Thiên Đồng

Bức Tử Sông Mékong

4 bài viết trong chủ đề này

Thứ Bảy, 23/05/2009, 08:32 (GMT+7)

“Bức tử” sông Mékong với đập cao 292m

TT - Việc Trung Quốc xây dựng một loạt đập thủy điện trên sông Mekong sẽ là mối đe dọa lớn cho tương lai của con sông này, vốn là nguồn nước quan trọng cho Đông Nam Á, theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) được công bố ngày 21-5.

Theo AP, Trung Quốc đã xây tám đập nước ở phần thượng lưu sông Mekong, thuộc tỉnh Vân Nam và mới đây đã hoàn thành đập nước Tiểu Loan cao 292m, cao nhất thế giới. Theo báo cáo của LHQ, sức chứa của đập này tương đương với toàn bộ các hồ chứa của vùng Đông Nam Á cộng lại. Cùng lúc, ở hạ lưu, Lào bắt đầu xây dựng 23 đập nước trên sông Mekong và các phụ lưu sông này. Việc xây dựng sẽ hoàn thành vào năm 2010.

Báo cáo của LHQ nhận định chỉ riêng việc xây đập Tiểu Loan cũng sẽ làm thay đổi lượng nước và nhịp độ của dòng sông, làm giảm chất lượng nước và làm mất tính đa dạng sinh thái của con sông chảy qua sáu nước này.

Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Mã Triệu Húc của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc khai thác và bảo vệ các con sông xuyên biên giới, và có chính sách vừa quan tâm đến phát triển vừa bảo vệ nguồn nước.

Ông Young Woo Park, giám đốc vùng của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), cảnh báo các chính phủ cần quan tâm đến vấn đề sông Mekong, bởi nếu không sự tăng trưởng và phát triển có thể gây hậu quả cho khả năng chứa nước của lưu vực sông, và do vậy đe dọa đến việc cung cấp nhu cầu nước trong tương lai.

N.T.ĐA

tuoitre.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sống kế bên thằng khổng lồ, vừa gian, vừa thâm, vừa nguy hiểm thì thật là mệt mỏi.Nhưng cũng còn may là , người tiêu dùng khá nhiều người đã nhận thức được hàng Trung Quốc là hàng lõm, không chất lượng. Nhưng cũng còn cái khúc mắc nữa là không dùng hàng Trung Quốc thì không được, vì còn nhiều khoản A,B,C ... khác nữa. Hé hé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sống kế bên thằng khổng lồ, vừa gian, vừa thâm, vừa nguy hiểm thì thật là mệt mỏi.Nhưng cũng còn may là , người tiêu dùng khá nhiều người đã nhận thức được hàng Trung Quốc là hàng lõm, không chất lượng. Nhưng cũng còn cái khúc mắc nữa là không dùng hàng Trung Quốc thì không được, vì còn nhiều khoản A,B,C ... khác nữa. Hé hé.

hi,hi, Cái anh Như Thông này.Cái gì dùng được thì dùng, cái gì hay thì học, cái gì cần cảnh giác thì cảnh giác ví như cái khoản tình báo công nghiệp ăn cắp công nghệ ấy.

Cẩn thận:

"Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương".

"Miệng na mô bụng bồ giao găm".

" Ngậm máu phun người"

" Giấu đao trong nụ cười"

.......................................

Hi......Hiii.......

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Tư, 27/05/2009, 18:04 (GMT+7)

Đập Tiểu Loan đe dọa đồng bằng sông Cửu Long

TTO - Một nghiên cứu của Richard P. Cronin (chủ nhiệm chương trình Kinh tế chính trị châu Á tại Trung tâm Henry L. Stimson, Mỹ) năm 2007 đưa ra kết luận việc xây một loạt đập của Trung Quốc tại thượng nguồn sông Mekong có thể là mối đe dọa to lớn tới dòng sông. Nghiên cứu này đã được sử dụng lại trong báo cáo có tên “Nước sạch bị đe dọa - Đông Nam Á” của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Viện Công nghệ châu Á (AIT) mà Hãng tin AP đã có bài viết giới thiệu gần đây.

Trong nghiên cứu của mình, Cronin cho rằng khi hoàn thành, hệ thống đập thủy điện của Trung Quốc sẽ cung cấp khoảng 15.000 MW điện, tương đương 80% lượng điện của đập Tam Hiệp “khổng lồ và gây nhiều tranh cãi” trên sông Dương Tử. Ông viết: “Thủy điện ở Vân Nam là chìa khóa cho kế hoạch chiến lược của Bắc Kinh nhằm phát triển vùng tây nam nghèo khó, thúc đẩy hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn với Đông Nam Á và đáp ứng nhu cầu của vùng ven biển phía đông đang bùng nổ và đói điện”.

Báo cáo của Cronin không ngần ngại chỉ ra rằng hệ thống đập ở Mekong (mà Trung Quốc gọi là sông Lancang) sẽ là mối đe dọa lớn nhất cho biển Hồ của Campuchia, sông Tonle Sap và đồng bằng sông Cửu Long của VN: “Hoạt động của các con đập này sẽ giảm mức độ khắc nghiệt của mùa lũ và hạn ở vùng Hồ Lớn vốn có tầm quan trọng to lớn đối với vai trò kép của vùng này là nguồn ấp cá khổng lồ cho ngư dân của Mekong và là hệ thống điều tiết chiều dài cũng như độ khắc nghiệt của lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của VN”.

Việc trữ nước ở hai đập cỡ trung bình của Trung Quốc ở Manwan và Daochoshan đã giảm hẳn lượng phù sa vô cùng quan trọng do lũ mang lại mỗi năm và làm trầm trọng thêm tác động của hạn hán kéo dài. Gần đây Trung Quốc đã hoàn tất con đập thứ ba trong hệ thống, đó là đập Xiaowan (Tiểu Loan) có công suất 4.200MW và cao 292m.

Để trữ đầy con đập với thể tích 15 tỉ m3 này, sẽ cần sử dụng một nửa dòng nước ở thượng lưu sông Mekong từ 5-10 năm liên tục. Riêng con đập này có thể sản xuất điện nhiều bằng toàn bộ điện ở các nước hạ vùng sông Mekong gộp lại.

H.GIANG lược dịch

nguồn www.tuoitre.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay