Guest Dienbatn

ỨNG DỤNG BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ TRONG VIỆC ĐẶT MỘ PHẦN - dienbatn.

30 bài viết trong chủ đề này

ỨNG DỤNG BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ TRONG VIỆC ĐẶT MỘ PHẦN - dienbatn.

( Trích lại từ Blog của dienbatn - http://vn.myblog.yahoo.com/dienbatn/article?mid=676 ) .

MỘT CHÚT KIẾN THỨC ĐỘN GIÁP TRONG BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN .

( Mến tặng người bạn thời thơ ấu ở phố NHÀ CHUNG - HÀ NỘI .)

Posted Image

Như dienbatn đã viết ở phần đầu : " Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.

THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.

ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.

NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.

Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần đều sống động.

THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.

ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.

NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh.

Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là diệt.

Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền tảng Quái đồ,Hà Lạc. "

1/ TRONG HỆ TỌA ĐỘ THỜI GIAN CỦA THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI:

Vạn vật và loài người trên Trái Đất khi vận động và sinh tồn đều phải chịu ảnh hưởng của ba yếu tố Nhật - Nguyệt - Tinh . Đây chính là những năng lượng cực kỳ hùng hậu tác động vào môi trường sống của con người và muôn loài trên TRÁI ĐẤT ( Ở đây ta cần phải mở ngoặc nói rõ là trên Trái Đất chứ chưa phải là trên mọi chiếu không gian khác nhau ) . Vạn vật trên Trái đất chịu sự chi phối , tác động của Nhật - Nguyệt - Tinh theo từng vị trí không gian tức thời , tức là theo từng lát cắt của Thời gian . Theo từng tọa độ tức thời của Thời gian ( hay lát cắt ) , mà mọi vật có những thù hình khác nhau về tính nết , sức khỏe , tuổi thọ , sự thành đạt . .. Trong Tử vi , Bát tự Hà - lạc , Tử Bình , Tứ trụ , người ta đều dựa trên đặc tính , tính chất của Nhật- Nguyệt - Tinh tại từng thời điểm đó mà tính toán vận mệnh của con người .

Từ xưa , các nhà nghiên cứu về Dịch học cho rằng : nếu Thiên can là Ất - thì chu kỳ vận động của nó là Ất kỳ , tương ứng với sự ảnh hưởng vận động của Mặt Trời ; Nếu Thiên can là Bính - thì chu kỳ vận động của nó là Bính kỳ , tương ứng với sự ảnh hưởng vận động của Mặt trăng ; nếu Thiên can là Đinh - thì chu kỳ vận động của nó là Đinh kỳ , tương ứng với sự ảnh hưởng vận động của các Tinh tú . Chu kỳ vận động của Tam Kỳ ( Ất kỳ , Bính kỳ , Đinh kỳ ) và sáu nhóm Thiên can : Mậu , Kỷ , Canh , Tân, Nhâm , Quý phản ánh tác động của Nhật- Nguyệt - Tinh lên vạn vật trên Trái Đất , tạo ra những tính chất cá biệt của số phận vạn vật và con người . Trong Thập thiên can , vị trí Giáp bị ẩn đi ( nên gọi là ĐỘN GIÁP ) . Có lẽ ngày xưa các nha nghiên cứu đã nhận xét sự tác động của 9 hành tinh trong hệ Mặt trời nên đã tính toán tác động của 9 hành tinh này qua 9 vận hạn của con người ( Thái Dương , Thái Âm , La Hầu , Thổ Tú , Thủy Diệu , Thái bạch , Kế Đô , Vân Hớn ) và 9 hạn ( Huỳnh Tuyền , Tam kheo , Ngũ Mộ , Thiên Tinh , Toán Tận ,Thiên La , Địa Võng , Diêm Vương ) .

Độn Giáp còn có một tên khác nữa là Thái Ất ( Thái tức là quá ). Trong vòng vận động các vị trí không gian , lần lượt tính chất âm dương được biểu thị qua Thập Thiên can . Giáp - Dương , Ất - Âm ...Trong trường hợp này , khi Giáp đã ẩn đi , can Ất lại đứng đầu trong chu kỳ vận động của Nhật- Nguyệt - Tinh , phần nào Ất bị thái quá nên các nhà Dịch học gọi là Thái Ất . Để có thể tính toán từng vị trí tức thời các tác động của Nhật- Nguyệt - Tinh lên Trái đất , người ta đã định lượng về Âm - Dương ( Tỷ lệ ) tại từng Tiết Khí ( Một năm có 24 Tiết Khí - Đây là đơn vị Thời gian của Độn Giáp ) , tỷ lệ đó người ta gọi là CỤC . Như vậy , người ta đã xây dựng được Hệ thức lượng Độn Giáp ( Tức là tỷ lệ ÂM - DƯƠNG theo đơn vị Thời gian là Tiết Khí ) và qua đó người ta có thể dự đoán về sự diễn biến các sự vật , con người được sinh ra tại lát cắt Thời gian đó .

2/ TRONG MỌI CHIỀU KHÔNG GIAN TÍNH THEO HỒNG BÀNG DỊCH :

Việc tính toán này không chỉ áp dụng cho con người trên Trái đất , mà có thể tính toán cho tất cả các Thế giới vô hình khác ở các chiều Không gian khác nhau , dienbatn xin không nêu ra ở đây vì tính chất cực kỳ phức tạp của nó . Riêng Thế giới loài người trên Trái Đất , ở hệ Tọa độ Đề các là không gian 3 chiều , kết hợp chiều của Thời Gian , người ta chia ra làm 4 Kỷ Nguyên của Nhân loại ( Điều này Dịch học bình thường chưa hề có khái niệm ) . Bốn Kỷ nguyên đó là :

1/ KHẢM - THÁI ÂM TẠI HƯỚNG BẮC - Kỷ Nguyên THÁI ÂM ( HỦY ) - HẬU THIÊN LÀ CHỦ ĐẠO .

2/ CHẤN MỘC HƯỚNG VỀ BẮC - KỶ NGUYÊN THIẾU DƯƠNG ( THÀNH ) - TIÊN THIÊN LÀ CHỦ ĐẠO .

3/ LY - THÁI DƯƠNG HƯỚNG VỀ BẮC - KỶ NGUYÊN THÁI DƯƠNG ( THỊNH ) - TIÊN THIÊN CHỦ ĐẠO .

4/ ĐOÀI - THIẾU ÂM HƯỚNG VỀ BẮC - KỶ NGUYÊN THIẾU ÂM ( SUY ) - HẬU THIÊN CHỦ ĐẠO .

Đó là 4 pha quan trọng nhất trong quá trình tiến hóa nhân loại .

Trong BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN , người ta dùng thuật toán Thái Ất để tính được vòng sao BÁT TƯỚNG LÂM MÔN , từ đó có thể biết được những thăng trầm của ngôi mộ , từ đó có cách xử lý thích hợp khi thời gian thay đổi . Trong việc dùng BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN để hóa giải những điều bất lợi cho khu mộ dòng họ Hà , dienbatn đã thực hiện việc xử lý một ngôi mộ Tổ của dòng họ theo Thái Ất và kết quả là có một ngôi mộ như hình sau . Thời gian qua đã chứng minh cách xử lý đó hoàn toàn chính xác .

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

( Còn tiếp - dienbatn ) .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Dienbatn.

Khỏe rồi ah. Chúc mừng. Anh em bên đây đã xủi wẻ và biết trước điều này. Bản thân anh vì mất pas nên không vào "Thế giới vô hình" để chia sẻ với anh em bên đấy. Mặc dù Dienbatn mấy lần nhắc lại pas của anh, nhưng vẫn không vào được. Hôm nào đến nhà anh gõ thử.

Nhưng hy vọng Dienbatn sẽ lưu trú và chia sẻ với anh em bên đây những tri thức của mình.

Thành thật chia buồn vì chắc chưa nhậu được. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính Thầy và chào chú Dienbatn,

Theo như VinhL được biết thì Thái Ất và Kỳ Môn là 2 môn khác nhau, tuy có thể xuất từ một nguồn. Thái Ất có 72 cục dương và 72 cục âm. Lấy Ngũ Tý làm 1 Nguyên có 72 năm, 1 Kỷ 360 năm có 5 Nguyên. Kỳ Môn có 9 cục dương và 9 cục âm. Lấy Lục Giáp làm 1 Nguyên. Tam Nguyên Thượng Trung Hạ là 180 năm.

Kỳ Môn trong Thái Ất thì gọi là 9 Sao Phép Tôn, phương pháp tính toán có chút khác hơn Kỳ Môn Độn Giáp.

Thái Ât theo như “Thái Ất Thần Kinh” thì là một sao, không phải là Thiên Can Ất, 3 năm, tháng, ngày, hoặc giờ thì dời 1 cung tùy theo tứ Kể Năm Tháng Ngày Giờ, 24 số đi hết một vòng 8 cung.

Nhìn qua hình chụp của Chú thì VinhL thấy vòng dưới ngoài là Tiên Thiên Bát Quái, vòng trên trong là Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương, lấy số 1 của Tiên Thiên và Hậu Thiên làm mốc, Tiên Thiên đi nghịch mà Hậu Thiên đi thuận.

Tiên Thiên Vòng Ngoài:

|:: Cấn, ::: Khôn, ::| Chấn

:|: Khảm, ____, |:| Ly

||: Tốn, ||| Càn, :|| Đoài

Hậu Thiên Vòng Trong:

||: Tốn, |:| Ly, ::: Khôn

::| Chấn, ___, :|| Đoài

|:: Cấn, :|: Khãm, ||| Càn

Hợp Tiên Thiên và Hậu Thiên lại:

|:: ||: Sơn Phong Cổ, ::: |:| Địa Hỏa Minh Di, ::| ::: Lôi Địa Dự

:|: ::| Thủy Lôi Truân, _______________ , |:| :|| Hỏa Trạch Khuê

||: |:: Phong Sơn Tiệm, ||| :|: Thiên Thủy Tụng, :|| ||| Trạch Thiên Quải

Nhìn vào hình thì không thấy Bát Môn, Tám Tướng hoặc các phù Lục Đinh, Lục Giáp, như vậy chắc không phải là theo Kỳ Môn Độn Giáp.

Không biết chú có thể bật mí một chú về cách an hai vòng Tiên Thiên và Hậu Thiên để hậu học như VinhL có thể tự nghiên cứu mà khám phá cái lý lẻ bên trong.

Chân Thành Cám Ơn

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân gửi VinhL.

Phải công nhận kiến thức về Thái Ất và Kỳ môn độn giáp của bạn rất vững , chỉ nhìn nhận hình chụp mà luận ra được như vậy cũng đáng nể phục . Tuy nhiên dienbatn thực hiện làm mộ vừa theo những điều đã viết ra để mọi người đọc theo những kiến thức thông thường , mặt khác vừa sử dụng Huyền môn theo Vô vi nên bạn không nhận ra được trên hình là điều tất nhiên. Nếu có duyên , dienbatn sẽ chỉ cho bạn thêm một chút về HỒNG BÀNG DỊCH thì chắc rằng bạn sẽ tiến rất xa . Thật vui vì vì dienbatn thấy mình không bị đơn độc hay khùng điên vì cứ chúi mũi vào những cái " mê tín di đoan " này . Thân ái . dienbatn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

quyngoc83 xin chúc mừng chú dienbatn đã mạnh khỏe trở lại. còn rất nhiều người đang chờ đợi tấm lòng bồ tát của chú. lúc nào chú đi ta bà tiếp thì cho bọn cháu theo với nha. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân gửi VinhL.

Phải công nhận kiến thức về Thái Ất và Kỳ môn độn giáp của bạn rất vững , chỉ nhìn nhận hình chụp mà luận ra được như vậy cũng đáng nể phục . Tuy nhiên dienbatn thực hiện làm mộ vừa theo những điều đã viết ra để mọi người đọc theo những kiến thức thông thường , mặt khác vừa sử dụng Huyền môn theo Vô vi nên bạn không nhận ra được trên hình là điều tất nhiên. Nếu có duyên , dienbatn sẽ chỉ cho bạn thêm một chút về HỒNG BÀNG DỊCH thì chắc rằng bạn sẽ tiến rất xa . Thật vui vì vì dienbatn thấy mình không bị đơn độc hay khùng điên vì cứ chúi mũi vào những cái " mê tín di đoan " này . Thân ái . dienbatn .

Kính chào chú Dienbatn,

Thú thật VinhL củng có nghiên cứu qua Thái Ất và Kỳ Môn, nhưng có nhiều vấn đề vẫn còn chưa thông suốt, nhất là về phương diện thực hành. Nếu như chú có lòng chỉ điểm, VinhL xin thành thật tạ ơn và mong mõi cái duyên được chỉ điểm từng ngày, từng giờ.

Thật sự mà nói thì VinhL chưa hề biết qua Hồng Bàng Dịch, nếu chú rảnh rang và điều kiện sức khỏe cho phép, mong chú giảng thêm về Hồng Bàng Dịch cho mấy hậu học “mê tín” như VinhL được có cơ duyên học hỏi.

Thưa chú chỉ có nhừng người mê mới học và thấu hiểu được các bí thuật Tam Thức.

Thế gian lui tới một chử mê,

Có người mê gái, mê danh vọng,

Mê vàng mê bạc, nhà cao sang,

Ta mê lý học đông phương thuật,

Thông đạt âm dương, thấu họa phúc,

Thiên Địa đô lai nhất chưởng trung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chung quanh ngôi mộ nầy có trồng thêm 4 cây hoa tượng trưng cho Phong Vân Xà Điểu thì quả thật là xứng cho Bát Trận Đồ

hihihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chung quanh ngôi mộ nầy có trồng thêm 4 cây hoa tượng trưng cho Phong Vân Xà Điểu thì quả thật là xứng cho Bát Trận Đồ

hihihi

Chào bạn LinhNhi,

Phong Vân Xà Điểu vậy phải trồng cây loại gì? Nằm ở các hướng nào?

Còn Thiên Địa Long Hổ nằm ở đâu phải dùng cái gì tượng trưng?

Bát Trận của Phong Hậu thì khác Bát Trận của Khổng Minh, xin hỏi Bát Trận của Phong Hậu dùng Bát Quái Tiên Thiên hay Hậu Thiên, khác Bát Trận của Khổng Minh như thế nào, dùng Bát Quái gì?

HiHiHi Bí Chưa Nè:-)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào chú Dienbatn!

cháu đã được đọc những bài nghiên cứu hết sức tâm huyết của chú trên thegioivohinh.net và rất ấn tượng với bài" tản mạn về những chú độc nhãn long". mong chú post lại sang diễn đàn lyhocphuongdong cho mọi người cùng nghiên cứu ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn LinhNhi,

Phong Vân Xà Điểu vậy phải trồng cây loại gì? Nằm ở các hướng nào?

Còn Thiên Địa Long Hổ nằm ở đâu phải dùng cái gì tượng trưng?

Bát Trận của Phong Hậu thì khác Bát Trận của Khổng Minh, xin hỏi Bát Trận của Phong Hậu dùng Bát Quái Tiên Thiên hay Hậu Thiên, khác Bát Trận của Khổng Minh như thế nào, dùng Bát Quái gì?

HiHiHi Bí Chưa Nè:-)

Anh VinhL,

Bé bí thiệt rồi đó. Bát Trận của Khổng Minh dùng Hậu Thiên Bát Quái . Trong các binh pháp các tướng đều phải học trận Thái Cực bao hàm và trận Thái Tổ tam tài. 2 Trận đó thì dùng Tiên Thiên Bát Quái để bố trận.

Mà anh VinhL à, các trận đó dùng Thiên Điạ Long Phượng chứ không phải Thiên Địa Long Hổ (hihihi)

Nếu mà dùng Long Hổ thì phải dùng tới Bát Môn (hưu, sinh, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai)

hihihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh VinhL,

Bé bí thiệt rồi đó. Bát Trận của Khổng Minh dùng Hậu Thiên Bát Quái . Trong các binh pháp các tướng đều phải học trận Thái Cực bao hàm và trận Thái Tổ tam tài. 2 Trận đó thì dùng Tiên Thiên Bát Quái để bố trận.

Mà anh VinhL à, các trận đó dùng Thiên Điạ Long Phượng chứ không phải Thiên Địa Long Hổ (hihihi)

Nếu mà dùng Long Hổ thì phải dùng tới Bát Môn (hưu, sinh, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai)

hihihi

Chào bạn LinhNhi,

Theo tài liệu của VinhL có thì, Thiên Phúc Trận phía Bắc, Địa Tải Trận phía Nam, Phong Dương Trận phía Tây, Vân Thùy Trận phiá Đông, Long Phi Trận Đông Nam, Hổ Dực Trận Tây Bắc, Điểu Tường Trận Đông Bắc, Xà Bàn Trận Tây Nam.

Phong Hậu (Thái Bạch Âm Kinh) Bát Trận gọi là Ác Kỳ Đồ, Thiên Trận Càn Tây Bắc, Địa Trận Khôn Tây Nam, Điểu Tường Trận Ly Nam, Vân Trận Khảm Bắc, Phong Trận Tốn Đông Nam, Phi Long Trận Chấn Đông, Xà Bàn Trận Cấn Đông Bắc. Càn Khôn Tốn Khảm là Cửa đóng, Chấn Đoài Ly Cấn cửa mở.

HiHiHi, Thực sự chưa nghe đến trận Thái Tổ Tam Tài đó nhe? Thể thì nhờ bạn LinhNhi chia sẻ và dẫn giải nguyên lý trong trận Thái Tổ Tam Tài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong Hậu (Thái Bạch Âm Kinh) Bát Trận gọi là Ác Kỳ Đồ, Thiên Trận Càn Tây Bắc, Địa Trận Khôn Tây Nam, Điểu Tường Trận Ly Nam, Vân Trận Khảm Bắc, Phong Trận Tốn Đông Nam, Phi Long Trận Chấn Đông, Xà Bàn Trận Cấn Đông Bắc. Càn Khôn Tốn Khảm là Cửa đóng, Chấn Đoài Ly Cấn cửa mở.

Anh VinhL,

Hình như trận nầy gọi là Phong Hầu Bát Trận mà Khương tử nha đã nhắc tới. Phong Trận tốn đông nam là gió sanh ra muôn vạn binh đao, không phải gió thường. Điểu tường trận ly nam còn gọi là lửa tam muội.

Phong Hầu trận tiên gớm bực nào

Lửa thần rần rật gió đùa cao

Thần tiên phàm tục sao vào đấy

Thịt nát xương tan sống được sao

hihihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe Linh NhiVinhL bàn về trận pháp cứ như có phép. Kinh quá! Hi! :P .

Không biết Dienbatn còn nhớ cái trận gì, ở cái nghĩa địa gì, ở đâu Gò Dưa thì phải, làm mưa ầm ầm ngay trên nghĩa trang giữa mùa khô Nam bộ không nhỉ? Wên rùi! Trí nhớ dạo này kém wá :) ! Bà thân chủ hồi ấy vẫn còn liên lạc với tôi đấy. Thỉnh thoảng vẫn gặp.

Anh em lớp Phong Thủy Lạc Việt II có hỏi tôi về quẻ gì lúc ấy mà anh em mình đoán là sẽ mưa to sau khi trấn yểm. Tôi quên mất rồi. Dienbantn còn nhớ alo giúp. Hôm nào Dienbatn chiển bị cho bài nói chiện về trận đồ trấn yểm trong Âm trạch, để nói trong buổi Offline tới cho anh chị em Phong Thủy Lạc Việt II được không? Mecrci nhiều.Thù lao là một độ nhậu hoàng tráng ở Bigmen Beer, Dienbatn trả tiền. Hi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe Linh NhiVinhL bàn về trận pháp cứ như có phép. Kinh quá! Hi! :P .

Không biết Dienbatn còn nhớ cái trận gì, ở cái nghĩa địa gì, ở đâu Gò Dưa thì phải, làm mưa ầm ầm ngay trên nghĩa trang giữa mùa khô Nam bộ không nhỉ? Wên rùi! Trí nhớ dạo này kém wá :) ! Bà thân chủ hồi ấy vẫn còn liên lạc với tôi đấy. Thỉnh thoảng vẫn gặp.

Anh em lớp Phong Thủy Lạc Việt II có hỏi tôi về quẻ gì lúc ấy mà anh em mình đoán là sẽ mưa to sau khi trấn yểm. Tôi quên mất rồi. Dienbantn còn nhớ alo giúp. Hôm nào Dienbatn chiển bị cho bài nói chiện về trận đồ trấn yểm trong Âm trạch, để nói trong buổi Offline tới cho anh chị em Phong Thủy Lạc Việt II được không? Mecrci nhiều.Thù lao là một độ nhậu hoàng tráng ở Bigmen Beer, Dienbatn trả tiền. Hi!

Kính Thầy, Chú Dienbatn, và bạn LinhNhi

VinhL củng có nghiên cứu sơ sơ về trận pháp. Mấy tuần trước có người bạn mua dùm được quyển La Kinh Thấu Giải tiếng Hán chính là nguồn của quyển đã được dịch ra tiếng Việt. Trong tầng 17 Định Tứ Cát, Tam Kỳ, Bát Môn, Cửu Tinh, .... gọi Thấu Địa Kỳ Môn chính là dùng Kỳ Môn Độn Giáp để định tử phụ, tài quan lộc mã quý nhân tam kỳ tứ cát. Không biết Chú Dienbatn có sử dụng phương pháp này qua chưa?

VinhL đang suy diễn trận pháp để thử tài LinhNhi, khi nào xong sẻ mời bạn LinhNhi đăng đàn phá trận:-))

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếc quá những trước tác cực kỳ quý giá của tổ tiên như : "Vạn kiếp tông bí truyền thư", " Binh thư yếu lược"," Bình ngô sách" cứ hoàn thành nhiệm vụ với dân tộc là tuyệt tích luôn, bây giờ chỉ còn mỗi " hổ trướng khu cơ" của ngài Đào Duy Từ là còn lại để cho hậu thế khảo cứu.

Bát trận huyền thoại của ông Gia Cát ngê gớm lại do ông La Quán Trung hư cấu ra chắc có một phần sự thực do các loại bẫy,khói lưu huỳnh....... trên cơ sở của khoa học hiện đại mà thôi.

bạn nào có các tài liệu loại này đăng lên cho mọi người tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn LinhNhi,

Biết tên trận thì rất nhiều người biết, nhưng hiểu được trận thì không có bao nhiêu. Tuy chưa nghiên cứu sâu vào trận pháp nhưng rất muốn trao đồi kiến thức học thuật về trận pháp với bạn nên VinhL lập trận này mời bạn vào phá trận!!!

VinhL dùng 12 Vạn âm binh, chia làm Lưỡng Nghi, Thiên và Địa (Nội Ngoại), mồi Nghi được 6 Vạn hay 60000. Mồi nghi lại chia theo 10 Can mỗi can được 6000. Mồi Can ghép với 6 chi, mồi can chi có 1000. Tất cả có , 6 Giáp Thiên Địa, 6 Ất Thiên Địa, 6 Bính Thiên Địa, vv......

Có 9 Đạo Phù, 6 Phù Lục Giáp, 3 Phù Tam Kỳ. Phù án theo Cục.

Trận có 8 Trận, Thiên trận quẻ Càn, Địa trận quẻ Khôn, Long trận quẻ Chấn, Phong trận quẻ Tốn, Vân trận quẻ Khảm, Điểu trận quẻ Ly, Xà trận quẻ Cấn, Hổ trận quẻ Đoài. Mồi cung tùy theo 9 tinh (Bồng Nhậm Xung Phụ Anh Nhuế Trụ Tâm) gia lâm mà bày trận.

Cửa có 8 cửa, Hưu Sinh Thương Đổ Cảnh Tử Kinh Khai. Môn theo 9 tinh gia thời 1 đóng 1 mởi. Tinh gia thời can dương thì mở, thời can âm thì đóng. Đóng thì không phá trận được.

Thần có 8 Thần, Trực Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần, Chu Tước, Cửu Địa, Cửu Thiên, phân bố theo Chi của Tuần Giáp mà có Bát Thần Lâm Môn trấn giữ 8 cửa.

Tướng có 12 Thiên Tướng Thần Hậu, Đại Cát, Công Tào, Thái Xung, Thiên Cương, Thái Ất, Thắng Quang, Tiểu Cát Truyền Tòng, Hà Khôi, và Đăng Minh, phân bố theo Nguyệt Tướng, 4 tướng cư tứ chính, 4 tướng cư tứ duy, 4 tướng giữ 4 góc trung cung.

Cục 5 ngày đổi 1 cục, sau Đông Chí cục Dương, sau Hạ Chí cục Âm.

9 Tinh 10 giờ (giờ âm bằng 2 tiếng) đỗi một lần (tức theo lục giáp tuần)

8 Môn mồi giờ mỗi xoay, đóng mở tuỳ theo Tinh gia thời can.

Phương Thức Phá Trận:

Trước hết phải biết Cửa ở đâu đóng, cửa ở đâu mở. Chỉ có cửa mở mới phá được. Muốn vào được cửa thì phải cửa nào ở đâu Thần gì lâm môn. Qua cửa thì phải Sát Thần (phải biết Ngũ hành của Thần là gì mà ứng phó).

Qua được cửa thì phải biết trận đang diễn là trận gì? Quân nào thuộc Can Thiên Địa nào (6 Giáp Thiên Địa, 6 Mậu Thiên Địa, vv...) đang diễn và tướng nào trong 12 Thiên Tướng đang chỉ quy. Biết được trận đang diền là trận gì thì phá được. Biết được Tướng đang giữ là tướng nào trong 12 tướng thì bắt được, giết được. Phải phá hết 8 trận thì mới bắt được Chủ Soái. Lâm Môn Sát Thần, Phá Trận Chém Tướng thì phải ứng dụng Ngũ hành Sinh Khắc.

Nhớ là Trận mỗi giờ mỗi đổi. Sau đây là Trận lập trong giờ Kỷ Mùi.

Ngày 7 Tháng 6, 2009 Dương Lịch, Âm lịch tức ngày 15 Quí Mùi Tháng 5 Canh Ngọ Năm Kỷ Sửu Giờ Kỷ Mùi. Tiết Mang Chủng Dương Độn 6 Cục. Nguyệt Tướng Truyền Tòng.

Posted Image

Mời bạn Linh Nhi đăng đàn phá trận!!!:-)))

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh VinhL mến,

Hình vẽ đẹp lắm. Có đầy đủ Hậu Thiên Bát Quái, tứ tượng, lưỡng nghi, bát môn, can, chi, vv... Bé không rành Bát Quái Trận Đồ nên không dám "đăng đàn phá trận".

Thôi anh đã bỏ thì giờ bày trận thì bé phải ít nhất bỏ chúc thời gian để suy nghiệm trận pháp của anh. Sau đây là những gì bé thấy

1. Vòng ngoài bát trận dùng 2 vòng Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương.

- 3 hào trên đi theo chiều thuận là càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài.

- 3 hào dưới đi theo chiều thuận là ly khôn đoài càn khảm cấn chấn tốn

2. Trong thập chu thiên, anh dàng trận vòng tròn thì đây cho là quân án giữ là đồng bằng nội rộng (bé cho anh là người tướng giỏi, cho nên mới kết trận tròn, hihihi)

3. Nói về bát môn: phiá nam có trận đổ.

- Cái nầy bé không hiểu tại sao anh lại cho trận đổ đống tại hướng Nam.

- (nếu bé bày trận thì sẽ dùng trận tại phiá Nam bé cho trận cảnh đi theo chiều thuận là cảnh đổ thương sinh hữu khai kinh tử , hihihi )

4. Phương pháp phá trận

- Các cửa Sinh, Cảnh, Khai mà vào trận thì tốt lành. Các cửa Thương, Kinh, Hưu mà vào thì thương tổn. Các cửa Đỗ, Tử mà vào thì tử vong. Qua giờ dương, tám cửa được xếp đặt chỉnh tề, chỉ có trung gian còn thiếu người trấn giữ. Như theo góc Đông Nam, cửa thượng Sanh, mà kích nhập, đánh thẳng qua cửa Cảnh ở chánh Tây mà xông ra ắt trận thế phải loạn.

5 - Phàm phép phá trận

- Phá trận thì phải có phương lược. Bé sẽ phất cờ Càn Khôn để thống lãnh trận Thiên của bé và trận địa đánh vào cửa Sanh. Khi 2 trận vừa vào tới cửa thì bé sẽ phất cờ Tốn Cấn để sai trận Phong và trận Vân giáp đánh. Còn 4 trận của bé còn lại: trận Long Hổ Xà Điều phân đôi ra thành 8 trận. Sau một canh giờ bé sẽ phất cờ Chấn Đoài để cho 2 trận Long Hổ dùng Tiểu Chu thiên đệ thấn biến tiến vào 2 cửa Cảnh và Khai. 2 trận còn lại, trận Xà Điểu bé sẽ phất cờ vàng ba cái và chiêng trống đánh 3 hồi để biến hoá ra trận cong hay dùng phép chính kỳ xen nhau.

Bảo đảm sẽ phá được trận bát quái của anh.

hihihi

Bé LinhNhi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ nhỏ đọc chuyện Tam Quốc, thần tượng Bát Quái Trận của Gia Cát Vũ Hầu lắm lắm, nhưng cũng chẳng biết khái niệm nó là cái gì. Hôm nay đọc bài lập trận của bạn VinhL như được nhìn thấy chân trời mới, mình cảm thấy vô cùng thỏa mãn. Bát Quái trận là phải hoành tráng như vậy chứ nếu chỉ như những bức hình chụp ở mộ, e rằng những người không biết như mình sẽ phải thất vọng : Bát Quái trận chỉ là như vậy thôi sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bát quái trận đồ của Khổng Minh thì đã từng nghe. Nhưng Bát trận đồ của Phong hậu thì mới nghe lần đầu tiên. Anh VinhL có thể cho biết Phong hậu là ai không? Thank anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn LinhNhi,

Kể như bạn củng có nghiên cứu qua trận pháp, nhưng bí quyết Bát Trận của Khổng Minh, theo VinhL nghỉ là ở trong Kỳ Môn Độn Giáp. Phá trận quan trọng nhất là chử Thời, bạn không nói đến chử thời thì làm sao biết trận nào đóng trận nào mở, đã đóng thì khó mà phá nỗi. Phá trận phải ứng dụng Ngũ Hành.

LinhNhi thống lảnh Thiên Địa đánh vào cửa Sanh, nhưng của Sanh nằm ở trận nào?, mồi giờ mồi xoay chuyển thì phải biết phép Kỳ Môn Độn Giáp mới tính được cửa Sinh ở đâu.

Muốn phá trận này, thì bạn LinhNhi phải nghiên cứu Kỳ Môn Độp Giáp rồi.

Theo truyền thuyết thì ông Khổng Minh chỉ cần dùng mấy hòn đá củng có thể lập trận. Đây chính là trận Kỳ Môn dùng Âm Phù (Huyền Thuật) để diễn. Kỳ Môn có Phù Chú Tam Kỳ, Lục Giáp, Lục Đinh, Lục Mậu, vv....

dùng để sai khiến âm binh bố trận.

Chào bạn Hungisu,

VinhL biết bạn sưu tầm rất nhiều sách về Huyền Thuật, không biết bạn có quyển nào về phù của Kỳ Môn Độn Giáp không?

Chào bạn Như Thông,

Phong Hậu là tướng (quân sư?) của ông Hoàng Đế.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL.

Bữa nay mới có dịp xem bạn trổ tài về Bát trận . Về trận pháp bố trí rất hay , gọn và chứng tỏ là người nghiên cứu trận pháp sâu sắc . Có điều , dienbatn xin có đôi lời góp ý . Vòng Thiên bàn của bạn đã đủ những thứ cần thiết , dienbatn xin không bàn thêm nữa .Tuy nhiên tại phần trung cung , bạn cũng nên có Chủ trận bày theo Ngũ hành - Âm dương và xoay chủ trận theo 360 độ , như vậy , trận pháp này sẽ xoay theo độ số của Trời - Đất , biến ảo khôn lường . Chủ trận giống như kim chỉ Nam của Địa bàn và là cái bất biến theo từng cung độ . Dĩ bất biến - Ứng vạn biến chính là đây . Thân ái . dienbatn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính các cụ.

Chào VinhL.

Bữa nay mới có dịp xem bạn trổ tài về Bát trận . Về trận pháp bố trí rất hay , gọn và chứng tỏ là người nghiên cứu trận pháp sâu sắc . Có điều , dienbatn xin có đôi lời góp ý . Vòng Thiên bàn của bạn đã đủ những thứ cần thiết , dienbatn xin không bàn thêm nữa .Tuy nhiên tại phần trung cung , bạn cũng nên có Chủ trận bày theo Ngũ hành - Âm dương và xoay chủ trận theo 360 độ , như vậy , trận pháp này sẽ xoay theo độ số của Trời - Đất , biến ảo khôn lường . Chủ trận giống như kim chỉ Nam của Địa bàn và là cái bất biến theo từng cung độ . Dĩ bất biến - Ứng vạn biến chính là đây . Thân ái . dienbatn .

Lời bàn của cụ dienbat rất hợp lý. Thiên địa nhân hợp nhất sức mạnh khôn lường.

Kính các cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Dienbatn,

Rất cám ơn Chú đã góp ý.

Thưa Chú nếu VinhL đặt Thất Tinh Bắc Đẩu vào trung cung theo phương vị tại thiên không biết có thích hợp không?

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe Linh NhiVinhL bàn về trận pháp cứ như có phép. Kinh quá! Hi! :lol: .

Không biết Dienbatn còn nhớ cái trận gì, ở cái nghĩa địa gì, ở đâu Gò Dưa thì phải, làm mưa ầm ầm ngay trên nghĩa trang giữa mùa khô Nam bộ không nhỉ? Wên rùi! Trí nhớ dạo này kém wá :lol: ! Bà thân chủ hồi ấy vẫn còn liên lạc với tôi đấy. Thỉnh thoảng vẫn gặp.

Anh em lớp Phong Thủy Lạc Việt II có hỏi tôi về quẻ gì lúc ấy mà anh em mình đoán là sẽ mưa to sau khi trấn yểm. Tôi quên mất rồi. Dienbantn còn nhớ alo giúp. Hôm nào Dienbatn chiển bị cho bài nói chiện về trận đồ trấn yểm trong Âm trạch, để nói trong buổi Offline tới cho anh chị em Phong Thủy Lạc Việt II được không? Mecrci nhiều.Thù lao là một độ nhậu hoàng tráng ở Bigmen Beer, Dienbatn trả tiền. Hi!

Dienbatn còn chưa khỏe hẳn . Hẹn ACE khi nào có dịp nhé . Thân ái . dienbatn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ

Dienbatn còn chưa khỏe hẳn . Hẹn ACE khi nào có dịp nhé . Thân ái . dienbatn

.

Chúc cụ mau bình phục hẳn để góp phần phát huy thật tốt sức mạnh của địa linh núi sông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

kính cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites