là Ta đã chứng minh được rằng Họ không phải là người sáng tạo ra Kinh Dịch. Và hơn ai hết, Họ cứ đương nhiên nhận Kinh Dịch là của Họ bằng cái tinh thần Bá quyền TQ, rằng, "Tao cứ nhận là của Tao, Mày làm gì được Tao".Vậy thì, việc chứng minh, sẽ phải là nhiệm vụ của chúng ta, của người Việt - không phải là Đồng Chí Tốt của các Tòng Chí TQ -!!!.-Cần phải nhìn nhận rằng, Kinh Dịch, cho dù bao la vạn tượng, cũng không phải là một cái gì Vĩ Đại như đã từng được truyền tụng. Đúng !, Nó khổng lồ thật, nhưng khổng lồ về số lượng, chứ không phải về tầm vóc. Cái mà từ xưa tới nay, chúng ta, cũng như hàng triệu triệu người biết đến Kinh Dịch, đều thấy nó Vĩ Đại là ở tầm vóc của Nó. Nó khổng lồ về Số Lượng, là lẽ đương nhiên, bởi hơn hai ngàn năm nay, có biết bao nhiêu bậc trí tuệ, bao nhiêu chất xám đã đổ vào đây để chú giải Nó, biểu hiện bởi số lượng khổng lồ các trước tác. Nhưng đó là số lượng, chứ không phải là chất lượng !. Lập tức sẽ có người đối thoại lại rằng : Từng ấy sách, anh/chị đã đọc hay tiêu hóa được hết chưa mà dám bảo Nó không mang tính chất lượng ?. Vậy thì xin hỏi người hỏi rằng, từ ngần ấy sách, anh/chị có thể rút ra được những kiến thức đủ để trả lời được câu hỏi của Tôi. Kinh Dịch từ đâu mà ra ?. Tôi không hỏi anh/chị ai là tác giả của nó !, mà Tôi hỏi, do đâu mà người ta nghĩ ra Kinh Dịch !!!. (xin đừng trả lời theo kiểu: Do thực tiễn sinh động nhá, bởi vì Vũ Trụ, chả cần đến kinh dịch cũng từ thực tiễn sinh động mà ra cả đấy, khoa học tây phương cũng từ thực tiễn sinh động mà ra cả đấy).Bởi vi rằng, nếu một lý thuyết mang tính hệ thống, thực sự minh triết, ...tức là có chất lượng, đặc biệt đúng là có tầm vóc, thì việc trả lời câu hỏi đó, rõ là bài toán trẻ con !!!.Xem ra, với công phu chú giải Kinh Dịch, mà người TQ đã làm hơn hai ngàn năm nay, họ cứ tưởng là đã làm được một chuyện, Hóa cái đồ không phải của mình (do chôm chỉa) thành ra là của mình ?. Có biết đâu rằng, Kinh Dịch, thì cũng không hơn gì so với các môn khác, nếu như những môn đó cũng được chú giải một cách cần mẫn, siêng năng như ở Kinh Dịch. Họ ưa chú giải Kinh Dịch hơn so với các môn khác, đơn giản chỉ vì Nó thì dễ Tán ra hơn !. Nói thế, có vẻ như không nghiêm túc cho lắm, nhưng thực là vậy. Với cả Vạn tác phẩm chú giải Kinh Dịch, mà Kinh Dịch vẫn còn có cái để tán, nói ra mà không sợ Sai - bởi cứ thấy có Lý là được, chẳng ai kiểm chứng nổi. Muốn chứng minh mình đúng, chỉ cần phán rằng: Cứ nghiệm đi, sẽ thấy cái sâu sắc của Nó. Thế mới là Kinh Dịch. Thật là huyền diệu, thật là bí ẩn, thật là triết lý, ...bao nhiêu cái thật là nữa, để đến cuối đời, khối người nhắm mắt vẫn chưa thấy được cái huyền diệu đó, mà chỉ thấy được mỗi cái thật là ... .Đương nhiên, người viết không phủ nhận, hay không có tính muốn vứt bỏ công phu của hơn hai ngàn năm đó của trí giả TQ. Phải thừa nhận có nhiều cái rất đúng, rất đáng ngưỡng mộ. Cái gì đúng, cái gì hay, đương nhiên phải học và trân trọng. Phải thấy được cái đúng. Đó là điều quan trọng hàng đầu. Bởi vì chỉ có như vậy, mới hy vọng nhìn thấy được hình hài của Nó, nhìn thấy được tầm vóc thực của Nó.-Dịch học, nặng tính minh triết !!!. Đấy là lời cảnh báo đầu tiên, cho những ai muốn chứng minh Kinh Dịch là của người Việt. Đây là Rào cản đầu tiên, cũng là Rào cản đầy khó khăn, khó nổi vượt qua. Tại sao vậy ?. Bởi vì, Hai ngàn năm nay, có hơn có kém. Hai Tộc Việt và TQ đã có giao lưu văn hóa sâu sắc. Chúng ta, hậu duệ, không chỉ của một dân tộc, mà khó ai có thể phân biệt rạch ròi rằng mình không phải là hậu duệ có một phần dòng máu của người TQ một cách rạch ròi. Chúng ta, có thể chăng phân biệt cái nền văn hóa, mà đang hiện hữu với chúng ta đây, cái nào, phần nào là thuần Việt, phân nào là có Lai. Do tính minh triết của Dịch, chúng ta không thể rời Dịch ra khỏi cái nôi văn hóa dân tộc, mà sự giao thoa đã sâu sắc tới mức khó có thể phân biệt. Cũng có người, sẽ nói rằng, chúng ta cũng có những bằng chứng văn hóa thuần việt, như những câu chuyện truyền thuyết - âu cơ trăm trứng, nữ oa vá trời, thần nông, ...- Có thật không, có thật là thuần việt không ?. Phải chứng minh !. Nhưng không chỉ có thế, phải xác định được cả tuổi của những huyền thoại đó. Bởi không xác định được thì dẫu có cả trăm huyền thoại, dẫu chi tiết và minh triết rõ ràng đến đâu, cũng chẳng có giá trị gì cho mục tiêu đề ra. Thế đấy, phi vật thể. Bằng chứng phi vật thể, thật khó khăn vô cùng khi muốn khẳng định chúng có giá trị sử dụng trong bài toán này !.-Bằng chứng khảo cổ. Với bằng chứng khảo cổ, chúng ta có được nhiều chứng liệu xác định được niên đại của nó. Nhưng lại vướng phải sự minh triết cho những thể hiện trên các di vật đó. Dễ sa vào sự suy đoán, trong khi, chính chúng ta, và cũng chính họ, chưa hiểu thật sự về Kinh Dịch, cũng như Nó từ đâu mà ra !. (hiểu thật sự, có nghĩa là sự hiểu đã tiệm cận chân lý, phân biệt được đúng sai đối với các suy diễn của các vấn đề cơ bản).Chúng ta cũng đã thấy có những câu chuyện thể hiện điều này. Chẳng hạn như câu chuyện Trung thiên đồ. Tôi nhớ rằng, cái ngày đầu tiên Tôi đọc được những thông tin này, mà nó lại được phát hiện trên đất Việt, ở một cái thời đại cũng rất chi là thuần Việt. Tôi thực sự xúc động, và xem như tự hào là, cuối cùng thì chúng ta, những người Việt - hậu duệ của những người có lich sử cả ngàn năm mất nước - cũng đã tìm ra những bằng chứng minh chứng được Kinh Dịch là do ông cha chúng ta sang tạo ra !. Nhưng rồi thì hỡi ôi !. Những suy diễn mới kỳ quặc làm sao !. Những suy diễn, có thể nói, chẳng những không chứng minh được cái điều gì cả, mà lại thể hiện rằng, té ra là Ta chả hiểu gì về cái Hà đồ, cũng như Lạc thư. Thật !. Phản tác dụng.Tóm lại, Phi vật thể khó, Vật thể cũng khó, và đều là khó vô cùng. Thậm chí, cho dù có kiếm thật nhiều chứng liệu, vị tất đã có hiệu quả. Mặc dù phải thừa nhận là càng có nhiêu chứng liệu, càng có hy vọng chứng minh. Giống như là cái triết lý của đời nay ở VN, rằng: Cái gì mà không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được nó bằng thật nhièu tiền !!!. Có biết đâu, Cái chứng cứ xác nhận Kinh Dịch là của người Việt lại là mọt Ông Quan vô cùng liêm khiết. Không thể mua được bằng tiền !!!.-Và rằng, Cái Kinh Dịch ấy, chẳng thể nói được nó là sản phẩm của một nền siêu văn minh, siêu khoa học gì gì đó. Thật vậy. Dù muốn tô son vẽ phấn thế nào, cũng buộc phải gán cho nó là cái sản phẩm cách nay hàng mấy ngàn năm lận !. Cho nó xa xôi một tý nữa thêm phần huyền ảo !. Nhưng những sự thật hiển nhiên rằng, Trong Kinh Dịch không hề tìm thấy những dấu vết của nền văn minh cơ học, văn minh polyme, văn minh tin học, văn minh thay nội tạng, văn minh hàng không, vũ trụ tên lửa, ... mà ứng với những di vật khảo cổ khả dĩ xác minh. Tức là, ở mức độ nhất định, về mặt lý thuyết, ta cứ tán ra cho bằng được nào là có cấu trúc toán học, nào là có những tác phẩm, hay khả dĩ từ kinh dịch mà tính ra được cấu hình, tính toán kỹ thuật cho may bay tên lửa, tàu vũ trụ, ... thì đương nhiên, lời nói mà, nói gì chẳng được. Nhưng sự thực, chẳng có tìm được một bằng chứng nào minh chứng cái thời đại, mà nền siêu văn minh đó tồn tại, lại có một mâu Polyme, mật mẩu của cái động cơ hơi nước, một vết tích khai thác và sử dụng Dầu hỏa, khí đốt - dù chỉ là để sưởi ấm đêm đông giá lạnh.Muốn chứng minh một nền văn minh có thực, thì phi vật thể và vật thể của nền văn minh ấy tương thích với nhau. Không thể lấy cái túi ni lông của ngày nay, để đáp ứng cho một siêu phương trình mô tả các tính chất vật lý của loại vật liệu đó. Không thể lấy cái lốp ô tô, để đáp ứng cho một quy trình công nghệ rút ra từ Kinh Dich ?. Để rồi từ những siêu phương trình đó, những quy trình công nghệ đó, đưa tới kết luận về một văn minh siêu cao cấp, đã sáng tạo ra Kinh Dịch. Xin thưa, Kinh Dịch, cũng như bao thuyết khác của nhân loại, xin cho được đứng chung về giá trị, chứ không dám trèo lên đầu lên cổ các ngành khoa học khác mà nhân loại có được ngày nay. Nó cũng ăn từng ấy bát cơm, ngủ từng ấy tiếng, cũng được mẹ nó mang thai 9 tháng 10 ngày là ra đời, chứ không phải là Mẹ nó hoài thai tới 10 năm, mới sinh ra đã là phi thường, có hào quang quanh đầu, ba năm không nói, rồi chỉ một phút sau vươn vai đứng dây là thành khổng lồ, rồi tự an ủi rằng Kinh Dịch là sách Trời.Chân lý cuối cùng không phải nằm ở Kinh Dịch, mà nằm ở con Người.Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 6, 2009 Cảm ơn anh Vuivui đặt một v/d phản biện. Nhưng nội dung của v/d phản biện mà anh đặt ra là sự khó khăn khi minh chứng Kinh Dịch là của Việt Nam. Chứ không phải là phản biện nội dung của chính v/d được minh chứng: Kinh Dịch là của Việt Nam. Tôi nghĩ chứng minh Kinh Dịch là của Việt Nam rất khó khăn. Vì nếu nó dễ thì từ hàng ngàn năm trước đã có người chỉ ra điều đó, mà không cần đợi đến ngày nay. Cái khó đó nằm trong nhiều phương diện: - Khả năng nhận thức: Một học sinh cấp một thì sẽ khâm phục một học sinh lớp 12 với những tri thức mà với nó gần như thần thánh. Tương tự như vậy, tri thức của con người cách đây hàng ngàn năm cho tới gần 20 năm trước, không đủ khả năng nhận thức được bản chất của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất nhiên đến bây giờ - 20 năm sau - cũng chưa dễ gì nhận thức ra điều đó. Bởi vậy, việc chứng minh bản chất của Kinh Dịch gần như một cuộc "khai ngộ", khi đủ nhân duyên. Bởi vậy, khả năng nhận thức chính là một khó khăn về việc minh chứng bản chất kinh Dịch. Điều này giống như chứng minh trái Đất tròn vào thế kỷ XV AC vậy. Nhưng với sự tiến hóa và đạt đến khả năng của tri thức hiện nay, tôi nghĩ vấn đề này được loại trừ. Tôi cho rằng trong việc minh chứng Kinh Dịch là của người Việt và thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất, sẽ được nhưng tri thức ưu tú của nhân loại ủng hộ. Những tri thức cao cấp như giáo sư , tiến sĩ sẽ hoài nghi, nhưng tri thức trung bình sẽ phản biện và tri thức phổ thông sẽ phản đối. Bởi vậy, những tri thức hàng đầu có thể tiếp cận được bản chất của kinh Dịch. Và khi họ đã thừa nhận thì sẽ có sức thuyết phục giới tri thức cao cấp và số đông còn lại. - Quan hệ chính trị xã hội: Hàng ngàn năm trước, mối quan hệ chính trị xã hội phụ thuộc vào phương tiên. Bởi vậy với khả năng thông tin hạn chế do phương tiện cổ và dưới sự đô hộ của đế chế Hán với khả năng nhận thức thời bấy giờ, chưa thể chứng minh kinh Dịch là của Việt tộc. Thâm chí cho đến bây giờ, nếu người Hán cứ nói - như anh viết: "Và hơn ai hết, Họ cứ đương nhiên nhận Kinh Dịch là của Họ bằng cái tinh thần Bá quyền TQ, rằng, "Tao cứ nhận là của Tao, Mày làm gì được Tao" - thì cũng không phải là điều cần cân nhắc. Vì kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là di sản phi vật thể với nội dung của nó đã tồn tại và phổ biến trên toàn thế giới, chứ không phải là một vị trí địa lý cố định, để mà có thể chiếm cứ và "mày làm gì được tao". Hơn thế nữa, giá trị của kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là giá trị của trí tuệ và kiến thức, chứ không phải là một sản phẩm vật thể mà sở hữu có thể xác định. Do đó, dù người Trung Quốc có cứ nhận rằng Kinh Dịch là của họ thì đó là việc của họ, khi tổ tiên họ nhìn thấy con long mã và con rùa thần...Họ cứ việc xác nhận điều đó làm kỷ niệm. Thiên Sứ tôi coi như là một chứng tích lịch sử phi vật thể cần được bảo tồn. Còn nội dung kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành với giá trị của một lý thuyết thống nhất thì sẽ sang một vấn đề khác và nó sẽ có giá trị sử dụng khác. Điều này tôi nghĩ chính người Trung Quốc cũng rất muốn biết, nếu như họ đang có tham vọng vươn lên trở thành một quốc gia hùng mạnh - Và trong quá khứ họ đã tìm mọi cách khai thác điều này qua việc bắt cống người. Vua Càn Long cũng bắt các cựu thần triều Lê lưu vong viết lại cho ông ta cuốn Thái Ất (Đó là cuốn Thái Ất thần kinh do Nam Hoài viết dưới ký "Nam Hoài cẩn thư" , mà giáo sư Hoàng Phương dẫn trong cuốn sách của ông: Tích hợp đa văn hóa"). Nhưng bí ẩn này đã được tổ tiên người Việt cất rất kỹ. Bởi vậy, ngoại tộc không thể biết được. Napoleon đã từng đuổi một kỹ sư nghèo nàn khi người này đến trình bày với ngài một chiếc tàu sắt chạy bằng hơi nước. Ngài đã phải hối hận trên đường đi đày đến đảo Coóc, khi nhìn thấy một cái tàu sắt chạy bằng hơi nước đi ngang qua và than rằng: Đế chế của ta đã sụp đổ ngay từ khi ta đuổi người kỹ sư này. Đấy là cái tàu bằng hơi nước. Trong lịch sử hiện đại, bản thân Hoa kỳ cũng chút xíu thì sẽ không có cơ hội sở hữu bom nguyên tử, nếu không có sự can thiếp quyết liệt của những nhà khoa học yêu nước chân chính với tổng thống Hoa Kỳ. Tàu sắt chạy bằng hơi nước thì bây giờ thuộc về kiến thức phổ thông, bom nguyên tử bây giờ thì còn là sự e ngai của vài nước nhược tiểu, nó cũng sắp thành vật chứng lịch sử. Còn lý thuyết thống nhất, nếu chẳng may Thiên Sứ đúng thì bom nguyên tử sẽ là đồ ve chai. Thực tế sau khi Liên Xô sụp đổ, người ta đã và đang e ngai giới ve chai, đồng nát mua bán vật liệu hạt nhân :) . Còn tôi - thì ngay sau khi quán xét bãi đá cổ Sapa đã viết thư về cho cụ Sơn Hồng Đăng - Tổ đình Quốc tổ Lạc Hồng, người đã cho tôi vài trăm để làm lộ phí ra Hanoi, từ đó lên Sapa - đại ý: Kiến thức của tổ tiên thật là vĩ đại, tôi nghĩ không cần phải tiếp tục minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến, vì sớm muộn điều này sẽ được công nhận. Với kiến thức này, bom nguyên tử và tàu vũ trụ chỉ là đồ chơi của trẻ con. Chỉ cần một trận động đất thì nó sẽ móp méo và đem bán ve chai. Đã có một vài thí dụ như: Bão Katrina ở Hoa Kỳ và động đất ở Tứ Xuyên....khiến cho những siêu cường ngơ ngác :) . Tôi nghĩ rằng: Sẽ còn nhiều thí dụ tiếp theo để các nhà khoa học hàng đầu phải khiêm tốn. Khiêm tốn sẽ làm cho người ta tiến bộ, Mao Chủ Tịch nói thế. Bởi vậy, tôi vẫn rất tự tin nếu có điều kiện chứng minh - Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất trong một cuộc hội thảo quốc tế. Còn nếu như nó được tổ chức ở Việt Nam thì tôi cũng đề nghị mời các tùy viên văn hóa của các sứ quán liên quan và những học giả nước họ. Chân lý chỉ có một mà thôi. ---------------- PS: Năm 2006 - Ông Phạm Lưu Vũ cũng cho rằng Kinh Dịch là lý thuyết thống nhất, mới chỉ là đặt vấn đề theo cảm tính. Còn tôi đạ minh chứng v/d này từ 2004 qua tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net) - chắc anh Vuivui biết điều này! Sẽ rất cảm ơn anh Thiên Kỳ Quý và ban Quản trị tuvilyso còn giữ được bài viết đầu tiên của tôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 6, 2009 kính gửi chú vui vui câu hỏi do đâu mà người ta nghĩ ra kinh dịch ? theo suy nghĩ của cháu : kinh dịch được hình thành sau nguyệt lịch _ tác dụng của nguyệt lịch thì ai cũng biết thời xưa hay thời nay cũng đều như vậy , có ăn rồi mới có học _ cũng như sự phát triển của nhân loại từ ngu dốt đến thông minh người xưa dựa vào các hiện tượng : mưa , gió , nắng ,sét .... nước lên , nước xuống để tạo ra nguyệt lịch .rồi từ những quyển nguyệt lịch sơ khai phát triển thành nguyệt lịch hoàn thiện ( kim- mộc thủy hỏa thổ...) còn tại sao người xưa ko làm lịch mặt trời mà lại làm lịch mặt trăng : theo cháu cũng vì vấn đề trồng trọt , mặt trăng báo hiệu con nước tốt hơn mặt trời nên mới có nguyệt lịch -nếu người trung quốc ko thể chứng minh họ sở hữu cuốn nguyệt lịch hoàn chỉnh , lâu đời hơn chúng ta thì họ phải chấp nhận thôi :) . Ai về nhắn họ Hy Hòa :) Nhuận năm, nhuận tháng sao chẳng nhuận và trống canh. :) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2009 ---------------- PS: Năm 2006 - Ông Phạm Lưu Vũ cũng cho rằng Kinh Dịch là lý thuyết thống nhất, mới chỉ là đặt vấn đề theo cảm tính. Còn tôi đạ minh chứng v/d này từ 2004 qua tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net) - chắc anh Vuivui biết điều này! Sẽ rất cảm ơn anh Thiên Kỳ Quý và ban Quản trị tuvilyso còn giữ được bài viết đầu tiên của tôi. Đây là cách hiểu về Kinh Dịch của đại đa số bình dân bá tánh như anmay cháu đã được hầu hết các nhà nghiên cứu về Dịch học miêu tả lại, ví dụ như đoạn này trích trong sách "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" của tác giả Nguyễn Hiến Lê: "Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống , xử thế... Các ông "Thánh" Trung Hoa đó quả thực có một sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ lùng, khiến người phương Tây ngạc nhiên và có người Âu (J.Lavier) đã dùng một vài quẻ để giải thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học. Sự kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi, cho nên ngay người Trung Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc Kinh Dịch." Bỏ qua vấn đề Kinh Dịch là của Việt hay của Tàu, của 1 dân tộc hay là của cả nhân loại, thì từ xưa đến nay, người ta đã cho rằng Kinh Dịch có khả năng diễn tả được vận động của vũ trụ và của các hiện tượng / sự vật hiện hữu trong vũ trụ . Từ khoảng đầu thế kỷ 20 trở đi, phương Tây cũng đã dựa vào Kinh Dịch mà đạt được nhiều kết quả khoa học đáng kinh ngạc khác ví dụ như kết cấu DNA, cơ sở lý luận logic cho máy vi tính vv...vv... Do đó cháu khẳng định rằng những điều mà bác Thiên Sứ và ông Phạm Lưu Vũ mới khám phá hoặc công bố gần đây, thiên hạ đã biết từ lâu lâu lắm rồi, vấn đề là ứng dụng như thế nào vào thực tiễn, đi được bao lâu, bao xa thì mới đáng bàn thôi. Kính PS: còn chuyện Kinh Dịch là của người Việt, thì linh mục Kim Định đã xuất bản cả chục cuốn sách về vấn đề này được non nửa thế kỷ trước, tuy nhiên, vì ứng dụng thực tế chưa rõ ràng, nên vẫn chưa được khẳng định. Cách đây khá lâu ở diễn đàn Vietlyso có bác Thượng Sư tuy chỉ giải đoán cho độ chục người nhưng đã được hầu hết những người đó cảm phục vì bác đoạn trúng cuộc đời và các chi tiết về cá nhân họ có thể n'oi là đúng đến tận chân tơ kẽ tóc. Tôi không biết chắc chắn bác Thượng Sư vì đâu mà có làm được điều này, nhưng tôi có gặp qua 1 bác lớn tuổi khác theo đạo Thông Thiên Học ở nơi tôi ở và theo những gì bác kể lại, tôi đoán mò rằng bác Thượng Sư này cũng theo đạo Thông Thiên Học chi nhánh tại Việt Nam. Những giáo lý bí truyền của đạo này cũng như là 1 hệ thống khoa học nghiên cứu về còn người mà nếu ai học được, thì có khả năng đoán được tương lai của người khác chính xác đến độ thần sầu dựa trên năm tháng ngày giờ sinh của họ . Hôm nay nhiều chuyện nói đến việc này chẳng qua là để cho thấy việc khám phá những bí ẩn của vũ trụ không thể là việc của 1 người hoặc của 1 dân tộc, mà là dành cho tất cả những ai biết đặt câu hỏi TẠI SAO. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2009 Nếu chúng ta khi thường hành động khoe khoang của Trung Quốc về Kinh Dịch, thì cũng nên tránh đừng đi vào vết xe đổ của họ, đây là 1 ví dụ về những cái ta nghĩ rằng chỉ có mình mới đủ sức khám phá ra, thì trên thực tế có lẽ mình cũng chỉ mới "tái khám phá" những điều mà các dân tộc khác họ đã biết đến từ lâu: http://www.tuvilyso.net/forum/forum_posts....get=last#296715 PS: Ấn độ họ cũng có vấn đề "bí truyền", "mật truyền" như trung quốc và việt nam vậy, cho nên cái mà mọi người ai cũng có thể học chỉ là 1 nửa, còn 1 nửa có lẽ chỉ có những người được chọn mới biết, cho nên mới có chuyện vạn người học nhưng chỉ được 1, vài người thực sự hiểu những bí mật này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2009 mình ko rõ tuổi của anmay nên xin phép được gọi anmay là bạn việc kinh dich của người hoa hạ hay của người lạc việt là vấn đề rất quan trọng đó bạn ah. cây có cội nước có nguồn , việc bảo vệ tài sản của tổ tiên là điều con cháu nên làm ko những vậy nếu để những giá trị này rơi vào tay người khác rồi họ lu loa nên rằng đó là của tổ tiên họ để lại khác gì đã ăn cướp lại còn la làng giả dụ như kinh dịch là của tổ tiên ta , kinh dịch là tài sản của chúng ta và hiện thực mọi cố gắng trong cả quá khứ lẫn hiện tại đều có người khác hưởng hộ chúng ta ,chuyện này gay ah nha bác thiên sứ và những người cùng chí hướng cũng vì muốn tìm ra sự thật nên ko tiếc công sức đi khắp nơi để thu gom tài liệu chứng minh là trắng thì ko thể là đen và ngược lại .cũng như chân lý chỉ có 1 thân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2009 mình ko rõ tuổi của anmay nên xin phép được gọi anmay là bạn việc kinh dich của người hoa hạ hay của người lạc việt là vấn đề rất quan trọng đó bạn ah. cây có cội nước có nguồn , việc bảo vệ tài sản của tổ tiên là điều con cháu nên làm ko những vậy nếu để những giá trị này rơi vào tay người khác rồi họ lu loa nên rằng đó là của tổ tiên họ để lại khác gì đã ăn cướp lại còn la làng giả dụ như kinh dịch là của tổ tiên ta , kinh dịch là tài sản của chúng ta và hiện thực mọi cố gắng trong cả quá khứ lẫn hiện tại đều có người khác hưởng hộ chúng ta ,chuyện này gay ah nha bác thiên sứ và những người cùng chí hướng cũng vì muốn tìm ra sự thật nên ko tiếc công sức đi khắp nơi để thu gom tài liệu chứng minh là trắng thì ko thể là đen và ngược lại .cũng như chân lý chỉ có 1 thân Tôi không những cần biết về tổ tiên tôi, tôi còn cần phải biết 1 cách ĐÚNG ĐẮN và KHÔNG THIÊN VỊ về tổ tiên tôi nữa .5000 năm là 1 thời gian quá dài để làm cho việc hiểu đúng và không thiên vị đó trở nên rất khó khăn . Bác Thiên Sứ có những cố gắng đáng kể để tìm lại cội nguồn dân tộc, nhưng tôi thấy cái nhìn của bác quá chủ quan và đầy thiên vị (quân hán thì đương nhiên là xấu xa tồi tệ và tổ tiên ta thì chắc chắn là anh minh thần dzõ etc). Nói thật với bạn, tôi thấy đây là sao y bản chánh cái nhìn của Trung Quốc đối với các dân tộc khác (ông cha ta thì anh minh thần dzõ và những nước khác thì đương nhiên toàn là bọn man di mọi rợ). Bạn hiểu ý tôi n'oi không ? nếu bạn căm ghét cái nhìn thiên lệch đó của người Trung Quốc, thì đừng có làm giống họ . Đó chính là lý vì sao tôi tự hào làm 1 người Việt, vì lịch sử của chúng ta có được cái nhìn trung dung, nhân bản hơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2009 Theo tôi Anmay đã nhầm lẫn giữa sự ứng dụng và cách hiểu và chứng minh về bản chất Kinh Dịch. Về sự ứng dụng thực tế thì đúng như Nguyễn Hiến Lê viết mà Anmay đã trích dẫn (Đây cũng là một cuốn sách tôi tham khảo rất kỹ khi viết "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"). Đồng thời tôi cũng rất tôn trọng ngài Lương Kim Định là người đầu tiên công khai nói đến Kinh Dịch là của người Việt. Nhưng ngài Lương Kim Định chỉ đặt vấn đề, cũng như sự lưu truyền trong dân gian về kinh Dịch của người Việt cũng chỉ là đặt v/d. Việc chưng minh kinh Dịch của Việt tộc lại là chuyện khác. Cũng như việc cho rằng Kinh Dịch bao trùm trời đất , mọi việc của người và trời đất không qua kinh Dịch thì điều này chính bản văn Kinh Dịch cổ cũng nói tới. Nhưng chứng minh Thuyết Âm Dương Ngũ hành là thuyết thống nhất vũ trụ và Bát quái là ký hiệu siêu công thức của lý thuyết này lại là chuyện khác. Không thể nhầm lẫn giữa hai vấn đề được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2009 Anh Vuivui thân mến. Việc chứng minh Kinh Dịch là của Việt tộc khó khăn, tôi xin bổ xung thêm một ý nữa: Cái khó không phải không chứng minh được - ít nhất là với tôi - huống chi còn có những người giỏi hơn - Mà là có điều kiện để chứng minh không? Ngày trước Hội Sử học Việt đã ồn ào về việc sẽ lập hội thảo để phản biện ông Lê Mạnh Thát v/v ông chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến qua các bản văn của Phật giáo. Cứ tưởng phen này nuốt chửng cụ Thát. Nhưng rồi im re. Bởi vậy, bài báo này cũng có thể viết cho vui thôi. Có lần có người hỏi ý kiến mấy vị cao thủ trong làng sử học về việc Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc người Việt - tất nhiên điều này có nghĩa là Việt sử 5000 năm văn hiến - thì các vị cao thủ khả kính trong làng Sử học - thành viên của cái đám "hầu hết" - phát biểu: "Hổng có chuyên môn" - nên đi gam lờ. Vậy thì làm sao mà Hội Sử Học đủ tư cách chuyên môn mà mở hội thảo về cội nguồn Kinh Dịch được. Ngay bản thân danh xưng của Bát quái cũng đủ cho thấy nguồn gốc Việt tộc của nó - được phiên âm ra tiếng hán. Xập xí xập ngầu với hơn 2000 năm thành của Hoa tộc. Nực cười châu chấu đá xe, Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng :) . 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2009 kính gửi chú vui vui câu hỏi do đâu mà người ta nghĩ ra kinh dịch ? theo suy nghĩ của cháu : kinh dịch được hình thành sau nguyệt lịch _ tác dụng của nguyệt lịch thì ai cũng biết thời xưa hay thời nay cũng đều như vậy , có ăn rồi mới có học _ cũng như sự phát triển của nhân loại từ ngu dốt đến thông minh người xưa dựa vào các hiện tượng : mưa , gió , nắng ,sét .... nước lên , nước xuống để tạo ra nguyệt lịch .rồi từ những quyển nguyệt lịch sơ khai phát triển thành nguyệt lịch hoàn thiện ( kim- mộc thủy hỏa thổ...) còn tại sao người xưa ko làm lịch mặt trời mà lại làm lịch mặt trăng : theo cháu cũng vì vấn đề trồng trọt , mặt trăng báo hiệu con nước tốt hơn mặt trời nên mới có nguyệt lịch Tuấn Dương thân mến Vấn đề là Kinh Dịch được dẫn ra từ Nguyệt lịch như thế nào ?. Chứ không phải là nói xong rồi để đấy. Giống như việc nhận on ấy, nếu có nhiều ông bố cùng nhận một đứa con là con của mình, thì phải tìm chứng cứ, như xác định ADN, ... Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2009 kÍNH CỤ THIÊN SỨ Ngày trước Hội Sử học Việt đã ồn ào về việc sẽ lập hội thảo để phản biện ông Lê Mạnh Thát v/v ông chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến qua các bản văn của Phật giáo. Cứ tưởng phen này nuốt chửng cụ Thát. Nhưng rồi im re.Cám ơn cụ rất nhiều cụ đã cung cấp một dẫn chứng quý để liêm trinh làm phương hướng nghiên cứu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2009 Tôi không những cần biết về tổ tiên tôi, tôi còn cần phải biết 1 cách ĐÚNG ĐẮN và KHÔNG THIÊN VỊ về tổ tiên tôi nữa . 5000 năm là 1 thời gian quá dài để làm cho việc hiểu đúng và không thiên vị đó trở nên rất khó khăn . Bác Thiên Sứ có những cố gắng đáng kể để tìm lại cội nguồn dân tộc, nhưng tôi thấy cái nhìn của bác quá chủ quan và đầy thiên vị (quân hán thì đương nhiên là xấu xa tồi tệ và tổ tiên ta thì chắc chắn là anh minh thần dzõ etc). Nói thật với bạn, tôi thấy đây là sao y bản chánh cái nhìn của Trung Quốc đối với các dân tộc khác (ông cha ta thì anh minh thần dzõ và những nước khác thì đương nhiên toàn là bọn man di mọi rợ). Bạn hiểu ý tôi n'oi không ? nếu bạn căm ghét cái nhìn thiên lệch đó của người Trung Quốc, thì đừng có làm giống họ . Đó chính là lý vì sao tôi tự hào làm 1 người Việt, vì lịch sử của chúng ta có được cái nhìn trung dung, nhân bản hơn. Tôi nghĩ khi viết đoạn này anh Anmay đã nhầm lẫn. Tôi chưa bao giờ cực đoạn mà chỉ nhân danh khoa học. Nếu những luận cứ phản biện đủ sắc sảo, hợp lý thì tôi chấp nhận sai.Tuy nhiên - xin được thành thật mà nói rằng: Các lập luận phản biện tôi chưa hề có luận cứ và bằng chứng thuyết phục. Ngược lại, tôi đã chỉ rõ sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý trong lịch sử hình thành Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành trong văn minh Hán. Không đủ khả năng phản biện vì thiếu tính thuyết phục , tất người ta không thể nghe thì đổ thừa là cực đoạn..vv...Điều này cũng giống như trước đây đổ thừa tôi độc tài, xóa bài, bịt miệng...vv...Nhưng chân lý đâu chỉ thể hiện ở một cái blog hoặc website. Tôi thành thật khuyên những ai có ý định phản biện tôi với tinh thần khách quan, khoa học thật sự, hãy suy ngẫm thật kỹ đã. Bởi vì khi tôi minh chứng Việt Sử, tôi đã suy ngẫm rất kỹ, lật đi lật lại v/d, khi nhận thấy tính hợp lý toàn diện , lúc ấy mới công bố. Bởi vậy, nếu chứng minh Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt sử với gần 5000 văn hiến là một việc vô cùng khó khăn. Đó không phải việc trả giá mua hàng, hoặc vĩ mô hơn như giải quyết một vấn nạn xã hội. Mà điều này - nếu đúng - thì thay đổi tư duy của cả nhân loại. Khó lắm! Nhưng phản biện Thiên Sứ còn khó hơn nhiều. Tôi thành thật mà nói điều này, không hề có ý ngạo mạn. Vừa rồi anh Minh Xuân có ý đề nghị anh thể hiện quan điểm chính trị, tôi không tán thành điều này. Nhưng anh Anmay lưu ý rằng: Một quan điểm chính trị của một chính khách khôn ngoan và thông minh của một dân tộc nào đó, sẽ không phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc đó. Nhưng việc chứng minh cho một giá trị truyền thống văn hóa sử, khác xa việc thể hiện một quan điểm chính trị ủng hộ giá trị truyền thống văn hóa sử. Anh Anmay và những người đồng quan điểm với anh hãy suy ngẫm. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2009 Tôi có anh bạn, người TQ, năm ngoái mới bảo vệ xong TS triết học, mà là TS bậc hai. Trong công trình của Hắn, cũng có phần nghiên cứu, được gọi là: Kinh Dịch, một biện chứng về sự minh triết Đông - Tây !. Hôm nọ, gặp Tôi, đang "hục hặc" nhau về chuyện TS và HS. Nhưng rồi, "nể" bạn, Hắn cũng nói vớt một câu. "Kể ra TQ cũng quá đáng, lấy đến HS rồi thì thôi, lại còn mò tới cả TS nữa". Toi cười bảo, khi nào Chúng tao đánh HS, lúc ấy mày đừng có về TQ, cứ ở bên này, không nhỡ Tao gặp Mày ở ngoải, Tao không bắn Mày thì Mày cũng bắn Tao. Hắn cười bảo, cả tao lẫn mày đều ở bên này. Nhưng mà nếu tao về thì Tao sẽ ủng hộ trả HS lại cho VN. Hi Hi. Đột nhiên Hắn cao hứng nói: Mày thấy Cổ nhân TQ có trí tuệ siêu việt không ?. Tôi ớ người, chẳng hiểu Hắn định nói cái gì. Để Tôi ngơ ngác một hồi, Hắn mới thao thao. Này nhé !. Mày biết Kinh Dịch, mày có thấy cái trật tự của nó không ?. Đó là cái trật tự của thế giới đấy !. Tôi hỏi, Trật tự nào mà mày bảo là trật tự của thế giới ?. Nó nói, Mày biết đấy. Sách có câu: Dịch có thái cực, Thái cực sinh hai Nghi, hai Nghi sinh tứ Tượng, tứ Tượng sinh bát Quái, ... Như thế là, như Thiệu khang Tiết nói: Một chia hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm tám, tám chia làm mười sáu, mười sáu chia làm ba hai, ba hai chia thành sáu tư. Như Rễ thì có gốc, gốc có cành to, cành to chia thành cành nhỏ, ... cứ càng nhỏ thì càng nhiều lên !!!. Thấy không ?. Thế giới chả như thế là gì !. Cho nên Dịch mới phổ quát, bao trùm cả thế giới, không có gì ra khỏi Dịch. Như bàn tay cua Phật vậy, Tôn ngộ không có đằng vân thế nào cũng không ra khỏi. Nói xong, Hắn 'vênh" mặt lên và bảo. Mày n/c Dịch học, Mày thấy thế nào ?. Tôi nhìn Hắn một cách lạ lùng, rồi hỏi. Thế nếu Tao nói nếu Tao tôn trọng Mày mà bảo đó không phải là Cổ nhân của chúng Mày, thì Mày nghĩ thế nào về Tao ?. Hắn hô hố cười và nói: Chuyện lạ, Mày bảo Khổng Tử, Chu Hy, Thiệu khang Tiết không phải là người TQ, thì chắc đầu mày có vấn đề ?. Tôi nói: Ừ thì Tao chấp nhận Tao hơi có vấn đề,để mày khỏi bị chạnh lòng, vậy thôi. Chứ nếu Mày cứ khăng khăng bảo đó là Cổ nhân của chúng mày, rồi khăng định đó là trí tuệ siêu việt. Thì Tao đành thất Lễ thôi. Thôi thì đó cũng là cái gọi là truỳen thống, rằng cứ Tiên - Lễ, Hậu - Binh. Bây giờ Tao Tả Mày, xem mày có đỡ được không ?. Chỉ một chiêu thôi !. Mày có thấy cái gọi là một, chia hai, hai chia thành bốn, bốn lại thành tám, tám thành mười sáu, mười sáu thành ba hai, .... có nghĩa là càng nhỏ thì càng nhiều, tức là càng có nhiều về số lượng. Xem thế giới một cách thống nhất, có nghĩa là Lượng ngày càng nhiều do sự sinh sinh hóa hóa, hay nói khác là biến hóa không ngừng, đó là quy luật của phát triển. Đúng không ?. Hắn thừa nhận !. Thế mày có thấy, trứng chim nhỏ, trứng gà to hơn, trứng ngỗng thì còn to hơn nữa, trứng đà điểu lại to hơn nữa. Mà trứng nào chả có có lòng đỏ và lòng trắng !. Đúng không ?. Đúng !. Thế mày có thấy, trứng chim thì nở ra chim, trứng gà thì nở ra gà, trứng ngỗng thì ra con ngỗng, trứng đà điểu thì sẽ cho đà điểu. Cái nào có dụng của cái ấy. Cây cối cũng vậy, Rễ cây có tác dụng của rễ cây, không rễ, đố cây sống được, thân cây có tác dụng của thân cây, cành và lá cũng thế, chẳng có cái nào thừa cả. Đúng không ?. Thưa Đúng ạ !. Hắn trề môi, châm biếm. Tôi tiếp: Thế mà Cổ nhân nhà chúng May, lại làm cái việc chẳng giống ai !. Hắn trợn mắt ngó Tôi như người trên Trời !. Tôi thản nhiên. Bởi vì, Thái cực là Cái Một, có tác dụng !. Ok. Chia làm Hai thì là âm - dương, nên có nhị nguyên luận, có tác dụng !. Ok. Hai chia làm Bốn, thì là tứ Tượng, Ok, bởi vì nó nói lên luật tiêu trưởng âm dương. Bốn chia thành tám, Ok, vì đó là bát Quái, ai cũng thấy cái Dụng của nó rồi, chả bàn. Tám thành mười sáu, mười sáu thành ba hai, ba hai thành sáu tư. Kinh Dịch là biến hóa trên cái 64 đó. Đúng không ?. Đúng !. Ok. Thế cái 16 và cái 32, Cổ nhân mày vứt nó đi đâu rồi, mà sao Tao không thấy. Tao chỉ thấy có bát Quái và Dịch tôi. cái 16 và cái 32 nó là cái gì ?. mày có thấy hình hài nó như thế nào không ?. Có thấy cái Dụng của nó không ?. Không chứ gì ?. Vậy thì thua cả con Gà !!!. Nhưng thôi, đừng tự ái, bởi vì, cổ nhân mày sai. Có vậy thôi. Mày về học lại Kinh Dịch đi. Hắn đờ ra, sau một lức Hắn bảo. Thú thât, Tao không hiểu nổi Dịch. Tao chịu rồi. Mày giảng cho Tao đi. Tôi đùa Hắn: Khi nào TQ trả lại HS và TS cho VN chúng tao, thì mày bảo mấy cái nhà triết học đại tài mà mày quen biết, cắp sách đến Tao, Tao dạy cho, một buổi thôi, là sẽ biết Dịch là Biến, Biến tất Thông Khi đó Mày sẽ thấy sự Thông Đạt của Thế giới, lúc đó mới thực là Dịch. Chứ có quái gì đâu. Chúng Tôi tạm biệt nhau. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2009 Chú vuivui nói chiện hay quá! :) :P Bon TQ cũng phải nể. Kính. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2009 Tôi vừa đi gặp một tiến sĩ học ở Trung Quốc về. Tôi hỏi: Quái Khảm, người Trung Quốc gọi là gì. Trả lời "chỉn". Chữ Chỉn của người Trung Quôc có nghĩa gì? Chịu, hổng bít! Vậy thì nó dịch từ tiếng Việt ra đấy - Khảm, tiếng Việt có nghĩa là làm cho lõm xuống. Thí dụ: Khảm xà cử, Khảm ngọc trai.... 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2009 Tôi có anh bạn, người TQ, năm ngoái mới bảo vệ xong TS triết học, mà là TS bậc hai............. Chúng Tôi tạm biệt nhau. Thân ái. Lần đầu tiên thấy bác Vui Vui nói chuyện hay phết, chân phương, dí dỏm. Giúp việc nghiên cứu cái môn khó nhằn này bớt khô khan hơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2009 Bạn ạ. Lần đầu tiên thấy bác Vui Vui nói chuyện hay phết, chân phương, dí dỏm. Giúp việc nghiên cứu cái môn khó nhằn này bớt khô khan hơn.Sau những lời đó là cả một trời trí huệ của cả một tập đoàn Lạc Tướng có khôi, việt, khoa, xương , khúc, đóng mệnh tài quan đấy bạn ạ. Những cánh chim vàng Lạc Việt làm việc quá hoàn hảo khai thông cả những bế tắc khó khăn nhất,thật tuyệt.Chúng ta chờ cuốn sách chính thống của cụ Vui Vui được phát hành nếu có thể được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 6, 2009 Vừa rồi anh Minh Xuân có ý đề nghị anh thể hiện quan điểm chính trị, tôi không tán thành điều này. Nhưng anh Anmay lưu ý rằng: Một quan điểm chính trị của một chính khách khôn ngoan và thông minh của một dân tộc nào đó, sẽ không phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc đó. Nhưng việc chứng minh cho một giá trị truyền thống văn hóa sử, khác xa việc thể hiện một quan điểm chính trị ủng hộ giá trị truyền thống văn hóa sử. Anh Anmay và những người đồng quan điểm với anh hãy suy ngẫm. Đương nhiên bác không ủng hộ cháu thể hiện quan điểm chính trị của mình đơn giản là vì quan điểm không được phê duyệt bởi CHXHCN VN. Cháu cũng không phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa sử của bất cứ dân tộc nào kể cả của cháu.Cháu không đủ kiến thức chuyên ngành khảo cổ học để có thể phản biện cùng bác (và trong những người ủng hộ bác, có được bao nhiêu người được trang bị tương đối tốt kiến thức dạng nàỷ), nhưng dùng thường lý mà xét, cháu thấy chứng cứ bác đưa ra chưa đủ thuyết phục. Dù sao thì cháu cũng cho rằng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam chí ít cũng đã trải qua 4000 năm, đó là dựa trên những nghiên cứu mới nhất về khảo cổ học về văn hóa trống đồng. Còn cái luận cứ các vua hùng chỉ là những bộ lạc ở trần đóng khố mà bác cứ lặp đi lặp lại như là 1 sự sỉ nhục, thì trước giờ cháu chả có nghĩ về tổ tiên mình như vậy cả . Kiến thức của cháu về các vua Hùng là về 1 xã hội đã có vua quan, công chúa, hoàng tử với những tập tục khá là văn minh (Sự tích trầu cau, Sự tích Lạc Long Quân, Bánh chưng bánh dày, Mai An Tiêm vv ... vv). Chính vì cháu chưa bao giờ tự ti về lịch sử của mình, cho nên cháu cũng hơi ngạc nhiên về sự bức xúc của bác. Cháu cũng không cho rằng lịch sử cháu đang đọc hiện nay là hoàn toàn đúng, không nói đến chuyện 5000 năm trước, nội 30 năm trở lại đây, cái lịch sử đang được dạy trong nhà trường XHCN đã phản ánh sự thật đu8ọcc bao nhiêu 100%(nói gì đến chân lý)? Vì cái thường lý đơn giản đó, cháu không bao giờ vội vã tin vào những gì chưa được cẩn thận khảo chứng qua thời gian . Trao đổi với bác đã tới điểm không thể dùng thường lý mà n'oi chuyện, coi như cháu rút lui, vì cháu còn bận đi ... an mày và tìm hiểu thêm về những lãnh vực mà cháu quan tâm. Mến, Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2009 Đương nhiên bác không ủng hộ cháu thể hiện quan điểm chính trị của mình đơn giản là vì quan điểm không được phê duyệt bởi CHXHCN VN. Cháu cũng không phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa sử của bất cứ dân tộc nào kể cả của cháu. Cháu không đủ kiến thức chuyên ngành khảo cổ học để có thể phản biện cùng bác (và trong những người ủng hộ bác, có được bao nhiêu người được trang bị tương đối tốt kiến thức dạng nàỷ), nhưng dùng thường lý mà xét, cháu thấy chứng cứ bác đưa ra chưa đủ thuyết phục. Dù sao thì cháu cũng cho rằng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam chí ít cũng đã trải qua 4000 năm, đó là dựa trên những nghiên cứu mới nhất về khảo cổ học về văn hóa trống đồng. Còn cái luận cứ các vua hùng chỉ là những bộ lạc ở trần đóng khố mà bác cứ lặp đi lặp lại như là 1 sự sỉ nhục, thì trước giờ cháu chả có nghĩ về tổ tiên mình như vậy cả . Kiến thức của cháu về các vua Hùng là về 1 xã hội đã có vua quan, công chúa, hoàng tử với những tập tục khá là văn minh (Sự tích trầu cau, Sự tích Lạc Long Quân, Bánh chưng bánh dày, Mai An Tiêm vv ... vv). Chính vì cháu chưa bao giờ tự ti về lịch sử của mình, cho nên cháu cũng hơi ngạc nhiên về sự bức xúc của bác. Cháu cũng không cho rằng lịch sử cháu đang đọc hiện nay là hoàn toàn đúng, không nói đến chuyện 5000 năm trước, nội 30 năm trở lại đây, cái lịch sử đang được dạy trong nhà trường XHCN đã phản ánh sự thật đu8ọcc bao nhiêu 100%(nói gì đến chân lý)? Vì cái thường lý đơn giản đó, cháu không bao giờ vội vã tin vào những gì chưa được cẩn thận khảo chứng qua thời gian . Trao đổi với bác đã tới điểm không thể dùng thường lý mà n'oi chuyện, coi như cháu rút lui, vì cháu còn bận đi ... an mày và tìm hiểu thêm về những lãnh vực mà cháu quan tâm. Mến, Bởi vậy, Anmay chẳng hiểu việc mà tôi đang làm. Nên chuyên bàn luận thật khó. Tôi chỉ chuyên chú vào học thuật và chứng minh cho chân lý trên cơ sở tiêu chí khoa học. Không quan tâm đến chính trị. Bởi vậy, tôi không muốn những v/d chính trị vô tình hay cố ý xem vào việc học thuật.Còn Anmay thấy chứng cứ của tôi đưa ra chưa đủ thuyết phục thì cứ việc phản biện. Tôi chấp nhận sai, nếu thỏa mãn những tiêu chí khoa học. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2009 Trong sách "Tân Mệnh Lý Thám Nguyên" có một đoạn đáng chú ý sau: Mậu lấy dương thổ trợ Giáp thành công nên nên được Sửu Mùi. Còn nếu lục Tân được Dần Ngọ là tự nhiên đến được cho Quý chẳng ai định được hơn thế. Xét thiên sách của Thừa Ngô Phụ tiên sinh, do dân Việt mách bảo ( viết ra trước: ký thị) cùng sách Hiệp Kỷ thì hai sách đó có mối tương đồng, xét ra lời nói minh bạch. Trích trong mục "Thiên Ất Quý Nhân" trang 90. Share this post Link to post Share on other sites