nhi45271

Những hạng mục cần nắm rõ khi thi công điện xưởng may

1 bài viết trong chủ đề này

Thi công điện xưởng may là quy trình thiết kế, lên giải pháp và thi công thiết bị điện đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của nhà xưởng. Bạn là chủ nhà xưởng sản xuất hay đơn vị quản lý thiết kế, bạn đang tìm đơn vị kĩ thuật tư vấn và hỗ trợ uy tín ? Qúa trình lắp đặt bao gồm các hạng mục nhất định nào và các hạng mục phát sinh nào ? Tất cả những điều đó, sẽ được chúng tôi làm rõ trong bài viết này. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé !

Các hạng mục thi công hệ thống điện nhà xưởng may

Thông thường quy trình thi công hệ thống điện nhà xưởng và các công trình sản xuất có chung một số hạng mục nhất định, và các hạng mục phát sinh. 

Thi công hệ thống cáp nguồn tổng

Hệ thống cáp nguồn tổng là hệ thống cáp điện động lực có nhiệm vụ dẫn điện từ trạm biến áp vào nhà xưởng, cung cấp điện năng cho các máy móc, thiết bị trong nhà xưởng. Hệ thống có thể đi nổi (lắp trên trụ điện, giá đỡ,…) hoặc lắp đặt âm dưới lòng đất (luồn qua ống nhựa PVC hoặc ống kim loại).

Để đảm bảo an toàn và hiệu suất điện năng, kỹ sư cần tính toán cẩn thận để lựa chọn loại dây dẫn phù hợp với tổng công suất của tất cả các thiết bị sử dụng điện. Ngoài ra, kỹ thuật viên khi thực hiện thi công hạng mục hệ thống cáp nguồn tổng trong xây lắp điện nhà xưởng cần lưu ý những điểm sau:

  • Đánh dấu các dây pha cẩn thận để tránh nhầm lẫn, gây nguy hiểm. Ví dụ dùng băng keo đỏ, vàng, xanh, đen để phân biệt các pha R, pha S, pha T, pha trung tính N.
  • Sắp xếp dây pha theo thứ tự, không chồng chéo lên nhau, để tránh gây nhầm lẫn trong quá trình đấu nối và khi cần bảo dưỡng sau này.
  • Cố định chắc chắn dây cáp vào máng cáp bằng dây rút để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Đảm bảo dây cáp tiếp xúc với bề mặt trơn nhẵn và bằng phẳng, tránh tối đa việc làm trầy xước dây cáp trong lúc thi công.
  • Đường dây cáp đi âm trong ống PVC cần được xử lý chống thấm cẩn thận, bằng cách sử dụng keo dán kín các mối nối ống, tránh việc nước thấm vào bên trong.

Thi công hệ thống thang máng cáp

Hệ thống thang máng cáp là hệ thống giá đỡ dùng để cố định hệ trục cáp điện và dẫn cáp điện đến tủ điện. Ngoài mục đích bảo vệ an toàn, thang máng cáp còn tạo thẩm mỹ cho công trình xây lắp điện nhà xưởng chuyên nghiệp.

Những điểm cần lưu ý khi thi công hạng mục hệ thống thang máng cáp:

  • Lựa chọn loại ty treo có kích thước phù hợp với số lượng dây cáp. Khoảng cách giữa các ty treo không được quá 1,5m. Các ty treo phải được cố định chắc chắn ở 2 đầu, điểm giữa, tránh đu đưa, thẳng hàng và có cao độ bằng nhau.
  • Đo vẽ, cắt góc, lắp đặt vừa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Vì vậy, người thực hiện phải có tay nghề cao, có chuyên môn về điện.
  • Nối tê thang máng cáp để phòng ngừa dây cáp rò rỉ điện trong và sau khi xây lắp điện nhà xưởng.

Lắp đặt tủ điện cho nhà xưởng

Tủ điện nhà xưởng thường được phân nhánh riêng biệt cho từng khu vực để thuận tiện khi thao tác, sử dụng và không làm ảnh hưởng đến khu vực khác nếu có sự cố. Hiện nay, các nhà thầu thường sử dụng 4 loại tủ điện chính:

  • Tủ điện phân phối
  • Tủ điện điều khiển trung tâm
  • Tủ điện ATS (Tủ chuyển mạch)
  • Tủ tụ bù và Tủ bơm phòng cháy chữa cháy

Việc bố trí tủ điện và các thiết bị bên trong tủ điện là một hạng mục thi công hệ thống điện nhà xưởng quan trọng cần lưu ý. Kỹ thuật viên cần tính toán sao cho tất cả hoạt động trơn tru nhất. Vì hệ thống điện sản xuất không được gián đoạn lâu nên kỹ sư cần bố trí thêm nguồn điện dự phòng (máy phát điện) khi điện lưới gặp sự cố. Lúc này, tủ điện ATS được sử dụng để dễ dàng chuyển đổi giữa 2 nguồn điện trên.

Thi công hệ thống điện nhẹ cho nhà xưởng

Hệ thống điện nhẹ của nhà xưởng bao gồm hệ thống chiếu sáng, hệ thống báo cháy, hệ thống camera và hệ thống điện sinh hoạt. Mỗi nhà xưởng (xưởng mộc, xưởng may, xưởng cơ khí, kho hàng,…) có các đặc trưng riêng, tính chất và nhu cầu sử dụng khác nhau. Vì thế, khi thi công hạng mục điện công nghiệp này kỹ thuật viên cần lưu ý những điểm sau:

  • Nghiên cứu kỹ sơ đồ thiết kế các khu vực trong nhà xưởng: Ví dụ các khu vực làm việc tập trung sẽ cần nhiều ánh sáng hơn khu vực lối đi, hành lang.
  • Thiết bị sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu: chịu lực, chịu nhiệt tốt; chống rung; chống ồn…

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay