longtuan

KINH DỊCH VỚI ĐÔNG Y

12 bài viết trong chủ đề này

KINH DỊCH VỚI ĐÔNG Y HỌC

Chu dịch là tác phẩm văn hoá lớn của Trung Quốc, là văn hiến quí giá nhất trong kho tàng văn hoá Trung Quốc. Chu dịch ảnh hưởng lớn đối với triết học, văn học, sử học, khoa học tự nhiên, tôn giáo và khoa học xã hội. Từ xưa đến nay đã có 3000 tác giả tiến hành chú thích, nghiên cứu về Chu dịch, nghiên cứu về Chu dịch, hình thành hệ thống Dịch học bất hủ, có ảnh hưởng sâu rộng đến trong và ngoài nước.

Sự phong phú và đồ sộ của Chu dịch không chỉ ở 2 tác phẩm nổi tiếng là Dịch kinh và Dịch Truyện, điều cốt lõi của Dịch học ở chỗ hệ thống Dịch học khổng lồ với 3000 tác giả nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ, nó phát sinh và hình thành nhiều phái lớn. Từ đó khiến cho Chu Dịch ví như nguồn nước không bao giờ khô cạn, dùng hoài mà không hết, giống như hang động quí báu khai thác hoài không hết.

Chu dịch có ý nghĩa sâu rộng, là nền tảng cơ bản của khoa học tự nhiên, sự uyên thâm của nhiều khoa học, các môn khoa học Trung Quốc đều khởi nguồn từ Chu dịch. Đông Y là một bộ phận của khoa học tự nhiên, có mối quan hệ không thể tách rời với Chu dịch, nên chịu ảnh hưởng sâu rộng của Chu dịch. Thời gian hình thành sách Nội kinh gần với hình thành Chu dịch, nên chịu ảnh hưởng sâu rộng của Chu dịch, Chu dịch là tác phẩm triết học đồ sộ, thu nạp tinh tuý của học thuyết Âm dương, Ngũ hành thời tiên Tần;

Nội kinh lấy Âm dương, Ngũ hành làm cơ sở lý luận, vì vậy Nội kinh và Chu dịch có mối quan hệ “ Máu mủ” đặc thù.

Nội kinh là nền tảng của lý luận Đông Y. Chu dịch lại có ảnh hưởng sâu sắc đối với Nội kinh, rất nhiều triết lý, dịch lý của Chu dịch truyền nhập vào Nội kinh. Cơ sở lý luận quan trọng của Nội kinh như học thuyết Âm dương, Ngũ hành, học thuyết Tạng tượng, học thuyết Khí hoa…đều bắt nguồn từ Chu dịch. Chu dịch có tác dụng khai phá quan trọng với sự hình thành và phát triển của lý luận Đông Y.

Chu dịch bắt nguồn của Nội kinh; Nội kinh hấp thu tinh hoa của Chu dịch lại phát triển sáng tạo nhiều nội dung của Chu dịch, từ đó hình thành một tác phẩm vĩ đại, trong đó có một số lý luận được thăng hoa và siêu việt, phản chiếu trở lại đối với Chu dịch. Do Nội kinh thu nạp Dịch lý đồng thời kết hợp sáng tạo với Y học vì vậy khiến cho Đông Y trở thành khoa học tự nhiên có trình độ triết lý cao, đẩy mạnh sự phát triển của Đông Y học.

Có thể nhìn thấy Y - Dịch có mối quan hệ qua lại với nhau, Y lý khởi nguồn từ Dịch lý giống như nhà Y học Tôn Tư Mạo đã từng nói : “ Không biết dịch không thể biết Y”Vì vậy các nhà Y qua các thời kỳ nghiên cứu Nội Kinh không thể nghiên cứu “ Dịch” , nhằm đi sâu vào nghiên cứu Nội kinh yêu cầu phải nghiên cứu Chu dịch từ đó mới thúc đẩy nghiên cứu Đông Y lên tầm cao hơn.

Chỉ tiếc rằng văn tự của Chu dịch quá cao siêu, khó hiểu đặc biệt cho đến nay chưa có tác phẩm nghiên cứu chuyên nghành Chu dịch với Đông Y học, trước mắt chúng tôi sẽ tập trung dịch và giới thiệu với các bạn quan tâm theo một diễn giải thật khoa học, dễ hiểu, dễ áp dụng nhưng không làm mất đi giá trị đích thực của bộ sách này.

--------------------------------------------------------------------------------

Kinh Dịch với thuyết tam duy của Đông Y

I- Quan niệm thống nhất tam tài chu dịch với quan niệm tam duy Hoàng Đế Nội kinh

Chu dịch cực kỳ nhấn mạnh mô thức tam duy trời đất, xã hội, con người, có ảnh hưởng nhất định đối với y học tam duy Đông y.

Trong quái từ, hào từ Chu dịch đều tràn đầy quan niệm thống nhất tam tài, như Dịch- Thuyết quái nói: “Đạo lập trời, là âm và dương; đạo lập đất là nhu và cương; đạo lập người là nhân và nghĩa, gồm tam tài mà chia nó làm hai, cho nên “ Dịch” vẽ ra 6 nét mà thành quẻ”, hay như “ Càn là trời…là vua ( người), là ngọc là vàng ( vật).

Còn nói: “ Khảm là nước, là các hào các rãnh nước, là ẩn náu, là uốn nắn, là các cung và bánh xe, ở người là thêm lo, là bệnh về tim, là đau tai” đều chứng tỏ Chu dịch vô cùng coi trọng tư tưởng thống nhất tam duy. Nội kinh đã phát triển quan niệm thống nhất tam tài Chu dịch, kết hợp với nó và cơ thể người, sáng tạo y học tam duy Đông y mang đặc sắc riêng, thể hiện tư tưởng quan niệm chỉnh thể của người tương ứng với trời đất, xã hội, trở thành tư tưỏng chỉ đạo quan trọng của Đông y. Nội kinh nhấn mạnh quan hệ mật thiết của giới tự nhiên với cơ thể. Tố Vấn- Thiên nguyên kỷ đại luận viết: “ Tác dụng biến hoá của thần minh, ở trời là vũ trụ sâu xa khó hiểu, ở con người đó là đạo lý sâu sắc, ở đất đó là sinh hoá của vạn vật”. Như trong Tố vấn- Lục vi chỉ đại luận rằng: “ Cái gì gọi là khí giao…Thiên khí giáng xuống dưới, điạ khí thăng ở trên, chỗ thiên khí và địa khí giao nhau, chính là nơi mà loài người sinh sống…phần trên của trung xu là thuộc thiên khí giao nhau, nhân khí từ đó mà đến, vạn vật cũng do đó mà hoá sinh”. Đều chỉ ra một cách rõ ràng đầy đủ mối quan hệ của loài ngưòi với trời đất. Chương Vận khí thất thiên trình bày đặc biệt sâu sắc, quan hệ khí hậu- vật hậu- bệnh hậu gọi là “ Nhập mộc tam phân”. Như Tố Vấn- Lục tiết tạng tượng luận nói: “ Trời cung cấp cho con người ngũ khí, đất cung cấp cho con người ngũ vị, ngũ khí từ mũi hít vào, tàng trữ ở tâm phế, làm cho sắc mặt sáng nhuận, âm thanh tiếng nói to vang”. Tố Vấn- Ngũ vận đại luận nói: “ Phương Đông sinh phong, phong sinh mộc, mộc sinh chua, chua sinh can, can sinh cân, cân sinh tâm…Phương Nam sinh nhiệt, nhiệt sinh hoả, hoả sinh đắng, đắng sinh tâm, tâm sinh huyết, huyết sinh tỳ…” chứng tỏ ảnh hưởng của thời tiết trời đất đối với sinh lý cơ thể. Tố Vấn – Khí giao biến đại luận nói: “ Khí tuế mộc thái quá, thì sẽ phong khí lưu hành, tỳ thổ bị nó làm tổn hại, con người do bởi tỳ thổ mất vận hoá nên thường mắc bệnh tiêu chảy, ăn uống kém đi, chi thể nặng nề, phiền muộn, sôi ruột đầy bụng…”, chứng tỏ ảnh hưởng của khí hậu đối với bệnh tật, thắng, phục, ức, phát mà Vận khí thất thiên đều có quan hệ mật thiết với bệnh tật. Như Tố Vấn- Khí giao biến đại luận nói: “ Mộc vận bất cập… tai hại của nó luôn luôn phát sinh ở phương Đông, ở nhân thể ứng với tạng can, bộ vị phát bệnh của nó ở trong là hông sườn, ở ngoài là khớp”, đều không thể nêu ra hết được. Tố Vấn- Ngũ thường chính đại luận còn luận thuật tư tưởng địa lý học y học, trình bày mối quan hệ của bệnh tật, thọ yểu với địa lý, địa thế, “ Khí của trái đất sinh hoá thọ yểu khác nhau là vì sao vậy?”. Kỳ Bá nói: “Địa thế cao thấp tạo nên vậy,… nơi cao khí của nó thọ, nơi thấp khí của nó yểu”, tư tưởng y học tam duy Nội kinh trình bày trên đây chỉ cho thấy một mảng đốm nhỏ.

II.- Ý nghĩa quan trọng của Y học tam duy Đông y và ứng dụng của nó

Chu dịch đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ của con người với xã hội, Nội kinh đã hấp thu đầy đủ lý luận này, và ứng dụng ở các mặt sinh lý, bệnh lý, điều trị… của Đông y học. Đông y không chỉ coi trọng nghiên cứu y học sinh vật mà còn chú trọng ảnh hưởng của nhân tố tâm lý và nhân tố xã hội đối với bệnh tật, Nội kinh còn luận thuật sâu sắc đối với bệnh lý tình chí và điều trị, y học tam duy Đông y đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển của tâm lý học Đông y. Tố Vấn - Sớ ngũ quá luận nói: “ Nếu như trước cao sang sau thấp hèn thì tuy không cảm phải ngoại tà mà bệnh vẫn từ trong sinh ra, đây gọi là bệnh “ thoát dinh”. Nếu như trước giàu, sau nghèo, mắc bệnh gọi là “ thất tinh”, đó là do nơi khí của ngũ tạng lưu lại không vận hành, uất kết mà thành bệnh. Do bệnh mới phát, bệnh không tại tạng phủ, thể hình không gì biến đổi, khiến thầy thuốc khi khám bệnh thường hay ngờ vực không rõ bệnh danh. Lâu ngày cơ thể suy nhược, khí hư nên không sinh được tinh huyết, thế bệnh càng nặng thì chân khí càng bị hao tán, dương khí càng hư, người cảm thấy gai gai ớn lạnh, tim hay hồi hộp và giật mình. Sở dĩ bệnh thế ngày một tăng là do bên ngoài vệ khí bị hao tổn, bên trong dinh huyết bị cướp đoạt”. Tố Vấn – Âm dương ứng tượng đại luận nói: “ Tức giận làm thương tổn Can, buồn rầu khắc chế vui vẻ; suy nghĩ làm thương tổn Tỳ, vui mừng làm thương tổn Tâm, sợ hãi khắc chế vui vẻ, tức giận khắc chế suy nghĩ; lo lắng làm thương tổn Phế, vui vẻ khắc chế lo lắng; sợ hãi làm thương tổn Thận, suy nghĩ khắc chế sợ hãi”. Nêu lên trị liệu tâm lý của sự tương thắng tinh chí, ngoài ra còn đưa ra phương pháp trị liệu “ tình kích” tức để kích thích tình chí mà đạt được hiệu quả điều trị tương ứng. Như Linh Khu - tạp bệnh nói: “ Bệnh ợ nấc… làm cho người bị bệnh sợ dữ dội cũng có thể khỏi bệnh”. Vì vậy Đông y học là sự thống nhất của y học sinh vật, y học xã hội và y học tâm lý. Ở trên nói rõ Đông y cực kỳ coi trọng sự liên lạc và thống nhất của sinh vật, xã hội với y học tâm lý. Vì vậy, quạn niệm chỉnh thể của Đông y học : sự tương ứng của người với trời đất là không đủ toàn diện, nên đổi thành là sự tương ứng của người với trời đất, xã hội. Như vậy mới có thể thể hiện đầy đủ tư tưởng lý luận thống nhất y học tam duy ( tam tài) trời đất- người – xã hội ( sinh vật – tâm lý – xã hội) trong Đông y.

Kinh Dịch và lý luận Đông Y

I.- Quan hệ đặc biệt giữa Chu Dịch với Đông y học

Cách ngôn truyền thống Đông y có câu: “ Không biết Dịch thì không làm Thái Y ”, “ Dịch có lý lẽ của Y, Y được dùng bởi Dịch“.

Thêm nữa những luận từ và mệnh đề Chu dịch mà hệ thống tư tưởng Đông Y học và trong “ Nội kinh” hấp thu có thể chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa Đông Y học và Chu dịch.

Chu dịch là cái gốc sâu xa của lý luận Đông y. Về cơ bản, lý luận cơ sở Đông y khởi nguồn từ Chu dịch, như học thuyết Âm dương Ngũ hành, học thuyết Tạng tượng, học thuyết Khí hoá, học thuyết Vận khí, học thuyết Bệnh cơ Đông y đều thoát thai từ Chu dịch. Trong đó:

1- Quan hệ Âm dương của hào âm hào dương Chu dịch và triết lý Âm dương ẩn chứa trong hình quẻ Chu dịch khởi nguồn từ học thuyết Âm dương trong Đông y.

2- Vô cực, Thái cực Chu dịch là căn cơ của học thuyết Tinh khí, học thuyết Âm dương trong Đông y.

3- Hào tượng, quái tượng Chu dịch là khởi nguồn của học thuyết Tạng tượng trong Đông y

4- Sáu hào Chu dịch có mối quan hệ mật thiết với lục kinh, hệ thống lục kinh , biện chứng lục kinh trong Y học.

5- Càn nguyên Khôn tẩm âm hào, dương hào bát quái bố trận Chu dịch là đồ án cách cục can chi của học thuyết vận khí, học thuyết khí hoá Đông y.

6- Càn Khôn trời đất Chu dịch là nguồn cội của khí Nhất nguyên luận trong Đông y.

7- Hà đồ số lý Chu dịch có mối quan hệ mật thiết với Cửu cung bát phong, Tý ngọ lưu chú, Linh quy bát pháp, Thất tổn Bát ích trong Đông y.

8- Hai quẻ Khảm Ly Chu dịch tương quan mật thiết với học thuyết Mệnh môn, quan hệ Tâm và Thận, động khí ở Thận trong Đông y.

9- Hà lạc Chu dịch tương quan với học thuyết Ngũ hành, số sinh thành trong Đông y.

10-Tương quan mật thiết giữa Thiên, Địa, Nhân quái hào Chu dịch là bản gốc của chỉnh thể quan trong Đông y.

11-Xoay vần của Chu dịch là nguồn cội của vận động tròn trong Đông y.

12- Quan niệm trung hoà, Chu dịch có mối tương quan mật thiết với quân bình luận, điều hoà luận trong Đông y.

II.- Mối quan hệ khăng khít của Chu dịch với hệ thống lý luận Nội Kinh

Chu dịch hình thành sớm hơn Nội kinh. Nền tảng triết lý và khoa hoạc tự nhiên phong phú của Chu dịch ắt đã truyền nhập vào Nội kinh, Nội kinh hấp thu tinh tuý của Chu dịch, đã phát triển tuyệt vời hơn, vì vậy phản chiếu lấp lánh ánh sáng khoa học. Quan hệ giữa Chu dịch và Nội kinh chủ yếu thể hiện ở những mặt sau:

A - Ảnh hưởng của Chu dịch đối với học thuyết Âm dương trong Nội kinh

Dịch kinh của Chu dịch tuy không trực tiếp nói đến Âm dương nhưng quan niệm Âm dương đã ngầm ẩn trong cương nhu và quái hào. Dịch truyện đã nêu ra rõ ràng chính xác quan niệm Âm dương. Như Dịch- Hệ từ viết: “ Một âm một dương gọi là đạo”. Tức nói vận động mâu thuẫn Âm dương là động lực phát triển của sự vật. Dịch truyện là một tác phẩm triết học lớn. Trang Tử- Thiên hạ thiên nói: “ Dịch lấy đạo âm dương”, tức nói học thuyết Âm dương là hạt nhân tư tưởng Chu dịch, mà Âm dương Chu dịch lại lấy “_ _” ( vạch đứt), “__” (vạch liền) tức hào âm, hào dương để thể hiện sự đối lập, thống nhất, tiêu trưởng, chuyển hoá của âm dương đều theo sự thay đổi của hai ký hiệu cơ bản này. Khái niệm âm dương xuất hiện sớm nhất vào thời Bá Dương Phụ dùng sự thay đổi của hai khí âm dương để bàn về địa chấn (động đất), Quốc ngữ- Chu ngữ: “ Dương hạ xuống mà không thể xuất, âm bị ép mà không thể bốc lên, thế là có động đất”. Về sau “Vạn vật cõng âm mà bồng dương” của Lão Tử tiến thêm một bước minh xác cho quan hệ đối lập thống nhất âm dương, nhưng lấy âm dương làm hệ thống triết học hoàn chỉnh là Dịch truyện. Đặc điểm của “ Dịch truyện” là dùng hai ký hiệu cơ bản hào âm, hào dương để biểu hiện mối quan hệ âm dương. Như vậy đã làm cho hào âm, dương Dịch kinh thoát khỏi trói buộc của bói toán để thăng hoa trở thành phạm trù triết học. Từ đó khiến cho Chu dịch biến thành tác phẩm triết học vĩ đại, quan điểm triết học của Chu dịch ở chỗ nhận định vận động mâu thuẫn của âm dương tồn tại trong vạn vật trời đất bao quát hiện tưọng xã hội, mở rộng ý nghĩa phổ biến của âm dương, tức vận động thay đổi sự đối lập thống nhất của âm dương quyết định sự phát sinh, phát triển về chuyển hoá của tất cả sự vật.

Dưới ảnh hưởng của Chu dịch và tư tưỏng học thuyết Âm dương lúc bấy giờ, đã hấp thu tinh hoa lỹ huận Âm dương của Chu dịch. Nội kinh đối với sự phát triển của triết học Âm dương Chu dịch ở chỗ kết hợp ntriết học Âm dương với y học, trở thành cơ sở của lý luận Đôn y, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển Đôn y học. Nội kinh không những xây dựng chương trình riêng thảo luận Âm dương, mà toàn bộ sách đều đã quán xuyến triết học Âm dương, là chuẩn mực của sự kết hợp y lý và triết lý với nhau. Những chương trong Nội kinh như Âm dương ứng tượng đại luận, Âm dương li hợp luận, Thất thiên đại luận đều có chuyên luận về âm dương. Mệnh đề đưa ra đều có triét lý rất cao. Như Tố Vấn- Âm dương ứng tưọng đại luận nói: “Âm dương là đạo của trời đất, là kỷ cương cảu vạn vật là cha mẹ của sự biến hoá, là gốc của sự sống chết, là phủ của thần minh”. “ Phần âm ở bên trong, là nhờ vào sự bảo vệ của phần dương bên ngoài, mà phần dương ở bên ngoài lại nhờ vào sự ủng hộ của phần âm bên trong”. “ Phép ở âm dương, hoà ở số thuật” của “ Tố Vấn- Thượng cổ thiên chân luận” cũng đều như vậy. “ Tố Vấn – Âm dương li hợp luận” lấy sự ly hợp âm dương để khái quát mối quan hệ biện chứng giữa âm dương, hàm ẩn quan điểm đối lập thống nhất là âm dương chia ra làm hai hợp lại làm một, và đưa ra quan điểm “Âm là căn bản, Dương là chủ đạo”, tiến thêm một bước minh xác quan hệ chủ đạo giữa âm dương. Ngoài ra Nội kinh còn cung kết hợp âm dưong với bốn mùa tự nhiên và cơ thể con người, nêu lên một cách sáng tạo quan điểm bốn mùa, ngũ tạng, âm dương, ứng dụng linh hoạt triết học Âm dương để giải thích y học là sự phát triển đặc biệt của âm dương. Đó là thành tựu siêu việt nhất của Nội kinh cũng là sự siêu việt đối với Chu dịch.

B- Ảnh hưỏng của Chu dịch đối với học thuyết Tạng tượng trong Nội kinh

Khung Chu dịch là kết cấu quái tượng, hào tượng, quái tượng cấu thành hình thức Chu dịch, Dịch kinh lấy hào tượng, quáí tượng làm tượng trưng cho sự vật, bộ Dịch kinh trên thực tế chính là một bộ tượng lớn. Như Dịch- Hệ từ nói: “ Dịch là tượng, tượng là vạn vật”, vạn vật trong vũ trụ tuy phức tạp, thiên biến vạn hoá, nếu nắm vững qui luật của tưọng thì có thể nhận định quy luật biến hoá của sự vật một các đơn giản và hệ thống. 64 từ quái tượng, 384 hào tượng trong Dịch kinh có thể bao quất vạn vật. Vì vậy tưọng của Dịch, lại có cách gọi là vạn vật, tượng là ý tưọng, là hình tượng sự vật khách quan, là ý tưọng mà mọi ngưòi thông quan sát sự vật hiện tượng trong thực tiễn đúc kết nên. Như Dịch- Hệ từ viết: “ Nhìn thấy bèn gọi nó là tưọng nghĩa là nhìn thấy hiện tượng để khái quát thành ý tượng”. Như vậy một quẻ một hào thì có thể hệ thống qui loại rất nhiều sự vật, cớ thể thấy tưọng của Chu dịch có tính chất đại số , vì vậy, hièu tượng thì có thể nắm vững qui luật tự nhiên. Tượng của Dịch kinh ngoài chú trọng thiên tượng, vật tưọng ra, còn chú trọng nhân tượng ( tức hiện tưọng xã hội). Vì vậy quái tượng của Dịch kinh có thể xem như là bức tranh thu nhỏ mối tương quan về hiện tưọng tự nhiên, sự vật, con người xã hội. Nội kinh thông qua tượng của Chu dịch đã sáng tạo ra học thuyết Tạng tưọng Đông y độc đáo, là viên đá làm nền móng cho sự hình thành và phát triển cơ sở lý luận của Đông y học. Cái gọi là “ tạng …” tức là nội tạng; “ tượng” tức triệu chứng bên ngoài, bởi ngoại tượng là triệu chứng của nội tạng, vì vậy, tượng có thể xét đoán tạng, đó là ứng dụng của học thuyết Tạng tượng trong Đông y trong chẩn đoán học. Học thuyết Tạng tưọng Đông y là học thuyết căn cứ ngoại tượng để nghiên cứu nội tạng cơ thể qui luật sinh lý bệnh lý và học thuyết quan hệ hỗ tương. Học thuyết của Tạng tưọng học Đông y ; thứ nhất, liên hệ thiên tượng với tạng tượng, như “ Tố Vấn- Lục tiết tạng tượng luận”: “ Tâm là gốc của sự sống, thông với khí mùa hè”; thứ hai, thống nhất hình tưọng và thần tượng, như “ Ngũ thần tàng lý luận”. Tức ngũ thần tàng ở trong ngũ tạng, thong qua triệu chứng của ngũ thần; thứ ba xét về quái tượng để bàn bệnh tưọng, như xem quẻ Kí tế, Vị tế. Dịch kinh luận vệ bện lý tâm thận bất giao, quẻ Càn, Khôn để luận về bệnh Can… như ở trên trình bày, Nội kinh ứng dụng tưong lý Chu dịch vào học thuyết Tạng tượng Đông y , có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự phát triển của Đông Y.

C - Ẩnh hưởng của Chu dịch đối với học thuyết khí hoá trong Nội kinh :

“ Hào” của Chu dịch là tượng trưng của Khí hoá do sự lên xuống thay đổi của “ Hào” để khiến cho quẻ thay đổi . “ Hào” đại diện khí hoá Âm dương, do hào động lên quẻ biến, vì vậy “ Hào” là thuỷ tổ của khí hoá, Chu dịch là sách thể hiện biến dịch, biến dịch này thể hiện ở quẻ biến, mà nguồn gốc ở hào biến, do hào biến mà sinh ra sự thay đổi khí hoá âm dương, như do sự lên xuống, tăng giảm của hào mà phát sinh “ Rồng còn ẩn láu chưa dùng được ”, “Rồng lên cao quá có hối hận”, “đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến”, có thể nói “ chỉ một cái thay đổi thì thay đổi toàn bộ”. Tư tưởng “ Sinh sinh hoá hoá hoài gọi là Dịch”, “Đạo dịch đến lúc cùng tất phải biến đã biến thì thông, nhờ thông mà được lâu dài” của Chu dịch đều nói lên rằng : Khí hoá thai nghén từ dịch. Khí hoá nội kinh manh nha từ dịch có thái dịch thuỷ có thái tố. Học thuyết khí hoá nội kinh đã phát triển học thuyết vận khí và học thuyết thăng giáng khí cơ trên cơ sở khí hoá âm dương thái cực Chu dịch. Học thuyết vận khí coi trọng về luạn thuật khí hoá giới tự nhiên, chủ yếu thông qua lý luận Ngũ vận Lục khí trình bày quan hệ giữa thiên thời, địa lý, bệnh tật, học thuyết Thăng giáng khí cơ thì luận thuật về sự lên xuống của tinh khí phủ tạng là chính. Học thuyết khí hoá Đông y quán xuyến trong sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, trị liệu Đông y, là hạt nhân của có sở lý luận ĐôngY. Đặc điểm của học thuyết khí hoá Đông Y kết hợp hữu cơ khí hoá giới tự nhiên và khí hoá cơ thể , là sự thăng hoa đối với khí hoá trong Chu dịch.

Tóm lại Chu dịch có những ảnh hưởng to lớn đối với Nội kinh, nhờ đó mà Nội kinh phát ra ánh sáng lấp lánh. Ở trên trình bày Nội kinh là khuôn mẫu của lý luận Đông y. “ Nội kinh” bắt nguồn từ Chu dịch lại có phát triển mới đối với Chu dịch, Chu dịch có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của lý luận Đông y.

GS Dương Lực

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh có thể cho biết nguồn, tư liệu này ở đâu không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của ông GS Dương Lực thực chất chỉ là sự quảng cáo ồn ào và rỗng tuyếch.

Chu Dịch ảnh hưởng đến Hoàng Đế Nội kinh?! Thật đúng là thiển cận hết chỗ nói - Nếu theo quan điểm cho rằng Chu Dịch của Trung Quốc và Hoàng Đế nội Kinh cũng của Trung Quốc. Bởi vì:

Theo sử Trung Quốc thì thời Hoàng Đế có từ hơn 6000 năm cách ngày nay - có thuyết cho rằng hơn 5000 năm. Như vậy Hoàng Đế nội Kinh có trước Chu Văn Vương bi giam ở ngục Dữu Lý "thoắt nhiên hạnh ngộ" "mần" ra Chu Dịch, chí ít nhất là 2000 năm lận. Vậy thì mần răng mà Chu Dịch ảnh hưởng đến Nội Kinh được.

Bởi vậy, thật là buồn khi không chịu suy ngẫm, nhưng lại cứ tưởng hiểu hết nghĩa lý của Chu Dịch. Bày đặt ngạo nghễ, chê bai.

Giáo Sư còn vậy, huống chỉ hạng tầm thường .

Thật chẳng có gì đáng bàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh có thể cho biết nguồn, tư liệu này ở đâu không?

Chào bạn .

Tôi biết khi đăng bài này nên sẽ có người có ý kiến nhưng vẫn cứ đăng tại sao vậy ?

Đăng nên cho thấy cái sai của GS Dương lực khi nhầm lẫn thời gian nhưng đọc kỹ thì trong phần lý luận cũng có nhiều cái hợp lý cũng như một số người đã vội đổi chỗ hậu thiên đọc ra cũng nhiều cái có lý nhưng cũng nhầm lẫn vị trí . Thật khổ thân cho hậu thiên thích đổi là cứ đổi ,rồi đổi ra có ứng dụng thực tế được là bao . Kêu to vậy nhưng thực ra cũng chẳng có cái gì để bàn . Đáng tiếc có tài nhưng lại ngạo mạn . Ngạo mạn là gốc của sự thất bại .

Thân mến .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn .

Tôi biết khi đăng bài này nên sẽ có người có ý kiến nhưng vẫn cứ đăng tại sao vậy ?

Đăng nên cho thấy cái sai của GS Dương lực khi nhầm lẫn thời gian nhưng đọc kỹ thì trong phần lý luận cũng có nhiều cái hợp lý cũng như một số người đã vội đổi chỗ hậu thiên đọc ra cũng nhiều cái có lý nhưng cũng nhầm lẫn vị trí . Thật khổ thân cho hậu thiên thích đổi là cứ đổi ,rồi đổi ra có ứng dụng thực tế được là bao . Kêu to vậy nhưng thực ra cũng chẳng có cái gì để bàn . Đáng tiếc có tài nhưng lại ngạo mạn . Ngạo mạn là gốc của sự thất bại .

Thân mến .

Anh Longtuan lại nhầm lẫn chủ đề rồi. Nhưng thôi không sao.

Anh có biết cái đúng của Hậu Thiên Lạc Việt ở đâu không? Không phải chỉ ở đỗi chỗ Tốn Khôn đâu. Nếu chỉ ở Tốn Khôn và phối Hà Đồ không thôi thì nó cũng chẳng khác gì Hậu Thiên Văn Vương; Hậu Thiên Rubi...vv...mà thôi.

Sự ngạo mạn của con người đôi khi không tự nhận biết được. Còn tôi, tôi biết tôi rất ngạo mạn. Nhưng tôi chỉ ngạo mạn khi cần thiết thôi anh ạ. Bởi vì việc tôi làm chắc chắn sẽ bị rất nhiều người như anh phản đối.

Tôi cần ngạo mạn để khẳng định ý chí và mục đích của mình.

Bởi vậy, anh cũng thông cảm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay là ngày Đinh Sửu, Tâm dẫn huyết đi ngày Đinh, "khí" nhiều - "huyết" ít. Kinh Thủ Thiếu âm Tâm làm chủ. Thần tại Khí Hải tán lạc. Sự tái tạo ra "tư duy" sẽ tổn thất vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngọn đèn của bạn dù to hay nhỏ, cũng đừng bao giờ mang dầu thắp đèn đi cho, mà chỉ nên để vầng sáng của ngọn đèn tự nhiên toả sáng.

Một người Mẹ dù có nghèo khổ, đáng lẽ phải toàn tâm làm những bổn phận của người Mẹ, nhưng lại để cho mình bị não lòng, bị hút hết tâm chí, tự xoá bỏ bổn phận làm Mẹ, đem "dầu thắp đèn" đi cho người. Những đứa con của Bà sẽ đau khổ, vì tâm hồn người Mẹ không sáng suốt như lẽ ra phải có.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngọn đèn của bạn dù to hay nhỏ, cũng đừng bao giờ mang dầu thắp đèn đi cho, mà chỉ nên để vầng sáng của ngọn đèn tự nhiên toả sáng.

Một người Mẹ dù có nghèo khổ, đáng lẽ phải toàn tâm làm những bổn phận của người Mẹ, nhưng lại để cho mình bị não lòng, bị hút hết tâm chí, tự xoá bỏ bổn phận làm Mẹ, đem "dầu thắp đèn" đi cho người. Những đứa con của Bà sẽ đau khổ, vì tâm hồn người Mẹ không sáng suốt như lẽ ra phải có.

Kính trọng kính trọng! Lời lẽ này đủ cho thấy sở học của bác uyên bát tới chừng nào !

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trùi, Đồng nghe Sư Phụ vả các vị ở đây nói chuyện mà Đồng không hiểu Ất Giáp gì hết. Thôi, chắc Đồng lại chui vào Thạch Thất mà luyện chiêu Lục Tủ Kiếm vậy. Hic.

Hữu tâm tức quái đạo

Vô tâm tức chơn đạo

(trích "Tuyệt Quán Luận", Bồ Đề Đạt Ma)

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Thiên Đồng ơi

Trùi, Đồng nghe Sư Phụ vả các vị ở đây nói chuyện mà Đồng không hiểu Ất Giáp gì hết. Thôi, chắc Đồng lại chui vào Thạch Thất mà luyện chiêu Lục Tủ Kiếm vậy. Hic.

Cụ Hà uyên chữ nhiều như biển nhưng được cái cụ luôn dùng phương châm :" nhĩ thượng ngôn thượng,nhĩ hạ ngôn hạ" riêng mục này cụ viết cao siêu quá nên tớ cũng như bạn muốn hiểu có khi phải dùng cả khả năng siêu thần tiếp khí nữa mới hiểu đuợc. :lol: :P

Hữu tâm tức quái đạo

Vô tâm tức chơn đạo

Câu này rất hay.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay là ngày Đinh Sửu, Tâm dẫn huyết đi ngày Đinh, "khí" nhiều - "huyết" ít. Kinh Thủ Thiếu âm Tâm làm chủ. Thần tại Khí Hải tán lạc. Sự tái tạo ra "tư duy" sẽ tổn thất vậy.

Can tàng hồn ,phế tàng phách, tâm tàng thần ,thận tàng chí ,tỳ tàng ý .

Người ngầy đa hỏa

Người người béo khí hư đa đàm .

Một que diêm có thể làm một đám cháy lớn .

Một cốc nước thì chỉ đủ cho người ta hết khát một lúc .

Thế mới biết người đời trọng dương cũng có cái lý của nó .

Cái gì đáng bỏ thì bỏ ,cái gì đáng lưu thì lưu , đó là điều hầu bổ cứu vậy .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra tôi mở mục này muốn viết đôi điều về Kinh dịch với đông y để giúp mọi người có cái nhìn ,cái liên hệ , để tránh bệnh tật , tạo ra sức khẻo tốt ,bởi ở đời cái vốn quý nhất vẫn là sức khỏe .

Khi đọc vận khí bí điển tôi mới thấy người xưa thật tài tình tại sao vậy ? Đến bây giờ khoa học hiện đại như thế mà bệnh dịch đến cũng khônh thể biết trước thế mà ngay từ xa xưa người ta có thể đoán được bệnh dịch qua xem mây vọng gió , thậm chí còn có thể biết đến dịch bệnh và nạn binh đao sẩy ra ở khu vực nào thông qua thái tuế ,can ,chi với hình dáng sắc mây hướng gió .

Qua 6 bộ , 12 vị mà biết được bệnh tật trong lục phủ ngũ tạng mà bây giờ con người thường ỷ vào máy móc hiện đại cho nên các vấn đề này đã mai một đi nhiều . Qua mạch tượng thậm chí còn biết đến số mệnh nữa đó là điều kỳ diệu vô cùng .

Những vấn đề trên thì còn tùy duyên của từng người mà giác ngộ đến đâu .

Tôi thì trình độ còn hạn chế nhưng lúc nào rỗi dãi sẽ viết về vận khí để ai thích cùng chiêm nghiệm

Trước khi vào vấn đề này ta hãy tạm bình luận câu " học dịch rồi hãy làm thuốc ". Vậy thì lý luận của chu dịch với phương pháp của y học có quan hệ vơi nhau chăng ? Câu nói của người xưa thật tế nhị .Học dịch rồi mới nói chuyện làm thuốc nghĩa là không học về quái,tượng hào ,từ mà học để nắm cái quy luật mâu thuẫn thống nhất của âm dương cái đầu mối của sự tiêu hao hay lớn mạnh của tạo hóa . Nếu không hiểu ró cái quy luật sinh khắc ché hóa thì làm sao mà biết được hiện tượng " bĩ cực thái lai ". hãy nhìn vào sơ đồ tiên thiên và hậu thiên khi vũ trụ hình thành thì trời đất đều là một chất khí mờ mịt ,gọi là vô cực . Đến khi âm ,dương bắt đầu hình thành thì từ vô cực trở thành thái cực . Cho nên thiên nhất sinh thủy biến thành quẻ càn ,địa nhị sinh hóa tương ứng với quẻ khôn . Càn sáu ,khôn hai tổng cộng là tám nhân nên thành sau mươi tư quẻ ,sau mươi tư quẻ nhân nên thành 384 hào số càn chu lư số 116 hào dương lẻ 9 cho nên quẻ ly ở hậu thiên kế vị của quẻ càn ở thiên thiên .Số của khôn lưu chu có 76 hòa âm lẻ chín số cho nên quẻ khảm ở hậu thiên kế vị của quẻ khôn ở tiên thiên . Ky ở nam ,khảm ở bắc đó là hậu thiên .Bàn về giưới tính của con người .

Nam mới sinh thuộc dương thuộc hình thể của quẻ càn ,nữ mới sinh thuộc hình thể của quẻ khôn . Những số đó đều thuộc về tiên thiên .Tới khi âm dương giao cấu ,rồi càn bị thủng hào giữa thành ly ,khôn nối liền hào giữa thành khảm ,quẻ ly rỗng giữa hai hào dương bao bọc một hào âm nên hình thể đã thuộc về hư, khảm đầy giữa ,hai hào âm baỏ vệ một hào dương nên hình thể dã thuộc thực rồi ..

Trời bao bọc đât ,dương bao bọc âm số dương nhiều số âm ít cho nên nói Dương thường hữu dư Âm thường bất túc . Trong con người ta trăm bệnh thường do âm thiếu không đủ để chế hỏa, rồi hỏa ở quân hỏa ,hỏa ở tướng hỏa , tam tiêu ,tâm bào lạc bốc nên thành quẻ " Thủy hỏa vị tế " cho nên con người ta tập luyện vệ sinh kéo dài tuổi thọ nên suy nghĩ tại sao quẻ càn mới sinh là thực ,quẻ càn bị phá vỡ tạo thành quẻ ly là hư tổn thì tự nhiên sẽ tĩnh ngộ mà ngăn ngừa phẫn uất ,hạn chế dục vọng làm kế dưỡng sinh khiến cho thủy thăng hỏa giáng mà thành quẻ "Thủy hỏa ký tế " Âm hòa bình, dương kín đáo, mà hỏa được iên chỗ của nó thì mọi hiện tương đều tốt đẹp từ đó có thể biết được lý luận của y học với lý luận của chu dịch phù hợp với nhau hầu như không thể tách rời được .

(Trích vận khí bí điển của Hải Thượng Lãn Ông )

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites