Posted 2 Tháng 6, 2009 Mồi lần nghe đến ngũ vận lục khí, thì trong đầu lại nổi lên cái nghi vấn Giáp Kỷ hóa Thổ, Ất Canh hóa Kim, Tý Ngọ Dần Thân hóa Hỏa, vv..... Nếu suy luận theo hành của Can và Chi thì Giáp là Mộc Kỷ là Thổ, Mộc Khắc Thổ sao lại hợp mà hóa Thổ? Ất Mộc Canh Kim, Kim khắc Mộc sao lại hợp mà hóa Kim? Tý Thủy Ngọ Hỏa, Thủy khắc Hỏa sao lại hợp mà hoá Hỏa? Cứ như thế mà cái nghi vấn này cứ làm lập đi lập lại không tìm ra lý giải nào thích hợp. Mãi đến vài hôm trước, khi thảo luận cùng với Bác Hà Uyên bên mục “Sự Thiếu Sót của Quẻ Mai Hoa Năm Tháng Ngày Giờ” có đề cập đến cái nghi vấn này, thì trong lòng lại nổi lên cái tính tò mò hiếu kỳ, Giáp Kỷ, Ất Canh nó cứ lay quay trong đầu suốt ngày đêm. Khi nhìn đến cái bảng 60 hoa giáp sắp theo 5 can chi mồi nhóm của Bác Hà Uyên thì mới ngộ được cái lý của nó vậy. 60 can chi, Thiên Can có 10, Địa Chi có 12. Can có 5 âm 5 dương, Chi có 6 âm 6 dương. Vòng 60 can chi chia cho 12 thì được 5 nhóm, tức là Ngũ Tý, ứng dụng trong Thái Ất. Vòng 60 can chi chia cho 10 thì được 6 nhóm, tức Lục Giáp, ứng dụng trong Kỳ Môn Độn Giáp. Trong quyển “Tý Ngọ Lưu Chú” có nói như sau: Trong Thiên “Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận” (Tố Vấn 66) viết: Thiên lấy 6 làm tiết, Địa lấy 5 làm chế. Chu 1 vòng Thiên Khí 6 kỳ làm 1 Bị. Chung 1 vòng “Địa Kỷ” 5 Tuế làm 1 Chu. 5 và 6 tương hợp tạo thành 720 Khí làm 1 Kỷ, gồm 30 Tuế. 1440 Khí làm 1 Chu gồm 60 Tuế. Khi liệt 60 Can Chi, ghi vào Vận và Khí thì cái nguyên lý nó hiện lên rõ ràng. Thiên lấy 6 làm tiết, tức 60 chia cho 10 Thiên Can, tức được Lục Giáp, Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần. Can ......Vận, .... Chi ..... Khí Giáp .... Thổ, .... Tý ...... Quân Hỏa Ất ........ Kim, ... Sửu .... Thấp Thổ Bính .... Thủy, .. Dần .... Tướng Hỏa Đinh .... Mộc, ... Mão ... Táo Kim Mậu ..... Hỏa, ... Thìn .... Hàn Thủy Kỷ ....... Thổ, ... Tỵ ....... Phong Mộc Canh .... Kim, ... Ngọ .... Quân Hỏa Tân ...... Thủy, .. Mùi ..... Thấp Thổ Nhâm ... Mộc, ... Thân ... Tướng Hỏa Quí ...... Hỏa, ..... Dậu ..... Táo Kim Giáp .... Thổ, ..... Tuất .... Hàn Thủy Ất ........ Kim, ..... Hợi ..... Phong Mộc Bính .... Thủy, .... Tý ...... Quân Hỏa Đinh .... Mộc, ..... Sửu .... Thấp Thổ Mậu ......Hỏa, ..... Dần .... Tướng Hỏa Kỷ ....... Thổ, ...... Mão .... Táo Kim Canh .... Kim, .... Thìn .... Hàn Thủy Tân ...... Thủy, ... Tỵ ....... Phong Mộc Nhâm ... Mộc, .... Ngọ .... Quân Hỏa Quí ...... Hỏa, ..... Mùi ..... Thấp Thổ Giáp .... Thổ, ..... Thân .... Tướng Hỏa Ất ........ Kim, ..... Dậu ..... Táo Kim Bính .... Thủy, .... Tuất .... Hàn Thủy Đinh .... Mộc, ..... Hợi ..... Phong Mộc Mậu ......Hỏa, ..... Tý ....... Quân Hỏa Kỷ ....... Thổ, ...... Sủu ..... Thấp Thổ Canh .... Kim, ..... Dần .... Tướng Hỏa Tân ...... Thủy, .... Mão .... Táo Kim Nhâm ... Mộc, .... Thìn .... Hàn Thủy Quí ...... Hỏa, ..... Tỵ ....... Phong Mộc Giáp .... Thổ, ...... Ngọ .... Quân Hỏa Ất ........ Kim, ..... Mùi ..... Thấp Thổ Bính .... Thủy, .... Thân ... Tướng Hỏa Đinh .... Mộc, ..... Dậu .... Táo Kim Mậu ......Hỏa, ..... Tuất .... Hàn Thủy Kỷ ....... Thổ, ...... Hợi ..... Phong Mộc Canh .... Kim, .... Tý ........ Quân Hỏa Tân ...... Thủy, ... Sửu ...... Thấp Thổ Nhâm ... Mộc, .... Dần ..... Tướng Hỏa Quí ...... Hỏa, ..... Mão ..... Táo Kim Giáp .... Thổ, .... Thìn ...... Hàn Thủy Ất ........ Kim, ... Tỵ ......... Phong Mộc Bính .... Thủy, .. Ngọ ...... Quân Hỏa Đinh .... Mộc, ... Mùi ...... Thấp Thổ Mậu ..... Hỏa, ... Thân ..... Tướng Hỏa Kỷ ....... Thổ, ... Dậu ....... Táo Kim Canh .... Kim, ... Tuất ...... Hàn Thủy Tân ...... Thủy, .. Hợi ....... Phong Mộc Nhâm ... Mộc, ... Tý ........ Quân Hỏa Quí ...... Hỏa, ..... Sửu ..... Thấp Thổ Giáp .... Thổ, .... Dần ...... Tướng Hỏa Ất ........ Kim, ... Mão ..... Táo Kim Bính .... Thủy, .. Thìn ..... Hàn Thủy Đinh .... Mộc, ... Tỵ ........ Phong Mộc Mậu ..... Hỏa, ... Ngọ ...... Quân Hỏa Kỷ ....... Thổ, ... Mùi ...... Thấp Thổ Canh .... Kim, ... Thân .... Tướng Hỏa Tân ...... Thủy, .. Dậu ...... Táo Kim Nhâm ... Mộc, ... Tuất ..... Hàn Thủy Quí ...... Hỏa, ..... Hợi ..... Phong Mộc Quan sát vòng Thiên Can, và Ngủ Vận thì ta sẻ thấy sự tuần hoàn của 5 hành như sau: Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, đây không phải là vòng Ngủ Hành Tương Sinh của Hà Đồ hay sao???? Đây chính là cái nguyên lý tại sao Giáp Kỷ hoá Thổ, Ất Canh hóa Kim, vv..... Giáp Ất Bính Đinh Mậu, Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa Kỷ Canh Tân Nhâm Quý, Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa Theo Hà Đồ thì ta có như sau: ................................ Nam Hỏa 2,7 ................................ Mậu, Quý Đông Mộc 3, 8 ........Trung Thổ 5, 10 ............. Tây Kim 4,9 Đinh, Nhâm ............ Giáp, Kỷ ......................... Ất, Canh ................................. Bắc Thủy 1,6 ................................. Bính, Tân Bài Giáp Kỷ hoá Thổ, Ất Canh hóa Kim, vv... chỉ là dùng để ghi nhớ vòng tuần hoàn của Ngũ Vận theo Hà Đồ thôi. Đi tìm cái nguyên lý của Ngũ vận trong bài thơ dùng để ghi nhớ thì sẻ không bao giờ tìm được. Theo nó mà tìm thì chắc có ngày tẩu hỏa nhập ma!!!! Địa lấy 5 làm chế, tức 60 chia cho 12 Địa Chi, tức được Ngũ Tý, Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý. Can ......Vận, .... Chi ..... Khí Giáp .... Thổ, .... Tý ...... Quân Hỏa Ất ........ Kim, ... Sửu .... Thấp Thổ Bính .... Thủy, .. Dần .... Tướng Hỏa Đinh .... Mộc, ... Mão ... Táo Kim Mậu ..... Hỏa, ... Thìn .... Hàn Thủy Kỷ ....... Thổ, ... Tỵ ....... Phong Mộc Canh .... Kim, ... Ngọ .... Quân Hỏa Tân ...... Thủy, .. Mùi ..... Thấp Thổ Nhâm ... Mộc, ... Thân ... Tướng Hỏa Quí ...... Hỏa, ..... Dậu ..... Táo Kim Giáp .... Thổ, ..... Tuất .... Hàn Thủy Ất ........ Kim, ..... Hợi ..... Phong Mộc Bính .... Thủy, .... Tý ...... Quân Hỏa Đinh .... Mộc, ..... Sửu .... Thấp Thổ Mậu ......Hỏa, ..... Dần .... Tướng Hỏa Kỷ ....... Thổ, ...... Mão .... Táo Kim Canh .... Kim, .... Thìn .... Hàn Thủy Tân ...... Thủy, ... Tỵ ....... Phong Mộc Nhâm ... Mộc, .... Ngọ .... Quân Hỏa Quí ...... Hỏa, ..... Mùi ..... Thấp Thổ Giáp .... Thổ, ..... Thân .... Tướng Hỏa Ất ........ Kim, ..... Dậu ..... Táo Kim Bính .... Thủy, .... Tuất .... Hàn Thủy Đinh .... Mộc, ..... Hợi ..... Phong Mộc Mậu ......Hỏa, ..... Tý ....... Quân Hỏa Kỷ ....... Thổ, ...... Sủu ..... Thấp Thổ Canh .... Kim, ..... Dần .... Tướng Hỏa Tân ...... Thủy, .... Mão .... Táo Kim Nhâm ... Mộc, .... Thìn .... Hàn Thủy Quí ...... Hỏa, ..... Tỵ ....... Phong Mộc Giáp .... Thổ, ...... Ngọ .... Quân Hỏa Ất ........ Kim, ..... Mùi ..... Thấp Thổ Bính .... Thủy, .... Thân ... Tướng Hỏa Đinh .... Mộc, ..... Dậu .... Táo Kim Mậu ......Hỏa, ..... Tuất .... Hàn Thủy Kỷ ....... Thổ, ...... Hợi ..... Phong Mộc Canh .... Kim, .... Tý ........ Quân Hỏa Tân ...... Thủy, ... Sửu ...... Thấp Thổ Nhâm ... Mộc, .... Dần ..... Tướng Hỏa Quí ...... Hỏa, ..... Mão ..... Táo Kim Giáp .... Thổ, .... Thìn ...... Hàn Thủy Ất ........ Kim, ... Tỵ ......... Phong Mộc Bính .... Thủy, .. Ngọ ...... Quân Hỏa Đinh .... Mộc, ... Mùi ...... Thấp Thổ Mậu ..... Hỏa, ... Thân ..... Tướng Hỏa Kỷ ....... Thổ, ... Dậu ....... Táo Kim Canh .... Kim, ... Tuất ...... Hàn Thủy Tân ...... Thủy, .. Hợi ....... Phong Mộc Nhâm ... Mộc, ... Tý ........ Quân Hỏa Quí ...... Hỏa, ..... Sửu ..... Thấp Thổ Giáp .... Thổ, .... Dần ...... Tướng Hỏa Ất ........ Kim, ... Mão ..... Táo Kim Bính .... Thủy, .. Thìn ..... Hàn Thủy Đinh .... Mộc, ... Tỵ ........ Phong Mộc Mậu ..... Hỏa, ... Ngọ ...... Quân Hỏa Kỷ ....... Thổ, ... Mùi ...... Thấp Thổ Canh .... Kim, ... Thân .... Tướng Hỏa Tân ...... Thủy, .. Dậu ...... Táo Kim Nhâm ... Mộc, ... Tuất ..... Hàn Thủy Quí ...... Hỏa, ..... Hợi ..... Phong Mộc Quan sát vòng Địa Chi, và Lục Khí thì ta sẻ thấy sự tuần hoàn của 6 hành như sau: Quân Hỏa, Thấp Thổ, Tướng Hỏa, Táo Kim, Hàn Thủy, Phong Mộc. Ở Lục Khí thì Hỏa được phân làm Âm Hỏa và Dương Hỏa. Âm Hỏa là Quân Hỏa, Dương Hỏa là Tướng Hỏa. Tướng Hỏa là cái Dương Hỏa ẩn trong Âm Thổ, là cái nhiệt sâu trong lòng đất. Nay ghi thêm Tướng Hỏa vào Thổ của Hà Đồ, thì sự tuần hoàn của vòng Lục Khí củng chính là vòng Ngũ Hành Tương Sinh của Hà Đồ!!!! Củng vì vậy mà ta có Tý Ngọ Dần Thân hóa Hỏa (Tý Ngọ hóa Quân Hỏa, Dần Thân hóa Tướng Hỏa), Sửu Mùi hóa Thổ, vv.... Theo Hà Đồ thì ta có như sau: ................................................. Nam Quân Hỏa ....................................................... Tý Ngọ Đông Phong Mộc ........Trung Thấp Thổ, Tướng Hỏa ............. Tây Táo Kim Tỵ Hợi ............................... Sửu Mùi, Dần Thân ........................ Mão Dậu ................................................. Bắc Hàn Thủy ................................................... Thìn, Tuất Đó không phải là cái nguyên lý của sự vận hành của Lục Khí sao???? Ngũ Vận Lục Khí đều vận hành theo vòng Hà Đồ. Nay suy lại lời nói cổ nhân quả thật ẩn tàng nhiều bí mật: Hà Đồ là Cái Thể ... Ngũ Tý và Ngũ Hổ Độn Sẳn đây bàn đến vòng Ngũ Tý, VinhL xin giải thích Ngũ Tý Độn và Ngũ Hổ Độn, phương pháp tìm Can của Tháng và Giờ căn cứ theo Can của Năm và Ngày Khi ta chia vòng 60 Can Chi theo 12 Địa Chi, thì ta có vòng Ngũ Tý như trên. 5 Con Tý là Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, và Nhâm Tý. Mồi Con Tý lại chia làm 12 Can Chi, tương tựa như 1 Năm có 12 tháng, và 1 ngày có 12 giờ, tức mỗi năm hay mồi ngày khởi 1 con Tý. 5 Năm hay 5 Ngày mà quay trở lại. Nếu Ngày Giáp Tý bắt đầu khởi giờ là Giáp Tý. Như vậy Ngày Ất giờ khởi là Bính Tý, vv... như sau Giáp: Giáp Tý Ất: Bính Tý Bính: Mậu Tý Đinh: Canh Tý Mậu: Nhâm Tý Kỷ: Giáp Tý Canh: Bính Tý Tân: Mậu Tý Nhâm: Canh Tý Quí: Nhâm Tý Đây là phương pháp lấy Can Ngày để khởi Can cho giờ Tý mà cổ nhân gọi là Ngũ Tý Độn. Thời xa xưa cổ nhân lấy tháng Tý là khởi đầu, nhưng sau đó đổi sang khởi tháng ở chi Dần, vì vậy chi của Ngũ Tý phải tính lên 2 địa chi mà thành Hổ Độn. Giáp: Bính Dần (Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, bỏ Giáp Tý và Ất Sửu, lấy Bính Dần khởi tháng) Ất: Mậu Dần (Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần) Bính: Canh Dần (Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần) Đinh: Nhâm Dần (Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần) Mậu: Giáp Dần (Nhâm Tý, Quí Sửu, Giáp Dần). Ngũ Hổ Độn, là năm Con Hổ, Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần. Đó chính là phương pháp dùng Can Năm để khởi Can cho Tháng Giêng mà cổ nhân gọi là Ngũ Hổ Độn. Nếu ta dùng vòng Lục Giáp và Nạp Âm để nghiên cứu Dịch hào thì ta sẻ thấy được cái nguyên lý Nạp Giáp của Kinh Phòng, và tại sao Hào Sơ Tam ứng nhau, Nhị Ngũ ứng nhau, và Tam Lục ứng nhau. VinhL 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 6, 2009 Hà Uyên chào VinhL Bài viết chuyên luận về Ngũ vận - Lục khí của VinhL, theo Hà Uyên, là một giáo trình cơ bản. VinhL có viết: "Tướng hoả là nhiệt sâu trong lòng đất". Như vậy, theo Kinh - Vỹ - Múi giờ, thì Hà Uyên đang còn phân vân, sẽ suy nghĩ kỹ hơn, sẽ trao đổi sớm với VịnhL về vấn đề này. Hà Uyên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 6, 2009 VinhL thân mến. Tính chất của Giáp hợp Kỷ hóa thổ.....được phân tích rất kỹ trong : "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt. http://tuvilyso.net/forum/index.asp Tạm thơi tôi chưa tìm thấy bài liên quan trên trang chủ diễn đàn Lý học Đông phương. VinhL , xem đường link này trên tuvilyso.net. Văn hiến Lạc Việt - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt - trang 2. Hy vọng sẽ giúp bổ sung cho luận đề của VinhL Giáp hợp kỷ hóa Thổ Lạc thư hoa giáp & vận khí trong “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” Tính hợp lý của Lạc thư hoa giáp không chỉ giới hạn ở sự ứng dụng liên quan quan đến phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành đối với các cổ thư chữ Hán được công bố sau thời Hán. Ngay cả đối với cổ thư chữ Hán mà theo nội dung bản văn có từ trước Hán cũng chứng tỏ tính hợp lý của nó. Đó chính là sự lý giải của Lạc thư hoa giáp trong một nguyên lý bí ẩn được lưu truyền sau đây, trong cổ thư chữ Hán: Giáp hợp Kỷ hoá Thổ. Ất hợp Canh hoá Kim Mậu hợp Quí hoá Hỏa Nhâm hợp Đinh hoá Mộc Bính hợp Tân hoá Thuỷ. Tiền đề này được ghi nhận trong cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn – một cuốn sách được coi là cổ nhất trong các sách liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành – thời Hoàng Đế có niên đại ước tính 4000 năm trước CN. Trước cả thời vua Đại Vũ tìm ra Lạc thư trên lưng rùa và phát hiện ra Ngũ hành khỏang 2000 năm (Xét theo danh tính nhân vật thể hiện trong nội dung bản văn). Tất nhiên đây là điều vô lý! Các nhà nghiên cứu hiện đại – trong đó có cả Trung Hoa – cho rằng: Thời đại ra đời của cuốn Hoàng Đế nội kinh chỉ có thể xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước CN. Tôi không bảo họ sai. Họ có quyền đưa ra những luận cứ để tìm một giả thuyết hợp lý cho niên đại xuất hiện của cuốn Hoàng Đế nội kinh. Nhưng với bất cứ giả thuyết nào thì cũng là sự phủ nhận giá trị niên đại lịch sử - thời Hoàng Đế – theo nội dung cuốn sách. Đây sẽ là một hiệu ứng dây chuyền dẫn đến sự xét lại toàn bộ giá trị lịch sử của tất cả các thư tịch cổ chữ Hán liên quan đến học thuật cổ Đông phương. Điều này đã xảy ra trên thực tế, bởi chính các nhà nghiên cứu hiện đại Trung Hoa, do tính mâu thuẫn nội tại trong nội dung tương quan thể hiện thời gian lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành từ cổ thư chữ Hán và cả từ những sai lệch có tính căn bản trong học thuyết này . Điều này được minh chứng ngay sau đây. Trong phần: Hà đồ lý giải nguyên lý tương hợp của Thập Thiên Can, người viết đã hân hạnh trình bày với quí vị về sự giải thích tính tương hợp của thập Thiên Can. Điều mà từ cổ thư chữ Hán cho đến những nhà nghiên cứu hiện đại cũng rất mơ hồ (Đã chứng minh). Nhưng trong tiền đề này, sự bí ẩn đã tăng thêm phần ngạc nhiên nữa là: Tại sao: Giáp hợp Kỷ lại hoá Thổ ?…. Những học giả Trung Hoa hiện đại cũng đã có những cố gắng giải thích hiện tượng này. Xin quí vị quan tâm xem đoạn trích dẫn sau đây: Trong cuốn Dự đoán theo tứ trụ ông Thiệu Vĩ Hoa có đưa ra hai cách lý giải sau đây: 1- Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ là năm Giáp, năm Kỷ lấy Bính làm đầu, Bính Dần là tháng giêng của năm Giáp, năm Kỷ. Bính là Hỏa, Hỏa sinh Thổ nên Giáp hợp Kỷ hóa Thổ. Ất hợp với Canh hóa Kim là nói năm Ất, năm Canh lấy Mậu làm đầu, Mậu Dần là tháng giêng của năm Ất, năm Canh. Mậu là Thổ, Thổ sinh Kim nên Ất hợp Canh hóa Kim. Bính hợp với Tân hóa Thủy là nói năm Bính, năm Tân lấy Canh làm đầu, Canh Dần là tháng giêng của năm Bính, năm Tân. Canh là Kim, Kim sinh Thủy nên Bính hợp với Tân hóa Thủy. Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc là nói năm Đinh, năm Nhâm là lấy Nhâm làm đầu, tức Nhâm Dần là tháng giêng của năm Đinh, năm Nhâm. Nhâm là Thủy, Thủy sinh Mộc nên gọi Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc. Mậu hợp Quí hóa Hỏa, tức là năm Mậu, năm Quí lấy Giáp làm đầu, Giáp Dần là tháng giêng của các năm Mậu, năm Quí. Giáp là Mộc, Mộc sinh Hỏa nên Mậu hợp Quí hóa Hỏa. 2- Có ý kiến nói mười can hóa hợp với nhau là do phương vị của 28 ngôi sao trên trời quyết định. Mười can hóa hợp là Dương hợp với Âm , Âm hợp với Dương, là Âm Dương hóa hợp. Sách “Chu Dịch” có câu: “Một Âm, một Dương gọi là một đạo.” Âm Dương hợp với nhau như nam nữ hợp với nhau để thành đạo vợ chồng. Trong sách Hoàng Đế Nội kinh với suy đoán vận khí, tác giả Đàm Thành Mậu cũng nhắc tới tiền đề trên mà ông đã ứng dụng trong việc suy đoán vận khí cho những lý luận trong y học. Ông lý giải như sau: ”Tại sao thuộc tính của Thiên Can hóa năm vận lại không đồng nhất? Đó là bởi vì Thiên Can ghép với Ngũ hành là lấy quan hệ năm phương, năm mùa để xác định, mà năm vận thì căn cứ vào biến hóa tượng Trời, cũng chính là sự biến hóa của các sao trên trời”. Qua phần trích dẫn, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Cho đến tận bây giờ trải hàng thiên niên kỷ - các nhà lý học Trung Hoa cũng chỉ có những sự lý giải mơ hồ tiền đề nói trên. Như vậy, mặc dù nền văn minh Hoa Hạ tự nhận là cội nguồn của nền Lý học Đông phương, nhưng những hậu duệ tài năng của nền văn minh Hoa Hạ trong suốt hàng ngàn năm vẫn không thể lý giải được bí ẩn những giá trị văn hoá mà họ cho là của chính họ. Không chỉ một hiện tượng này, mà hàng loạt những hiện tượng tương tự khác đã chứng tỏ không hề có tính thừa kế trong sự hình thành và phát triển, liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh Hoa Hạ. Nhưng những bí ẩn đó lại được lý giải một cách hợp lý, hoàn chỉnh, nhất quán, có tính qui luật và khả năng tiên tri hoàn hảo từ nền văn minh Lạc Việt. Điều này được chứng tỏ với Lạc thư hoa giáp – mà nguồn gốc của nó từ đồ hình huyền bí trong nền Lý học Đông phương là Hà đồ, Pháp Đại uy nỗ – trong văn minh Lạc Việt. Trước khi đi vào chứng minh tính hợp lý trong việc lý giải các vấn đề liên quan của Lạc thư hoa giáp, Bạn đọc quan tâm xem lại đồ hình Lạc thư Hoa giáp của người Lạc Việt thể hiện bằng hình tròn dưới đây: Qua đồ hình này quí vị cũng nhận thấy rằng: Một chu kỳ Lạc thư hoa giáp (Một Kỷ/30 năm) được chia làm năm phần (Ngũ Vận) và một vận gồm 6 năm (Lục khí). Điều này không bao giờ có thể được thực hiện ở bảng Hoa Giáp trong cổ thư chữ Hán vì sự sai lệch giữa hành Thủy và Hỏa. Trên cơ sở Lục Khí và Ngũ vận theo Lạc thư hoa giáp chúng ta so sánh với chu kỳ 60 năm vận khí được thể hiện trong sách Hoàng Đế nội kinh Tố vấn như sau: Qua bảng trên cho chúng ta thấy một sự trùng khớp hoàn toàn những khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành với Ngũ Vận và lục khí trong Lạc thư hoa giáp và cũng là sự giải thích hoàn hảo cho tiền đề bí ẩn là luận đề của riêng phần này, Giáp hợp Kỷ hoá Thổ. Điều này được nói rõ hơn như sau: 1. Giáp hợp Kỷ hoá Thổ. Từ Giáp Tý đến Kỷ Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Cung Thổ vận, kết thúc ở Thiếu Cung Thổ vận. 2. Ất hợp Canh hoá Kim. Từ Canh Ngọ đến Ất Hợi (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Thương Kim vận, kết thúc ở Thiếu Thương Kim vận. 3. Bính hợp Tân hoá Thuỷ. Từ Bính Tý đến Tân Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Vũ Thủy vận, kết thúc ở Thiếu Vũ Thủy vận. 4. Nhâm hợp Đinh hoá Mộc. Từ Nhâm Ngọ đến Đinh Hợi (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Giác Mộc vận, kết thúc ở Thiếu Giác Mộc vận. 5. Mậu hợp Quý hoá Hỏa. Từ Mậu Tý đến Quý Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Chuỷ Hỏa vận, kết thúc ở Thiếu Chuỷ Hỏa vận. Hiện tượng của một tiền đề bí ẩn trong các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương - một lần nữa - lại cho thấy chỉ có thể lý giải từ Lạc thư hoa giáp được phục hồi từ văn minh Lạc Việt, bởi tính chất thể hiện Ngũ vận và Lục khí trong một Kỷ của nó. Trong bảng Hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán không thể nào thể hiện được điều này. Do đó, người ta không thể nào có sự liên hệ so sánh. Đó là nguyên nhân chính để các nhà nghiên cứu Lý học Đông phương trải qua hơn 2000 năm không phát hiện được sự bí ẩn của bài phú truyền nói trên. Sự tương ứng ngũ âm vận của bài phú truyền với ngũ vận trong Lạc thư hoa giáp lại chứng tỏ rõ nét tính đồng đẳng trong sự tuơng quan giữa vận khí trong một vận với Thiên Can. Như vậy, với sự chứng minh ở trên đã chứng tỏ rằng: Tính hợp lý của Lạc thư hoa giáp dựa trên nền tảng căn bản của nó là Hà đồ đã chứng minh quan điểm cho rằng: Hà đồ là nền tảng ứng dụng của khoa thiên văn cổ Văn Lang, hệ quả và sự phát triển của hệ thống vũ trụ quan Âm Dương Ngũ hành. Từ đó, khẳng định tính nhất quán và hoàn chỉnh của học thuyết này đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội Đông phương cổ và cội nguồn của nó không thể bắt đầu từ nền văn minh Hoa Hạ. Sự phục hồi và hiệu chỉnh từ những vấn đề có tính căn bản của học thuyết này qua phương pháp ứng dụng từ văn minh Lạc Việt đã chứng tỏ rằng: Nền văn minh Văn Lang đã tồn tại huy hoàng gần 3000 năm. Đó là một sự lý giải hợp lý cho thời gian hình thành, phát triển của một học thuyết tầm cỡ mà sự ứng dụng của nó bao trùm lên mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và con người một cách sâu sắc vi diệu. Đây cũng là một sự chứng minh chủ nhân đích thực của Âm Dương lịch Đông phương thuộc về nền văn minh Văn Lang, khẳng định câu ca dao của tổ tiên truyền lại và được dân gian trân trọng lưu truyền qua hàng thiên niên kỷ. Ai về nhắn họ Hy – Hòa Nhuận năm sao chẳng nhuận vài trống canh. Bởi vậy – mặc dù có một số di tích khảo cổ tìm được trên vùng đất sinh sống của người Hoa Hạ (Tại Ân Khư / Thủ đô của nhà Ân Thương thuộc Trung Hoa cổ đại) và những thư tịch lưu truyền sau này về Âm Dương lịch gần như hoàn toàn bằng bản văn chữ Hán – thì ngay cả những hiện tượng mang tính hình thức đó, cũng không đủ cơ sở để chứng minh văn minh Hoa Hạ là chủ nhân đích thực của Âm Dương lịch Đông phương, vì những sai lệch và mơ hồ của nó. Sự tồn tại của những di vật khảo cổ trên đất nước Trung Hoa hiện nay, không có nghĩa rằng cội nguồn của nó – có niên đại tính bằng thiên niên kỷ - thuộc về văn minh Hán. Cũng như những bản văn cổ có nội dung liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành được thể hiện bằng hình thức văn tự Hán, thì điều này cũng không chứng tỏ được cội nguồn của nội dung ấy thuộc về văn minh Hán. Bởi vì, với một đế chế bao trùm các quốc gia lân bang bị chinh phục, thì phải có sự thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết là một điều kiện tất yếu để bảo đảm tính thống nhất của đế chế. Trải hàng ngàn năm – đây không phải là con số định lượng thời gian vô cảm nói trong một giây – thì tất cả mọi tinh hoa của các dân tộc bị chinh phục tất yếu phải chuyển sang văn tự Hán. Do đó, với hình thức văn tự Hán không phải là điều chứng tỏ nội dung cội nguồn cũng thuộc về văn minh Hoa Hạ, khi mà tính mâu thuẫn trong lịch sử phát triển của thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái, cùng với những mâu thuẫn trong tương quan nội dung của nó không thể lý giải được. Điều này chứng tỏ rằng nền văn minh Hoa Hạ chỉ tiếp thu một cách không hoàn chỉnh một nền văn minh đã mất và bị Hán hoá. Những chứng minh ở trên cho thấy: Nền văn minh Lạc Việt – một thời trải gần 3000 năm kỳ vĩ ở miền Nam sông Dương tử – là chủ nhân đích thực của nền Lý học cổ Đông phương. Chính những giá trị văn hiến đồ sộ với bề dày của nền văn minh này, nên cho đến tận bây giờ, dù qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử, nhưng chỉ với những di sản ít ỏi còn lại, cũng đủ để phục hồi lại những giá trị đích thực của nó. Chính sự phát triển của tri thức khoa học hiện đại, cho đến ngày nay, mới đủ hình thành những tiêu chí khoa học để thẩm định một chân lý. Và lúc ấy mới hội đủ những nhân duyên để phục hồi nền văn minh Khoa Đẩu kỳ vĩ của người Lạc Việt. Di huấn của tổ tiên đã để lại qua truyện Trê Cóc: Cóc Mẹ (Biểu tượng của văn minh Lạc Việt) không ở dưới nước (Tức là đã mất nước). Nên đàn nòng nọc (Văn minh Khoa Đẩu) bị cá Trê lấy mất. Cóc mẹ thưa kiện bị sự thiển cận chỉ nhìn thấy hình thức giống Trê của Nòng Nọc nên xử Mẹ Cóc thua kiện (Những bản văn ghi lại những giá trị văn hoá Phương Đông bằng chữ Hán). Mẹ Cóc đau khổ vì mất con. Nhưng Nhái Bén đã khuyên Mẹ Cóc hãy chờ đợi: Chính những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và con người khi đủ nhân duyên thì con của Cóc sẽ về với Mẹ Cóc. Nền văn minh Khoa Đẩu rực rỡ và đầy tính nhân bản sẽ trở về với chủ nhân đích thực của nó là người Lạc Việt. Mẹ Cóc đã đợi chờ. Phải chăng thời gian đã đủ nhân duyên như lời một bài ca nổi tiếng Hòn vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương: Ta cố đợi ngàn năm Một ngàn năm nữa sẽ qua… Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2009 Kính Cụ Như vậy, theo Kinh - Vỹ - Múi giờ, thì Hà Uyên đang còn phân vân, sẽ suy nghĩ kỹ hơn, sẽ trao đổi sớm với VịnhL về vấn đề này.Liêm trinh nghĩ về vấn đề kinh độ có lẽ phải dùng phong thủy và theo câu: "Đất có tần" của các tiền nhân và có lẽ theo vòng tuần hoàn 90,180,270,360..... và phải tổng kết theo thực tiễn.Vĩ độ theo quỹ đạo sao tử vi trên Thiên Hà. Kính Cụ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2009 Kính Thầy, VinhL rất cám ơn Thầy đã chỉ dần. Quả thật lúc trước đã đọc qua quyển “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt” nhưng vì chưa nghiên cứu đến Ngũ Vận Lục Khí nên chưa hiểu. Nay đà hiểu rất rõ ràng sự phù hợp của Lạc Thư Hoa Giáp và Ngũ Vận Lục Khí. Thưa Thầy VinhL vẫn còn một nghi vấn trong đầu, đó là tại sao Giáp Tí, Ất Sửu lại nạp Kim, Bính Tí Đinh Sữu nạp Hỏa, vv... Theo Ngũ Vận Lục Khí: Năm Giáp Tí, vận Thổ (Thái Cung), khí Tư Thiên Thiếu Âm Quân Hỏa, khí Tại Tuyền Dương Minh Táo Kim, Lạc Thư Hoa Giáp thì nạp Kim Năm Ất Sửu, vận Kim (Thiếu Thương), khí Tư Thiên Thái Âm Thấp Thổ, khí Tại Tuyền Thái Dương Hàn Thủy, mà Ất Sửu củng nạp Kim Năm Bính Tí, vận Thủy (Thái Vũ), khí Tư Thiên củng là Thiếu Âm Quân Hỏa, khí Tại Tuyền củng là Dương Minh Táo Kim, nhưng Lạc Thư Hoa Giáp nạp Hỏa Năm Đinh Sữu, vận Mộc (Thiếu Giác), khí Tư Thiên Thái Âm Thấp Thổ, khí Tại Tuyền Thái Dương Hàn Thủy, nhưng củng nạp Hỏa. Năm Giáp Tý và Bính Tí, lục khí đều giống nhau, chỉ khác là Giáp Tí Thổ vận, Bính Tí Thủy vận Năm Ất Sữu và Đinh Sữu, lục khí đều giống nhau, chỉ khác là Ất Sữu Kim vận, Đinh Sữu Mộc vận Nếu căn cứ theo vận để nạp hành, nhưng tại sao Giáp Tí Thổ vận, Ất Sữu Kim vận sao đều nạp Kim, nếu nói căn cứ vào lục khí để nạp hành thì Giáp Tí và Bính Tí đều có lục khí giống nhau, nhưng Giáp Tí nạp Kim, Bính Tí nạp Hỏa. Theo như trên thì Lạc Thư Hoa Giáp (hay Nạp Âm Hoa Giáp) không thể nào căn cứ vào Vận và Khí. Cái nghi vấn quan trọng là tại sao Lạc Thư Hoa Giáp hay Nạp Âm Hoa Giáp đều khỡi nạp hành Kim? Kính mong Thầy chỉ điểm để được hiểu rỏ. Thành Thật Cám Ơn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 6, 2009 Theo như trên thì Lạc Thư Hoa Giáp (hay Nạp Âm Hoa Giáp) không thể nào căn cứ vào Vận và Khí. Cái nghi vấn quan trọng là tại sao Lạc Thư Hoa Giáp hay Nạp Âm Hoa Giáp đều khỡi nạp hành Kim? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 6, 2009 TÌM HIỂU MỘT QUY TẮC 1- Số 1 nhập Trung cung: Nữ - Hư - Nguy - Tổng các số góc: 9 + 7 + 2 + 4 = 22 - Tổng các số chính: 5 + 3 + 6 + 8 = 22 - Tông các số biên: (2 + 4 + 7 + 9) + (5 + 3 + 6 + 8) = 44 2- Số 2 nhập Trung cung: Chuỷ - Sâm - Tỉnh - Quỷ - Tổng các số góc: = 17 - Tổng các số chính: = 26 - Tổng các số biên: = 43 3- Số 3 nhập Trung cung: Đê - Phòng - Tâm - Tổng các số góc: = 21 - Tổng các số chính = 21 - Tổng các số biên: = 42 4- Số 4 nhập Trung cung: Dực - Chẩn - Giác - Cang - Tổng các số góc: = 16 - Tổng các số chính: = 25 - Tổng các số biên: = 41 5- Số 5 nhập Trung cung: - Tổng các số góc: = 20 - Tổng các số chính = 20 - Tổng các số biên = 40 6- Số 6 nhập Trung cung: Thất - Bích - Khuê - Lâu - Tổng các số góc: = 24 - Tổng các số chính = 15 - Tổng các số biên = 39 7- Số 7 nhập Trung cung: Vị - Mão - Tất - Tổng các số góc: = 19 - Tổng các số chính = 19 - Tổng các số biên = 38 8- Số 8 nhập Trung cung: Vĩ - Cơ - Đẩu - Ngưu - Tổng các số góc = 23 - Tổng các số chính = 14 - Tổng các số biên = 37 9- Số 9 nhập Trung cung: Liễu - Tinh - Trương - Tổng các số góc = 18 - Tổng các số chính = 18 - Tổng các số biên = 36 ------------------------------------------------------ - Tổng các số biên + số Trung cung = 45 ngày, sau 45 ngày thời tiết thường có biến đổi, ví như năm Kỷ thường nhanh hơn hoặc chậm hơn 6 ngày,... - Tích các con số 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x 9 x 10 = 3628800 / 28 = 129600. Đây là đơn vị tính của Thiệu Ung - Tổng các số biên của cặp số đồng đẳng "1" + "6" = 44 + 39 = 83 - Thuỷ. Quy luật của Tý - Ngọ là: 4 - 2 - 3 - 5 - 4, không có số 1 - Thuỷ, tại sạo ? - Tổng các số biên của cặp số đồng đẳng "4" + "9" = 41 + 36 = 77 - Kim. Quy luật của Dần - Thân là: 1 - 5 - 2 - 3 - 1, không có số 4, tại sao ? - Một quẻ Dịch tương đương 360 ngày x 64 quẻ = 23040. Đây là con số tương đương với đơn vị Alautun tính lịch của người Maya: 23 040 000 000 ngày = 64 000 000 năm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 6, 2009 Kính Thầy, VinhL rất cám ơn Thầy đã chỉ dần. Quả thật lúc trước đã đọc qua quyển “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt” nhưng vì chưa nghiên cứu đến Ngũ Vận Lục Khí nên chưa hiểu. Nay đà hiểu rất rõ ràng sự phù hợp của Lạc Thư Hoa Giáp và Ngũ Vận Lục Khí. Thưa Thầy VinhL vẫn còn một nghi vấn trong đầu, đó là tại sao Giáp Tí, Ất Sửu lại nạp Kim, Bính Tí Đinh Sữu nạp Hỏa, vv... Theo Ngũ Vận Lục Khí: Năm Giáp Tí, vận Thổ (Thái Cung), khí Tư Thiên Thiếu Âm Quân Hỏa, khí Tại Tuyền Dương Minh Táo Kim, Lạc Thư Hoa Giáp thì nạp Kim Năm Ất Sửu, vận Kim (Thiếu Thương), khí Tư Thiên Thái Âm Thấp Thổ, khí Tại Tuyền Thái Dương Hàn Thủy, mà Ất Sửu củng nạp Kim Năm Bính Tí, vận Thủy (Thái Vũ), khí Tư Thiên củng là Thiếu Âm Quân Hỏa, khí Tại Tuyền củng là Dương Minh Táo Kim, nhưng Lạc Thư Hoa Giáp nạp Hỏa Năm Đinh Sữu, vận Mộc (Thiếu Giác), khí Tư Thiên Thái Âm Thấp Thổ, khí Tại Tuyền Thái Dương Hàn Thủy, nhưng củng nạp Hỏa. Năm Giáp Tý và Bính Tí, lục khí đều giống nhau, chỉ khác là Giáp Tí Thổ vận, Bính Tí Thủy vận Năm Ất Sữu và Đinh Sữu, lục khí đều giống nhau, chỉ khác là Ất Sữu Kim vận, Đinh Sữu Mộc vận Nếu căn cứ theo vận để nạp hành, nhưng tại sao Giáp Tí Thổ vận, Ất Sữu Kim vận sao đều nạp Kim, nếu nói căn cứ vào lục khí để nạp hành thì Giáp Tí và Bính Tí đều có lục khí giống nhau, nhưng Giáp Tí nạp Kim, Bính Tí nạp Hỏa. Theo như trên thì Lạc Thư Hoa Giáp (hay Nạp Âm Hoa Giáp) không thể nào căn cứ vào Vận và Khí. Cái nghi vấn quan trọng là tại sao Lạc Thư Hoa Giáp hay Nạp Âm Hoa Giáp đều khỡi nạp hành Kim? Kính mong Thầy chỉ điểm để được hiểu rỏ. Thành Thật Cám Ơn VinhL thân mến. Tôi chưa tìm hiểu sâu về v/d này. Nhưng vì nó là một hiện tượng phổ biến trong ứng dụng lý học nên tôi cũng tự giải thích với những ý tường ban đầu như sau: Giáp Tý và Ất Sửu nạp âm kim.....Bởi vì khi chu kỳ tiên thiên kết thúc ở hành thổ thì Hậu Thiên hành Kim bắt đầu. Bởi vậy hai năm đầu của hoa giáp nâp âm kim. VinhL lưu ý: Trong bảng thể hiện dưới đây có 4 hàng: Thì hàng thứ nhất là chu kỳ 60 hoa giáp. Hàng thứ hai và hàng thứ 4 chu kỳ lặp lại. Chỉ có hàng thứ ba thể hiện tính chất của Ngũ Vận: Giáp hợp Kỷ hóa thổ, Ất hợp Canh hóa kim...vv...Chúng ta nhận thấy rằng: Bắt đầu từ Giáp Tý ứng với Thái Cung Thổ vận thì tiếp theo là hành được nó sinh ra cho đến hết 60 năm. Chu kỳ Lục Khí này Giáp Kỷ, Ất Canh ..vv...là do độ số của Thiên Can là: Giáp 1 - Ất 2...vv.....phối Hà Đồ. Do đó: Giáp Kỷ 1 - 6 phối ở hành Thủy của Hà Đồ....vv.... Như vậy chúng phải có mối liên quan của yếu tố sau: - Chu kỳ tương sinh của Hà Đồ cho từng năm: Thái Cung Thổ vận sinh Thiếu Thương Kim vận.....hết 60 năm. Cho từng năm - Sự phối hơp độ số Thiên Can với số Hà Đồ : Giáp 1 Kỷ 6 trong hành Thủy của Hà Đồ.... - Chu kỳ tương sinh của Hà Đồ cho Ngũ Vận. Vận 1 Giáp hợp Kỷ hóa Thổ sinh vận 2 Ất hợp Canh hóa Kim..... VinhL lưu ý rằng: Những hiện tượng này cần liên kết trên tính hợp lý lý thuyết, chứ không cần thiết phải liên hệ cụ thể với thực tại. Vài gợi ý để VinhL xem xét tiếp tục tham khảo, nghiên cứu. Chúc VinhL thành công trong việc tìm hiểu bí ẩn của Lý học Đông Phương. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2009 VinhL thân mến! VinhL viết: Cái nghi vấn quan trọng là tại sao Lạc Thư Hoa Giáp hay Nạp Âm Hoa Giáp đều khỡi nạp hành Kim?Muốn biết tại sao như vậy ta cần biết ý nghĩa và cách lập Lạc thư Hoa giáp. Không chỉ của Giáp Tý và Ất Sửu mà còn các cặp thời gian ADNH khác, tại sao lại nạp như thế.Vấn đề này tôi đã trình bày rõ ràng trong chuyên mục "Cơ sở Học thuyết ADNH - Vô Truoc" và "Công thức tính nhanh bảng Lạc thư Hoa giáp" VinhL tham khảo nhé. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2009 TÌM HIỂU MỘT QUY TẮC 1- Số 1 nhập Trung cung: Nữ - Hư - Nguy - Tổng các số góc: 9 + 7 + 2 + 4 = 22 - Tổng các số chính: 5 + 3 + 6 + 8 = 22 - Tông các số biên: (2 + 4 + 7 + 9) + (5 + 3 + 6 + 8) = 44 2- Số 2 nhập Trung cung: Chuỷ - Sâm - Tỉnh - Quỷ - Tổng các số góc: = 17 - Tổng các số chính: = 26 - Tổng các số biên: = 43 3- Số 3 nhập Trung cung: Đê - Phòng - Tâm - Tổng các số góc: = 21 - Tổng các số chính = 21 - Tổng các số biên: = 42 4- Số 4 nhập Trung cung: Dực - Chẩn - Giác - Cang - Tổng các số góc: = 16 - Tổng các số chính: = 25 - Tổng các số biên: = 41 5- Số 5 nhập Trung cung: - Tổng các số góc: = 20 - Tổng các số chính = 20 - Tổng các số biên = 40 6- Số 6 nhập Trung cung: Thất - Bích - Khuê - Lâu - Tổng các số góc: = 24 - Tổng các số chính = 15 - Tổng các số biên = 39 7- Số 7 nhập Trung cung: Vị - Mão - Tất - Tổng các số góc: = 19 - Tổng các số chính = 19 - Tổng các số biên = 38 8- Số 8 nhập Trung cung: Vĩ - Cơ - Đẩu - Ngưu - Tổng các số góc = 23 - Tổng các số chính = 14 - Tổng các số biên = 37 9- Số 9 nhập Trung cung: Liễu - Tinh - Trương - Tổng các số góc = 18 - Tổng các số chính = 18 - Tổng các số biên = 36 ------------------------------------------------------ - Tổng các số biên + số Trung cung = 45 ngày, sau 45 ngày thời tiết thường có biến đổi, ví như năm Kỷ thường nhanh hơn hoặc chậm hơn 6 ngày,... - Tích các con số 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x 9 x 10 = 3628800 / 28 = 129600. Đây là đơn vị tính của Thiệu Ung - Tổng các số biên của cặp số đồng đẳng "1" + "6" = 44 + 39 = 83 - Thuỷ. Quy luật của Tý - Ngọ là: 4 - 2 - 3 - 5 - 4, không có số 1 - Thuỷ, tại sạo ? - Tổng các số biên của cặp số đồng đẳng "4" + "9" = 41 + 36 = 77 - Kim. Quy luật của Dần - Thân là: 1 - 5 - 2 - 3 - 1, không có số 4, tại sao ? - Một quẻ Dịch tương đương 360 ngày x 64 quẻ = 23040. Đây là con số tương đương với đơn vị Alautun tính lịch của người Maya: 23 040 000 000 ngày = 64 000 000 năm. Bác Hà Uyên thân mến. Bác có thể minh họa rõ hơn bằng đồ hình không ạ? Trân trọng cảm ơn bác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2009 Tôi là người gần bác Hà Uyên, hiện tại bác Hà Uyên đang lâm trọng bệnh. Bác nhờ tôi chuyển lời tới Anh Thiên Sứ, mong anh thông cảm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2009 Kính các cụ Tôi là người gần bác Hà Uyên, hiện tại bác Hà Uyên đang lâm trọng bệnh. Bác nhờ tôi chuyển lời tới Anh Thiên Sứ, mong anh thông cảm.Chúc cụ Lạc Tướng chóng bình phục.Cụ Thiên Sứ trình độ cao siêu chắc bây giờ cụ Thiên Sứ cũng căn cứ vào bài viết dựng song đồ hình rồi. Liêm trinh nghĩ cụ lạc tướng không cần phải băn khoăn về vấn đề này nữa. Kính các cụ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2009 Tôi là người gần bác Hà Uyên, hiện tại bác Hà Uyên đang lâm trọng bệnh. Bác nhờ tôi chuyển lời tới Anh Thiên Sứ, mong anh thông cảm. VinhL Kính chúc Bác Hà Uyên sớm ngày bình phục, để còn được học hỏi và thảo luận với Bác về Hoàng Cực Kinh Thế, Thiệu Tử Thần Số, và Thiết Bảng Thần Số Kính Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2009 Hôm nay tôi mới vào đây, được biết tin bác Hà Uyên lâm bệnh. Tôi thực sự lo lắng vì sức khỏe của một nhân tài Lý học Việt . Tôi thành tâm cầu xin anh linh tổ tiên Lạc Việt phù hộ cho bác Hà Uyên qua cơn bệnh này. Bác Hà Uyên sẽ vượt qua được cơn bệnh này. Chắc chắn là như vậy. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 6, 2009 Cảm ơn bác Hà Uyên và Telescolidis Tôi đã xem kỹ lại và hiểu được quy luật vận động độ số sao trên cửu cung của bác Hà Uyên. Không cần phải vẽ hình nữa ạ! Một lần nữa cảm ơn bác. Chúc bác Hà Uyên chóng hồi phục, tiếp tục lên diễn đàn để truyền đạt kiến thức cho đời. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2012 Muốn biết tại sao như vậy ta cần biết ý nghĩa và cách lập Lạc thư Hoa giáp. Không chỉ của Giáp Tý và Ất Sửu mà còn các cặp thời gian ADNH khác, tại sao lại nạp như thế. Vấn đề này tôi đã trình bày rõ ràng trong chuyên mục "Cơ sở Học thuyết ADNH - Vô Truoc" và "Công thức tính nhanh bảng Lạc thư Hoa giáp" VinhL tham khảo nhé. Tôi thấy Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt và nội dung Bác Vô Trước viết cực chuẩn, các thông số sử dụng cho ngũ vận lục khí dựa trên các thông số: - Quy ước tương tác từ vũ trụ tới con người (quy luận vận động lớn và quan trọng nhất là Hệ Mặt trời): Thiên can. - Quy ước tương tác từ trái đất cho con người ứng với chu kỳ sống ngắn: Địa chi. - Quy ước sinh diệt cho mỗi hành của Mệnh mỗi người: sinh - vượng - mộ. - Quy ước mỗi trạng thái sự vật, hiện tượng đều phải chịu các tương tác tương đương nhau trong mỗi thời không bao gồm 5 trạng thái: ta khắc nó, ta sinh nó, ta hòa nó, nó sinh ta, nó khắc ta: quy luật tổng thể. Thì lập được bảng Lạc thư hoa giáp một cách logic mà chưa cần biết Thổ sinh Kim làm chuẩn, lúc này khi lập hợp lý thấy rằng: Lục khí xuất hiện và gọi là Ngũ vận lục khí (trong khi bố cục thì xuất hiện tính hợp lý Cách bát sinh tử). Trong Đông Y cũng có, tuy nhiên chúng ta còn phải xem xét các quy luật tương tác xa hơn nữa là 360 năm (180 âm/ 180 dương), trong 180 năm chia 3 chu kỳ sinh vượng mộ nữa... Kính. Ngũ Phúc lâm môn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2012 Sau khi tổ hợp, xảy ra 24 tổ hợp, như vậy việc thiết lập Giáp Tý khởi nguyên hành Kim cần phản xem xét: - Lý thuyết dựa trên thực tế phản ảnh và đã kiểm nghiệm. - Lý thuyết lập dựa trên thực tế đã kiểm nghiệm và chuyển đổi tương quan. - Cần phải làm rõ được mối quan hệ thống nhất: Bản mệnh (con người) - Trái đất (địa chi) -Hệ mặt trời (Thiên can?) - ... - Ngân hà - ... Vũ trụ (Thiên can???): Tác giả Vô Trước lấy hành Thủy làm gốc ban đầu, chúng ta hãy chú ý tới hành cuối của vòng vận động quy luật Bát quái - Hà đồ của Thiên can và Địa chi cùng là hành Thủy. 5. Bảng Lục thập hoa giáp Giả sử thời gian vũ trụ vận động gồm 5 hành và 10 thiên can như đã xét ở trên. Vận khí của một sự vật chịu tác động của vũ trụ như là một yếu tố con trong sự vận hành của vũ trụ, thể hiện như các thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ và sinh ra bản mệnh của sự vật đó. Áp dụng các qui tắc Sinh, Vượng, Mộ ở trên ta xây dựng được sự liên hệ giữa Thiên can và Vận khí như thể hiện trên đồ hình sau: + Trên đồ hình, Thiên can bắt đầu tử hành Thuỷ thể hiện nguyên tắc vạn sự sinh từ Đạo, biến đổi từ Dương, vận động theo chiều tương sinh. + Ở Thời kỳ đầu tiên, Thiên can hoà Vận khí thể hiện cái tính của thời kỳ Tiên thiên, khi mâu thuẫn trong tương tác âm dương còn chưa thể hiện rõ. Làm rõ hơn? +Tiếp theo cứ 3 hành một thời kỳ: Thiên can sinh Vận khí, Thiên can khắc Vận khí, Vận khí khắc Thiên can, Vận khí sinh Thiên can. Tại sao lại phân bố thứ tự như vậy?. Dùng Thiên can trước Vận khí là hợp lý vì Vận khí thuộc Thiên Can (con). + Các thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ của Vận khí được thể hiện trên đồ hình. Như vậy, Qua 15 hành thì lặp lại chu kỳ thời gian có hành Thiên can và Vận khí trùng nhau. Chính là điểm khởi đầu Resized to 93% (was 800 x 153) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Tiếp theo, Vận khí sinh bản mệnh được thể hiên bằng đồ hình như sau: Trong phân tích, Bác Vô Trước lý giải thế nào về Vận khí sinh Bản mệnh, tại sao lại không hòa, sinh, khắc, bị sinh, bị khắc?. Thật khiếp đảm khi nhìn ra được mắt xích này. Resized to 93% (was 800 x 372) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Các hành Thiên can còn được chia nhỏ thành Thiên can gồm 10 yếu tố Nhâm, Quí, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí bắt đầu từ hành Thuỷ. Đồng thời, vận động của sự vật cũng chia ra thành 12 Địa chi, thể hiện thời gian tiến hoá. Thêm các yếu tố Thiên can, Địa chi vào đồ hình vừa dựng, tiếp tục nó cho tới khi kết thúc chu kỳ gồm các khoảng thời gian mà đặc trưng là các yếu tố Thiên can, Địa chi, Vận khí, Bản mệnh không lặp lại ta được bảng phân bố thởi gian như sau, gồm 60 khoảng: Resized to 93% (was 800 x 258) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Áp dụng bảng phân bố đó cho thời gian mỗi khoảng là 1 năm, ta thu được bảng Lục thập hoa giáp mà người xưa truyền lại đã được hiệu chỉnh lại như sau: Chúng ta cùng tìm hiểu lại phải chăng người xưa đã xác lập từ thực tiễn. Trích từ bài viết của Bác Vô Trước: Bảng Lục thập hoa giáp Giả sử thời gian vũ trụ vận động gồm 5 hành và 10 thiên can như đã xét ở trên. Vận khí của một sự vật chịu tác động của vũ trụ như là một yếu tố con trong sự vận hành của vũ trụ, thể hiện như các thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ và sinh ra bản mệnh của sự vật đó. Áp dụng các qui tắc Sinh, Vượng, Mộ ở trên ta xây dựng được sự liên hệ giữa Thiên can và Vận khí như thể hiện trên đồ hình sau: + Trên đồ hình, Thiên can bắt đầu tử hành Thuỷ thể hiện nguyên tắc vạn sự sinh từ Đạo, biến đổi từ Dương, vận động theo chiều tương sinh. + Ở Thời kỳ đầu tiên, Thiên can hoà Vận khí thể hiện cái tính của thời kỳ Tiên thiên, khi mâu thuẫn trong tương tác âm dương còn chưa thể hiện rõ. +Tiếp theo cứ 3 hành một thời kỳ: Thiên can sinh Vận khí, Thiên can khắc Vận khí, Vận khí khắc Thiên can, Vận khí sinh Thiên can. + Các thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ của Vận khí được thể hiện trên đồ hình. Như vậy, Qua 15 hành thì lặp lại chu kỳ thời gian có hành Thiên can và Vận khí trùng nhau. Resized to 93% (was 800 x 153) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Tiếp theo, Vận khí sinh bản mệnh được thể hiên bằng đồ hình như sau: Resized to 93% (was 800 x 372) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Các hành Thiên can còn được chia nhỏ thành Thiên can gồm 10 yếu tố Nhâm, Quí, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí bắt đầu từ hành Thuỷ. Đồng thời, vận động của sự vật cũng chia ra thành 12 Địa chi, thể hiện thời gian tiến hoá. Thêm các yếu tố Thiên can, Địa chi vào đồ hình vừa dựng, tiếp tục nó cho tới khi kết thúc chu kỳ gồm các khoảng thời gian mà đặc trưng là các yếu tố Thiên can, Địa chi, Vận khí, Bản mệnh không lặp lại ta được bảng phân bố thởi gian như sau, gồm 60 khoảng: Resized to 93% (was 800 x 258) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Áp dụng bảng phân bố đó cho thời gian mỗi khoảng là 1 năm, ta thu được bảng Lục thập hoa giáp mà người xưa truyền lại đã được hiệu chỉnh lại như sau: Thực sự, phải công nhận tư duy hệ thống của Bác Vô Trước thật là tốt, nghiên cứu kỹ sự hóa khí của Đông y. Ngũ Phúc lâm môn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2012 Cấu trúc tương tác vạn vật qua Lạc thư hoa giáp: Vận khí (Địa khí) - Địa chi: Trái đất quay xung quanh Mặt trời. Thiên khí - Thiên can: từ Hệ mặt trời. Nguyên khí: từ Vũ trụ (nếu chia nhỏ hệ tương tác nữa như Thái ất...). Bản mệnh: Do vận khí sinh ra. Chỉ khi hiểu rõ Tính thấy, Tâm, Lạc thư hoa giáp. Hậu thiên - Hà Đồ, Tiên thiên - Hậu Thiên, Lạc Thư - Hà Đồ, Ngũ vận lục khí, Khí hậu thiên, sinh vượng mộ, dòng hóa khí - vượng khí, quan hệ xã hội, quy ước trạng thái vận động của vật chất trong học thuyết ADNH... thì mới công phá được Kinh dịch (Chu dịch): đây mới chính là bài toán hiểm trở nhất của lịch sử nhân loại. Kính. Ngũ Phúc lâm môn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2012 Cấu trúc tương tác qua Lạc thư hoa giáp: Nguyên khí: từ Vũ trụ (nếu chia nhỏ hệ tương tác nữa như Thái ất...) > Thiên khí - Thiên can: từ Hệ mặt trời > Vận khí (Địa khí) - Địa chi: Trái đất quay xung quanh Mặt trời > Nhân khí - Bản mệnh: Do Vận khí sinh ra. Thiên can từ Hệ mặt trời: vì đủ nhỏ tương ứng 1 đời người, còn nếu xa hơn thì quá lớn và cho Vũ trụ thì ngũ hành chưa vận động tới, do vậy Thiên can chính là tương tác từ Hệ mặt trời tới Trái đất trong chu kỳ 60 năm tổng hợp từ các hành tinh. Nguyên khí mạnh nhất: từ chòm sao Thiên cực Bắc. Chúng ta tưởng tượng có một dòng khí đi xuyên suốt, có nơi sinh, có nơi vượng, có nơi mộ (mạnh - trọng - quý)... Ngũ Phúc lâm môn 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2012 Giờ quan sát Giả thiết rằng, nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) là một sự vật, vận động trong môi trường tương tác của Vũ trụ tới Trái đất, có chu kỳ thay đổi là 1 tháng, có cấu trúc 12 cung Địa chi phân bố theo giờ trong ngày. Cứ qua 1 tháng, nhịp sinh học vận động qua 12 Địa chi, gồm 2 chu kỳ Ngũ hành (1 âm và 1 dương). Như trên đã khảo sát, cứ tiến hoá qua một bước âm dương hay một Ngũ hành, nhịp sinh học chuyển qua một giai đoạn mới mà các yếu tố của nó có quan hệ sinh ra yếu tố tương ứng ở giai đoạn trước, hay nó vận động được 1 bước theo chiều dòng Hoá khí, ngược chiều tương sinh. Như vậy, cứ qua 1 tháng (gồm 1 chu kỳ Địa chi 2 Ngũ hành), các yếu tố của nhịp sinh học đó dịch chuyển ngược chiều tương sinh 2 bước, cứ qua nửa tháng, dịch chuyển 1 bước. Mặt khác, khí âm dương của Vũ trụ được con người cảm ứng tạo nên một nhịp sinh học (cụ thể về vấn đề sinh nở) . Nhịp sinh học này so với môi trường tương tác của Vũ trụ tới Trái đất là thứ cấp, sinh sau, nên các yếu tố của chúng không thể đồng thời với các yếu tố của sự tương tác Vũ trụ tới Trái đất, mà phải có một độ trễ nhất định. Giả thiết rằng độ trễ này bằng một bước vận động của trường khí Vũ trụ. Điều đó có nhĩa là, khi tương tác của Vũ trụ tác động tới Trái đất bắt đầu ở cung tháng Tý, giờ Tý thì nhịp sinh học bắt đầu ở đầu cung Hợi (Chậm 1 bước so với trường khí từ Mặt trời) Biểu diễn trên sơ đồ quá trình tiến hoá của nhịp sinh học ta được: (xem hình vẽ) + Vòng Địa chi ngoài cùng biểu diễn phân bố cung giờ Địa chi. + Vòng Địa chi trong biểu diễn phân bố các yếu tố nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) theo thời gian Địa chi trong ngày. Cứ qua 1 tháng, vòng Địa chi này vận động nghịch 2 bước bằng 60 độ. Qua 12 tháng, Địa chi nhịp sinh học quay nghịch được 2 vòng. + Ở tháng 11 (tháng Tý), vào giờ Tý đầu tiên, nhịp sinh học vào đầu cung Hợi, thể hiện sự chậm 1 bước của trường khí trên Trái đất so với trường khí Mặt trời. Tháng Tý khắc cung Ngọ của nhịp sinh học đang đóng ở cung giờ Mùi. Giờ Mùi xấu. + Ở tháng 12 (tháng Sửu), nhịp sinh học quay ngược 2 bước (60 độ) làm cho vào giờ Tý đầu tháng Sửu, nhịp sinh học đóng ở đầu cung Sửu. Tháng Sửu khắc cung Mùi của nhịp sing học, đang đóng ở cung giờ Ngọ. Giờ Ngọ xấu. + Ở tháng 1 (tháng Dần), vòng Địa chi nhịp sinh học quay ngược tiếp 2 bước (60 độ) làm cho vào giờ Tý đầu tháng Dần. Nhịp sinh học đóng ở đầu cung Mão. Tháng Dần khắc cung Hợi của nhịp sing học, đang đóng ở cung giờ Thân. Giờ Thân xấu. … Căn cứ vào sơ đồ trên ta có thể lập bảng vị trí các cung của nhịp sinh học tương ứng với các giờ trong ngày của tháng như sau: Căn cứ vào bảng trên ta thấy: - Tháng Tý (11) xung cung Ngọ nhịp sinh học đóng ở giờ Mùi trong ngày. Giờ Mùi xấu. - Tháng Sửu (12) xung cung Mủi nhịp sinh học đóng ở giờ Ngọ trong ngày.Giờ Ngọ xấu. - Tháng Dần (1) xung cung Thân nhịp sinh học đóng ở giờ Tỵ trong ngày. Giờ Tỵ xấu. - Tháng Mão (2) xung cung Dậu nhịp sinh học đóng ở giờ Thìn trong ngày. Giờ Thìn xấu. - Tháng Thìn (3) xung cung Tuất nhịp sinh học đóng ở giờ Mão trong ngày. Giờ Mão xấu. - Tháng Tỵ (4) xung cung Hợi nhịp sinh học đóng ở giờ Dần trong ngày. Giờ Dần xấu. - Tháng Ngọ (5) xung cung Tý nhịp sinh học đóng ở giờ Sửu trong ngày. Giờ Sửu xấu. - Tháng Mùi (6) xung cung Sửu nhịp sinh học đóng ở giờ Tý trong ngày. Giờ Tý xấu. - Tháng Thân (7) xung cung Dần nhịp sinh học đóng ở giờ Hợi trong ngày. Giờ Hợi xấu. - Tháng Dậu (8) xung cung Mão nhịp sinh học đóng ở giờ Tuất trong ngày. Giờ Tuất xấu. - Tháng Tuất (9) xung cung Thìn nhịp sinh học đóng ở giờ Dậu trong ngày. Giờ Dậu xấu. - Tháng Hợi (10) xung cung Tỵ nhịp sinh học đóng ở giờ Thân trong ngày. Giờ Thân xấu. Những giờ xấu trên được cổ nhân truyền lại cho hậu thế trong bài ca giờ quan sát được Nguyễn Vũ Tuấn Anh giới thiệu trong nhiều tác phẩm của mình. Căn cứ vào bản trên và các quan hệ Địa chi, ta có thể suy ra các giờ tốt, trung bình trong tháng. Ví dụ: - Tháng Tý (11) hợp cung Tý, Thìn, Thân của nhịp sinh học đóng ở giờ Sửu, Dậu, Tỵ trong ngày. Giờ Sửu, Dậu, Tỵ tốt. - Tháng Sửu (12) hợp cung Sửu, Dậu, Tỵ của nhịp sinh học đóng ở giờ Tý, Thìn, Thân trong ngày.Giờ Tý, Thìn, Thân tốt. - Tháng Dần (1) hợp cung Dần, Ngọ, Tuất của nhịp sinh học đóng ở giờ Hợi, Mão, Mùi trong ngày. Giờ Hợi, Mão, Mùi tốt. - Tháng Mão (2) hợp cung Mão, Mùi, Hợi của nhịp sinh học đóng ở giờ Tuất, Dần, Ngọ trong ngày. Giờ Tuất, Dần, Ngọ tốt. - Tháng Thìn (3) hợp cung Thìn, Thân, Tý của nhịp sinh học đóng ở giờ Dậu, Sửu, Tỵ trong ngày. Giờ Dậu, Sửu, Tỵ tốt. - Tháng Tỵ (4) hợp cung Tỵ , Sửu, Dậu của nhịp sinh học đóng ở giờ Thân, Tý, Thìn trong ngày. Giờ Thân, Tý, Thìn tốt. - Tháng Ngọ (5) hợp cung Ngọ, Dần, Tuất của nhịp sinh học đóng ở giờ Mùi, Mão, Hợi trong ngày. Giờ Mùi, Mão, Hợi tốt. - Tháng Mủi (6) hợp cung Mùi, Mão, Hợi của nhịp sinh học đóng ở giờ Ngọ, Dần, Tuất trong ngày. Giờ Ngọ, Dần, Tuất tốt. - Tháng Thân (7) hợp cung Thân, Tý, Thìn của nhịp sinh học đóng ở giờ Tỵ, Dậu, Sửu trong ngày. Giờ Tỵ, Dậu, Sửu tốt. - Tháng Dậu (8) hợp cung Dậu, Tỵ, Sửu của nhịp sinh học đóng ở giờ Thìn, Thân, Tý trong ngày. Giờ Thìn, Thân, Tý tốt. - Tháng Tuất (9) hợp cung Tuất. Dần, Ngọ của nhịp sinh học đóng ở giờ Mão, Mùi, Hợi trong ngày. Giờ Mão, Mùi, Hợi tốt. - Tháng Hợi (10) hợp cung Hợi, Mão, Mùi cũa nhịp sinh học đóng ở giờ Dần, Ngọ, Tuất trong ngày. Giờ Dần, Ngọ, Tuất tốt. Như vậy, trong năm, các giờ tam hợp: + Thân, Tý, Thìn của các tháng Tỵ (4), Dậu (8), Sửu (12) + Tỵ, Dậu, Sửu của các tháng Thân (7), Tý (11), Thìn (3) + Tuất, Dần, Ngọ của các tháng Mão (2), Mùi (6), Hợi (10) + Mão, Mùi, Hợi của các tháng Tuất (9), Dần (1), Ngọ (5) là các giờ tốt cho nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) … Qua các phân tích trên chúng ta thấy, giờ quan sát chính là giờ xung khắc với giờ Thần hợp của Địa chi tháng. Giờ Thần hợp của Địa chi tháng chính là cung giờ mà yếu tố nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) có Địa chi tương ứng với Địa chi tháng, cư ngụ. Tương tác của Vũ trụ tới Trái đất hỗ trộ tốt nhất cho nhịp sinh học của con người vào giờ Thần hợp, và gây tác hại nhiều nhất vào giờ Quan sát. Biểu diễn trên bảng ta được: Thần hợp tháng: liên quan đến chu ký của Mặt trăng, chúng ta sẽ quán xét một tương tác có quy luật quan trọng khác sau mặt trời. Chúng ta có thể hiểu là Vận khí do Trái đất quay xung quanh Mặt trời còn liên quan đến chu kỳ vận động của Mặt trăng nữa.Lúc này, tương tác mạnh từ Hệ Mặt trời sẽ bị điều chỉnh tăng hoặc giảm bởi tương tác của Mặt trăng tùy vào vị trí tương đối giữa chúng: Độ lệch của nhịp sinh học hay chính là độ trễ. + Ở tháng 11 (tháng Tý), vào giờ Tý đầu tiên, nhịp sinh học vào đầu cung Hợi, thể hiện sự chậm 1 bước của trường khí trên Trái đất so với trường khí Mặt trời. Tháng Tý khắc cung Ngọ của nhịp sinh học đang đóng ở cung giờ Mùi. Giờ Mùi xấu. Do giữa Trái đất quay xung quanh Mặt trời và Mặt trăng quanh xung quanh Trái đất. Khả năng phải chia nhỏ sự tương tác nữa: 24 tiết khí hoặc 24 hướng La bàn. Ngũ Phúc lâm môn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2012 Chú ý: Toàn bộ nhịp sinh học còn phải điều chỉnh vi lượng do Tháng nhuận, chu kỳ tuế sai nữa. Nền văn minh Văn Lang đã tồn tại huy hoàng gần 3000 năm. Đó là một sự lý giải hợp lý cho thời gian hình thành, phát triển của một học thuyết tầm cỡ mà sự ứng dụng của nó bao trùm lên mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và con người một cách sâu sắc vi diệu. Đây cũng là một sự chứng minh chủ nhân đích thực của Âm Dương lịch Đông phương thuộc về nền văn minh Văn Lang, khẳng định câu ca dao của tổ tiên truyền lại và được dân gian trân trọng lưu truyền qua hàng thiên niên kỷ. Ai về nhắn họ Hy – Hòa Nhuận năm sao chẳng nhuận vài trống canh. Nhuận năm: lịch các quốc gia đã điều chỉnh. Sao chẳng nhuận vài trống canh: thế giới đã quên điều chỉnh bổ sung thời gian do hiện tượng Tuế sai 25920 năm: 1/25920 x 360 độ. Canh: 1/100 ngày = 1/120 giờ cổ đại = 1/240 giờ hiện nay. Nhân một đêm trăng thanh gió mát, không biết có một tao nhân mặc khách nào đã ngẫu hứng thú: Một năm có mấy mùa Xuân, Một ngày có mấy giờ Dần ai ơi. Ngũ Phúc lâm môn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2012 “VẬN KHÍ BÍ ĐIỂN” CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG QUA THƯ TỊCH HÁN NÔM VÀ ỨNG DỤNG NGÔ QUYẾT CHIẾN ĐỖ VIẾT PHƯƠNG Học viện Quân y Thuyết Vận khí của Hải Thượng Lãn Ông xin được sơ lược trình bày qua các điểm dưới đây: - Ngũ vận lục khí được gọi tắt là vận khí, đây là một trong những học thuyết quan trọng của y học cổ truyền phương Đông, học thuyết vận khí, giải thích sự biến hoá khí hậu thiên thời của giới tự nhiên. Người xưa cho rằng, mọi sự biến hoá của khí hậu thiên thời đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vạn vật trong vũ trụ, đặc biệt là con người. Trên quan điểm chỉnh thể của y học cổ truyền, học thuyết vận khí lấy học thuyết âm dương ngũ hành làm trung tâm “thiên nhân tương ứng”, “nhân thân chi tiểu thiên địa”. Con người là vũ trụ thu nhỏ... Mọi sự biến đổi phức tạp của vũ trụ đều có thể xảy ra những biến đổi trong cơ thể con người. - Ngũ vận: là thuỷ, kim, thổ, mộc, hoả (ngũ hành) phối hợp với thiên can trong quá trình vận động để suy đoán tuế vận của mỗi năm. - Lục khí: là phong, nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn phối hợp với địa chi để suy đoán tuế khí của mỗi năm (tính chất của khí hậu từng năm phụ thuộc vào khí của năm đó). - Vận khí: là kết hợp cả hai “ngũ vận” và “lục khí”. Học thuyết vận khí được vận dụng làm sáng tỏ mọi sự liên quan, ảnh hưởng qua lại trong giới tự nhiên cũng như trong cơ thể con người. - Học thuyết vận khí được vận dụng vào y học người xưa cho rằng: Con người luôn có sự quan hệ rất mật thiết với giới tự nhiên, mọi sự sinh hoạt của con người nhất thiết phải thích ứng với mọi biến hoá của giới tự nhiên, vì vậy các nhà Y học xưa thường lấy con người so sánh đối chiếu với giới tự nhiên để suy đoán. - Nội dung học thuyết vận khí: gồm ba vấn đề lớn luôn chuyển dịch và biến đổi: thiên (trời), địa (đất), nhân (con người). - Mục đích: nghiên cứu học thuyết vận khí (trên phương diện y học) là nắm chắc quy luật biến hoá của thời khí (khí hậu thiên thời) để suy đoán dự đoán nguyên nhân sinh bệnh của ngoại cảm (tà khí lục dâm). Vì vậy lấy biến hoá khí hậu của các tiết quý trong mỗi năm để suy đoán việc phát sinh bệnh tật trong năm đó, để tham khảo trong chẩn đoán và điều trị các bệnh trên lâm sàng. Khi nghiên cứu học thuyết vận khí cần phải nắm vững hai vấn đề. Một là nắm chắc học thuyết âm dương ngũ hành, chủ yếu là quan hệ ngũ hành sinh khắc. - Hai là nắm vững tên gọi ngũ hành can chi để vận dụng. Can chi là gọi tắt của thiên can và địa chi. Thiên can có 10 (gọi là thập can) là: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý. Địa chi có 12 (gọi là thập nhị chi) là: tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Can chi trong ngũ vận lục khí đều sử dụng tên đại diện để suy đoán. - Thuộc tính âm dương của thiên can: thiên can và địa chi đều có thuộc tính âm dương khác nhau. Giữa can và chi thì can thuộc trời (thuộc dương), chi thuộc đất (thuộc âm), trong chi cũng có chi âm chi dương khác nhau. Theo tuần tự số lẻ là dương, số chẵn là âm (dương là thái quá, âm là bất cập), ta có: - Dương can: (1) Giáp (3) Bính (5) Mậu (7) Canh (9) Nhâm - Âm can: (2) Ất (4) Đinh (6) Kỷ (8) Tân (10) Quý - Dương chi: (1) Tý (3) Dần (5) Thìn (7) Ngọ (9) Tân (11) Tuất - Âm chi: (2) Sửu (4) Mão (6) Tị (8) Mùi (10) Dậu (12) Hợi + Ngũ vận – Lục khí – Can chi – Ngũ hành - Thiên can phối hợp với ngũ vận. Đại vận: 1 – Giáp 2 - Ất 3 - Bính 4 - Đinh 5 - Mậu 6 - Kỷ 7 - Canh 8 – Tân 9 – Nhâm 10 – Quý ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả - Địa chi phối hợp với ngũ hành. Tuế hội: 3 – Dần 6 - Tị 9 – Thân 12 – Hợi 5 – Thìn 2 – Sửu 4 – Mão 7 - Ngọ 10 – Dậu 1 - Tý 11 – Tuất 8 – Mùi ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ Mộc Hoả Kim Thuỷ Thổ Thổ - Địa chi phối hợp với tam âm, tam dương và lục khí, khách khí. 1- Tý 2 – Sửu 3 – Dần 4 – Mão 5 – Thìn 6 – Tị 7 - Ngọ 8 - Mùi 9 - Thân 10-Dậu 11-Tuất 12-Hợi ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ Thiếu Âm Quân Hoả Thái Âm Thấp Thổ Thiếu Dương Tương Hoả Dương Minh Táo Kim Thái Dương Hàn Thuỷ Quyết Âm Phong Mộc + Ứng dụng ba phương thức trên - Ứng dụng khi suy đoán đại vận, đại vận chủ soái của một năm dùng để giải thích sự biến đổi khí hậu của cả năm và là cơ sở để suy đoán khách vận. - Ứng dụng để suy đoán tuế hội (trong 60 năm có 8 tuế hội) - Ứng dụng khi suy đoán khách khí - Phương pháp suy đoán được ứng dụng cụ thể: theo y văn y học cổ truyền Trung Quốc, phương pháp ghi năm dựa theo can chi kết hợp có vào khoảng thế kỷ thứ 2 – 3 sau công nguyên, trước thời Đông Hán chỉ được dùng để ghi ngày còn sau đời vua Quang Vũ mới được dùng để ghi ngày, tháng, năm. Phương pháp này hiện nay trong âm lịch vẫn còn dùng. (1) Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý (2) Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi (1): Thiên can (2): Địa chi Tên mỗi năm đều có cấu tạo một thiên can, một địa chi kết hợp. Ví dụ: Giáp Tý (Giáp là thiên can, Tý là địa chi) Ất Sửu: (Ất là thiên can, Sửu là địa chi) Phương pháp này ngoài ra còn được áp dụng cho ngày, tháng, giờ. * Chuyển dịch của ngũ vận: di chuyển, vận động không ngừng (không dừng lại), ngũ vận được chia ra thành: đại vận, chủ vận, khách vận. - Đại vận: chủ về biến hoá khí hậu của cả năm. Theo thiên can chúng ta có: Giáp, Kỷ đại vận là thổ vận Ất, Canh đại vận là kim vận Bính, Tân đại vạn là thuỷ vận Đinh, Nhâm đại vận là mộc vận Mậu, Quý đại vận là hoả vận Mỗi vận chủ suốt cả năm, chu kỳ của nó là 5 năm. Theo ngũ hành tương sinh thì trong 30 năm mỗi kỷ, mỗi vận chủ 6 năm, trong 60 năm mỗi vận chủ 12 năm (theo ngũ hành, cứ mỗi hành trong vòng giáp tý (60) năm có 12 năm chủ về biến hoá khí hậu của cả năm). Đại vận của cả năm có thái quá và có bất cập. Quy luật chung: năm dương thái quá khí của năm ấy lưu hành. Năm âm bất cập thì khí tương khắc, khí của năm ấy lưu hành. - Chủ vận là chỉ sự biến đổi bình thường của các vận quý (một năm có 5 giai đoạn) trong một năm. Suy đoán chủ vận bắt đầu từ ngày tiết Đại hàn, mỗi vận quý chiếm khoảng 73 ngày lẻ 5 khắc. Theo ngũ hành tương sinh: Mộc thuộc sơ vận Hoả thuộc nhị vận Thổ thuộc tam vận Kim thuộc tứ vận Thuỷ thuộc cuối vận Khí hậu bình thường của chủ vận lấy thuộc tính ngũ hành của lục khí. Sơ vận: mộc khí chủ phong, nhị vận hoả khí chủ thử nhiệt, tam vận hoả khí chủ thấp, tứ vận kim khí chủ táo, cuối vận thuỷ khí chủ hàn (khí hậu ở các giai đoạn của mỗi năm là giống nhau). - Khách vận: chỉ sự biến đổi khí hậu khác thường trong 5 vận quý của mỗi năm. Suy đoán khách vận dựa theo năm thiên can đại vận là sơ vạn, khách vận kết hợp với 5 tiết quý và 5 bước suy đoán. Sơ vận Nhị vận Tam vận Tứ vận Cuối vận Giáp Kỷ Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả Ất Canh Kim Thuỷ Mộc Hoả Thổ Bính Tân Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim Đinh Nhâm Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ Mậu Quý Hoả Thổ Kim Thuỷ Mộc Tóm lại: - Đại vận là suy đoán biến hoá khí tượng của các năm, 10 năm một vòng theo thiên can (5 năm thái quá, 5 năm bất cập). - Chủ vận là chủ biến hoá khí hậu bình thường của 5 giai đoạn trong một năm. - Khách vận là suy đoán khí hậu khác thường của năm giai đoạn (tiết quý) của mỗi năm. * Chuyển dịch của lục khí: là sáu khí trong vũ bao gồm: phong, nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn. Mỗi năm lục khí được chia làm hai loại: chủ khí và khách khí. - Chủ khí là chỉ biến đổi khí hậu bình thường - Khách khí là chỉ khí hậu biến đổi thất thường Khách chủ gia lãm (khách khí thêm chủ khí) phân tích sâu thêm sự biến hoá phức tạp của khí hậu. - Chủ khí: là khí chủ thời dùng để chỉ rõ quy luật khí hậu bình thường trong mỗi năm, có ý nghĩa giống như vận chủ tứ thời. Lục khí chủ thời cố định hay biến đổi được gọi là chủ khí. - Phương pháp suy đoán chủ khí: chủ khí chủ thời được chia làm sáu giai đoạn. Sáu giai đoạn này lại được chia làm 24 tiết tự. Bắt đầu từ ngày tiết Đại hàn thuộc sơ vận (quyết âm phong mộc) qua bốn tiết khí chuyển dịch một bước. Thứ tự của nó từ sơ khí đến cuối khí. Liên quan 6 giai đoạn 6 khí và 24 tiết khí: Lục bộ Sơ Nhị Tam Tứ Ngũ Cuối (lục) Lục khí Quyết - Âm Phong – Mộc Thiếu - Âm Quân – Hoả Thiếu Dương Tướng – Hoả Thái - Âm Thấp – Thổ Dương minh Táo - Kim Thái – Dương Hàn - Thuỷ Tiết tự Đại – hàn Lập – xuân Vũ – thuỷ Kinh – trập Xuân – phân Cốc – vũ Thanh minh Lập – hạ Tiểu – mãn Hạ - chí Mang chủng Tiểu – thử Đại – thử Xử – thử Lập – thu Bạch – lộ Thu – phân Sương giáng Hàn – lộ Lập - đông Tiểu – tuyết Đông – chí Đại – tuyết Tiểu – hàn Chủ khí nói rõ biến hoá khí hậu bình thường trong một năm, mỗi khí chủ 60 ngày và 78 khắc rưỡi, tuy nhiên cũng như ý nghĩa chủ vận tứ thời, nhưng trong thời gian chủ khí có khác nhau. Ví dụ: khí hậu bốn mùa nói chung: xuân ôn (phong), hạ nhiệt (hoả), thu lương (táo), đông hàn và hạ trưởng chủ thấp (bảng trên là lục khí: phong, thử, thấp, hoả, táo, hàn chia ra 6 bước là chuyển dịch cụ thể). - Khách khí: khách khí để giải thích khí hậu biến hoá khác thường hàng năm có thay đổi, khác với chủ khí cố định. “Khách ở lại là không bình thường” vì (khách là đi qua) nên gọi là khách khí. - Phương pháp suy đoán khách khí: khách khí chuyển dịch là do khí âm dương nhiều hay ít và thứ tự chuyển dịch là: quyết âm (âm), thiếu âm (âm), thái âm (âm), thiếu dương (dương), dương minh (dương), thái dương (dương). Mỗi năm có một khí chủ lĩnh, từng năm chuyển dịch tuần toàn không ngừng đó là khách khí chủ quản một năm. - Những năm khách khí chủ lĩnh suy đoán thế nào? Khí tự nhiên theo địa chi làm cơ sở. Năm Tý Ngọ trên thấy thiếu âm, năm Sửu Mùi trên thấy thái âm, năm Dần Thân thấy thiếu dương, năm Mão Dậu thấy dương minh, năm Thìn Tuất thấy thái dương, năm Tý Hợi thấy quyết âm. Địa chi mỗi năm phàm là trùng Tý Ngọ không chuyển đến thiên can. Tý và Ngọ khách khí đều thuộc thiếu âm tư thiên, Sửu và Mùi khách khí đều thuộc thái âm tư thiên... Mỗi tuần hoàn 6 năm 6 khí, mỗi tuần hoàn của địa chi là 12 năm (6 âm chi và 6 dương chi). Trong 60 năm chuyển dịch 5 vòng, lục khí tuần hoàn 10 vòng. Quy luật năm chi với tư thiên tại tuyền. Năm chi Tư thiên Tại tuyền Tý Ngọ Thiếu âm – Quân hoả Dương minh – Táo kim Sửu Mùi Thái âm – Thấp thổ Thái dương – Hàn thuỷ Dần Thân Thiếu dương – Tướng hoả Quyết âm – Phong mộc Mão Dậu Dương minh – Táo kim Thiếu âm – Quân hoả Thìn Tuất Thái dương – Hàn thuỷ Thái âm – Thấp thổ Tỵ Hợi Quyết âm – Phong mộc Thiếu dương – Tướng hoả + Dựa theo quy luật biến hoá, thắng phục của khách khí; khách chủ gia lâm; chủ khách thuận nghịch; thuận nghịch chủ khách với biến đổi khí hậu. Biểu hiện sự thịnh suy của vận khí được ứng dụng để suy đoán theo thập nhị quái. Tổng hợp bảng thịnh suy của vận khí tương hợp để suy đoán bệnh tật và trạng thái thiên thắng, yếu tố bản tạng (yếu tố cơ địa của từng người bệnh) trên cơ sở đó đề ra phương pháp điều trị và dự phòng (có bảng phụ lục kèm theo). + Ứng dụng bảng lục thập niên vận khí tương hợp. - Thiên văn can chi và tạng phủ. Giáp Kỷ hoá thổ ? Thiên văn ngày nay cho rằng Giáp Kỷ hoá thổ là do lực tương hỗ (lực điện trường trong vũ trụ), khi mặt trời (định tinh trên thiên không) chiếu vào sao thổ ánh sáng khúc xạ lên nền trời xuất hiện quang phổ màu kiềm, cổ nhân gọi “kiềm thiên kiến vận”. Năm mậu quý hoá hoả khi mặt trời chiếu vào sao hoả, khúc xạ có quang phổ mầu đỏ cổ nhân gọi “đan thiên kiến vận” mậu quý hoá hoả. - Khi mặt trời chiếu vào sao Thuỷ cổ nhân gọi: “huyền thiên kiến vận. Bính Tân hoá thuỷ”. - Khi mặt trời chiếu vào sao Mộc, quang phổ màu xanh cổ nhân gọi: “thanh thiên kiến vận, Đinh Nhâm hoá mộc” - Khi mặt trời chiếu vào sao Kim cổ nhân gọi: “bạch thiên kiến vận, Ất Canh hoá kim”. Trong thập Can có âm Can và dương Can (dương Can thuộc số lẻ thường thái quá, âm Can thuộc số chẵn thường bất cập). - Địa chi từng năm liên quan đến tạng phủ kinh lạc. - Như đã nói ở trên (mục địa chi phối hợp lục khí) ta có: Tý Ngọ → thuộc thiếu âm quân hoảSửu Mùi Thìn Tuất → thuộc thái âm thấp thổDần Thân → thuộc thiếu dương tướng hoảMão Dậu → thuộc dương minh táo kimTỵ Hợi → thuộc quyết âm phong mộc Chủ khí là đại biểu ngũ tạng Khách khí là đại biểu lục kinh (tam âm tam dương). Khách khí khi thì hoạt động trên vũ trụ (thuộc tư thiên). Khi thì vận động trong khí quyển và sâu trong lòng đất gọi là tại tuyền (tuyền đài). Những năm có tương khắc, khách khí thường gia lâm vào chủ khí tác động vào chủ vận và chủ khí. Vận khí khách hành khác loại thì ít bệnh tật. Vận khí cùng hành cùng loại tai hại vô cùng. Năm Vận hoả, khí tư thiên cũng hỏa thì gọi là thiên phù. Hoả cộng hoả là lưỡng hoả làm theo thời tiết nóng gấp đôi trạng thái thiên thắng thuộc về nhiệt, rêu lưỡi hình lưỡi chất lưỡi đều biểu hiện nhiệt. Năm vận hoả, năm chi cùng là hoả (Tý Ngọ) gọi là tuế hội thời tiết nắng nóng bệnh tật hoả thịnh tăng cao, hình thể lưỡi thon gọn khô, chất lưỡi ráng đỏ rêu vàng, trạng thái thiên nhiệt, thực nhiệt. Năm vận hoả, tư thiên hoả, năm chi cũng hoả gọi là thái ất thiên phù. Tử vong rất cao, hình lưỡi thuộc cực nhiệt. Năm vận hoả tư địa (tại tuyền) hoả gọi là đồng thiên phù. Năm vận hoả năm chi của khí tư thiên là hoả gọi là đồng tuế. - Thiên văn được vận dụng trong y học. Một đêm ngày: quả đất tự quay quanh trục của mình một vòng. Một tháng: mặt trăng quay quanh quả đất một vòng theo hình số tám (bát quái). Một năm: quả đất quay xung quanh mặt trời một vòng 10 thiên can (góc trời) 12 địa chi (cành đất). - Thiên can liên quan đến tạng phủ Giáp (1) Dương mộc → ĐởmKỷ (6) Âm thổ → TỳẤt (2) Âm mộc → CanCanh (7) Dương kim → Đại trườngBính (3) Dương hoả → Tiểu trườngTân (8) Âm kim → PhếĐinh (4) Âm hoả → TâmNhâm (9) Dương thuỷ → Bàng quangMậu (5) Dương thổ → VịQuý (10) Âm thuỷ → Thận * Địa chi liên quan đến ngũ hành (đã giải thích rõ ở phần trên) Địa chỉ: Tý Hợi (Â - D) Thuỷ Thìn Tuất (D) Thổ Dần Mão (D - Â) Mộc Sửu Mùi (A) Thổ Tý Ngọ (Â - D) Hoả Thân Dậu (D – A) Kim Cơ chế sinh bệnh theo ngũ vận lục khí có liên quan đến trạng thái thiên thắng. Chủ yếu là khí hậu khắc cơ quan và tạng phủ. Tuỳ theo bản tạng thiên thắng mà phát ra bệnh khác nhau liên quan đến kinh mạch, lạc mạch. - Do thuộc tính khác nhau của nguyên nhân gây bệnh, và yếu tố thể chất khác nhau của mỗi người mà có sự khác nhau về chứng trạng và cơ quan phát bệnh. Việc phát bệnh phụ thuộc vào biến hoá khí hậu “ngũ vận lục khí”. Ngũ vận thái quá hay bất cập. Lục khí tư thiên hay tại tuyền mà dẫn đến bệnh tật khác nhau. Ví dụ: năm Đinh Nhâm là năm thuộc vận mộc, Đinh là vận mộc bất cập thì Nhâm là vận mộc thái quá, mộc bất cập tức là táo khí lưu hành, Mộc thái quá tức là phong khí lưu hành. Khi táo khí lưu hành: phát sinh kỳ bệnh, da xanh, đau sườn, đau bụng dưới, dễ đi lỏng, bệnh hàn nhiệt khái thấu. Trong đó xuất hiện triệu chứng của ba tạng: tỳ, can, phế tất nhiên trong trạng thái thiên thắng sẽ có biểu hiện ở lưỡi về rêu lưỡi, chất lưỡi, hình thể ở vùng giữa lưỡi, hai bên rìa lưỡi và 1/3 trước lưỡi, các chỉ tiêu lượng hoá pH, nhiệt độ lưỡi, soi mao mạch lưỡi (thiệt chẩn) sẽ bị chi phối nhất là trên cơ thể bình thường mà có trạng thái thiên thắng trùng với sự biến đổi của khí hậu và ngũ vận lục khí. Nếu như năm mộc thái quá phong khí lưu hành kỳ bệnh, ăn uống kém, không ngon miệng, gầy gò, mệt mỏi, thường đau ngực sườn, hay giận dữ, bụng chướng đầy, các triệu chứng tập trung vào tỳ, vị, can trạng thái thiên thắng sẽ biểu hiện bằng biến đổi rêu lưỡi, chất lưỡi và hình thể lưỡi theo sự phân vùng của tạng phủ trên lưỡi, cụ thể là giữa lưỡi và hai bên rìa lưỡi. Năm Tý Ngọ (địa chi) tại tuyền là thiếu âm quân hoả. Tư tiên là dương minh táo kim, khí tư thiên chủ nửa năm đầu, khí tại tuyền chủ nửa năm sau, như vậy thì việc phát bệnh trong năm cũng khác nhau. Thiếu âm quân hoả tư thiên nhiệt (dâm) thiên thắng lại gặp trạng thái thiên thắng về nhiệt lại càng nhiệt thái quá. Kỳ bệnh: trong ngực tức nóng, họng khô, hồi hộp, sườn phải đầy đau, hàn nhiệt, khái nhiệt khái thấu, nôn máu, ỉa máu, đái máu. Bệnh biểu hiện chủ yếu tâm, phế, can, các hình thể lưỡi ở trạng thái thiên thắng biểu hiện biến đổi nhiều ở đầu lưỡi và hai bên rìa lưỡi. Nếu dương minh tại tuyền táo (dâm) thiên thắng, kỳ bệnh hay nôn, miệng đắng, tâm, sườn, ngực đau, bệnh biểu hiện phế và can, biểu hiện hình thể lưỡi và các chỉ tiêu lượng hoá trong các trạng thái thiên thắng sẽ thay đổi. - Vận dụng trong dự phòng và điều trị. Biện pháp không dùng thuốc. + Châm cứu theo cấu trúc thời gian (Tý Ngọ lưu trú và linh quy bát pháp hay linh quy phi đăng) + Bấm huyệt, chích nhể theo cấu trúc thời gian - Khí công xoa bóp trong dưỡng sinh phòng bệnh - Dùng thuốc + Thu hái thuốc uống thuốc theo cấu trúc thời gian (thời dược học). + Dựa vào mối liên quan chặt chẽ giữa biến đổi khí hậu (học thuyết vận khí) với việc phát sinh phát triển và các trạng thái thiên thắng ở người khoẻ, có lợi cho biện chứng dự phòng và điều trị lâm sàng. Cụ thể là việc lập ra các phương thuốc chính xác. Ví dụ: khí phong thiên thắng thì dùng thuốc tân lương để phát tán trừ phong, khi hoả nhiệt thiên thắng thì dùng thuốc tả hoả, khi thấp thiên thắng thì dùng thuốc thông hạ nhuận táo. Hàn thiên thắng thì dùng thuốc ôn nhiệt táo hàn. Vì vậy cần phải dựa vào yếu tố bản tạng trạng thái thiên thắng ở người khoẻ bình thường cũng như mắc bệnh để có hướng dự phòng và điều trị bằng cách sử dụng phương dược để thay đổi bản tạng của người bệnh. - Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: “tiên học Dịch hậu học Y” Dịch với Y phải hiểu đúng nghĩa là: thượng tri thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự. Thượng chi thiên văn nghĩa là phải xem yếu tố bản tạng và trạng thái thiên thắng của người bệnh: thiên hàn, thiên thấp, thiên nhiệt hoặc là thiên thấp nhiệt liên quan đến vận và khí (là bản mệnh - đã nói ở trên) hạ tri địa lý nghĩa là xem xét về khí hậu về thiên thời về môi trường của địa danh mà người bệnh đang sống; trung tri nhân sự nghĩa là phải xem xét nội bộ gia đình mối quan hệ với bè bạn hoàn cảnh và điều kiện sống, nghề nghiệp, buôn bán, lỗ lãi thất thường đều ảnh hưởng đến tính chất nặng nhẹ sự thăng trầm của tất cả trạng thái bệnh lý. Thông báo Hán Nôm học 2002, tr.75-92 BẢNG PHỤ LỤC /// /// THỊNH SUY CỦA SÁU MƯƠI NĂM VẬN KHÍ TƯƠNG LÂM 六 十 年 運 氣 相 監 盛 衰 圖 Ngũ Phúc lâm môn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2012 1.2. Âm lịch mà ta đang dùng có nguồn gốc từ Trung Quốc mà theo truyền thuyết là do Hoàng Đế (黃帝, 2698 tCn-2599 tCn) phát minh ra và có cơ sở vững chắc từ năm 841 tCn. Nhưng từ đó đến nay đã từng nhiều lần thay đổi mốc định ngày, tháng đầu tiên: - Nhà Hạ (夏, 2205-1766 tCn) chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng Giêng. Quẻ Thái 泰 (小 往 大 來 , 吉, 亨: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh tức: là cái nhỏ, đi, cái lớn lại, tốt, hanh thông) ở Dần cung, khí hậu ấm áp trở lại, tiện cho việc nông, nên ngày Tết Nguyên Đán vừa là ngày lễ mừng mùa Xuân trở lại, vừa là ngày lễ bắt đầu năm mới. Đây là Lịch kiến Dần. - Nhà Thương (商, 1766–1122 tCn), chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng Giêng. Quẻ Lâm 臨 (Nội quái là ☱ Đoài 兌 hay Đầm, Ngoại quái là ☷ Khôn 坤 hay Đất 地; 元亨, 利貞-至于八月有凶: lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi.) ở Sửu, Sửu là trâu, trâu thuộc Thổ là Đất, Đất có thể ngăn nước, chống rét nên trong lễ Lập Xuân người ta làm trâu bằng đất để tống khí lạnh đi. - Nhà Chu (周, Zhou, 1122–256 tCn) chọn tháng Tý (tháng thứ 11) làm tháng Giêng. Quẻ Phục 復 (Nội quái là ☳ Chấn 震 hay Sấm 雷, Ngoại quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地; tượng ngoài núi lại còn có núi nữa) ở Tý cung, tháng 11 thuộc tiết Đông chí, dương bắt đầu sinh, khôi phục lại nguyên khí. Đấy là Lịch kiến Tý. - Nhà Tần (秦, 221 tCn-206 tCn) chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng Giêng. Theo Kinh Dịch thì quẻ Khôn 坤 (Nội quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地, Nội quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地; Đất mẹ, nhu thuận, sinh sản và nâng đỡ muôn vật) ở Hợi cung ( bởi Khôn và Đất, là đầu mối mọi cuộc biến thiên) và tháng 10 thì khí dương đã hàm chứa ở dưới. Đấy là Lịch kiến Hợi. - Đến đời Hán Vũ đế (漢禹帝, 144 tCn) quay lại lấy tháng Giêng là Dần, Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa. Lịch Kiến Dần (Lạc Việt) mới chính xác phù hợp thuyết Âm Dương Ngũ Hành, dĩ nhiên cùng song hành Dương lịch. Tuy nhiên, chú ý sự chuyển mùa tiết do Tuế sai, ví dụ nếu tính từ thời vua Kinh Dương Vương lên ngôi tới nay khoảng 5000 năm, so Tuế sai là đã thay 1 mùa tiếp tối rồi, như Xuân đã thành Hạ tại một vùng đất. Điều này cũng cần xem tại Tử Vi & các phương pháp cổ - có thể đã sai lệch hoàn toàn nếu Âm lịch (Bản mệnh cá nhân) không chỉnh theo Tuế sai . Tháng Chạp - Hợi: 12: Ngày 23/ 12: Tết Ông Công Ông Táo. Tháng Giêng - Tý: 01: Tết Nguyên đán, Tết Thượng Nguyên. Tháng Hai - Sửu: 02. Tháng Ba - Dần: 03: Ngày 10/ 3: Giỗ Tổ Hùng Vương. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 6, 2012 [ Biểu diễn trên sơ đồ quá trình tiến hoá của nhịp sinh học ta được: (xem hình vẽ) + Vòng Địa chi ngoài cùng biểu diễn phân bố cung giờ Địa chi. + Vòng Địa chi trong biểu diễn phân bố các yếu tố nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) theo thời gian Địa chi trong ngày. Cứ qua 1 tháng, vòng Địa chi này vận động nghịch 2 bước bằng 60 độ. Qua 12 tháng, Địa chi nhịp sinh học quay nghịch được 2 vòng. + Ở tháng 11 (tháng Tý), vào giờ Tý đầu tiên, nhịp sinh học vào đầu cung Hợi, thể hiện sự chậm 1 bước của trường khí trên Trái đất so với trường khí Mặt trời. Tháng Tý khắc cung Ngọ của nhịp sinh học đang đóng ở cung giờ Mùi. Giờ Mùi xấu. + Ở tháng 12 (tháng Sửu), nhịp sinh học quay ngược 2 bước (60 độ) làm cho vào giờ Tý đầu tháng Sửu, nhịp sinh học đóng ở đầu cung Sửu. Tháng Sửu khắc cung Mùi của nhịp sing học, đang đóng ở cung giờ Ngọ. Giờ Ngọ xấu. + Ở tháng 1 (tháng Dần), vòng Địa chi nhịp sinh học quay ngược tiếp 2 bước (60 độ) làm cho vào giờ Tý đầu tháng Dần. Nhịp sinh học đóng ở đầu cung Mão. Tháng Dần khắc cung Hợi của nhịp sing học, đang đóng ở cung giờ Thân. Giờ Thân xấu. … Căn cứ vào sơ đồ trên ta có thể lập bảng vị trí các cung của nhịp sinh học tương ứng với các giờ trong ngày của tháng như sau: ị trí tương đối giữa chúng: Độ lệch của nhịp sinh học hay chính là độ trễ. + Ở tháng 11 (tháng Tý), vào giờ Tý đầu tiên, nhịp sinh học vào đầu cung Hợi, thể hiện sự chậm 1 bước của trường khí trên Trái đất so với trường khí Mặt trời. Tháng Tý khắc cung Ngọ của nhịp sinh học đang đóng ở cung giờ Mùi. Giờ Mùi xấu. Tôi tổng hợp như sau: Kết quả lý luận Lạc thư hoa giáp của Bác Vô Trước chính xác. - Trường khí từ ngoài Hệ mặt trời tác động tới là không thay đổi do thời gian vận động của Âm dương Ngũ hành của các trường khí là qúa lớn và trùng nhau, cho nên trường khí gọi chung là từ Vũ trụ: Nguyên khí. Có thể hình dung như cái quạt với nhiều nan quạt, tương ứng phần giữa 2 nan là một hệ vận động... - Trường khí từ Hệ mặt trời tác động vào Trái đất: Thiên can - Thiên khí. - Trường khí do Trái đất tự quay quanh trục Địa chi - Địa khí (Sinh vượng mộ). Thiên can tác động vào Địa chi qua quy tắc hòa, sinh, khắc, bị sinh, bị khắc. - Bản mệnh là do Địa chi sinh ra mà không theo quy tắc 5 trạng thái trên, do con người sống trên Trái đất - hai chân tiếp đất. - Nhịp sinh học do trường khí Mặt trăng quanh xung quanh Trái đất tác động, vị trí Mặt trăng giữa trái đất và mặt trời trong chu kỳ vận động của nó tạo ra giờ Thần hợp và giờ Quan sát, trong đó xem xét tính Tam hợp của Âm dương ngũ hành. - Độ chênh nhịp sinh học do thực tế phản ánh và xây dựng lý thuyết Nhịp sinh học trên. Chú ý Ngũ vận lục khí tương ứng 2 tháng (2 chu kỳ trăng tương đương 5 vận lục khí giữa Hệ mặt trời và trái đất tự quay). - Chú ý khởi thủy tính toán quy luật bắt đầu từ hành Thủy và trạng thái tương hợp như trên. Hiện tại Bác Vô Trước chưa lý giải hợp lý? Đế tính tác động lớn hơn tức ngoài Hệ mặt trời như các phương pháp cổ Tử vi và Thái ất, chúng ta tiếp tục quy ước lớn dần lên. Đồng thời Nguyên khí bao trùm tất cả cần phải được xem xét trong mối quan hệ như thế nào? Mặt khác, cơ sở nào Phong thủy quy ước về Đông - Tây tứ trạch của mỗi Bản mệnh so với 8 hướng: Phúc đức, Thiên y, Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh? trước khi hiểu Tử vi? Cũng phải xem nhịp sinh học như nhịp tim, nhịp thở, ngủ nghỉ... Ngũ Phúc lâm môn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2012 Để xác định thành quả thiên văn trong thuyết Âm dương ngũ hành, cha ông ta đã lưu dấu trong việc đặt tên sai sao Thủy và sao Kim. Theo quy tắc Thổ (Mặt trời) sinh Kim (sao Kim)... do vậy, như trích dẫn sau: tên sao Kim thay bằng sao Thủy và ngược lại. Cả thế giới sử dụng thành quả của dân tộc Việt nhưng đã không còn nhận biết. Cũng từ hiện tượng giờ Quan sát, chúng ta cũng thấy hiện tượng tương ứng Nhật Nguyệt đồng tranh. 1) Lý giải nguyên lý Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi trên Hà đồ Cũng qua đồ hình trên, chúng ta thẩm định lại câu phú: “Nhật Nguyệt Sửu Mùi, bất hiển công danh” thì thấy rằng: Sửu Mùi chính là đường Bạch Đạo. Tức là nơi ánh sáng của Mặt Trời (Sao Thái Dương / Nhật), Mặt Trăng (Sao Thái Âm / Nguyệt) kết thúc ở đó và cản trở nhau. 2) Sao Kim và sao Thủy: Sự lý giải vấn đề này, liên quan đến sự hình thành Hậu thiên Bát quái nguyên thủy đã lý giải ở trên; đồng thời cũng là sự minh chứng bổ sung, rõ nét hơn về tính lý giải sự vận động của vũ trụ từ khởi nguyên cho đến những vấn đề liên quan đến con người của kinh Dịch. Sự lý giải xin được trình bày như sau: Khi trái đất được hình thành và chịu ảnh hưởng của những sự tương tác trong vũ trụ, thì ảnh hưởng lớn nhất chính là sự vận động của Thái dương hệ. Trong 9 hành tinh của hệ Mặt trời mà nhân loại phát hiện được tính từ trong ra ngoài là: 1) Sao Thủy – 2) sao Kim – 3) trái Đất – 4) sao Hỏa – (Giữa quĩ đạo của sao Hỏa & Mộc, có một “Vành đai thiên thạch” với số lượng lên tới hàng 100.000 tảng; kích cỡ mỗi tảng từ hàng trăm mét đến vài trăm km, bay chung quanh Mặt trời) – 5) sao Mộc – 6) sao Thổ – 7) Thiên Vương – 8) Hải Vương – 9) Diêm Vương. Các nhà Thiên văn học hiện đại đã chia 9 hành tinh này thành 2 nhóm. Đoạn trích dẫn sau đây trong sách Vũ trụ quanh em (Nxb Giáo dục – 1998 – Nguyễn Thị Vượng & Nguyễn Thanh Hương; trang 48) chứng tỏ điều này: Căn cứ vào các tính chất vật lý, người ta chia các hành tinh của hệ Mặt trời thành 2 nhóm: – Nhóm I gồm có Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất và Hỏa tinh. – Nhóm II gồm có Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. Các hành tinh trong cùng một nhóm có các tính chất như: Tỉ trọng trung bình, kích thước, thành phần hóa học gần giống nhau. Như vậy, chúng ta có 2 nhóm hành tinh mỗi nhóm gồm 4 hành tinh. Vậy, hành tinh thứ 9 Diêm Vương tinh thuộc nhóm nào? Thật khó xếp hành tinh này vào nhóm nào, vì nó có thành phần hóa học giống hành tinh nhóm 2, nhưng lại có kích thước giống các hành tinh nhóm I. Qua đoạn trích dẫn trên đây, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: các nhà khoa học hiện đại đang đặt vấn đề nhóm loại các hành tinh của hệ Mặt trời; nhưng họ cũng đang lúng túng khi xếp loại sao Diêm Vương tinh. Người viết nhận xét rằng: sự phân cách tự nhiên giữa 2 nhóm chính là “Vành đai Thiên Thạch” đã trình bày ở trên. Trên cơ sở thuyết Âm dương Ngũ hành liên hệ với các hành tinh được đặt tên theo Ngũ hành, xin được trình bày một ý tưởng phân loại các hành tinh trong hệ Mặt trời thành hai nhóm Âm & Dương. Sự phân loại này, về căn bản không thay đổi so với sự phân loại của Thiên văn học hiện đại, nhưng đưa thêm Mặt trời vào hệ thống phân loại của 9 hành tinh thuộc Thái dương hệ. Với cách phân loại theo Âm dương Ngũ hành sẽ dẫn đến sự liên hệ với quái Cấn ở trung cung cho mạng phụ nữ trong thuật Phong Thủy như sau: Trong sự phân loại này, thì hai nhóm theo cách chia của Thiên văn học hiện đại, đều nằm trong hai nhóm theo thuyết Âm dương Ngũ hành. Ở nhóm Âm, đặt vấn đề Mặt trời thuộc hành Thổ ở trung tâm Thái dương hệ. Điều này phù hợp với tính chất trung tâm thuộc Thổ trong Lạc thư Hà đồ. Xin xem hình minh họa dưới đây. Đến đây, xin lưu ý bạn đọc là: theo thiên văn học cổ Đông Phương thì sao Thủy (theo cách gọi ngày nay, có xuất xứ từ văn minh Tây Phương), trước đây gọi là sao Kim; sao Kim (theo cách gọi ngày nay), trước đây gọi là sao Thủy. Hiện tượng này, được chứng tỏ bởi đoạn trích dẫn dưới đây, trong sách Chu Dịch Vũ trụ quan (sách đã dẫn, trang 160): Căn cứ vào chu kỳ hành tinh thời cổ đại ghi chép (Ban Cố, Tiền Hán thư), đối chiếu với thiên văn học hiện đại, đưa ra cứ liệu con số thì đa số chu kỳ hành tinh phù hợp tương đối tốt. Khác biệt duy nhất là sao Kim đời cổ tương đương với sao Thủy (Mercury), và sao Thủy đời cổ tương đương với sao Kim (Venus). Như vậy, trong nhóm Âm gồm 4 hành tinh trong thiên văn hiện đại – nếu gọi tên theo thời cổ sẽ là: sao Kim – sao Thủy – Địa cầu – sao Hỏa; thì trong nhóm này – nếu tính luôn Mặt trời thuộc hành Thổ theo cách chia mới thì chúng ta sẽ thấy một chiều Ngũ hành tương sinh (*) từ trong ra ngoài; nhưng thiếu hành Mộc ở đúng vị trí của Địa cầu. Xin xem hình minh họa dưới đây: * Chú thích: Lý Ngũ hành tương sinh thuộc Dương, nhưng vật thể hiện lý thuộc Âm; theo nguyên tắc trong Âm có Dương và ngược lại. Điều này đã minh chứng ở phần trên”Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên và Lạc thư Hà đồ”: Tổ Mẫu biểu tượng của Âm sinh; “lên núi“ biểu tượng của Dương. Trong khi đó, theo phần chứng minh ở trên thì quái Cấn thuộc Âm Mộc – khi liên hệ Hậu thiên Bát quái nguyên thủy với Hà đồ. Như vậy – (trùng khớp với các hiện tượng liên quan giữa kiến thức Thiên văn học hiện đại và các vấn đề đã đặt ra về những nguyên lý căn bản của thuyết Âm dương Ngũ hành và Hậu thiên Bát quái nguyên thủy – đã được chứng minh và phục hồi từ nền văn minh Văn Lang) – chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đặt Trái đất chính là hành Mộc, cụ thể là Âm Mộc – tượng là quái Cấn (Đã chứng minh ở trên: Hà đồ & Hậu thiên Bát quái nguyên thủy). Xin xem hình minh hoạ ở trên. Với cách phân chia theo thuyết Âm dương Ngũ hành sẽ lý giải những hiện tượng đang được quan tâm sau đây: @ Theo lý Âm dương Ngũ hành – trong cách phân chia như trên – sẽ không có hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt trời sau Diêm Vương tinh, có thuộc tính tương tự như những hành tinh đã phát hiện mà khoa thiên văn học hiện đại đang tìm kiếm. Nếu có, thì khả năng chỉ là vành khăn khí hoặc bụi bao quanh Thái dương hệ. Bởi vì, đã có sự cân bằng Âm dương và Ngũ hành như sau: Nhóm 1– thuộc Âm: Mặt trời và 4 hành tinh vòng trong –theo lý tương sinh thuộc Dương là: Thổ – Kim – Thủy – Mộc (Địa cầu) – Hỏa. Trong đó, Mặt trời – trong cùng – có kích thước của hành tinh nhóm II (mặc dù lớn hơn rất nhiều). Nhóm 2 – thuộc Dương: năm hành tinh vòng ngoài – theo lý tương khắc thuộc Âm là: Mộc – Thổ – Thủy (Thiên Vương) – Hỏa (Hải Vương) – Kim (Diêm Vương). Trong đó, hành tinh Diêm Vương – ngoài cùng – kết thúc chu kỳ Âm dương Ngũ hành sinh – khắc, nên có kích thước của hành tinh nhóm I (trở lại trạng thái ban đầu). Luận điểm này trái ngược với luận điểm của ông Lưu Tử Hoa. Trong luận văn tiến sĩ bảo vệ tại Paris, ông Lưu Tử Hoa chứng minh rằng: có khả năng tồn tại một hành tinh thứ 10 trong Thái dương hệ. Đoạn trích dẫn sau đây trong sách Chu Dịch vũ trụ quan (sách đã dẫn, trang 159) để bạn đọc tham khảo: Trong trời đất, muôn vật đều xuất phát từ trung tâm, nhưng phải đến Âm dương tác động vào vũ trụ để sinh ra muôn vật. Thực thể muôn vật cũng đều là Âm dương. Phù hiệu dương được thể hiện bằng một vạch liền, phù hiệu âm thể hiện bằng một vạch đứt. Các quẻ trong Bát quái chỉ là những phù hiệu vạch liền và vạch đứt mà thôi. Sự sắp xếp của Bát quái là đại biểu tổ hợp cụ thể nhất và có hệ thống nhất trong vũ trụ. Trong vũ trụ, thái dương hệ đã được nghiên cứu khá tường tận. Do đó, muốn luận chứng ý nghĩa vũ trụ của Bát quái, trước hết, phải luận chứng nó tồn tại trong thái dương hệ hay không. Ông Lưu Tử Hoa sắp xếp hành tinh trong thái dương hệ phối hợp với Bát quái, mỗi quẻ của Bát quái đối ứng với mỗi tinh cầu, và phát hiện tính quy luật rõ ràng (1). Có thể định ra thuộc tính quẻ của ba thiên thể trong Bát quái. Ngay trong “Thuyết quái” cũng đã viết: “Ly vi nhật, Khảm vi nguyệt, Khôn vi địa”. (Ly là Mặt trời, Khảm là mặt trăng, Khôn là đất). Trong quan niệm người Trung Quốc cổ đại thường có 5 tinh cầu: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Căn cứ vào thuộc tính Ngũ hành có thể xác định phương vị sắp xếp không gian. Ông Lưu Tử Hoa cho đông nam là vị trí dương, tây bắc là vị trí âm, thì ba sao mộc, hỏa, thổ của vị trí dương ở cùng một vị trí của ba quẻ Chấn, Đoài, Kiền thuộc vị trí dương của Bát quái, cho nên có thể theo thứ tự đem quẻ Chấn hợp với sao mộc, quẻ Đoài hợp với sao hỏa, quẻ Kiền hợp với sao thổ. Cũng nguyên lý đó, hai quẻ Tốn, Cấn ở vị trí dương còn lại, đối ứng với hai sao Kim, Thủy, vì vậy, đem quẻ Tốn hợp với sao kim đời cổ, quẻ Cấn hợp với sao thủy đời cổ. Căn cứ vào chu kỳ hành tinh thời cổ đại ghi chép (Ban Cố, Tiền Hán thư), đối chiếu với thiên văn học hiện đại, đưa ra cứ liệu con số thì đa số chu kỳ hành tinh phù hợp tương đối tốt. Khác biệt duy nhất là sao kim đời cổ tương đương với sao thủy (Mercury), và sao thủy đời cổ tương đương với sao kim (Venus). Ngoài ra, Mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh (5 sao), Lưu Tử Hoa thống nhất gọi là tinh cầu sơ kỳ. Trung Quốc cổ đại phát hiện có bốn sao, gọi là bốn sao góc, Lưu Tử Hoa thống nhất gọi là tinh cầu hậu kỳ. Lưu Tử Hoa đem ba sao có trong đó so sánh với ba sao Vương tinh (Thiên vương tinh, Hải vương tinh và Minh vương tinh), tức là: Đạo tinh (sao Đạo) tương đương với Thiên vương tinh (sao Thiên vương), Thiên Cẩu tinh (sao Thiên cẩu) tương đương với Hải vương tinh (sao Hải vương), Chủng lăng tinh (sao Chủng lăng) tương đương với sao Minh vương tinh (sao Minh vương). Còn có (sao) Nữ bạch vẫn không có hành tinh hiện đại đối ứng với nó. Như vậy, vẫn thiếu một hành tinh có thể đối ứng với Nữ bạch tinh (sao Nữ bạch). Lưu Tử Hoa đề xuất một giả thuyết, vẫn tồn tại một hành tinh còn chưa phát hiện, đặt tên là Mộc vương tinh (sao Mộc vương) (2). Tất cả những điều Lưu Tử Hoa trình bày trên, là để chứng minh tinh cầu của thái dương hệ cũng phải tồn tại từng đôi phối hợp. Nếu không, quan hệ Âm dương ngang hàng của thái dương hệ sẽ không thể duy trì được lực lượng Âm dương ngang hàng, thái dương hệ sẽ chóng tan vỡ. Do đó, ông đã kết hợp nguyên lý Dịch học với tri thức thiên văn học hiện đại để tiến hành nghiên cứu. Trước hết, ông suy luận thêm hình sao chôn ốc của Mor (nhà thiên văn học người Pháp, 1928) kết hợp với số Hà đồ Lạc thư. Mor cho rằng: cấu tạo hệ thái dương là ánh sáng Mặt trời chiếu trên vân sao chôn ốc, do đó, lấy thái dương hệ làm trung tâm chia thành hai chi nhánh, một chi nhánh sản sinh sao kim, địa cầu, sao mộc; một chi nhánh sản sinh nhất cầu, sao thủy, sao hỏa. Lưu Tử Hoa thay số Hà đồ, Lạc thư vào hình thái cực và cũng chia thành hai hệ, dùng Bát quái phối hợp với nó. Sau đó, tính toán ước giản mật độ và tốc độ tinh cầu, thì hằng số của nó đều thành từng đôi phối hợp với nhau, chỉ có thiên vương tinh (sao thiên vương) vẫn thiếu đôi phối hợp, điều đó giúp Lưu Tử Hoa dự đoán ra hệ thái dương tồn tại hành tinh thứ 10 (xem hình vẽ). -------------------------------------------------------- Chú thích hình vẽ: 1. Hình này vẽ ra theo số lý phối hợp từng đôi với tinh cầu, kết hợp với Dịch học là bộ phận hạt nhân luận văn tiến sĩ của Lưu Tử Hoa. 2. Hình này lấy tám sao thời kỳ đầu (sơ kỳ) phối hợp với Bát quái, và căn cứ vào số lý chia thành ba đôi phối hợp, chứng minh cho nhau theo cứ liệu con số (mật độ) tốc độ tinh cấu từng đôi phối hợp. Ước số mỗi đôi phối hợp là 60. Trong đó, phối hợp từng đôi: hệ địa nguyệt với hệ thổ nhật; Mộc tinh và Kim tinh; Thủy tinh và Hỏa tinh. Điều đó hiển nhiên phù hợp quy luật thái cực gộp ba làm một, Âm dương Ngũ hành phối hợp với nhau. 3. Chấn, Cấn, Đoài, Tốn đại biểu bốn sao mộc, hỏa, kim, thủy, là phát triển ra từ hai sao chủ thể, đại biểu là Kiền Khôn, trở thành 4 sao mẹ trong hành tinh. Từ 4 sao mẹ sinh ra 4 sao con, đại biểu là lâm, cấu, độn, phục (4 sao vương tinh). 4. Bốn sao vương tinh bao gồm cả một vương tinh đã dự đoán, 9 là hằng số giống nhau của (mật độ) tốc độ của mỗi đôi vương tinh phối hợp. 5. Ba đôi của tám sao thời kỳ đầu (sơ kỳ) phối hợp thành đôi và dung hoà (mật độ) tốc độ của hai đôi vương tinh là 198, đó là trung tâm tuyệt đối của hệ thái dương, tương đối với quan hệ Bát quái và thái cực (3). thiên văn hiếm gặp nhất thế kỷ - phải đến 105 năm nữa mới lặp lại - sao Kim đi ngang qua mặt trời. Sao Kim hiện ra như một chấm đen tròn nhỏ lướt từ từ qua đĩa sáng của mặt trời do khoảng cách giữa trái đất và sao Kim khá xa. Ảnh: AP. Hiện tượng trên có tên là Venus transit, xảy ra khi sao Kim - hành tinh song sinh và có quỹ đạo nằm trong quỹ đạo của trái đất - đi vào giữa trái đất và mặt trời cũng giống như nhật thực. Tuy nhiên, do khoảng cách giữa trái đất và sao Kim khá xa nên khi hiện tượng xảy ra người xem thấy hành tinh này hiện ra như một chấm đen tròn nhỏ lướt từ từ qua đĩa sáng của mặt trời. "Hiện tượng diễn ra trong 6 tiếng 40 phút. Đây hầu như là cơ hội cuối cùng cho mỗi người để ngắm nhìn sao Kim qua đĩa mặt trời, vì phải đến năm 2117 hiện tượng mới xuất hiện lần nữa", ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn và Vũ trụ Việt Nam nói. Nhiều nước trên thế giới quan sát được hiện tượng này. Các khu vực như Đông Á, châu Đại dương, Thái Bình Dương, một phần Bắc Mỹ quan sát được toàn phần quá trình kể từ khi sao Kim bắt đầu đi vào và đi ra khỏi đĩa mặt trời. Châu Âu, Đông Bắc châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á bắt đầu quan sát được hiện tượng từ lúc sáng sớm ngày mai khi sao Kim đã đi vào đĩa mặt trời. Trong khi đó vùng Bắc Mỹ và một phần Nam Mỹ quan sát được hiện tượng lúc mặt trời lặn. Sơ đồ minh họa những nơi có thể nhìn thấy được sao Kim đi ngang mặt trời vào ngày 5-6/6/2012 tại các nơi trên thế giới. Đồ họa: HAAC. Tại Việt Nam, theo anh Trần Thái Sơn, câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC), chúng ta không quan sát được quá trình đi vào đĩa mặt trời của sao Kim, nhưng sẽ xem được các diễn biến tiếp theo cho đến tận khi sao Kim ra khỏi mặt trời. "Ở Việt Nam, ngay từ khi mặt trời vừa ló, sao Kim đã nằm trong đĩa mặt trời, và tiếp tục diễn tiến qua đĩa mặt trời cho đến khi kết thúc vào khoảng 11h50 trưa mai", Thái Sơn cho hay. Xem mô phỏng sao Kim đi ngang qua mặt trời Cứ hơn một thế kỷ, hiện tượng này mới xảy ra hai lần cách nhau 8 năm. Trong thời đại của chúng ta, hai lần cách nhau 8 năm xảy ra vào ngày 8/6/2004 và ngày 6/6/2012 tới đây. Để chờ đón hai lần tiếp theo, chúng ta sẽ phải đợi đến ngày 11/12/2117 và ngày 8/12/2125. Những lần gần đây nhất sao Kim di chuyển ngang qua mặt trời là vào các năm 1639, 1761, 1769, 1874, 1882 và 2004. Do đó, lần Venus transit này là sự kiện không thể bỏ qua cho bất cứ ai yêu thích bầu trời. Cách quan sát sao Kim đi qua mặt trời an toàn KHÔNG nhìn trực tiếp vào mặt trời bằng mắt thường, ống nhòm hay kính thiên văn. Mắt có thể bị tổn thương nặng, thậm chí là mù ngay lập tức. Không dùng phim X- quang, kính râm, giấy nhôm gói quà, các thiết bị tự chế để làm giảm ánh sáng của mặt trời khi quan sát, vì những dụng cụ đó không đảm bảo lọc được các tia tử ngoại, hồng ngoại, gây tổn thương cho mắt. Để quan sát mặt trời an toàn, người quan sát có thể mua những tấm kính lọc mặt trời để bao phủ thiết bị quan sát hoặc mua một chiếc kính lọc để đeo vào mắt. Cách an toàn và đơn giản nhất là quan sát gián tiếp mặt trời - sử dụng kính thiên văn hay một mắt của ống nhòm để chiếu ảnh của đĩa mặt trời lên một tấm bìa trắng. Hình ảnh xuất hiện trên tầm bìa sẽ an toàn cho việc quan sát cũng như chụp ảnh, nhưng phải chắc chắn là đã che đi ống finder của kính thiên văn hay mắt không sử dụng của ống nhòm và nghiêm cấm tất cả mọi người nhìn qua đó. Hương Thu Ngũ Phúc lâm môn Share this post Link to post Share on other sites