wildlavender

ÂM TRẠCH của CHÚ HỎA người hoa giàu nhất đông dương .

26 bài viết trong chủ đề này

Wild có một điễn tích này muốn đưa lên Diễn Đàn mong ACE có người nào có thêm tư liệu bổ sung .

Phần Âm trạch của gia đình Wild tình cờ an táng tại nghĩa trang Triều Châu tọa lạc tại xã Hóa an tỉnh Bình Dương cách tp Hcm 30 km .

Nghĩa trang này theo lời kể vốn của Chú Hỏa tên QUÁCH ĐÀM người Hoa giàu có nhất Đông Dương thời đó và khởi nghiệp bằng gánh ve chai , nhiều thêu dệt quanh cuộc đời Ông như Cô con gái mắc bệnh Phong cùi ( hansen ) bị giấu dưới tầng hầm của ngôi biệt thự gia đình và đêm đêm cất tiếng oán than số phận vang vọng quanh khu phố ( vì thời đó bệnh này chưa có thuốc chữa và bị cách ly )

Ông là người khai sinh Chợ Bình Tây , bệnh viện Từ Dũ (ngày xưa là nhà thương thí cho các dân nghèo sanh nở ), căn nhà 3 mặt tiền tọa lạc ở 97 Phó Đức Chính nay thuôc quyền quản lý của Sở Văn Hóa Thông Tin Tp và mãnh đất Nghĩa trang Triều Châu ngày nay vị trí đất này được truyền có sự can thiệp của Thầy Địa Lý phong thủy bên tàu chọn cho Chú Hỏa ( phần mộ của gia tộc chú Hỏa năm ở vị trí đồi cao so với toàn bộ khu đất đó ) vì được trú trọn vẹn phần Thân và đuôi Rồng , phần đầu Rồng nằm ở Núi Bửu long .Đặc biệt Đất ở đây là loại Đất thịt Cát vàng rất mịn và khô ( đất này không phát triễn đươc vấn đề mối đùn như các nghĩa trang khác ). Các ngôi mộ đều xây 1 kiểu giống nhau , còn có những ngôi mộ táng 2 đến 3 người trong đó có 1 chồng và 2 bà vợ . Đây là một nghĩa trang rất tàu mà không Bắc Trung Nam của ta thường có.

Điều Wild muốn nêu lên ở đây sự can thiệp của Phong Thủy Tàu ĐÚNG hay SAI khi vận mệnh của Chú Hỏa sau khi mất con cháu thế nào ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề này Wild đã trình bày với Thiên Sứ để có dịp thẩm định nguồn gốc có sẵn với sự định vị của Thầy Phong Thủy Tàu ứng dụng cho vị đại phú thời đó với Phong thủy Lạc việt của chúng ta qua 5000 năm văn hiến .

Thiên Sứ cũng đã cùng Wild đi thực tế với tinh thần nghiên cứu chứng minh PTLV .

Hy vọng bài viết này đươc Thiên Sứ quan tâm và giải thích để khám phá sai biệt .

Posted Image

Posted Image

Chợ Bình Tây do ông Quách Đàm, quê quán ở Triều Châu, Trung Quốc bỏ tiền xây dựng. Chợ được xây bằng xi – măng cốt thép theo kỹ thuật hiện đại của phương Tây thời bấy giờ nhưng lại mang đậm phong cách của kiến trúc Á Đông. Tháp chính vươn cao có bốn mặt đồng hồ, có lưỡng long chầu châu. Toàn bộ mái chợ được lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Ở các góc mái có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông. Nét độc đáo của chợ Bình Tây là giữa chợ có sân trời rộng rãi được trồng cây xanh thoáng mát. Tại đây có xây dựng bệ đá ghi công ông Quách Đàm người đã xây dựng chợ. Xung quanh bệ đá có bốn con sư tử ngậm châu và bốn con rồng đang phun nước (tất cả đều được đúc bằng đồng). Kiến trúc toàn chợ có ý nghĩa tạo sự sung túc, phát đạt cho mọi người đến đây làm ăn, mua bán. Có lẽ chính vì thế từ khi mới thành lập đến nay, chợ Bình Tây đã và đang phát triển không ngừng.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quách Đàm sinh năm 1863, quê gốc Triều Châu (Trung Quốc), 17 tuổi theo chú sang Việt Nam. Xuất thân từ gánh ve chai dạo khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn, chỉ mấy năm sau Quách Đàm đã trở thành chủ hãng buôn Thông Hiệp (cũng là tên hiệu của ông) chuyên nhập khẩu đường cát và xuất khẩu lúa gạo. Khoảng cuối thập niên 20 của thế kỷ trước, nhận thấy Chợ Lớn cũ đã trở nên quá chật hẹp, Quách Đàm bèn xuất tiền xây dựng ngôi chợ mới, khởi công năm 1928 và khai trương ngày 14/3/1930 đặt tên là chợ Bình Tây (nằm ở đường Tháp Mười, phường 2, quận 6 hiện nay). Bình Tây là ngôi chợ lớn nhất ở TP.HCM và là ngôi chợ duy nhất có... một vườn hoa giữa chợ. Chính tại vườn hoa này, tượng Quách Đàm đã được dựng lên để ghi nhớ người khai sinh ra ngôi chợ. Tượng Quách Đàm đã định vị tại đây cho đến năm 1975 thì được đưa vào... cất trong Phòng Văn hóa - Thông tin quận 6 và đến năm 2003 thì được dời về trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Tại chiếc bệ đá nơi từng đặt tượng ở chợ Bình Tây, nay đặt một lư hương để bà con tiểu thương ngày 2 lần đến thắp nhang khấn vái ông Quách Đàm - “thần tài” của họ.

Nguồn vietbao ( bao thanh nien )

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẬU THIÊN VĂN VƯƠNG VÀ KHU NGHĨA TRANG TRIỀU CHÂU

Chị Wildlavender đã thắc mắc với tôi về trường hợp mộ của chú Hỏa từ lâu, tôi cũng hứa sẽ tổ chức những anh chị em lớp Phong Thủy Lạc Việt phía Nam đi xem xét. Nhưng phần vì bệnh, phần bận rộn, phần anh em trong lớp Phong thủy phía Nam cũng chưa ai có điều kiện thời gian để cùng đi. Nên mãi đến gần đây, nhân lúc bớt bệnh và vào dịp chi Wildlavender đi viếng mộ, nên tôi cùng đi với gia đình chị Wildlavender đến khu mộ chú Hỏa trong nghĩa trang Triều Châu ở Dĩ An Thủ Đức.
Tôi không có điều kiện để đi suốt từ đầu rồng đến đuôi rồng để kiểm tra vì thời gian hạn chế vả lại ngày hôm đó rất nắng, bệnh tôi cũng chưa hết hẳn. Tôi cũng không rành kỹ thuật sử dụng bản đồ vệ tinh để xem từ trên cao. Nên chưa thể xác định được khu mộ chú Hỏa có đúng là nằm trong vùng long mạch hay không. Tuy nhiên tôi có thể nhận xét ban đầu rằng:
- Người thày Phong Thủy Tàu này có lẽ không thật có học thuật xuất sắc về mặt hình thể. Toàn bộ nghĩa trang nằm trên một khoảnh đất rất lớn, ước chừng vài trăm hecta. Chúng ta cứ tưởng tượng một cánh đồng lúa mênh mông, trong phạm vi tầm nhìn thì rất xa có một ngọn đồi không mấy cao và không phải cách non thanh thủy tú. Tôi cho rằng khu nghĩa trang này Dương vượng, Âm suy, khí tán, mặc dù khí ở đây bình hòa. Nhân xét của tôi cho rằng: Dù giả thiết là đúng long mạch thì không có cách tụ huyệt phát tài, phát phú hoặc quan lộ.
- Điều đặc biệt là tất cả các ngôi mộ trong nghĩa trang này đều nằm theo trục Đông Bắc - Tây Nam kể cả mộ chú Hỏa. Nếu theo Hậu Thiên Văn Vương thì đây là Sinh Khí Trạch và thuộc Tây tứ trạch. Nhưng theo Hậu Thiên Lạc Việt thì là Ngũ Quỉ Trạch hoặc Tuyệt mạng trạch.
Căn cứ vào những điều trên, tôi nhận xét rằng: Những ngôi mộ chôn ở nghĩa trang này hầu hết con cái ly tán và hậu vận không khá.
Vài lời lạm bàn. Xin được các bậc cao nhân chỉ giáo thêm.
Hình ảnh xin bổ xung sau.
Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

................................................................................

Căn cứ vào những điều trên, tôi nhận xét rằng: Những ngôi mộ chôn ở nghĩa trang này hầu hết con cái ly tán

Thiên Sứ

................................................................................

Tôi xin xác nhận gia đình dòng họ tôi rơi vào điều kiện này . Ly tán . Không còn ai biết cuộc sống của ai ra sao nữa .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới đây là hình ảnh khu mộ Triều Châu và của chú Hỏa

Posted Image

Cổng chính vào khu nghĩa trang Triều Châu

Posted Image

Tất cả các ngôi mộ trong nghĩa trang có hàng ngàn ngôi mộ này đều nằm trong trục Đông Bắc - Tây Nam, quay theo một hướng duy nhất và đều xây theo một kiểu thống nhất.

Posted Image

Những gia đình khá giả hoặc có địa vị trong cộng đồng Triều Châu kiểu mộ có nét khác biệt : Có tay long, tay hổ ôm lấy mình đường ngôi mộ. Nhưng phần chính của ngôi mộ vẫn giống các ngôi khác và vẫn quay về một hướng duy nhất.

Posted Image

Khu mộ chú Hỏa gồm ba ngôi nằm ở khu đất góc nghĩa trang. Nơi đây có gò đất cao hơn các khu khác một chút,

có thiết kế mộ đẹp hơn và cũng nằm trên trục Đông Bắc Tây Nam cùng hướng với tất cả các ngôi mộ khác trên nghĩa trang này.

Posted Image

Một trong ba ngôi mộ nằm trong khu vực mộ của chú Hỏa. Tất cả đều tựa lưng vào gò đất và có thiết kế lớn hơn tất cả các ngôi mộ trong nghĩa trang do tay long, tay hổ vươn dài hơn.

Tôi mong rằng quý vị nào đi ngang qua đây có thể cho một bản đồ vệ tinh toàn khu vục từ núi Bửu Long - được coi là đầu rồng đến khu mộ Triều Châu để chúng ta cùng trao đổi, tham khảo. Với thực chất suy khí của toàn khu nghĩa trang này, tôi dự đoán cho rằng long mạch - nếu có - thì đã bị cắt ngang bởi một con đường lớn hoặc một công trình xây dựng nào đó, từ lâu đã chặn long mạch lại. Và đây là một nguyên nhân nữa góp phần suy khi cho cuộc đất ngoài các nguyên nhân đã trình bày ở trên.

Xin chân thành cảm ơn.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUÁCH ĐÀM LÀ AI ?

Trích Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển, tr.286-291, nxb Tp HCM năm 1991:Nhưng nhơn vật điển hình nhứt thời lối 1920, có lẽ là Quách Đàm. Xuất thân mua bán ve chai. Sau kèm thêm mua da trâu, vi cá, và bong bóng cá. Ngày ngày thả rong làng xóm, hai giỏ tre trên vai, quản bao mưa gió. Buổi trưa Đàm thường nằm nghỉ lưng hàng ba phố trống, ghe phen bị một phu vác lúa làm khổ, móc túi Đàm lấy giấu giấy thuế thân để chẹt Đàm chuộc năm xu, một hào, mỗi bữa có đủ tiền uống trà giấc trưa. Như vậy mà Đàm không thù hiềm, khi đắc thời Đàm tìm cho được anh phu, ân cần mời về cho làm cặp rằng xếp bọn vác lúa, không khác chuyện Hàn Tín đối đãi với tên ác thủ đời Tây Hán. Đàm nhờ lanh trí, nhập giới thương mãi thấy việc mau lẹ hơn ai, nên làm giàu cấp tốc. Đàm hút nha phiến đêm ngày, đèn không tắt, giao thiệp lựa toàn quan to, thậm chí Thống Đốc Nam Kỳ Cognacq, làm cao không ai có, thế mà cũng hạ mình cầu thân với Đàm.

Đàm mua đất vùng Bình Tây nguyên là đất ruộng, mua xong Đàm nghĩ ra một kế để biến đất ruộng trở nên đất thổ trạch châu thành. Đàm hy sinh một số vốn to tát, tự mình xuất tiền đúc một chợ ciment cốt sắt vĩ đại, nay vẫn còn đồ sộ và khéo léo, quen gọi Chợ Quách Đàm (Chợ Bình Tây)(1&2).

Đổi lại ơn kia, Đàm xin chánh phủ đặt tượng đồng của Đàm nơi cửa chánh môn. Tượng do Đàm xuất tiền đúc nắn, ăn vận triều phục Mãn Thanh, nón nhỏ, áo ngắn phủ trên một chiếc áo thụng, đầu để bín, tay cầm một bản đồ(3), dưới bệ đá trắng có mấy con giao long bằng đồng phun vòi nước bạc. Chợ xây rồi, chung quanh đó, Đàm dựng nhà lầu kiểu phố buôn bán và toa rập với chánh phủ Pháp định dời Chợ Lớn về đây, trước dẹp chợ cũ xấu xí, sau mở mang thành phố cho thêm tráng lệ. Không ngờ địa lợi chưa thuận, thêm dân cư thưở ấy không được đông đúc như bây giờ, vả lại các thương gia Huê Kiều đã yên nơi yên chỗ cũng không muốn dời phố mới xa xuôi thêm hao tốn: Đàm thất bại một phần nhưng không lấy đó làm mối lo.

Để thấy mánh lới, gan dạ của Đàm, kể ra đây một tỷ dụ:

Một năm nọ, Đàm sai mua lúa khắp Lục Tỉnh trở về trữ ngập kho ngập chành trong Chợ Lớn, chờ ngày chuyển sang thị trường Tân Gia Ba. Xảy đâu tin dữ bên Singapore gởi qua cho hay lúa ối và sụt giá! Cứ đà này, lúa của Đàm dự trữ đã mất lời mà còn phải chịu lỗ lã, số tiền hao hụt không thể tưởng tượng. Đàm vẫn bình tĩnh như thường, lại ra mật lịnh cho bọn tay sai Lục Tỉnh cứ tiếp tục mua lúa thêm mãi, giá y cựu lệ, như không có việc gì xảy đến.

Chẳng những vậy, Đàm còn hô hào dạy cứ mua giá có thể cao hơn trước mỗi tạ một vài đồng xu để người bán ham lời không bán cho người khác. Một mặt, Đàm gởi mật thơ cho đại diện bên Tân Gia Ba căn dặn tống sang đây một điện tín khẩn cấp đồn đãi rằng lúa sắp vọt giá lên cao hơn nữa...

Quả nhiên, các nhà buôn lúa cạnh tranh với Đàm, tuy kinh nghiệm có thừa, nhưng không thóat được quỷ kế của Đàm. Các chành ùn ùn xúm nhau kiếm mua lúa với giá cao để có đủ số ăn thua cùng Đàm. Đàng này, tuy nằm hút á phiện, nhưng Đàm vẫn lén sai bộ hạ bán đổ bán tháo lúa dự trữ bấy lâu ra gần sạch kho. Lúa Đàm bán xong, các nhà buôn kia cũng vừa ngưng mua, thầm biết mắc mưu độc. Các nhà buôn đã chia nhau mua lúa của Đàm, chia nhau gánh lấy sự lỗ lã của Đàm, và phen này hú hồn. Đàm nằm hút cười thầm "kế mượn tên" của Gia Cát Khổng Minh lẩm rẩm mà thâm thúy vô cùng, và ngày nay vẫn còn hiệu nghiệm.

Kể ra Đàm rất nhiều cơ mưu, và trong thương giới quả Đàm là một tay lợi hại. Đàm tuy là một khách trú không mấy ai biết nhiều, nhưng ai biết được Đàm cũng đều cầu thân để cậy nhờ nhiều việc. Một hội viên hội đồng quản hạt chở mía cây đến bán cho Đàm, ngồi chờ Đàm hút, dạ thưa kính nể còn hơn vào chầu Thống Đốc, để chi? Để Đàm vui dạ, khứng mua cao lên vài xu và mua gấp để mía khỏi "rượu" và "mất cân" được đồng nào hay đồng nấy.

Về sau, Đàm giàu quá, xoay qua đứng bảo lãnh (avaliser) cho con nợ nhà băng "Đông Dương Ngân Hàng". Mỗi lần xin chữ ký bảo chứng, phải chịu cho Đàm một huê hồng đã quy định trước. Dè đâu gặp năm kinh tế khủng hoảng, các nhà buôn vỡ nợ không đủ sức trả bạc vay, nhà băng phát mãi sự sản, lôi kép nhà họ Quách sụp đổ theo luôn.

Nhà buôn Quách Đàm lấy hiệu "Thông Hiệp", trụ sở ở Quai de Gaudot, nay là đại lộ Khổng Tử, nhưng thời ấy còn là một con kinh chưa lấp.

Tương truyền khi sắp phát tích, Đàm đến nhờ một thầy Tàu cho chữ hiệu. Ông thầy Tàu ngồi thềm đường viết liễn Tết thung dung hỏi Đàm làm nghề gì? Đàm thưa: "mua bán da trâu và vi cá chở đi xứ ngoài." Thầy Tàu suy nghĩ giây phút rồi viết cho hai chữ: "THÔNG HIỆP" vừa mạnh vừa tốt, lại kiêm theo hai câu liễn: "THÔNG THƯƠNG SƠN HẢI ( trâu: sơn, cá: hải) "HIỆP CÁN QUÀN KHÔN "

Thiệt là tuyệt diệu ! Đàm mừng khấp khởi, khắc bảng phết son thếp vàng.

Quả thật từ đấy việc làm ăn của Đàm ngày một phấn chấn, thịnh vượng, bành trướng khắp biển Đông núi Việt. Số tiền lời không xiết kể. Khỏi nói, từ đó năm nào Đàm cũng không quên công ông thầy Tàu cho chữ.

Đến chừng bị nạn kinh tế, gia tài sụp đổ, Đàm không trách nhà buôn do mình bảo lãnh sai lời, để mình "chết theo một bè". Đàm chỉ căm thù ai kia đã lấp con kinh trước nhà, làm "hư phong thủy". Đàm đinh ninh tin tưởng vào lời thầy địa lý năm xưa, dạy rằng chỗ Đàm đóng đô là "đầu một con rồng", khúc đuôi nằm tại biển cả! Dặn coi chừng đừng cho lấp kinh, tức lấp "mạch rồng", và nếu một mai mạch rồng khô cạn, nguy cho cơ nghiệp họ Quách.

Phố lầu chỗ Quách Đàm buôn bán thưở ấy, Đàm mướn mỗi tháng đến ba trăm đồng bạc. Đàm nài mua lên nhưng chủ không ưng bán. Đàm dư tiền nếu muốn xây cất bao nhiêu nhà to đẹp lại không được, nhưng Đàm vẫn tin "cuộc đất làm ăn khá", mắc bao nhiêu cũng không nệ, và chẳng khứng bỏ cuộc thế ấy để đi chỗ khác: lấp con kinh "sinh mạng", Đàm giận cũng phải !

Quách Đàm chết, đám ma lớn không đám nào bằng. Bàn đưa không thể đếm. Đủ thứ nhạc Tây, Tàu, Ta, Miên... Khách đi đường có việc, miễn nối gót theo đám ma vài bước là có người lễ phép đến dâng một ly nước dừa hay la ve và riêng tặng một quạt giấy có kèm một tấm giấy "ngẫu" (năm đồng bạc) đền ơn có lòng đưa đón.

Một phú gia giàu sang bực ấy, mà nay còn gì? Gần chùa Giác Lâm trong Chợ Lớn thuộc ranh tỉnh Gia Định, một ngày mới đây, tôi thấy một bầy bò sữa đứng ăn cỏ trên một ngôi mộ có vẻ hùng tráng nhưng trơ trọi điêu tàn. Cạnh bên là một đám ruộng khô chứa một đống rác to bằng đống lúa chưa vô bồ, ruồi muỗi lằn xanh bay vù vù như một đám nhạc hỗn độn.

Địa thế "hữu bạch hổ" không còn; "tả thanh long" và ruộng nọ đang lấp, còn chăng là bầy bò nhơi cỏ gần đống rác và mớ ruồi lằn, ấy là hiện trạng .

II. Tư liệu liên quan

1.Về Chợ Bình Tây, tài liệu cũng trong sách trên: ngày 12-4-1961, ông Bác sĩ Diên Hương, về ẩn trên Đà Lạt (nay đã từ trần), có viết cho tác giả ( Vương Hồng Sển) một bức thơ, nay xin đăng nguyên văn để công lãm: " ... Lúc đó Chánh Tham Biện Chợ Lớn thấy Chợ Cũ (ở chỗ nền nhà Bưu Điện Chợ Lớn hiện thời) nhỏ hẹp, không đủ cho bạn hàng nhóm chợ, và cũng muốn mở mang châu thành, mới kiếm đất xa Chợ Cũ cất một cái chợ mới cho rộng cho lớn. Ông biết có một ông điền chủ ở châu thành, người Việt Nam dân Pháp, có đất rộng lớn, mới mời đến hỏi mua. Ông điền chủ nầy không thấy rộng nghe xa, tưởng là gặp cơ hội, liền ưng thuận mà với một giá mắc quá tưởng tượng. Ông Quách Đàm nghe chuyện đó, liền cho người đến dâng một miếng đất rộng hơn (chỗ chợ ngày nay) không đòi tiền, chỉ đòi được phép cất phố và sập chung quanh chợ, để sau này cho mướn... ông Chánh lẽ tất nhiên chịu liền..." (Diên Hương).

(2)Chợ Bình Tây , tài liệu góp nhặt trên net : Nằm ở mặt tiền đường Tháp Mười thuộc địa bàn P2Q6, chợ Bình Tây (hay còn gọi là chợ Lớn mới) là ngôi chợ lớn nhất ở TP.HCM và là ngôi chợ duy nhất có... một vườn hoa giữa chợ.Với những mặt hàng chủ yếu là hàng bách hóa như vải sợi, nhôm nhựa, giỏ xách, đồ lưu niệm, thực phẩm khô..., chợ Bình Tây đã cung cấp theo dạng bán sỉ cho hầu hết các tỉnh thành phía Nam và cả một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào và cả Thái Lan...

Chợ Bình Tây được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930, do ông Quách Đàm - quê quán ở Triều Châu, Trung Quốc - bỏ tiền xây dựng. Chợ được xây cất bằng xi-măng cốt thép theo kỹ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc. Tháp giữa vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”, 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông. Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát. Tại đây ông Quách Đàm cho đặt một bệ đá ghi ngày xây chợ cùng bức tượng đồng đen của mình. Bốn xung quanh bệ đá có 4 con sư tử ngậm châu và 4 con rồng (đều bằng đồng) đang phun nước, hai phía có hồ nước nuôi cá, thả sen… Lúc sinh thời ông là một doanh nhân làm ăn phát đạt. Ông đã từng được chính phủ Pháp tặng Bắc đẩu bội tinh vì đã mua đứt một nhà máy đường của Pháp đang làm ăn thua lỗ. Chợ hoạt động suốt từ 2 - 3 giờ sáng đến 9-10 giờ đêm... Du khách nước ngoài rất thích đến chợ Bình Tây để tham quan, mua sắm. Nhiều công ty du lịch đã đưa chợ vào danh mục tham quan trong tour của mình.

(3)Tượng Quách Đàm :Đó là bức tượng toàn thân của một người đàn ông trung niên với tư thế đứng hơi rướn người về phía trước, tay trái ôm những cuộn giấy (có lẽ là những sắc phong), tay phải cầm cuộn giấy đã mở hé một phần, trang phục theo kiểu truyền thống người Hoa được chạm khắc tỉ mỉ đến từng chi tiết: những nếp gấp ở tay áo, gấu áo thật mềm mại, sinh động - đẹp nhất là những hoa văn li ti phủ khắp mặt áo và cả những tấm huy chương Long bội tinh, Bắc đẩu bội tinh chạm khắc trên ngực áo... Một bức tượng thật đẹp, khiến du khách ai cũng phải dừng chân tò mò: tượng ai đây? Cúi sát mặt xuống bệ tượng mới thấy một mảnh giấy nhỏ hình chữ nhật ghi vỏn vẹn 3 chữ: Tượng Quách Đàm! Tượng Quách Đàm đã định vị tại đây cho đến năm 1975 thì được đưa vào... cất trong Phòng Văn hóa - Thông tin quận 6 và đến năm 2003 thì được dời về trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Tại chiếc bệ đá nơi từng đặt tượng ở chợ Bình Tây, nay đặt một lư hương để bà con tiểu thương ngày 2 lần đến thắp nhang khấn vái ông Quách Đàm, xem như một vị “thần tài” của họ.

Bùi Thụy Đào Nguyên, tổng hợp tư liệu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ có nói với tôi nhân vật QUÁCH ĐÀM không phải là Chú Hỏa , trước khi chúng tôi thực hiện chuyến đi , qua tư liệu dưới đây đã khẳng định điều Thiên Sứ nói đúng ! tuy nhiên việc chúng tôi tìm hiểu Phong Thủy Địa lý nơi mộ Chú Hỏa để xác tín Phong Thủy Tàu và Phong thủy Lạc Việt có sự khác biệt bằng những chứng minh đổi chỗ Tốn Khôn của công trình nghiên cứu Văn Hóa Việt mang tính hợp lý.

Mời ACE xem tư liệu dưới đây : nhân đây ACE nào có tư liệu về cuộc đời CHÚ HỎA bổ sung cho Diễn Đàn .

Quách Đàm - Người giàu kẻ chợ

Hoa kiều từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Họ đến nước ta từ khá sớm và được biết đến với tài kinh doanh thao lược khiến người bản xứ nể phục. Nhiều câu chuyện kỳ thú được thêu dệt bên cạnh cuộc đời của họ. Hư thực chẳng biết thế nào, nhưng chắc chắn cũng cho ta ít nhiều cách nhìn về doanh nhân xưa. Cuộc đời của tỉ phú “kẻ chợ” người Việt gốc Hoa - Quách Đàm, là một trong những câu chuyện như thế.

Quách Đàm sinh trưởng ở Trung Hoa, xuất thân nghèo khổ, di cư sang Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông được miêu tả là người thành thật, nhưng can trường và lắm cơ mưu. Chuyện còn kể rằng: hồi mới đến Sài Gòn, ông làm nghề mua ve chai, ngày ngày quảy gánh trên vai rong ruỗi khắp thôn cùng ngỏ hẻm. Tối đến ngã lưng nơi hàng ba phố chợ. Một hôm, ông bị một anh phu vác lúa đi theo rình mò móc hết giấy tờ tuỳ thân, bắt chẹt ông phải đóng thuế chuộc lại lúc năm xu khi một cắc. Thế nhưng ông không hề thù ghét mà trái lại, đến khi thành ông chủ lớn trong nghề kinh doanh lúa gạo, Quách Đàm còn cho người đi tìm bằng được anh phu vác lúa này về và sắp xếp công việc cho làm, khiến người này phục sát đất, từ đó về sau trung thành rất mực. Là người sáng nước trên thương trường nên ông làm giàu rất nhanh, từ mua ve chai chuyển lên mua bán da trâu bò, rồi thu mua xuất khẩu vi cá, bong bóng cá sang Hồng Kông, Trung Quốc và nhiều nước khác.

Khoảng năm 1920, để mở rộng châu thành, ngài Chánh Tham biện chợ Lớn lúc đó thấy chợ đã cũ lại nhỏ hẹp chật chội, muốn tìm đất rộng để xây chợ mới cho khang trang thoáng rộng hơn. Ông này biết có một chủ điền người Việt quốc tịch Pháp có vùng đất ở ngoài ô khá rộng lớn, bèn ngỏ ý muốn mua. Nhưng ông chủ này chỉ thấy lợi trước mắt nên ra giá trên trời dưới đất.

Trước đó, Quách Đàm cũng đã mua được một miếng đất ruộng rộng lớn ở vùng Bình Tây. Biết được tin quan Tham biện muốn mở chợ mà chưa có đất, ông chủ động tìm đến bàn kế hiến đất, chẳng những thế ông còn tình nguyện bỏ tiền ra xây chợ. Được sự đồng ý của quan Tham biện, một cái chợ rộng lớn bậc nhất thời đó theo kiểu kiến trúc của chợ Trung Hoa đã mọc lên, đó chính là chợ Bình Tây ngày nay. Khi bỏ tiền xây chợ ông chỉ xin với chính quyền thời đó chấp thuận với ông hai việc: thứ nhất cho phép ông xây các dãy phố xung quanh chợ để cho người ta thuê vào chợ buôn bán, thứ hai là được đặt tượng đồng của mình trước chợ. Và đúng như thiết kế, tượng Quách Đàm được đặt trước chợ với triều phục Mãn Thanh, tay cầm phong thư, cưỡi trên giao long ngửa đầu phun nước, như một sự thể hiện lòng tự hào về cội nguồn của mình.

Trong khảo cứu của một số nhà khoa học, Quách Đàm cũng thuộc hàng những nhân vật xưa của Sài Gòn còn để lại nhiều giai thoại kỳ thú.

Chuyện kể rằng, khi nhà họ Quách mới lập nghiệp có thuê một căn nhà trên đường Khổng Tử ngày này, trước nhà có con kênh chảy qua. Khi sự nghiệp kinh doanh mới phất lên, dịp tết Quách Đàm tìm đến thầy đồ Tàu chuyên cho chữ. Thầy đồ hỏi ông làm nghề gì? Khi nghe ông nói làm nghề buôn bán da trâu bò và xuất cảng vi cá, liền khoát tay cho hai chữ “thông hiệp”, nét chữ mạnh, nghĩa lại tốt, bên dưới lèm thêm hai câu:

“Thông thương sơn hải

Không biết linh ứng thế nào mà sau đó công việc kinh doanh của Quách Đàm lên như diều gặp gió. Dù tiền nhiều đến mức có thể xây thêm một cái chợ Bình Tây mới, nhưng ông quyết không dời chỗ buôn bán, mặc cho người chủ nhà luôn tìm cách bắt chẹt nâng giá nhà lên ngất ngưởng, mỗi tháng đến 300 bạc. Bởi theo ông thầy Tàu ấy, nếu phải dời chỗ thì chẳng khác nào phải lấp con kênh “sinh mạng”. Nhưng người tính chẳng bằng trời tính, con kênh cũng bị chính quyền lấp thật.

Lúc đó cũng đúng vào lúc kinh tế Nam kỳ suy thoái, Quách Đàm do đứng ra bảo lãnh cho các con nợ tại ngân hàng Đông Dương, không còn khả năng trả nợ buộc ngân hàng phải phát mãi tài sản, do đó họ Quách cũng sụp đổ theo. Nhưng Quách Đàm không trách móc gì chuyện ấy mà chỉ trách ai kia đã cho lấp con kinh sinh mạng trước nhà, làm mất đi cao phong thủy hanh thông của ông.

Lại nói chuyện Quách Đàm là tay nhiều cơ mưu. Chuyện còn kể lại, thời đó đang buổi hưng thịnh của việc xuất cảng gạo, ông trữ lúa ngập kho chờ ngày xuất. Nào ngờ đùng một cái, ở bên Singapore đánh tin về việc lúa gạo đang ứ đọng, giá sụt từng giờ. Tưởng ông chủ này sẽ sa mặt sa mày, nhưng nào ngờ vẫn vui vẻ hối thúc huy động hết tay chân thuộc hạ đi về lục tỉnh tìm mua lúa, rồi lại bí mật cho người sang Singapore gởi tin về loan báo là bên ấy đang hút hàng lúa gạo, tăng giá hằng ngày. Rồi làm như vô tình để những bức điện ấy lọt vào tay các thương lái thu mua lúa khác. Sau khi tạo thành cơn sốt giả, Quách Đàm bí mật chỉ đạo bán lúa gạo ra. Còn các nhà buôn kia bị thông tin giả đánh lạc hướng cứ thế vô tư gánh lấy món nợ kếch xù cho họ Quách.

Khi Quách Đàm chết, đám ma lớn không đám nào bằng, đủ thứ nhạc tấu lên, khách đi đường nếu đi theo đưa đám thì tự khắc có người lễ phép đáp lễ bằng một ly nước dừa hay la-ve và tặng thêm một cây quạt giấy với tờ bạc 5 đồng. Được biết Quách Đàm đã yên nghĩ tại một ngôi mộ khá lớn nhưng điêu tàn cạnh chùa Giác Lâm trong Chợ Lớn. Nơi đây, mỗi khi ế chợ rạc hàng, nhiều tiểu thương vẫn đến đây để sụp lạy khấn vái bên bệ tượng của ông, dù cho pho tượng này ngày nay không còn nữa.

nguồn Doanh nhan 24h.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHÚ HOẢ: ĐÒN GÁNH TRE CHÍN DẠN HAI VAI

Thanh Thảo

(Toquoc)- Chú Hoả là người Tàu, người Tiều, điều ấy đã rõ. “Đòn gánh tre chín dạn hai vai” là câu thơ Nguyễn Du, một thi hào Việt Nam, điều ấy càng rõ hơn. Nhưng lần đầu tiên khi mới về Sài Gòn, đầu tháng 5/75, lần đầu tiên được tới thăm và…ăn nhậu tại Dinh Chú Hoả( hình như gần chợ Cũ, tôi vốn không thuộc đường Sài Gòn lắm), tự nhiên tôi bật nhớ câu thơ Nguyễn Du. Trong “thập loại chúng sinh” thì Chú Hoả bước vào con đường kinh doanh từ một chiếc…đòn gánh, và đôi bồ đựng…đồng nát.

Posted Image

Ảnh minh hoạ

Đích thực, bây giờ người ta gọi Chú Hoả là người khởi nghiệp từ nghề…ve chai, chà đồ nhôm nhưng không “chôm đồ nhựa”. Ông là người làm ăn đàng hoàng, dù gánh đôi bồ mua hàng đồng nát thì đôi bồ ấy vẫn…sạch, vì Chú Hoả không…chôm. Người buôn bán biết giữ chữ trung chữ tín chữ nghĩa chữ tình như thế mới giàu lên được từ chiếc đòn gánh. Trong dinh thự Chú Hoả, người đã từng (tôi cũng nghe đồn thôi, chưa có số liệu cụ thể) sở hữu 20% bất động sản Sài Gòn, ở vị trí trang trọng nhất của tầng nhà “bảo tàng”, đặt trân trọng trong tủ pha lê một…chiếc đòn gánh cũ. Những người từ bậc thang chót trong xã hội, từ nghèo hèn giàu lên như Chú Hoả, không nhiều người muốn nhắc nhớ lại quá khứ hàn vi của mình. Lắm người còn tự tạo ra một lý lịch “hoành tráng”, là hậu duệ của dòng họ lớn này, là cháu ba đời của vĩ nhân nọ, tất cả chỉ cốt “giải quyết khâu oai”.Chú Hoả không làm thế. Ông cho thờ cái đòn gánh thuở hàn vi là để nhắc cháu con đừng quên quá khứ của gia đình, rằng gia đình này đã thoát nghèo bằng cách gì, đã giàu lên nhờ cái gì. Chiếc đòn gánh tượng trưng cho sự tảo tần, cho lao động nhọc nhằn và mải miết, cho những tháng năm gồng mình gánh chịu biết bao gánh nặng mưu sinh, và cũng tượng trưng cho một quyết tâm đổi đời, một nội lực dữ dội bên dưới đôi vai. Cái ngày tháng 5/1975 ấy, khi lần đầu tiên được nhìn tận mắt chiếc đòn gánh trở thành “vật thiêng” trong nhà Chú Hoả- một dinh thự lộng lẫy-tôi đã ngạc nhiên vô cùng. Với tôi, chiếc đòn gánh ấy không hề xa lạ.Tôi cũng là người đã tập quen gánh gồng từ nhỏ, dù chưa phải đi lượm ve chai hay buôn đồng nát ngày nào. “Hoá ra, người giàu như Chú Hoả cũng xuất thân từ người lao động.” Tôi tự nhủ, vì trước đó, do được học tập nhiều nên tôi cứ nghĩ người giàu có là người bóc lột, là người “sinh ra đã giàu”, họ thuộc về một giai cấp khác với chúng tôi-những người lao động và không “bóc lột”. Nếu Chú Hoả nhờ một loại thần dược nào đó mà sống tới bây giờ, sau nhiều đợt “cải tạo tư sản công thương nghiệp”, sau nhiều lần tính ra đi định cư ở nước ngoài hay “qui cố hương”( Chú Hoả là người Tàu) mà không đi, tôi chắc Chú Hoả sẽ rất vui khi được người bây giờ tôn vinh là “doanh nhân thành đạt”, là “tấm gương khởi nghiệp” là “ tỉ phú từ hai bàn tay trắng”, là…Có thể Chú Hoả sẽ không đòi lại được dinh thự của mình(đã sung công từ sau giải phóng), nhưng tôi nghĩ ông không mấy quan tâm đến chuyện viết và đưa đơn kiện. Dù cái hầm rượu “vĩ đại” dưới tầng hầm nhà ông không còn lấy một chai rượu nhỏ, ông cũng chẳng lấy thế làm phiền. Ông sẽ ngồi đâu đó quán cóc vỉa hè chợ Cũ, ngay cạnh nhà mình, “lỳ một lam” Gò Đen nóng sốt, đưa cay vài nhát ổi , đôi miếng xoài xanh. Và nếu lúc đó kẻ hậu duệ tội lỗi này xuất hiện( tội gì tôi sẽ thưa sau), tôi quyết xin mời ông vài chai bia lùn “ mà ai cũng phải ngước nhìn”, cái giống bia nảy nòi từ một hãng bia Con Cọp Con Rồng gì đó mà thuở mới lập nghiệp ông đã biết nhưng ít dám xài vì sợ…tốn tiền. Và nhân lúc ông vui chuyện nhờ hơi men, tôi sẽ xin thưa thật với ông, là “cái đêm hôm ấy đêm gì” tôi tới thăm nhà ông tháng 5/1975 ấy, mấy anh em chúng tôi sau khi ngắm nghía chiếc đòn gánh của ông, đã lao ngay xuống hầm rượu nhà ông và khuân lên đủ thứ rượu Tây Tàu Nga Mỹ…Không dám ngồi lên các xa-lông bóng loáng nơi phòng khách, chúng tôi đã rủ nhau, theo đúng cách người lao động nghèo, ngồi ngay bậc cầu thang cẩm thạch( cũng bóng lộn) ở nhà ông để…nhậu. Vịt quay nổi tiếng mua từ chợ Cũ bên cạnh nhà, xoài cốc ổi cũng từ quanh quanh đó, rượu xịn thì nhà ông vô thiên lủng, chúng tôi đã uống từ 6 giờ chiều tới 12 giờ đêm và…say khướt. Ấy, tội lỗi chúng tôi chỉ có vậy. Tất cả những món đồ cổ nghe nói là vô giá của nhà ông bày rất đẹp trong các tủ kính quanh phòng khách, quanh “chiếc đòn gánh vĩ đại”, chúng tôi tịnh không động tới. Chúng tôi đã tới nhà Chú Hoả tay không, và ra đi tay không, đúng như cách chủ nhân của nó đã đến với cuộc đời này. Nhưng tới bây giờ, thỉnh thoảng, hương vị những chai rượu quí nhà Chú Hoả như còn phảng phất đâu đó trong tôi. Cùng với chiếc đòn gánh. Và hình bóng một doanh nhân cặm cụi làm ăn, giàu lên từ chiếc đòn gánh và đôi bồ đựng đồ…đồng nát.

Nguồn : www.toquoc.gov.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất chân thành cám ơn Như Thông !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi còn sống đã có không ít giai thoại ly kỳ về bản thân, về gia đình và về ngôi nhà rất đặc biệt của mình; khi mất, chú Hỏa lại gây tò mò bởi những bí ẩn tiếp nối về nơi mình được chôn cất. Vì sao?

Những chiếc lá tìm về cội

Tháng 7-2006, vài thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa từ Pháp trở về, mục đích thăm lại cảnh trí cũ, mồ mả cha ông và tìm hiểu lịch sử gia đình. Họ ngụ tại khách sạn Majestic, “Nơi ông cố của chúng tôi đã xây dựng từ thập niên 20 của thế kỷ trước, với sự giúp sức của một kiến trúc sư người Pháp và hoàn tất vào năm 1925. Hiện trang web của khách sạn, ở phần lịch sử cũng có ghi, tuy sai một chút ở tên ông tôi” - một thành viên trong đoàn tên Eddie Hui-Bon-Hoa - cho biết.

Tháng 4-1975, Eddie theo gia đình sang Pháp khi còn trong bụng mẹ. Những thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa ghé thăm ngôi nhà lừng lẫy của dòng họ và tỏ ý hài lòng thấy nơi đây giờ trở thành một bảo tàng lớn của thành phố. “Có lẽ đây là thay đổi tốt nhất đối với ngôi nhà bởi chúng tôi luôn có thể vào tham quan và chí ít chúng tôi cũng có thể biết được tình trạng bảo quản nó” - Eddie chia sẻ. Có thể điều duy nhất khiến họ không hài lòng là nhìn thấy một sân chơi cầu lông thô sơ ngay giữa khoảng sân đẹp nhất của ngôi nhà, ít nhiều phá đi màu sắc và không gian tổng thể, đồng thời làm vơi đi vẻ cổ kính và mỹ quan của một bảo tàng.

Bà Nguyễn Thị Đức, Giám đốc bảo tàng đã tiếp đón các thành viên gia đình Hui Bon Hoa một cách thân tình và cử người tháp tùng đoàn trong các chuyến tham quan. “Các thành viên đều thuộc đời cháu của chú Hỏa, họ lại sống ở nước ngoài khá lâu nên ký ức về gia đình trước đây không còn nhiều, dù chúng tôi có ý tìm hiểu” - bà Đức cho biết.

Bí ẩn bao trùm

Rất nhiều người cao tuổi vẫn còn nhớ, khi mất chú Hỏa đã được gia đình an táng ở khu vực gần núi Chiêu Thái (nay là núi Châu Thới). Họ nói chú Hỏa đã xem phong thủy rất kỹ mới chọn khu vực này, vì đó là nơi có long mạch hiếm thấy, thích hợp làm nơi an nghỉ, đồng thời con cháu nhiều đời sau nhờ đấy mà làm ăn thịnh vượng.

Nơi đây có 2 ngọn núi thấp (Bửu Long và Long Ẩn), là nơi “rồng ngủ”. Nếu quan sát từ trên cao sẽ thấy ngôi Bửu Long cổ tự kết hợp cùng các gò đống lồi lõm uốn quanh, cấu thành hình một con rồng khổng lồ, nằm vắt ngang qua lưu vực sông Phước Long (ấp Tân Lại, xã Tân Thành). Địa danh Bửu Long và Long Ẩn ra đời từ đây và cũng không phải ngẫu nhiên mà tên gọi các địa danh quanh đây đều có chữ “Long” như Phước Long, Long Phước, Long Khánh, Long Tân, Bình Long, Long Hưng, Long Bình… Theo đó, núi Long Ẩn là đầu rồng, chuỗi gò đống nối dài kể trên là mình rồng uốn khúc và núi Châu Thới phía Nam là đuôi rồng vểnh cao. Đầu rồng quay về hướng Bắc, ngậm “trái châu” là khu vực Bình Điện.

Cũng theo những người cao tuổi, tâm nguyện của chú Hỏa là được quay đầu về phương Bắc cố quốc.

Từ những thông tin rất sơ sài trên, chúng tôi đi tìm lại ngôi mộ của chú Hỏa. Từ chân lên đến tận đỉnh núi Châu Thới có một số ngôi mộ cổ, đơn sơ lẫn hoành tráng nhưng được biết trong đó không có mộ của chú Hỏa. “Ngược trở lại khoảng 1 cây số về hướng Bình Dương, nơi có một con dốc mang tên chú Hỏa, quẹo tay phải, vào chừng vài trăm mét, tiếp tục hỏi thăm những người dân nơi đó là ra” - một người chạy xe ôm cho biết.

Dốc chú Hỏa thuộc quốc lộ 1K (đường Kha Vạn Cân cũ), xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Quẹo vào một con đường đất hẹp, bên cạnh lò thiêu xác công nghệ cao khá quy mô là một nghĩa trang cũ của người Hoa với bạt ngàn mồ mả rất đặc trưng. Mộ chú Hỏa không nằm trong khu vực ấy. Một nhân viên khu lò thiêu chỉ dẫn: “Vào nhà dân mà hỏi, vì hình như người ta đã… xây nhà lên mộ của ông ta” (!).

Hỏi thăm vài người dân quanh đấy, lạ sao ai cũng cho biết “mộ chú Hỏa nằm đâu đó trong khu vực dân cư này” - họ nói - nhưng hầu như chẳng ai biết nơi chính xác.

Tại khu nhà khá lụp xụp, có vẻ như là khu dân cư mới với nhiều ngôi nhà vừa cất mới toanh, đường đất, rào thưa trồng râm bụt, một người đàn ông trung niên hỏi lại chúng tôi: “Lăng và mộ chú Hỏa nhiều lắm, bốn năm cái, muốn tìm cái nào?” (?!). Những người khác góp chuyện: “Không hiểu sao nhiều người đi tìm mộ chú Hỏa thế nhưng hình như chưa ai biết đích xác nó ở đâu”. Một người khác chỉ “Ở đây”; người khác nữa nói “Ở kia”; thêm vài người chêm vào: “Đó chỉ là mộ giả, mộ rỗng thôi. Mộ thật không ai biết hết”.

Hài cốt chú Hỏa vẫn còn tại VN?

Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm ra ngôi nhà của một người cháu chú Hỏa, tên Lương, đang ngụ tại chính khu vực này, ở phía tận cùng của một con hẻm nhỏ, vắng. Ngôi nhà trệt to, gần như to nhất xóm và đẹp, xung quanh có vườn rộng trồng nhiều cây trái và nuôi nhiều chó dữ. “Ông Lương không có nhà” - vợ và con ông nói với qua cổng rào. Bà còn cho biết ông Lương lãng tai, rất khó tính và không thích tiếp khách, do trước đây có nhiều người nhận là con cháu xa, lân la hỏi thăm mộ chú Hỏa. Thế nhưng khi ông Lương truy nguồn gốc, lai lịch thì họ đều ấm ớ. Bà cho biết mộ chú Hỏa đang ở tận bên… Tàu. Chúng tôi hỏi, vậy con cháu chú Hỏa vừa từ Pháp về thăm mộ ai? Bà Lương lại nói họ đã bốc hài cốt chú Hỏa và mang theo về Pháp rồi (!). Và bà nói những cái mộ nằm lẫn trong nhà dân là mộ của các chú Mười Một, Mười Hai… (con thứ 11, 12 của chú Hỏa - PV).

Chú Hỏa và gia đình ông cố tình tạo nhiều ngôi mộ giả nhằm đánh lạc hướng dư luận? Thực chất có thể chú Hỏa vẫn nằm lại Việt Nam, đầu hướng về cố quốc, như tâm nguyện trước lúc vĩnh viễn ra đi, mang theo mình những bí ẩn và huyền thoại chưa bao giờ ngớt xôn xao.

Một nhà nghiên cứu lịch sử thành phố cho biết, sở dĩ cho đến nay hầu như không ai biết thực chất chú Hỏa hiện đang “nằm” ở đâu, rất có thể bởi 2 lý do sau: 1. Do phong tục, người Hoa thường táng theo người chết nhiều đồ quý giá. Người lừng lẫy như chú Hỏa không thể không chôn theo nhiều báu vật. Nếu suy luận này đúng sẽ không ít kẻ chực chờ để đào trộm mồ mả chú, mong vớ bở. 2. Nơi chôn cất chú Hỏa nếu được xem như “long mạch” theo địa lý, phong thủy thì con cháu rất sợ để người ngoài biết, long mạch bị chạm sẽ gây bất ổn cho gia đạo.

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/2007/5/102380/

Chị Wil thêm khảo trong web này. có chụp hình 03 ngôi mộ của Chú Hỏa nhưng vẫn chưa xác định chính xác là ngôi mộ nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giai Thoại Nhà Chú Hỏa

23/08/2007

Tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính, Q1, TPHCM trải qua bao thời gian tòa nhà vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân và ngôi nhà thêm phần huyền hoăc. Dù nay đã là trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật thành phố nhưng ngôi nhà vẫn chất rất nhiều điều bí ẩn , gợi tò mò bởi nó gắn liền với nhiều huyền thoại cùng tên tuổi một đại phú người Hoa lừng lẫy của Sài Gòn trăm năm về trước.

Posted Image

Đó là chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa" (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, "tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam" (Vương Hồng sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều)

Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhở .

Vua nhà đất

"Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa" là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xựa Nếu chú Hỷ là ông "vua tàu bè" có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông "vua nhà đất" với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn.

Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: "Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi, chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Hiện nay phố xá Sài Gòn một phần lớn là của công ty Hui Bon Hoa làm chủ. nhưng công ty này được tiếng là "rất biết điều" và không eo xách, làm khó người mướn phố".

Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền...Trong số những công trình tiêu biểu vẫn còn được sử dụng cho đến ngày này có Bào tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khác sạn Palace - Long Hải...Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.

Mua ve chai nhặt được vàng

Đó là giai thoại được kể nhiều nhất khi nói về chú Hỏa, trong đó có nhiều điểm trùng nhau, ví dụ sinh thời chú Hỏa làm nghề mua bán ve chai. Nhiều người kể, có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng đã nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, chưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi. Rất nhiều người kể, trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, "chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra đó có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán". Một giai thoại nữa cho rằng chú Hỏa rất rành về phong thủy nên đã an táng mộ cha đúng long mạch nên làm ăn phát đạt. Số khác cho rằng chú vốn dòng dõi nhà Minh, do ly loạn nên tạm chôn giấu của cải để lánh thân, về sau chú trở lại quê nhà Trung Quốc, đào số của cải gia bảo ấy lên mang sang làm vốn hùn hạp làm ăn với người Pháp rồi dần dà phát đạt. Số khác lại cho rằng vào thời ấy chú đã là ... đại lý ve chai, khấm khá, chú chuyển sang mở tiệm cầm đồ, một mặt mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì chú là "trùm nhà đất", mà "kinh doanh bất động sản thì thời nào chả chóng phất" - nhiều người bình luận. Một giả thuyết khác cho rằng chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp, nhờ tính siêng năng lại thật thà nên ông chủ Pháp thương, giúp chú vốn liếng mở tiệm cầm đồ và buôn bán. Các giai thoại trên đều mơ hồ nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng.

Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật... Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại.

Dinh thự có 99 cửa

Nằm ở khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn là Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, hiện tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại, cho rằng ngôi nhà này có... ma! Nhiều người kể đã nhiều lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc. Giai thoại ngày càng nhiều, đến nỗi trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề "Con ma nhà họ Hứa" (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi các ngôi sao màn bạc Việt Nam thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, bà Năm Sa Đéc... Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên trong nền điện ảnh Việt Nam, dù kỹ thuật "nhát ma" của ta lúc ấy được xếp vào hàng ... thô sơ.

Tòa nhà vốn là dinh thự chính của chú Hỏa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art décort, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh Toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa.

Posted Image

Phía trên cổng vẫn còn logo với chữ "H.B.H"- Hui Bon Hoa

Mặt bằng tổng thể khối nhà hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring...; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính thức thành lập từ năm 1987 và đưa vào hoạt động năm 1992, cho đến nay số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP đã lên đến gần 20.000, trên diện tích hơn 4000 m², đây là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.

Hic, sao không up hình lên được nhỉ

Nguồn : http://www.vanhoaphuongdong.com/modules.ph...le&sid=2181

Share this post


Link to post
Share on other sites

Úp bình thường chứ có gì đâu?

Chú sửa cho Như Thông rùi đấy!

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài của Như thông đưa lên nằm trong loạt bài của báo SGGP, được nhiều diễn đàn dẫn đăng.

Dưới đây là phần tiếp theo CM lấy về từ SGGP online .

Kỳ II: “Hồn ma” trong ngôi nhà cổ

SGGP:: Cập nhật ngày 21/05/2007 lúc 14:45'(GMT+7)

Cũng như chuyện chú Hỏa xuất thân ra sao và vì đâu trở nên giàu có lạ thường, chuyện về “hồn ma” trong dinh thự chú Hỏa cũng có nhiều giai thoại huyền hoặc chẳng kém...

Giai thoại

http://www.sggp.org.vn/dataimages/original...s182670_14A.jpg

Căn phòng này, theo nhiều người, là căn phòng trước kia con gái chú Hỏa ở. Ảnh: S.P

Vào thời ấy, ngoài bộ phim “Con ma nhà họ Hứa” do đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện trước 1975, đã có không ít sách báo và cả sân khấu cũng không bỏ lỡ cơ hội khai thác đề tài này bên cạnh những câu chuyện truyền khẩu góp phần làm cho sự thật càng thêm mờ mịt.

Theo những lời đồn đại, chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, lại rất xinh đẹp nên chú đặc biệt cưng chiều. Bỗng nhiên, không còn ai thấy cô con gái ấy xuất hiện nữa. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết. Rồi một sáng, người Sài Gòn giở nhật trình ra, ngỡ ngàng thấy có mẩu tin chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất. Mẩu tin còn cho biết do con gái bị bạo bệnh ra đi bất đắc kỳ tử, lại nhằm vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài, thi hài sẽ được đưa đi an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.

Từ đó, dư luận bắt đầu đồn đại dữ dội, không ít người quả quyết đã tận mắt thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa đêm đêm xuất hiện trong khu nhà gào rú, khóc than. Người khác bảo thấy có bóng áo trắng, tóc xõa, phất phơ lướt đi trong đêm, dọc hành lang, qua những cửa sổ để ngỏ (dinh thự chú Hỏa đặc biệt có rất nhiều cửa sổ).

Một hôm, đám người hiếu kỳ vồ lấy một anh thợ được thuê vào dinh thự sửa chữa điện, rồi cùng toát mồ hôi lạnh khi nghe anh này kể về một căn phòng rất đặc biệt trên tầng cao nhất. Phòng rất đẹp và đầy đủ tiện nghi nhưng lại rất giống một phòng giam bởi sự kiên cố và bí hiểm bao trùm. Cửa ra vào phòng này có khoét một ô nhỏ và anh thợ điện quả quyết đã nhìn thấy người làm rón rén truyền khay thức ăn qua ô cửa nhỏ đó…

Các câu chuyện được dịp bùng nổ. Người bảo con gái chú Hỏa còn sống, người bảo đã chết, người nói cô con gái ấy còn sống nhưng cũng như đã chết vì bị tâm thần…

Về ngôi biệt thự ở Long Hải, người ta tiếp tục đồn rằng tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống đều được chuyển tới Long Hải để phục dịch cho… người chết. Thời gian sau, các tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và họ thấy quan tài trống rỗng…

Một quyển sách có tựa đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” khá phổ biến trên văn đàn người VN tại hải ngoại, của tác giả Phạm Phong Dinh lại viết: cô con gái chú Hỏa tên thật là Hứa Tiểu Lan, mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Một hôm có anh thương binh tên Tính, tình cờ đi lạc vào khu nghĩa trang. Đoạn này, sách mô tả: “Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang đi vòng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên chòm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đã trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...”.

Sự thật?

Chú Hỏa có cô con gái đang độ tuổi thanh xuân, đột nhiên mắc bệnh nan y mà y học lúc đó phải thúc thủ. Chú Hỏa mặc dù tài sản vô số, cũng đành bất lực nhìn con gái chịu đau đớn về thể xác và tinh thần. Vì con gái cứ gào khóc đêm đêm và tự hành hạ, hủy hoại mình khiến xuất hiện quá nhiều lời đồn đại. Chú Hỏa buộc phải nhốt con gái trong một căn phòng kín và sai gia nhân chăm sóc nhưng tiếng kêu than đau đớn của cô gái nhiều khi không cách gì kìm hãm đã vượt thoát qua những bức tường dày của ngôi dinh thự, làm kinh hồn những người bất chợt nghe thấy, nhất là trong những đêm khuya. Đôi lần, khi những người làm bất cẩn, cô gái lập tức thoát ra khỏi căn phòng, hình hài tiều tụy, tóc tai xõa xượi, bù rối, cười cười khóc khóc chạy khắp các dãy hành lang…

Càng về sau, khi những lời xầm xì làm ảnh hưởng đến chuyện làm ăn kinh doanh và uy tín của cả gia đình, dù rất đau đớn, chú Hỏa một mặt cáo phó cho con gái, mặt khác kín đáo đưa con gái về nghỉ dưỡng tại khu biệt thự ở Long Hải (sau này là khách sạn Palace trên bãi biển thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), sai người tiếp tục trông nom, chăm sóc cho đến ngày cô gái ấy thực sự qua đời tại nơi này. Thế nhưng, con người thành đạt và giàu có vốn rất giỏi suy tính ấy ít nhất đã tính sai trong việc đánh lừa dư luận bởi sau đó những lời đồn đãi còn dữ dội hơn và ngày càng đi quá xa.

Và, trong vô số các mẩu chuyện huyễn hoặc, câu chuyện trên có lẽ gần sự thật hơn cả. Thế nhưng, cũng theo nhiều người, mọi sự thật về chú Hỏa và con gái chú đã theo chú xuống mồ.

“Con ma nhà họ Hứa” trở lại?

]

Ngôi nhà có “hồn ma” con gái chú Hỏa nay đã được dùng làm nơi triển lãm, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, hàng ngày mở cửa đón khách trong và ngoài nước đến tham quan. Diện mạo mới cùng sự ngăn nắp, sang trọng và không khí nghệ thuật ngập tràn đã đẩy lùi vẻ thâm u của dinh thự và phần nào đẩy lùi những giai thoại huyền hoặc chất chứa đầy màu sắc mê tín vào quá khứ.

Nhưng, trong một chuyến về nước, đạo diễn Lê Hoàng Hoa - một đạo diễn say mê làm phim kinh dị hiện đang sinh sống tại Ba Lan - đã hâm nóng sự quan tâm của mọi người về đề tài “hồn ma con gái chú Hỏa”. Ông dự kiến sẽ làm bộ phim kinh dị với tựa đề “Con ma nhà họ Hứa trở về” với các diễn viên Nguyễn Chánh Tín, Lê Khanh, Thúy Hằng... Bối cảnh được tiết lộ sẽ quay tại Đà Lạt (trong một ngôi biệt thự rất nổi tiếng bởi lâu nay chịu cảnh hoang phế cũng vì lời đồn đoán có… ma!). Chưa biết chuyện phim sẽ khai thác đề tài này ở góc độ nào nhưng theo nhận định của một số người trong nghề, chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của khán giả bởi sự hấp dẫn, gợi tò mò vốn có của câu chuyện mang đầy màu sắc ly kỳ này.

SONG PHẠM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và tiếp theo đây là một lời xác nhận của một người " trong cuộc", đã từng làm việc trong căn nhà đó :

Bài của thành viên Chimboica bên trang Thế giới vô hình .

Bữa nay chimboica mới lò mò đọc được bài viết này, xin mạn phép kể thêm chút chút.

Chimboica từng làm việc 5 năm tại tòa nhà chú Hỏa, là nhân viên của Bảo tàng Mỹ thuật. Đúng ra, thì nhà chú Hỏa là số 97 Phó Đức Chính, Quận I. Nhưng sau 1975, nhà nước tiếp quản, rồi phân ra làm 2, số 97 là cơ quan của Trung tâm Thông tin Triển lãm, còn số 97A là Bảo tàng Mỹ thuật.

Chimboica làm việc ở số 97A, cũng có một số điều được biết - nghe kể lại và tận mắt thấy:

- Tất cả các cửa chính, cửa sổ trong tòa nhà đều được thiết kế không đối diện nhau, và kích thước của từng cửa sổ và cửa lớn đều không giống nhau.

- Ngay tại phòng làm việc của chimboica ( phòng Hành chánh) thì đặc biệt là vào giờ nghỉ trưa, chỉ có mỗi mình chimboica ( người Hoa) và một chị kế toán ( ăn chay trường ) ngủ trưa được tại phòng, bởi vì ngủ rất ngon, máy lạnh mà , nói vậy cho vui thôi, chứ còn các chị khác thì hễ nằm xuống là bị bóng đè, đặc biệt có chị còn thấy mấy đứa trẻ để tóc kiểu ba vá nói tiếng Hoa giật tóc, không thể nào nằm yên được.

- Tại tầng 1,2 là các phòng triển lãm tranh, đặc biệt các nhân viên thuyết minh tranh ở đây cũng không bao giờ dám ở một mình, họ cảm thấy rất sợ và ớn lạnh như có ai ở phía sau.

- Tất cả những người từng làm việc tại cơ quan này thì chỉ trở nên phát tài sau khi rời khỏi nơi này ( còn các sếp tham nhũng thì không nói rồi, nhân viên làm gì kiếm được khoản nào). Điều này mình nghe được từ 01 chị thủ quỹ, cũng không tin lắm, sau này mình bỏ việc ra ngoài kinh doanh thì thấy rất đúng với bản thân mình.

- Khi Tổng thống Bill Clinton sang Việt Nam, chính Lãnh sự quán Mỹ đã chọn tòa nhà này để tổng thống tiếp các quan chức thành phố, bởi vì một điểm đặc biệt là sân sau của tòa nhà rất kín, được bao bọc bởi kiến trúc phía trên, từ phía ngoài không thể nào nả đạn được. Lúc này, chimboica vẫn còn đang làm ở đây cho nên biết rất rõ.

- Các nữ nhân viên vào làm ở đây nếu đã có gia đình rồi thì không sao, còn không thì sẽ bị ế dài dài, nếu có lập gia đình cũng là rổ rá cạp nhau hoặc sứt đôi gãy gánh. Nếu không tin, có thể tìm hiểu, hiện tại các nữ thuyết minh tranh trên lầu đang ế dài, người nhỏ nhất cũng trên 30, còn lớn thì gần 50 rồi, cũng không quá tệ nhưng không hiểu tại sao?

- Còn các nam nhân viên kể các sếp nam thì chẳng có mặt nào đáng bậc quân tử : tính đàn bà, chi li, lấy vợ thì vợ đã có 2 con rồi mà cũng không biết, hoặc bỏ vợ.

- Sau 5 năm làm ở đây, thấy chẳng thể nào ngóc cái đầu lên, chimboica nghỉ ngang ra ngoài làm kinh doanh và sống cũng tạm, chắc là nhờ trời thương.

- Hiện nay, sếp toàn quyền Bảo tàng này là nữ, cũng không có con cái gì hết, lại đau ốm liên miên.

- Cho đến giờ, toàn bộ những người làm cùng thời với chimboica cũng nghỉ gần hết, nhưng tính ra chỉ có chimboica và chị kế toán ăn chay trường là sống an ổn, thanh nhàn, còn tất cả thì đau bệnh suốt, chật vật vô cùng, điều này cũng chẳng biết tại sao?

Chimboica viết bài này không có ý gì hết, chỉ muốn nói lên những điều sữ thật đã được biết, được thấy, và khuyên nếu bạn nào có con em dự tính vào làm việc ở đây thì nên cân nhắc, bởi phong thủy của tòa nhà này rất mạnh, nó không chỉ ảnh hưởng tới những người làm việc tại tòa nhà này, mà còn ảnh hưởng tới những người đang thuê mướn mặt bằng ở đây ( gallery Không Gian Xanh: người con trai của chủ nhân này lấy vợ 3 tháng rồi chia tay, Nhật Lệ: cô chủ nhỏ này là một người rất đẹp nhưng chuyện tình cảm thì chẳng êm ấm chút nào, Lạc Hồng: nữ chủ nhân này cũng sống cảnh Mom Single, ....)

Một bữa đẹp trời nào đó, mời quý vị quá bộ đến nơi này để xem tranh, hy vọng sẽ phần nào thỏa mãn kiến thức về phong thủy.

- Hôm nào đẹp trời mời bạn ghé qua chỗ này thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật, tiện thể ngắm nghía các cô thuyết minh tranh trên lầu : Ms Nguyệt, Ms Nhiên, Ms Thúy, Ms Mai... vẫn còn độc thân mặc dù họ khá xinh xắn, dịu dàng. Đặc biệt, cô Mai, khi vào làm tại đây đang là sinh viên năm thứ 1, sau 3 năm thì ba mẹ Mai lần lượt qua đời dù họ còn khá trẻ, bây giờ Mai vừa đi làm vừa may đồ thêm mới để sống và nuôi cậu em trai.

- Nhà chú Hỏa chính xác là khối nhà được bao bọc bởi 4 con đường : Phó Đức Chính - Nguyễn Thái Bình - Calmet - Lê Thị Hồng Gấm. Các căn nhà nằm trên 04 con đường này ( đối diện nhà chú Hỏa) chỉ có thể buôn bán và làm ăn nhỏ nhỏ, trung bình, khó có thể phất lên được, nếu làm lớn chắc chắn sẽ sập tiệm ngay. Để ý kỹ, chúng ta thấy chỉ có quán ăn nhỏ, buôn bán đồ lặt vặt, giày dép.

- Eximbank cũng thuộc nhà chú Hỏa, từng một thời điêu đứng, sau đó nghe nói phải mời thầy từ Hồng Kông sang.

- Khi chimboica vào đây làm thì đang mang thai baby 2 tháng, sinh bé xong 3 năm sau rời chỗ này, còn mấy anh chị ở đây nghỉ việc là do đến tuổi hưu, tinh giảm biên chế và thanh trừng của sếp mới.

- Sếp nam ở đây có sếp Hòang ( trên lầu chỗ trưng bày tranh) là người khó chịu có tiếng, ly hôn và nuôi con. Sếp Thắng thì cũng cũng ly hôn rồi kết hôn. Anh Sơn ở bảo vệ thì yêu và lấy 01 cô phụ bếp đã có 02 con, rồi lại ôm con nuôi một mình, chị của anh này là Xuân cũng có đường tình duyên vất vả.

- Còn nữa, cô Hảo bán cà phê ở đây, cô Chi cháu cô Hảo, cô Nga phòng tranh Không Gian Xanh, cô Lạ Chồng ( phòng tranh Lạc Hồng - ơ đây gọi thế ), cô Lệ phòng tranh Nhật Lệ, ....

- Sau thời gian sếp mới về, có nhiều chuyện ra đi của nhân viên cũ, nhưng thông tin chimboica biết được thì hình như các cô gái vào đây làm thời gian sau đều trở thành cổ vật, mặc dù họ rất duyên dáng, dịu dàng, có học vấn khá.

Nhờ bị sếp đì cho nên chimboica tạm biệt nơi này, ra ngòai kinh doanh và mua được nhà, dọn ra ở riêng, kết thúc 10 năm làm dâu. Phải nói rằng chimboica vẫn mang ơn ông sếp đó vô cùng, nếu ông ấy không đì thì chắc bây giờ chimboica cũng tanh tành.

Còn chuyện thực hư của phong thủy ở tòa nhà này, chimboica đành chờ lời giảng giải của các cao nhân trong diễn đàn, nghe nói rằng phải 100 năm sau mới hóa giải được.

Riêng mộ chú Hỏa, chimboica thường lên chỗ này để thăm mộ cha của mình, nghĩa trang này của người Hoa, rất sạch sẽ, quy củ, mộ được chôn theo từng hàng, có số hẳn hoi. Khi còn sống, cha chim bói cá khẳng định rằng không ai có thể biết được chú Hỏa chôn ở đâu. Các con cháu của chú Hỏa hiện nay đều rất thành đạt, họ về Việt nam nhưng không có ý đòi lại những tài sản của chú Hỏa, có điều họ than phiền về chuyện sân sau của Bảo tàng mỹ thuật được làm sân cầu lông, điều này làm mất đi vẻ đẹp của tòa nhà. May mắn là chimboica không biết đánh cầu lông, mà sếp thì rất mê môn này, vì thế chimboica bị đì hòai là vậy.

Chimboica

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy, thì căn nhà này có "nghi án" về phong thủy .?

Và như vậy kính đề nghị chú Thiên Sứ và nhóm PTLV, vào một ngày đẹp trời nào đó tổ chức đi "giải mã" căn nhà này.

Sẽ có những thông tin mới , những câu trả lời cho hiện tượng được nói trên, thật hấp dẫn.

Mời các bạn đón đọc . :lol:

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

hấp dẫn quá! Vậy Công Minh sắp xếp hôm nào thuận tiện thày trò mình kéo nhau đi và tường trình lên đây để các cao nhân cho ý kiến. Lưu ý là từ 20 đến 24 Âm lịch có khả năng tôi đi xa.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xem tòa nhà này nếu chí nhìn cái cổng thì có cảm giác thoái khí nặng. Có lẽ ngày xưa phần trong phòng không có cấu trúc như nhìn thấy trên hình, mà sau này người ta sửa lại.

Posted Image

Phần trong nhà - phía sau bàn có thể đã sửa lại

Còn hình trên thì tòa nhà này xây theo kiểu cổ, kết hợp với câu chuyện của Chimboica tôi giả thuyết rất bế khí theo kiểu con Tỳ Hưu.

Posted Image

Cấu trúc nhà này có thể bế khí. Về hình thể toàn khu nhà bên phải có một khiếm khuyết gì đó: Như ao, bể nước....hoặc một con đường chạy qua.

Ở số nhà 100 phố Đội Cấn cũng có một căn phòng rất lạ, cứ phụ nữ vào là bị bệnh tâm thần, đặc biệt là phụ nữ độc thân, có một nghệ sĩ khá nổi tiếng vào đây cũng bị như vậy (Tôi quên mất tên - sẽ hỏi lại, bổ sung sau). Tôi vào xem thì căn phòng bế khí hoàn toàn.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề tài này hấp dẫn quá đi mất. Như vậy chị Wil thuộc về dòng họ chú Hỏa hay chú Quách Đàm vậy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có đi cho Lactuong theo với. Hong biết gì nhưng đi cho vui, Sư phụ ơi. mục này hấp dẫn à nghen.

Chọ Bìn tây ai sây mà có?

Ngộ Quách Làm (Đàm) dựng nó nị ơi!

Hihi. LacTuong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Uh. Để xem Công Minh sắp xếp thế nào, rồi cùng đi cho vui.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Công MinhSư phụ chắc chuyến này nên đi du hí tý đi , vụ này nghe kể rất giàu màu sắc huyền bí, đi để có thêm tư liệu khảo cứu cho Phong thủy Lạc việt. Bác nhớ mang máy ảnh chụp cái sơ đồ bảo tàng trước cổng lại cho ace ko đi còn tham khảo nhé! Thanks bác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ,

Bảo tàng Mỹ thuật thành phố mở cửa từ thứ Ba đến Chủ nhật (9:00 - 17:00), thứ Hai nghỉ.

Theo ý MC, mình có thể đi tham quan vào trưa Chủ nhật, sau khi thu thập thông tin mọi người sẽ ghé vào 1 nơi nào đó (quán bia chẳng hạn) vừa nghe Sư phụ phân tích vừa giải khát luôn, được không Sư phụ?

MC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mai đi đấy Minh Châu ah. Liên hệ với Luytuy để biết giờ.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em thân mến.

Hôm qua chúng tôi dự định đi ít nhất cũng 7 người. Nhưng Lactuong đã dự báo trước gửi đến tôi. Nội dung dự báo như sau:

LacTuong đây Sp, đúng 5 người như đoán thì vui, không thì bùn 5 phút. Hihi

Hôm nay, chúng tôi đi đúng năm người: Minh Châu không thấy đâu, Luke thì bận việc nhà. Cuối cùng chỉ có tôi, Công Minh, hatgaolang, LạctuongWildlavender. Đúng năm người.

Chúng tôi cùng đi quan sát một phần căn nhà phía dùng làm bảo tàng Mỹ Thuật. Nhưng nhận xét của tôi không xa với nhận xét ban đầu trước khi đi qua tấm ảnh: Căn nhà hoàn toàn bế khí. Theo lập luận của tôi thì Dương khí bế sinh tù khí lâu năm chuyển thành Âm khí rất nặng nề. Căn nhà mặc dù tọa lạc ở giữa nơi đông đúc và tấp nập nhất thành phố vẫn u ám và rất ít người vào tham quan. Theo giải thích của Phong Thủy Lạc Việt thì chính vì Dương khí bế nên dễ gây cô đơn cho nữ giới. Âm Dương không tương giao. Bởi vậy, muốn căn nhà này đông vui, cần nghiên cứu sửa lại một số ngạch cửa thoát khí ở các tầng và trổ thêm cửa ở tầng trệt.

Tham quan được một lúc thì do hoàn cảnh sức khỏe của tôi, anh chị em ra uống nước ở siêu thị gần đó. Có người thắc mắc:

Tại sao cửa hàng nước này thoái khí hoàn toàn nhưng khách lúc nào cũng đông nghẹt?

Tôi giải thích rằng: Chính Dương khí phát sinh ở môi trường cảnh quan xung quanh tạo nên sự tấp nấp của cửa hàng này. Nếu nhà hàng này có cấu trúc bế khí như nhà Chú Hỏa thì sẽ ế ngay.

trên đây là vài nhận xét chú quan của tôi. Hy vọng các cao nhân ghé qua bổ khuyết.

Công Minh sẽ đưa hình lên đây để tiện tham khảo.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites