Posted 2 Tháng 6, 2009 Cầu thang trong phong thủy Lạc Việt TNTT>) Trong kiến trúc hiện đại, một thành tố không thể thiếu góp phần cấu thành ngôi nhà, đó là cầu thang. Nó góp phần tạo nên nét thẩm mỹ nội thất và đóng vai trò quyết định cho sinh khí ngôi nhà, nhất là những nhà nhiều tầng Hình 1Xét dưới góc nhìn Phong thủy thì cầu thang chiếm một phần diện tích trong nhà mang tính động. Cầu thang có xu hướng vươn lên cao. Bởi vậy trong phong thủy quan niệm cầu thang thuộc Mộc. Là đường dẫn khí lên các tầng trên. Do vậy, cầu thang không được thoái khí và phải bảo đảm tính chứa và dẫn khí. Hình 2 Hai bên các bậc cầu thang phải có thành cầu thang để che chắn. Những cầu thang xây theo kiểu hiện đại như cầu thang xương cá, cầu thang không có thành chắn đều không được tốt theo quan niệm phong thủy. Hình minh họa trong bài cho thấy những loại cầu thang không tốt. Hình 3 Trên đây là hình minh họa loại cầu thang hoàn toàn vô khí, vì không có tính dẫn khí lên các lầu trên (h.3). Đặc biệt không dùng cầu thang xoắn quanh cột (h.4). Loại cầu thang này sẽ tạo một khí xoắn quanh cột khiến Dương khí bị xoắn lại hại gia chủ và người nam trong nhà - Tùy vị trí cầu thang với các phương vị:Trung cung hại gia chủ. Đoài - con út; Cản - Cha mẹ, Khảm - Trung Nam, Chấn - Trưởng nam, Cấn - Thiếu Nam, Khôn - Mẹ, Ly - Trung Nữ, Tốn - Trưởng nữHình 4Cầu thang nên tránh đặt giữa nhà. Trong trung cung lại chia làm 9 phần như phương pháp tìm trung cung của diện tích đất. Phần giữa của Trung cung gọi là biệt cung, đặc biết cấm kỵ đặt bậc cầu thang ở đây. Các trường hợp bất khả kháng thì cũng cố tránh đặt bậc cầu thang đầu tiên vào giữa nhà . Bởi vì Trung cung thuộc hành thổ, sẽ bị cầu thang thuộc Mộc khắc. Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu. Số bậc cầu thang mỗi tầng phải chia hết cho 4 và dư 1.Hình 5Lưu ý hành lang, bậc nghỉ liên quan đến cầu thang phải có gờ bao phía dưới tay vịn để tránh thoái khí (h.5).Cầu thang cũng không được đâm thẳng vào bếp hoặc cửa nhà vệ sinh ở bất cứ tầng nào (h.1).Đồng thời, cần lưu ý không để đà ngang (xà nhà) đè lên cầu thang Cầu thang nên đặt ở những nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào ở trong căn nhà và đi từ hướng tốt đi lên. Như vậy sẽ bảo đảm được các tầng trên thu được khí tốt của căn nhà. Tuyệt đối kiêng kỵ đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên. Bởi vì, khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đặt đi từ phía sau nhà lên các tầng trên sẽ lần lượt suy khí. Người ở trong nhà sức khỏe, tài lộc sẽ suy giảm. Thậm chí khi dương khí suy kiệt nặng, âm khí vượng sẽ dễ mắc các bệnh hoang tưởng và thần kinh Trong Phong Thủy cầu thang còn được coi như khúc ruột trong cơ thể người. Bởi vậy tránh làm cầu thang đứt đoạn. Cụ thể là: Tầng một thì cầu thang đặt ở đầu hành lang, lên tầng 2 - 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang, hoặc vị trí khác. Trường hợp này phải khắc phục bằng cách trải thảm nối các bậc và các vị trí cầu thang lại. Trong trường hợp nhà không vượng khí, đủ để dẫn lên các tầng trên qua cầu thang, thì nên đặt hồ nước phun dưới gầm cầu thang và có đèn chiếu sáng, để tăng cường sinh khí (h.2). Cầu thang luôn phải đi lên từ hướng tốt của gia chủ - đây là điều kiện tối thiểu.Nguyễn Vũ Tuấn AnhTrung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Thanh Niên Online Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 7, 2009 Xin được hỏi thêm cho rõ là gờ bao dưới tay vịn là phải ntn? Cầu thang đi lên từ hướng tốt là như thế nào? Bậc đầu tiên của cầu thang nằm trong cung tốt của gia chủ hay lưng của người bước lên bậc cầu thang đầu tiên hướng ra hướng tốt? Rất mong nhận được câu trả lời. Xin chân thành cám ơn! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2009 Rất mong bác Thiên Sứ và các anh chị trên diễn đàn tư vấn giúp cho tôi một việc. Cầu thang đi lên theo hướng nào, thuận chiều hay ngược chiều kim đồng hồ có quan trọng không ạ. Tôi tham khảo một số bài trên mạng thì nói là nhất thiết phải làm ngược chiều kim đồng hồ trong khi hỏi một ông thầy tôi khá tin tưởng lại bảo phải làm thuận chiều kim đồng hồ. Vợ chồng tôi đang bối rối quá vì việc này cần phải quyết định ngay. Rất mong được bác Tuấn Anh và các anh chị ở trung tâm bớt chút thời gian trả lời giúp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2009 Rất mong bác Thiên Sứ và các anh chị trên diễn đàn tư vấn giúp cho tôi một việc. Cầu thang đi lên theo hướng nào, thuận chiều hay ngược chiều kim đồng hồ có quan trọng không ạ. Tôi tham khảo một số bài trên mạng thì nói là nhất thiết phải làm ngược chiều kim đồng hồ trong khi hỏi một ông thầy tôi khá tin tưởng lại bảo phải làm thuận chiều kim đồng hồ. Vợ chồng tôi đang bối rối quá vì việc này cần phải quyết định ngay. Rất mong được bác Tuấn Anh và các anh chị ở trung tâm bớt chút thời gian trả lời giúp 1. Cầu thang theo quan điểm của phong thủy nên đặt vị trí tốt và đón khí, hướng từ trái qua phải hay không chưa quan trọng bằng việc đón khí đi lên. 2. Quan điểm cầu thang ngược chiều kim đồng hồ hợp lý hơn vì như thế tim người vận hành thang gần với tâm của cầu thang ( nếu là thang vòng) vì thế mức độ dao động của tim bớt hơn so với vận hành thuận chiều. Như thế sẽ đi lại trên cầu thang kiểu này sẽ bớt mệt hơn. Hợp lý về công năng cũng là hợp với Phong thủy. Sơ qua vậy để chị biết mà lụa chọn. Chúc vạn sự lành. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2009 Xét về ý nghĩa trong phòng thủ khi bị tấn công ( thời xưa) thang xoắn thuận ( ngc kim đh ) sẽ thuận lợi hơn cho người thủ thuận tay phải dứng bậc trên trên ( mà đa số con người ta thuận phải ) Thân ái Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2009 Hà Uyên nghĩ: trước khi về tới nhà trong khoảng cách 10m - 12m, người chủ nhà đi theo hướng nào ? - Về tới nhà rẽ tay phải vào nhà. - Về tới nhà rẽ tay trái vào nhà Hai cách bất dịch trên sẽ đưa ra được phương án: cầu thang thuận chiều kim đông hồ, hay ngược chiều kim đồng hồ. Ví dụ: gia chủ đi từ hướng Nam tới hướng Bắc để về nhà, nếu rẽ trái, thì cầu thang trong nhà khi đi lên, cũng theo chiều nghịch kim đồng hồ. Con khi rẽ phải để vào nhà, thì cầu thang đi lên tầng thuận chiều kim đồng hồ. Tại sao lại như vậy ? - Khi chúng ta đi xe gắn máy, thì chúng ta chống chân phải rất gượng, mà theo bản năng hầu như tất cả mọi người đều chống bằng chân trái. - Từ nguyên lý này, mà người Nhật đã đặt xích kéo ở bên phải. Khác hẳn với người Nga xe milkho và người Đức xe mokich. Đều tiến tới giới hạn bền của vật liệu, nhưng xe của Nhật sản xuất vẫn được đánh giá là cao về chất lượng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2009 Cầu thang trong phong thủy Lạc Việt TNTT>) Trong kiến trúc hiện đại, một thành tố không thể thiếu góp phần cấu thành ngôi nhà, đó là cầu thang. Nó góp phần tạo nên nét thẩm mỹ nội thất và đóng vai trò quyết định cho sinh khí ngôi nhà, nhất là những nhà nhiều tầng Hình 1 Xét dưới góc nhìn Phong thủy thì cầu thang chiếm một phần diện tích trong nhà mang tính động. Cầu thang có xu hướng vươn lên cao. Bởi vậy trong phong thủy quan niệm cầu thang thuộc Mộc. Là đường dẫn khí lên các tầng trên. Do vậy, cầu thang không được thoái khí và phải bảo đảm tính chứa và dẫn khí. Hình 2 Hai bên các bậc cầu thang phải có thành cầu thang để che chắn. Những cầu thang xây theo kiểu hiện đại như cầu thang xương cá, cầu thang không có thành chắn đều không được tốt theo quan niệm phong thủy. Hình minh họa trong bài cho thấy những loại cầu thang không tốt. Hình 3Trên đây là hình minh họa loại cầu thang hoàn toàn vô khí, vì không có tính dẫn khí lên các lầu trên (h.3). Đặc biệt không dùng cầu thang xoắn quanh cột (h.4). Loại cầu thang này sẽ tạo một khí xoắn quanh cột khiến Dương khí bị xoắn lại hại gia chủ và người nam trong nhà - Tùy vị trí cầu thang với các phương vị:Trung cung hại gia chủ. Đoài - con út; Cản - Cha mẹ, Khảm - Trung Nam, Chấn - Trưởng nam, Cấn - Thiếu Nam, Khôn - Mẹ, Ly - Trung Nữ, Tốn - Trưởng nữ Hình 4Cầu thang nên tránh đặt giữa nhà. Trong trung cung lại chia làm 9 phần như phương pháp tìm trung cung của diện tích đất. Phần giữa của Trung cung gọi là biệt cung, đặc biết cấm kỵ đặt bậc cầu thang ở đây. Các trường hợp bất khả kháng thì cũng cố tránh đặt bậc cầu thang đầu tiên vào giữa nhà . Bởi vì Trung cung thuộc hành thổ, sẽ bị cầu thang thuộc Mộc khắc. Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu. Số bậc cầu thang mỗi tầng phải chia hết cho 4 và dư 1. Hình 5Lưu ý hành lang, bậc nghỉ liên quan đến cầu thang phải có gờ bao phía dưới tay vịn để tránh thoái khí (h.5).Cầu thang cũng không được đâm thẳng vào bếp hoặc cửa nhà vệ sinh ở bất cứ tầng nào (h.1).Đồng thời, cần lưu ý không để đà ngang (xà nhà) đè lên cầu thangCầu thang nên đặt ở những nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào ở trong căn nhà và đi từ hướng tốt đi lên. Như vậy sẽ bảo đảm được các tầng trên thu được khí tốt của căn nhà. Tuyệt đối kiêng kỵ đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên. Bởi vì, khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đặt đi từ phía sau nhà lên các tầng trên sẽ lần lượt suy khí. Người ở trong nhà sức khỏe, tài lộc sẽ suy giảm. Thậm chí khi dương khí suy kiệt nặng, âm khí vượng sẽ dễ mắc các bệnh hoang tưởng và thần kinh Trong Phong Thủy cầu thang còn được coi như khúc ruột trong cơ thể người. Bởi vậy tránh làm cầu thang đứt đoạn. Cụ thể là: Tầng một thì cầu thang đặt ở đầu hành lang, lên tầng 2 - 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang, hoặc vị trí khác. Trường hợp này phải khắc phục bằng cách trải thảm nối các bậc và các vị trí cầu thang lại. Trong trường hợp nhà không vượng khí, đủ để dẫn lên các tầng trên qua cầu thang, thì nên đặt hồ nước phun dưới gầm cầu thang và có đèn chiếu sáng, để tăng cường sinh khí (h.2). Cầu thang luôn phải đi lên từ hướng tốt của gia chủ - đây là điều kiện tối thiểu. Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Thanh Niên Online Cầu thang là một bộ phận quan trọng , là nơi chuyển tải khí Lành đi tới các tầng của căn nhà . Do vậy, cầu thang được xây dựng tại cung đắc địa sẽ có lợi vô cùng . Cầu thang có hình dạng Thủy , vì hình dáng uốn khúc , uốn lượn . Nhưng theo bài viết này, cầu thang thuộc hành Mộc , chắc vì điều này mà các nhà trong thành phố thường làm những bể cá Sơn Thủy dưới gầm cầu thang , để lợi dụng Thủy sinh Mộc . Nhưng thực sự thì TN vẫn suy nghĩ rằng cầu thang mang hành Thủy , và nếu làm bể cảnh Sơn Thủy dưới gầm cầu thang chưa chắc đúng đắn . TN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2009 Cầu thang là một bộ phận quan trọng , là nơi chuyển tải khí Lành đi tới các tầng của căn nhà . Do vậy, cầu thang được xây dựng tại cung đắc địa sẽ có lợi vô cùng . Cầu thang có hình dạng Thủy , vì hình dáng uốn khúc , uốn lượn . Nhưng theo bài viết này, cầu thang thuộc hành Mộc , chắc vì điều này mà các nhà trong thành phố thường làm những bể cá Sơn Thủy dưới gầm cầu thang , để lợi dụng Thủy sinh Mộc . Nhưng thực sự thì TN vẫn suy nghĩ rằng cầu thang mang hành Thủy , và nếu làm bể cảnh Sơn Thủy dưới gầm cầu thang chưa chắc đúng đắn . TN Theo Phạm Cương cầu thang về cơ bản là trục giao thông theo chiều thẳng đúng nên có xu hướng vươn cao( mộc), còn về về tiểu tiết thì uốn lượn, các bậc nhấp nhô( thủy) Nhưng xét tổng thể để khái quát lên thì tượng Mộc là hình tượng chủ đạo của cầu thang. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2009 Cầu thang là một bộ phận quan trọng , là nơi chuyển tải khí Lành đi tới các tầng của căn nhà . Do vậy, cầu thang được xây dựng tại cung đắc địa sẽ có lợi vô cùng . Cầu thang có hình dạng Thủy , vì hình dáng uốn khúc , uốn lượn . Nhưng theo bài viết này, cầu thang thuộc hành Mộc , chắc vì điều này mà các nhà trong thành phố thường làm những bể cá Sơn Thủy dưới gầm cầu thang , để lợi dụng Thủy sinh Mộc . Nhưng thực sự thì TN vẫn suy nghĩ rằng cầu thang mang hành Thủy , và nếu làm bể cảnh Sơn Thủy dưới gầm cầu thang chưa chắc đúng đắn . TN Cầu thang là nơi đưa khí lên tầng trên, cần phải tốt. Nhưng gầm cầu thang lại là chỗ cực xấu. Nhà nào đặt bể cá dưới gầm cầu thang thì chủ nhà thường hay đau yếu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2009 Cầu thang về cấu trúc có xu hướng lên cao và là nơi dẫn dương khí lên cao, nên thuộc hành Mộc. Cũng có thể tưởng tượng như cây đứng thẳng hút dưỡng chất và nước đi lên nuôi các nhánh và lá. Tưởng tượng thôi, nhưng hai hình tượng có gì đó tương đồng. Và trong lý học còn cho rằng cầu thang mang hình tượng con rồng. Như vậy lại thêm một sự trùng hợp là phương Đông thuộc Mộc, biểu tượng linh thú là Thanh Long, rồng xanh. Do vậy có gì đó thống nhất hay ít ra là trùng hợp. Và trong dân gian đôi khi lại nghe câu "rồng hút nước", khi thấy bão lớn tạo lốc xoáy thành cột khí cuốn lên cao, như rồng đang hút nước, như cây hút nước. Hồ nước để dưới gầm cầu thang, tốt hay xấu, cần phải xét thêm vài tiêu chí của phong thủy. Cầu thang phải đảm bảo đưa khí lên cao, như là động mạch lớn chuyển khí huyết đến các chi và cơ quan. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2009 Anh Thiên Đồng thân mến, về hình tượng con rồng uống nước làm vượng khí rồng thì cũng đúng rồi đấy là tính hình tượng của phép Loan đầ. Tuy nhiên nói cầu thang uốn lượn liên tượng con rồng, qui về Thanh long cho là thuộc mộc thì không hẳn đúng. Ta có thể thấy Hình tượng uốn lượn nhấp nhô mái của Trung tâm hội nghị quốc gia như con rồng nhà L , tuy nhiên đây vẫn coi là Thủy hình. Tính hình tượng trong phong thủy và các tượng hình thể biểu hiện của Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là có sự khác biệt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 9, 2009 Như vậy lại thêm một sự trùng hợp là phương Đông thuộc Mộc, biểu tượng linh thú là Thanh Long, rồng xanh. Do vậy có gì đó thống nhất hay ít ra là trùng hợp.Phạm Cương thân mến, câu này không phải câu khẳng định. Share this post Link to post Share on other sites