Guest

Âm Dương Lịch

8 bài viết trong chủ đề này

CÓ PHẢI ÂM DƯƠNG LỊCH
THUỘC NỀN VĂN MINH LẠC VIỆT

BÀNG LỆ

Trong Âm dương lịch tháng đầu tiên của năm mới được gọi là tháng Giêng, rồi tới tháng Hai .. nhưng sau tháng Mười thì lại là tháng Một. Vì cớ gì mà chắc nhà làm lịch ngày xưa lại xếp đặt các tháng trong năm như thế?

Dương lịch được sử dụng tại Việt Nam chừng một vài thế kỷ nay. Trước đây Việt Nam dùng Âm Dương lịch (ÂDL). Đó là loại lịch thường được người Việt gọi là Lịch ta. Gọi nôm na như vậy là do thói quen có từ thời ông Bà còn truyền lại. Sao lại có thói quen gọi là ÂDL là lịch ta mà không gọi là lịch Tây trong khi lịch sự Việt Nam mất tới một ngàn năm Bắc thuộc với chính sách đồng hóa khắc nghiệt và người Hoa vẫn tự hào đó là thành quả thuộc về nền văn minh của đất nước họ. Cách gọi là lịch Ta của người Việt đã phủ nhận sự tự hào đó đồng thời đã xác nhận một cách rõ ràng rằng ÂDL hay Âm lịch là một phát minh của dân tộc Lạc Việt – là kết quả của thuyết Âm Dương Ngũ Hành – của nền văn minh Lạc Việt.

Âm Lịch rất phức tạp, người ta dùng Âm lịch để xem ngày, tháng, giờ tốt xấu. Xem ngày thuộc ảnh hưởng của Sao nào. Xem tiết khí để biết khí hậu, thời tiết, biết ngày gieo trồng cho đúng thời vụ. Âm lịch rất đa dạng và chính xác.

Sự đa dạng và chính xác của Âm lịch cho thấy đó phải là một công trình nghiên cứu vĩ mô và lâu dài. Vì vậy mới có được những kiến thức về sự vận động của các thiên thể trong Thái dương hệ. Bảng tiết khí đã chứng minh điều đó – tất nhiên phải là hệ quả của sự vận động ấy.

Ngược về hàng ngàn năm trước, các nhà thiên văn cổ đã quan sát chu kỳ xuất hiện của các thiên thể như sao Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, rồi ghi lại sự vận hành đó theo mô hình dưới đây gọi là Hà Đồ:


Posted Image

Kinh văn của thuyết Âm Dương Ngũ Hành giảng giải:
- Thiên dĩ nhất sinh thủy nhi địa dĩ lục thành chi (Trên bầu trời vào tháng Một sẽ thấy sao Thủy xuất hiện và ở dưới đất vào tháng Sáu cũng như vậy).
Nhất lục công tông (Một và sáu cùng họ tức tháng Một và tháng Sáu có sao Thủy xuất hiện).
- Địa dĩ nhị sinh Hỏa nhi. Thiên dĩ thất thành chi. (Ở dưới đất vào tháng Hai sẽ thấy sao Hỏa xuất hiện và ở trên bầu trời tháng Bảy cũng vậy).
Nhị thất đồng đạo (Hai, bảy cùng đường). (Tháng Hai và tháng bảy sẽ thấy sao Hỏa xuất hiện trên bầu trời).
- Thiên dĩ tam sinh Mộc nhi, Địa dĩ bát thành chi: Tam bát vi bằng (Ba và tám như nhau).
- Địa dĩ tứ sinh Kim nhi, Thiên dĩ cửu thành chi: Tứ cửu vi hữu (bốn và chín là bạn bè).
- Thiên dĩ ngũ sinh Thổ nhi, Địa dĩ thập thành chi: Ngũ thập đồng đồ (Năm và mười cùng một loại).
Căn cứ vào các đó, các tháng trong năm được đặt tên theo bảng sau:



Ta thấy khi phối hợp Thiên can với Địa chi thì sẽ được tên của năm, tháng, ngày, giờ Âm lịch. Thí dụ: Năm Giáp tý, giờ Ất hợi v..v…

Tháng thứ 12 và tháng đầu tiên trong năm là hai tháng không có sao xuất hiện nên được đặt là tháng Chạp và tháng Giêng để phân biệt với các tháng khác.
Còn từ tháng thứ 2 cho tới tháng thứ 1 là mười tháng có sao xuất hiện, liên tục trong năm. Để thấy được tính liên tục đó họ mới đặt tháng thứ 11 là tháng 1. Đây cũng chính là lý do trước đây ở nhiều địa phương tại miền Bắc Việt Nam thường gọi tháng 11 là tháng Một. Chi tiết này cho thấy thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thực sự hiện diện trong xã hội của người Việt và ở vào thời đó, Âm lịch đã được nhà nước Lạc Việt cho phổ biến sâu rộng trong nước.
Còn người Hoa tuy sử dụng Âm lịch nhưng lại thiếu đi đặc điểm ấy. Họ vẫn gọi tháng 1 là tháng 11. Điểm này cho thấy đã thiếu mất tính nhất quán trong lý thuyết (*). Vì nguyên nhân trên nên khi xem Âm lịch người Việt mới có thói quen nói là xem lịch Ta hay ngày Ta. Người Ta tức là người Việt (Người Ta với lại người Ngô – thành ngữ). Như vậy, lịch Ta là lịch của người Việt. Ta là một từ rất đặc thù. Còn từ nhuận lại là một thuật ngữ. Nhuận có nghĩa là lặp lại. Từ này người Việt còn nói là nhuần. Nhuận hay nhuần đều là tiếng Việt cả. Và khác với người Việt, năm nhuần người Hoa nói: năm nay có 13 tháng.

Ngoài ra, những thuật ngữ khác còn tìm thấy được trong sử Việt như: Giáp, Ất, Bính, … Xin được trích dẫn tài liệu của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá về gia phả của thời Hùng Vương:

- Thời Hùng Vương thứ I: Kinh Dương Vương húy Lộc Tục. Sinh năm Nhâm Ngọ (2919 – Trước TL) lên ngôi năm 41 tuổi. Không rõ truyền được mấy đời vua. Ở ngôi tất cả là 86 năm. Từ năm Nhâm Tuất (2879 trước TL) đến năm Đinh Hợi (2794 trước TL)

Các từ Nhâm ngọ - Nhâm Tuất và Đinh Hợi là tên của các năm Âm lịch. Như vậy ở vào thời kỳ đầu của thời Hùng Vương người Việt đã sử dụng Âm lịch rồi.

Trung Quốc cũng sử dụng Âm lịch, nhưng chỉ được bắt đầu từ thời vua Nghiêm có niên đại 2253 trước TL. Theo truyền thuyết của họ, lịch này do hai vị đại thần của vua Nghiêu là họ Hy và họ Hòa làm ra. Cứ tính theo niên đại thì lịch Ta phải có trước Lịch Tàu (2919 tr TL – 2253 tr TL). Cho dù cách xa về niên đại và địa lý nhưng lịch Ta và lịch Tàu lại rất giống nhau về nội dung. Công việc làm lịch của hai ông này cũng được nói đến trong Ca dao Việt:

Ai về nhắn họ Hy Hòa
Nhuận năm, nhuận tháng sao chẳng nhuận và trống canh.

Có thể hiểu như sau:

Ai về hỏi cụ Hy, Hòa
Có năm nhuận, có tháng nhuận sao giờ chẳng nhuận hỡi ông Hòa, ông Hy đó ơi!

Tất nhiên hay vị này sẽ không sao trả lời nổi. Bởi vì trên danh nghĩa tuy là nhà phát minh ra lịch nhưng vẫn chưa hiểu được là phải dựa vào nguyên lý nào để xác định năm nhuần và sẽ nhuần vào tháng nào trong năm. Từ đó mà suy ra tác giả của câu lục bát trên là người hiểu rõ nguyên lý ấy nên mới đùa như vậy.
Trong nhiều sản phẩm có mẫu mã giống nhau mà khác với sản xuất, thì trong đó chỉ có một cái là hàng chính hãng. Như vậy, những điểm khác biệt ở trên sẽ là những chỉ dẫn để phân biệt được đâu là hàng sao chép.

Âm dương lịch là thành quả của nền văn minh Văn Lang của dân tộc Lạc Việt. Sách có câu: Vật xưa hoàn chủ cũ. Vâng, những gì của họ Hồng Bàng cần phải trả về cho họ Hồng Bàng. Đó là sự công bằng và hợp lý.

-----
(*) Chỉ cần một bộ phận nhỏ bị hỏng hóc là cả một cỗ máy to lớn ngưng hoạt động huống hồ là bị sai về lý thuyết.

Bàng Lệ
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ TƯƠNG QUAN VỀ CẤU TRÚC CỦA SAO TRONG TỬ VI ĐẨU SỐ

VÀ 64 QUẺ CỦA KINH DỊCH

I/ Cấu trúc của sao:

Tử vi Đẩu số là một pho kinh điển hướng dẫn phương pháp xem số mệnh của con người thông qua tính chất của các sao. Sao mang ý nghĩa gì? Là hình tưởng của các hiệu ứng trong vũ trụ ảnh hưởng lên trái đất cũng như vạn vật. Là sự mã hóa của bản chất của các hiệu ứng ấy dưới những cái tên như Tử vi, Thiên phủ .. cho dễ hiểu hơn.

Trong Tử vi đẩu số có bai nhiêu sao và cổ nhân đã xây dựng cấu trúc của những sao ấy như thế nào cho việc dự đoán số mệnh qua lá số. Tử vi Đẩu số và nhiều tác phẩm khác là phần ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Để thấy rõ phần căn bản của các sao có lẽ cũng nên lướt quan phần đầu của học thuyết này.

Với sự xuất hiện của ngũ tinh: Hỏa - Mộc - Kim - Thổ - Thủy (theo Cổ thư) ở trung tâm bầu trời vào các tháng trong năm đã cho đồ hình:

Posted Image

Posted Image

Số đại diễn = 5 (Bình quân tổng số của Hà Đồ & lạc Thư)

Trong phương pháp bói cỏ thi, người ta dùng 50 cọng cỏ thi rồi bỏ đi một tức là còn 49 cọng để bói.

Xem Hệ Từ Thượng - Chương 9 - Tiết 3: Đại diễn chi số ngũ thập. Kỳ dụng tứ thập hữu cửu, phân nhị vị, nhị dĩ tượng lưỡng.

(Số đại diễn là 50, trong việc bói cỏ thi, chỉ dùng 49 cọng rồi chi làm hai, hai phần này tượng trưng cho lưỡng nghi ...)

Như vậy, phương pháp bói cỏ thi đã áp dụng lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Sự áp dụng này có thể tìm thấy được trong Tử vi Đẩu số qua hệ thống các sao. Nếu căn cứ vào xuất xứ của sao rồi sắp xếp chúng thành từng nhóm như nhóm sao an theo ngày, tháng hay can, chi. Gọi tắt là sao ngày, tháng ... sẽ chọn lọc được những cặp sao đại biểu như sau: (những sao song hành thành từng cặp mang tính chất riêng như bộ Tử phủ, Tả Hữu, .. mới đủ điều kiện làm đại biểu. Do đó, ta có:

Posted Image

Posted Image

50 là số đại diện của Hà Đồ và Lạc Thư.

Nếu khai triển toàn bộ số lượng tinh đẩu thì sẽ có:

Posted Image

Tổng cộng là 110 sao, tức là 2 lần tổng số của Hà Đồ (Hay 2 lần tổng số của Thập Thiên Can).

Nhưng đây chỉ là con số tĩnh theo phép tính đơn thuần. THực ra, sự di chuyển của bộ đôi Tử phủ đã làm thay đổi cục diện khiến cho số lượng của các bộ đó tăng lên. Các bộ đôi này đã kết hợp với nhau như thế nào? Bây giờ thử xếp hai chòm sao này lên địa bàn Thập Nhi Địa Chi thì sẽ thấy:

Chòm Tử vi và Thiên Phủ là hai chòm sao có cách thức vận động rất đặc biệt. Chúng không tự kết đôi với nhau thành một cặp cùng nhóm mà lại liên kết với đối phương để tạo thành một cặp khác nhóm như Tử vi không bao giờ đi cặp đôi với Thiên cơ, Thái Dương ... nhưng lại gắn bó với Thiên Phủ, thậm chí với cả Tham lang, Phá Quân .... Khi Tử vi và Thiên Phủ di chuyển nghịch chiều trên mười hai cung thì các thành viên của hai nhóm này sẽ lần lượt liên kết với nhau thành những bộ đôi mới như sau:

Posted Image

Bằng 24 bộ đôi

Số bộ đôi tinh đẩu mới phát sinh đã nâng tổng số nhân tố chính yếu lên thành:

Posted Image

Bằng 49 cặp.

Phương pháp bói cỏ Thi sử dụng 49 cọng cỏ Thi.

Ở đây, 49 là số lượng của những bộ đôi tinh đẩu đã làm diễn viên chính mở màn cho việc quản diễn đủ mọi hình thái của cuộc đời và con người. Là mặt phù hoa của cuộc sống. Còn phần ẩn chìm là những sao độc hành giữ vai trò phụ diễn nhằm tô điểm cho vở kịch đời đầy những tình huống bi hài sắc nét hơn. Và chúng cũng thủ luôn phần kết thúc.

Do đó, để mô tả được đầy đủ thiên hình vạn trạng của cuộc đời và con người Khoa Tử vi - Đẩu số đã sử dụng hai thành phần sau:

49 bộ đôi + những sao độc hành (40 sao ĐH + nhóm Tứ hóa + nhóm Cố Định).

Trong Lá số của cá nhân số lượng sao sẽ là:

Số bộ đôi < 20 + Sao Độc Hành = 110 sao.

(Số Bộ đôi thay đổi tùy từng lá số).

(Còn)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm -

Loạt bài viết trên và còn tiếp tục là của chị Bàng Lệ - người Việt gốc Hoa - vốn trước sinh sống ở Chợ Lớn Việt Nam. Chị hiện đã định cư tại Hoa Kỳ. Trước đây, khi còn ở Việt Nam chị là người nghiên cứu lý học. Chị đã tìm hiểu những cuốn sách của tôi và chúng tôi đã có dịp gặp gỡ trao đổi học thuật - qua trung gian của Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia T/p HCM. Chị đã coi những luận điểm của tôi là những khám phá đáng tin cậy. Trên cơ sở này, chị đã tiếp tục nghiên cứu và khám phá tìm hiểu những lĩnh vực khác. Từ Hoa kỳ, chỉ đã gửi cho chúng tôi bài viết này. Vì bài viết tay, nên chúng tôi phải đánh máy lại và lần lượt đưa lên mạng để quí vị và anh chị em tham khảo, có ý kiến đóng góp.

Việc tham gia của chị Bàng Lệ là một người gốc Hoa đã chứng tỏ tính khách quan và khoa học của quan điểm Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam Dương Tử và là cội nguồn của văn minh Đông phương. Chứ không phải xuất phát từ tinh thần dân tộc cực đoan, như không ít người lầm tưởng và cố tình gán ghép.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Thiên Sứ và các cô chú quan tâm đến nền văn hiến Việt. Cháu đọc bài của chú Thiên Sứ và của một vài chú về Cổ văn hóa sử rất nhiều lần. Cháu có ý kiến thế này:

- Nền văn minh Việt, không nên ngộ nhận là Việt Nam, hay Lạc Việt. Nền văn minh này là của Vùng rộng lớn ở Nam sông Duơng tử, là con cháu Thần Nông. Hiện nay hơn 4/5 diện tích của nền văn minh này thuộc về TQ, chỉ còn 1 nhóm Lạc Việt ở cực nam, chưa bị tiêu diệt mà bị thu hẹp. Nếu nói nền văn minh Phuơng Đông xuất phát từ nguồn Văn minh Việt Cổ thì không có gì sai. Nhưng toàn bộ kiến thức ÂDNH hiện nay nói là của người Việt thì không đúng. Như đã nói: 4/5 diện tích đã thuộc về TQ. Không nên đồng nhất dân tộc, văn minh với lãnh thổ hiện tại.

- Mốc 5000 năm, thậm chí hơn là mốc tính từ thời thủy tổ của nhóm người Việt cổ sinh sống.

- Như đã nói ở trên, chỉ có thể nói rằng nền minh triết cổ xưa thuộc về 1 nền văn minh Á Đông cổ, không nên nói là của TQ hay VN. Nền văn minh này đã sụp đổ, những mảnh vụn còn lại nằm rải rác trên khắp địa bàn Nam TQ và bắc VN. Giá như hồi đó các cụ nhà mình đăng ký bảo hộ thì nay con cháu đỡ phải cãi nhau :)

- Nếu xét trên 5000 năm thì không rõ Âm Duơng Lịch thuộc dân tộc nào, nhưng sự hoàn thiện Âm Dượng Lịch có trong giai đoạn cách đây 3000 năm, lần mới nhất luật Âm Duơng Lịch đựoc chuẩn hóa là Lịch Thời Hiến của Nhà Thanh, đã áp dụng công thức tính toán của khoa học hiện đại. Như vậy, không thể nói Âm Duơng Lịch hiện nay là của người Việt. Có chăng, khái niệm sơ khai về Lịch thì của tộc Việt (lưu ý là Việt cổ, từ 3000 năm nay đại bộ phận đã thuộc về TQ)

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Mê Lý Số said:

Kính gửi chú Thiên Sứ và các cô chú quan tâm đến nền văn hiến Việt. Cháu đọc bài của chú Thiên Sứ và của một vài chú về Cổ văn hóa sử rất nhiều lần. Cháu có ý kiến thế này:

- Nền văn minh Việt, không nên ngộ nhận là Việt Nam, hay Lạc Việt. Nền văn minh này là của Vùng rộng lớn ở Nam sông Duơng tử, là con cháu Thần Nông. Hiện nay hơn 4/5 diện tích của nền văn minh này thuộc về TQ, chỉ còn 1 nhóm Lạc Việt ở cực nam, chưa bị tiêu diệt mà bị thu hẹp. Nếu nói nền văn minh Phuơng Đông xuất phát từ nguồn Văn minh Việt Cổ thì không có gì sai. Nhưng toàn bộ kiến thức ÂDNH hiện nay nói là của người Việt thì không đúng. Như đã nói: 4/5 diện tích đã thuộc về TQ. Không nên đồng nhất dân tộc, văn minh với lãnh thổ hiện tại.

- Mốc 5000 năm, thậm chí hơn là mốc tính từ thời thủy tổ của nhóm người Việt cổ sinh sống.

- Như đã nói ở trên, chỉ có thể nói rằng nền minh triết cổ xưa thuộc về 1 nền văn minh Á Đông cổ, không nên nói là của TQ hay VN. Nền văn minh này đã sụp đổ, những mảnh vụn còn lại nằm rải rác trên khắp địa bàn Nam TQ và bắc VN. Giá như hồi đó các cụ nhà mình đăng ký bảo hộ thì nay con cháu đỡ phải cãi nhau :)

- Nếu xét trên 5000 năm thì không rõ Âm Duơng Lịch thuộc dân tộc nào, nhưng sự hoàn thiện Âm Dượng Lịch có trong giai đoạn cách đây 3000 năm, lần mới nhất luật Âm Duơng Lịch đựoc chuẩn hóa là Lịch Thời Hiến của Nhà Thanh, đã áp dụng công thức tính toán của khoa học hiện đại. Như vậy, không thể nói Âm Duơng Lịch hiện nay là của người Việt. Có chăng, khái niệm sơ khai về Lịch thì của tộc Việt (lưu ý là Việt cổ, từ 3000 năm nay đại bộ phận đã thuộc về TQ)

Cảm ơn ý kiến đóng góp của Melyso.

Tôi nghĩ rằng đã là minh chứng khoa học thì cần luận cứ và minh chứng , chứ không thể viết như Melyso được. Khi phát biểu ở hội thào về Bãi Đá cổ Sapa, tôi cũng gặp một ông lên nói: Chúng ta không nên...., chúng ta không thể....vv ..và... vv...Nhưng ông ta không giải thích vì sao mà không nên, không thể.

Lập luận như của Melyso là một cái nhìn căn cứ trên thực tế vùng biên giới và lãnh thổ hiện nay, nhưng v/d mà chúng tôi bàn lại là cội nguồn của văn minh Đông phương từ đâu. Bởi vậy, chúng tôi vẫn xác địnhcc rằng: Cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt tổ tiên của người Việt Nam hiện nay. Chúng tôi đã chứng minh điều này. Nếu như căn cứ vào hiện tại để xác định thì hiện nay không hề có nền văn minh cổ xưa nào cả. Thí dụ: Không có nền văn minh May a, mà chỉ có đất Hoa Kỳ hoặc pẻu. Tôi nghĩ Melyso đã lạc đề.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu không lạc đề đâu. Sử Tàu nhắc đến Lạc Việt mãi sau này, còn Bách Việt có sớm hơn. Bách Việt chưa hẳn là Lạc Việt, Lạc Việt chỉ là 1 nhánh ở cực Nam của nhóm Bách Việt. Vấn đề đặt ra là trung tâm của nền văn minh đó nằm ở đâu. Nếu nó nằm ở Bắc VN hiện nay thì cần bàn lại. Nhưng thực tế và sử chép lại, nó đang ở điạ phận TQ. Đây là điều nhạy cảm ở thời điểm này, chính vì thế nhiều nhà sử học lờ tịt cái khoản này đi. Nếu chứng minh Lạc Việt ở Nam TQ di cư đến và thành tổ của dân tộc VN hiện nay thì là điều mà các nhà sử học không dám chứng minh.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Mê Lý Số said:

Cháu không lạc đề đâu. Sử Tàu nhắc đến Lạc Việt mãi sau này, còn Bách Việt có sớm hơn. Bách Việt chưa hẳn là Lạc Việt, Lạc Việt chỉ là 1 nhánh ở cực Nam của nhóm Bách Việt. Vấn đề đặt ra là trung tâm của nền văn minh đó nằm ở đâu. Nếu nó nằm ở Bắc VN hiện nay thì cần bàn lại. Nhưng thực tế và sử chép lại, nó đang ở điạ phận TQ. Đây là điều nhạy cảm ở thời điểm này, chính vì thế nhiều nhà sử học lờ tịt cái khoản này đi. Nếu chứng minh Lạc Việt ở Nam TQ di cư đến và thành tổ của dân tộc VN hiện nay thì là điều mà các nhà sử học không dám chứng minh.

Sử Tàu chú phải sử Việt đâu mà Melyso căn cứ vào sử Tàu để xet xét lý lịch người Việt nhỉ? Tôi thấy sử Úc cũng không nói gì về người Việt cả. Còn họ không dám chứng minh thì tôi thông cảm. Nhưng còn họ vì không dám mà phủ nhận cội nguồn - nếu nhân danh chính trị thì tôi cũng im luôn. Vì tôi chính là chú của "Hèn đại nhân" (Tác phẩm của Lê Đạt) - Nhưng họ lại nhân danh khoa học, nên tôi mới nhân danh khoa học để phản biện.

Tôi sai hay đúng thì cần chỉ ra chỗ tôi sai, chứ không thể vì họ không dám mà khuyên tôi cũng không luôn. :)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

II. SỰ TƯƠNG QUAN CỦA SAO VÀ QUẺ

Ngoài ra, Khoa Tử vi - Đẩu số cũng đề cập dne961 tính chất (*) hay hành của các tinh đẩu. Nếu biết được hành thì sẽ biết được phương hướng của các sao, như sao Thái Dương thuộc hành Hỏa thì biết ngay sao Thái Dương ở phương chính Nam. Tùy theo phương vị của sao, tử sắp xếp chúng vào Hà Đồ ta sẽ có mô hình sau:

((*) Do sự di biệt về tính chất của các tinh đẩu được liệt kê trong các đầu sách. Vì vậy, mô hình này chỉ là sự minh chứng về phương vị của sao.)

Posted Image

Posted Image

HÀ ĐỒ

Khi so sánh phương vị của sao với các quái vị của Bát Quái ở mô hình bên sẽ thấy toàn toàn trùng khớp về tính chất cũng như phương hướng với các quái như: Khảm phương chính bắc thuộc Thủy, Càn hướng Tây Bắc thuộc Kim và Thủy. Cấn hướng Đông Bắc thuộc Thủy và Mộc. Tính chất này phức tạp dần lên khi chồng các quái lên nhau gọi là quẻ.

Sự chồng quái này đã tạo ra 64 quẻ. Mỗi quẻ đại diện cho một tính chất . Các sao trong Tử vi Đuẩ số cũng giống như các quẻ đều có một tính chất riêng. Chúng đa dạng hơn lên dưới sự chuyển dịch của bộ Tử Phủ. Sự chuyển dịch ấy cho thấy qui luật "Tán Tụ" của tinh đẩu. Do đó, khi tụ đã làm cho các nhân tố của Đẩu số tăng lên. Mà mỗi một nhân tố làmột đại diện của một hiệu ứng trong vũ trụ. Ý nghĩa của nó đã được giảng giải trong phần Hệ Từ của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Dựa vào nên tảng ấy, Khoa Tử vi Đẩu số cũng đã xác định về số lượng của các hiệu ứng đã chi phối con người hay bản lập trình số mệnh của chúng ta dưới mô hình sao được rút gọn như sau:

Posted Image

Tổng số là 64 nhân tố (các vòng chỉ còn một sao làm đại diện).

Ở Kinh Dịch có 64 quẻ.

Sáu mươi bốn tính chất riêng hay là các hiệu ứng của Ngũ tinh: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ đã bao trùm và chi phối vạn vật. vì có cùng mẫu số chung Kinh Dịch hay Tử vi đẩu số hoặc những pho Kinh điển khác đều được thoát thai từ thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Một học thuyết về Vũ Trụ quan cực cao siêu và vô cùng kỳ ảo.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites