Thiên Sứ

Sét Đánh Sập Cổ Lâu Trên Cửa An Hòa, Kinh Thành Huế

2 bài viết trong chủ đề này

Sét đánh sập cổ lâu trên cửa An Hòa, kinh thành Huế
05-06-2008 12:23:24 GMT +7
Nguồn NLD.com.vn

Posted Image


(NLĐO)- Vào 16 giờ ngày 4-6, trong cơn mưa lớn, một tiếng sét mạnh bất ngờ đánh sập phần cổ lâu phía trên cửa An Hòa (nằm cuối đường Nguyễn Trãi), phía Bắc của kinh thành Huế. Đến sáng 5-6, nhiều người dân ở sát cửa An Hòa vẫn chưa hết bàng hoàng, vì tiếng sét quá lớn.

Vợ chồng chị Thảo, anh Tú nhà ở gần cửa An Hòa, kể lại: Tiếng sét nổ to như bom, nhiều người thất thanh kêu nhau sập nhà. Khi nhìn lên phía cửa An Hòa thì thấy khói bụi mịt mù vì gạch, đá từ trên lầu đổ xuống.

Ngay sau khi sét đánh, cơ quan chức năng có mặt tại hịên trường “gia cố” cho cửa An Hòa bằng cách dùng các sợi sắt nhỏ ràng khối bê tông sắp đổ, nhìn rất mong manh.


Posted Image
Cửa An Hòa, phía Bắc kinh thành Huế bị sét đánh phần góc trái

Posted Image
Đuôi rồng, phụng cũng tan nát rơi xuống đất

Posted Image
Sau khi bị sét đánh, khối gạch và bê tông đồ sộ này được níu giữ bằng sợi dây chằng

Posted Image
Người dân ở cổng An Hòa vẫn chưa hết bàng hoàng vì tiếng sét nổ như bom

LINH AN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phòng tuyến sông Như Nguyệt bị đánh chiếm bởi các lò gạch!

Phòng tuyến sông Như Nguyệt – trận địa bất hủ trên sông đã mang lại chiến thắng hiển hách trong cuộc chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077) giành lại non sông Đại Việt, đồng thời cũng đặt dấu mốc quan trọng cho một thời kỳ thịnh trị, tự chủ của triều đình phong kiến Đại Việt trong “đêm dài” Bắc thuộc. Nó gắn mãi với tên tuổi của Lý Thường Kiệt, người đã lưu danh sử sách với “bản Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên bằng bài thơ thần bất hủ “Nam quốc sơn hà”.

Ngót 1.000 năm đã đi qua. Con sông Cầu huyền thoại ấy, dù có bên bồi bên lở, thì cũng không đổi dòng! Thế nhưng, ít ai có thể ngờ, cả dòng sông mẹ hùng vĩ, cả những chứng tích lịch sử hào hùng kia, đang phải rên xiết vì sự tàn phá của con người. “Sa tặc” và… các chủ lò gạch đang từng ngày, từng giờ giết chết những di tích lịch sử “phòng tuyến sông Như Nguyệt” năm nào! Sự thực đau xót ấy, khiến những người nặng lòng và có trách nhiệm với quá khứ, không khỏi “xót xa như rụng bàn tay“.

Công trường lò gạch sẽ tàn phá khu di tích?!

Posted Image

Công trường lò gạch trên điểm di tích bãi Miễu

Phòng tuyến sông Như Nguyệt được Lý Thường Kiệt dựng lên giống như một bức bình phong phòng thủ vững chắc, cách cửa ngõ đi vào thành Thăng Long chừng ba mươi dặm. Nó dựa vào thế núi, sông, đồng trũng, ruộng lầy, kéo dài từ chân núi Tam Đảo đến Lục Đầu Giang. Trên dòng sông Như Nguyệt xưa (nay là sông Cầu), đoạn đi qua địa phận huyện Yên Phong (Bắc Ninh) gồm các xã Tam Giang, Tam Đa có chiều dài hơn 10 km đường đê, xuôi xuống Thị Cầu.

Ven theo mái đê sông Cầu, đồng thời cũng là phòng tuyến sông oanh liệt ấy, những di tích liên quan đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, gồm hệ thống các đền, chùa, các trại tập trung quân, các kho hậu cần, lương vận… phục vụ cho trận chiến. Chỉ riêng xã Tam Đa (Yên Phong - Bắc Ninh), trên 2km đê đã có tới 8 điểm được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử. Điều ấy cho thấy, tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của phòng tuyến có tầm quan trọng làm nên chiến thắng quyết định của quân và dân nhà Lý, không chỉ là huyền thoại trong sử sách, mà nó hiện hữu ở những địa danh, những dấu tích…, như một chứng tích cho lòng tự hào, tự tôn muôn đời của chúng ta.

Posted Image

Đường vào khu di tích

Thế nhưng!

Miễu Thọ Đức – một trong những điểm quan trọng của phòng tuyến sông Như Nguyệt năm nào – thuộc thôn Thọ Đức (xã Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh). Theo sử sách, cánh quân tại bãi Miễu có nhiệm vụ chặn mũi tiến quân của giặc từ phía núi Tiêu Lát tràn sang và làm nhiệm vụ ứng cứu cho 2 cánh quân ở khu vực Như Nguyệt và Thị Cầu. Xưa, Miễu Thọ Đức nguyên là một doi đất cao, và nằm ở phần trong đê (phía khu dân cư).

Posted Image

Tấm biển của khu di tích

Trận lụt cách đây vài chục năm đã phá vỡ tuyến đê cũ. Chính quyền địa phương phải đắp con đê mới, thành ra, Miễu Thọ Đức lại nằm ở phần ngoài đê (tiếp giáp với sông Cầu). Tuy nhiên, Miễu vẫn đường bệ đứng trên doi đất cao. Từ Miễu ra đến bờ sông Cầu là một bãi bồi mênh mông. Từ Miễu vào đến phần chân đê cũng là một khoảng đất rộng mênh mông như thế.

Những tưởng, với vị trí “an toàn tuyệt đối” này, di tích lịch sử Miễu Thọ Đức sẽ chẳng bao giờ có nguy cơ bị xâm hại, trừ phi đó là cơn giận dữ của thủy thần sông Cầu ! Mấy chục năm nay, sông Cầu hiền lắm. Cái họa thiên tai không còn là nỗi lo ngại lớn nhất. Thế nhưng, sự “an toàn” ấy, chỉ là trong các cuốn biên niên sử và trong những lời… truyền miệng. Miễu Thọ Đức bây giờ là một… ốc đảo, giữa nham nhở điệp trùng những lò gạch, những khói than, khói bụi khiến Miễu bị cô lập với khu dân cư và đứng trước nguy cơ bị xâm hại!

Posted Image

Sơ đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt

Mặt trời chính ngọ. Chúng tôi xuống “hiện trường” (nói theo cách nói của anh Thu, trưởng thôn Phấn Động) thăm Miễu Thọ Đức. Thấp thoáng từ phía xa, những tháp lò nung gạch sừng sững và dày đặc. Hàng trăm lò gạch từ nhiều năm nay miệt mài khoét đất “đưa vào khuôn khổ” để cung cấp vật liệu dân sinh. Nghe đâu, lò gạch Thọ Đức cung cấp gạch cho toàn bộ Thành phố Bắc Ninh và các vùng lân cận. Mấy năm gần đây, các khu công nghiệp mọc lên nhan nhản, nhu cầu xây dựng càng lớn. Gạch Thọ Đức càng được mở rộng mức “cầu”. Một chòm xanh xanh nổi lên lẻ loi giữa những hố đất khoét nham nhở như vũng ao. Anh Thu bảo, đó là Miễu Thọ Đức – điểm chặn giặc lẫy lừng của Lý Thường Kiệt ngày xưa. Lách xe vào con đường ton hỏn rải cấp phối, bị các xe KAMA, xe công nông “ăn gạch” cày nát và phủ lên đó lớp bụi đỏ quạch. Chừng vài trăm mét, bắt gặp tấm biển báo: “Di tích lịch sử quốc gia: Miễu Thọ Đức” đứng chơ vơ bên vệ đường, bị mưa nắng, bị bụi gạch, bị những lưỡi xẻng khoét đất vào tận đến chân bê tông của tấm biển, khiến nó nghiêng hẳn sang một bên và long chong như kiểu trẻ con đang chơi trò bập bênh. “Đường vào di tích bãi Miễu như thế đấy. Trước, cả khu bãi bồi này xanh ngút ngàn. Tụi trẻ con chúng tôi chạy cả chiều không hết. Khi ấy, Miễu đẹp lắm!” – anh Thu nói.

Cái thời gian mà anh Thu ước lượng bằng ngôn từ chung chung ấy, là cái khoảng thời gian thôn Thọ Đức chưa nghĩ ra “ý tưởng” cho các chủ lò gạch thuê đất lâu năm để khai thác sản xuất gạch nung. Từ khi thôn nảy ra sáng kiến này để lấy nguồn thu làm các công trình phúc lợi (đường xá, nhà văn hóa, nhà trẻ… của thôn), thì bãi Miễu tan hoang như một trận địa. Ngoại trừ con đường vào Miễu (nếu như không phải là lối đi cho các xe vào ăn hàng tại các lò gạch), thì hẳn nó cũng bị khoét nham nhở để lấy đất… làm gạch. Xã biết chuyện thì sự đã rồi. Mà cái hợp đồng ấy, cũng từ đời các thôn trưởng, chủ tịch xã trước. Anh Nhật – trưởng thôn mới lên được 2 năm của Thọ Đức, không “dính líu” gì đến cái hợp đồng này. Xã cũng “chịu”, vì thời hạn hợp đồng chưa hết. Các chủ lò khai thác hết đất, tiếp tục khai thác cát. Thành thử, “mặt tiền” của Miễu Thọ Đức lổng chổng những hố nước, những vũng, những “ao”… và lôm nhôm trận địa “lò gạch”. Đứng trên mặt đê, Miễu cô lập như một “ốc đảo”! “Có đến vài chục chủ lò gạch cùng chung sức khoét đất bãi Miễu, anh bảo làm sao mà không hết được. Cứ cường độ khai thác này, chỉ mươi năm nữa, có muốn sang Miễu, chắc phải đi đò!”.

Posted Image

“Đỉnh núi bên kia là nơi quân Tống đóng quân!”

Sự lo lắng của anh Thu không phải không có căn cứ. Mặt trước của Miễu là sông Cầu án ngữ. Đoạn sông trước Miễu là đoạn ngắn nhất, nhưng sâu nhất của sông Cầu, và cũng là điểm trọng yếu của trận tuyến ngày xưa. Bên kia sông là xã Tiên Sơn (huyện Việt Yên, Bắc Giang). Tương truyền, đỉnh núi sừng sững trước mặt (có tên gọi núi Tiêu Lát), là nơi giặc Tống chiếm đóng. Chúng đã tìm ra được đoạn sông ngắn nhất bắc cầu phao sang hòng đánh úp trại lính của nhà Lý tại Thị Cầu và Như Nguyệt (chạy thẳng theo đường đê chừng hơn cây số). Chỗ giặc Tống chọn xây cầu phao, có một tảng đá to như cái nhà 5 gian. Vài năm trước, một tàu cát đi qua va phải tảng đá ngầm, bị đắm. Người ta cho mìn, bộc phá xuống đánh tan tảng đá, lấy dòng thủy lưu cho tàu thuyền. “Tiếc lắm, tiếc lắm!”. Anh Thu tặc lưỡi xuýt xoa như thạch sùng. “Tảng đá ấy có tên gọi đá Can Vang. Theo cách suy luận “hiền lành” của anh, thì tảng đá ấy cũng là một phần của phòng tuyến sông Như Nguyệt xưa, nó cũng phải được ghi vào danh sách “di tích lịch sử” cho… công bằng, chứ không phải vì một chiếc tàu ăn hàng đâm phải, mà nó bị phá tan hoang như thế!?

Xây nhà trên đất đền!

Chếch đền Miễu chưa đầy 1km, di tích lịch sử đền Phấn Động (thôn Phấn Động – xã Tam Đa) lại chịu một số phận khác. Di tích này cũng được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1980, do Thứ trường Bộ Văn hóa - Thông tin ký ngày 18/01/1980 theo quyết định số 28 – VH/QĐ. Tuy nó không bị khai thác để làm gạch, song đất xung quanh khu di tích đã bị người dân biến thành đất dân sinh.

Posted Image

“Trước, chỗ này là bãi hậu cần mang tên Yên Ngựa của cụ Lý Thường Kiệt đấy!”.

Đền Phấn Động nằm lọt thỏm giữa xung quanh các hộ dân, chỉ chừa lại con đường dẫn xuống khu di tích được xây thành bậc cấp và mặt trái của đền tiếp giáp với sông Cầu. Những hộ dân này, nguyên là các hộ được chuyển xuống theo kế hoạch di dân khi xã xây dựng hệ thống thủy lợi từ năm 1998. Xã cho cán bộ xuống nói chuyện “khó dễ” để các hộ di dời, nhưng không ai chịu đi vì “đã được cấp sổ đỏ”. Nhưng, lý do chính theo anh Nguyễn Văn Thu (trưởng thôn Phấn Động), là vì đất mặt đê bây giờ đã lên đến 80 triệu đồng/suất. Chẳng ai chịu di dời là một lẽ đương nhiên, cho dù hầu hết các nhà dân ven đê đều vi phạm đến hành lang an toàn đê sông một cách nghiêm trọng.

Năm 2000, khi Ban quản lý tôn tạo lại đền đã phát hiện một ngôi mộ cổ, hài cốt đựng trong một chiếc chum sành, nắp đậy bằng chiếc chậu đồng, xung quanh là lớp nền gạch móng… Chính quyền cho chôn cất lại, rồi xây lăng cẩn thận. Nay, cả ngôi mộ cổ này cũng được hộ anh Nguyễn Văn Cường (một trong những hộ nằm trong phương án di dời) quây lại bằng bờ tường rào, nghiễm nhiên “trưng dụng” cả ngôi mộ cổ thành “tài sản” của mình! Xã đòi, anh Cường cũng không chịu trả lại cho đền. Trời không chịu đất, đất phải chịu trời. Chỉ có các cụ trong Ban quản lý di tích là rầu rĩ nhất!

Bây giờ thì di tích lịch sử đền Phấn Động đã nằm lọt thỏm giữa khu dân cư. Anh Cường đã đổ móng nhà ra tít phía ngoài sông. Có lẽ, anh chưa dám dựng hết, vì ngôi mộ cổ đã được xã dựng thành miếu. Mặt trước, mặt sau của đền, đất đều đã có chủ. Nếu cả 4 xung quanh đều dựng nhà, người ta sẽ phải xuống khu di tích bằng một con ngõ nhỏ xây theo bậc tam cấp, chạy từ mặt đê chạy xuống…

“Tôi đau đầu lắm. Cả tháng trời nay, cứ cuối tuần lại hớt hải từ xã về thôn để họp bàn với các cụ bô lão trong Ban quản lý di tích. Chuyện người ta làm gạch, chiếm dụng đất đê, đền Phấn Động làm đất thổ cư, nó lâu rồi, nên cũng quen. Đau đầu nhất, là cái “vấn nạn mới” vừa phát sinh kia kìa…”. Anh Thu thở dài thườn thượt, rồi trỏ tay ra hướng mặt sông. Ngoài ấy, giữa lòng sông Cầu mênh mông, có những chiếc thuyền cắm giữa lòng, cặm cụi như đang ngủ… “Đấy là những chiếc thuyền “sa tặc” tàn phá dòng sông, và há mồm muốn nuốt chửng các di tích của Phòng tuyến sông Như Nguyệt!”…

Quá trình xây dựng và chiến công của Phòng tuyến sông Như Nguyệt

Tháng 3 năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hẹn với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt, nhưng quân Chiêm Thành và Chân Lạp không đến. Quân Tống viễn chinh lên đến 10 vạn quân, một vạn ngựa và hai mươi vạn dân phu, khí thế rất mạnh mẽ, nhất là kỵ binh Tống, nhưng quân Tống muốn phát huy kị binh thì phải làm sao qua khỏi vùng hiểm trở, tới chỗ bằng, thì ngựa mới tung hoành được.

Thế thủ của quân Nam thì dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu. Từ trại Vĩnh Bình vào châu Lạng, phải qua dãy núi rậm, có đèo Quyết Lý, ở trên đường từ tỉnh Lạng Sơn đến Đông Mô ngày nay, vào khoảng làng Nhân Lý, ở phía bắc châu Ôn. Rồi lại phải qua dãy núi lèn (đá không phá đất), đá đứng như tường, ở giữa có đường đi rất hiểm: đó là ải Giáp Khẩu, tức là ải Chi Lăng, ở phía bắc huyện Hữu Lũng thuộc Bắc Giang ngày nay. Đèo ải tuy hiểm, nhưng có thể dùng kị binh hoặc vượt qua, hoặc len lỏi qua rừng để tránh. Còn sông sâu rộng, thì ngựa khó lòng qua nổi. Phòng thủ sông khá dễ, đóng cọc và dùng rào giậu ở bờ Nam, cũng đủ ngăn quân địch.

Các tướng lĩnh thuộc Man Động như: Nùng Quang Lãm, Nùng Thịnh Đức coi ải Hà Nội, Hoàng Kim Mãn và Sầm Khánh Tân giữ châu Môn, Vi Thủ An giữ châu Tô Mậu, Lưu Kỷ coi Quảng Nguyên khi quân Tống sang đã đầu hàng. Duy có phò mã Thân Cảnh Phúc giữ châu Quang Lang (Lạng Sơn) không những không chịu hàng mà còn rút vào rừng đánh du kích, giết rất nhiều quân Tống. Những tướng lĩnh này trước kéo quân qua đất Tống, đánh rất giỏi. Nhưng sau quân Tống tràn sang đánh báo thù, lúc đầu họ cự chiến, sau vì thất trận và vì sự dụ dỗ, nên đã đầu hàng, thậm chí như Hoàng Kim Mẫn còn chỉ đường bày mưu cho Tống. Sách Quế Hải Chí kể: \"Viên tri châu Quang Lang là phò mã, bị thua, bèn trốn vào trong rừng Động Giáp, rồi du kích hậu phương quân Tống. Rình lúc bất ngờ đánh úp quân địch làm chúng rất sợ hãi\"http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Th%C6...ote-13#_note-13.

Quân Tống tiếp tục tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh, tới phía tây bờ sông Phú Lương; trong khi đó, một cánh quân tách ra, vòng sang phía đông đánh bọc hậu quân Nam ở Giáp Khẩu (Chi Lăng) và thẳng tới sông Cầu.

Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, lập chiến lũy sông Như Nguyệt để chặn quân Tống. Sông Cầu từ địa phận Cao Bằng chảy đến Lục Đầu, hợp với sông Bạch Đằng. Từ Lục Đầu ra đến bể, là một cái hào tự nhiên sâu và rộng, che chở cho đồng bằng nước Việt để chống lại tất cả mọi cuộc ngoại xâm đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào. Đối với đường sá từ châu Ung tới Thăng Long, thì sông Bạch Đằng không can hệ, vì đã có sông Lục Đầu, là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Cầu rất quan trọng. Thượng lưu sông Cầu qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Thái Nguyên trở xuống là có thể qua dễ dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo, là một cái thành không thể vượt. Chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc đến Lục Đầu là phải phòng ngự bờ nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ dàng thẳng và gần.

Lý Thường Kiệt đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định (sông Cầu) bằng cách đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu (Chi Lăng) ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định. Để cản quân Tống qua sông, Lý Thường Kiệt sai đắp đê nam ngạc cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giậu, dày đến mấy từng. Thành đất lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế sông Nam Định và bờ nam ngạn ra một dãy thành hào, che chở cả vùng đồng bằng Giao Chỉ. Thành hào ấy dài gần trăm cây số, khó vượt qua và nhưng lại dễ phòng thủ hơn là một thành lẻ như thành Thăng Long.

Cùng lúc đó thuỷ binh Tống do Hòa Mân và Dương Tùng Tiểu chỉ huy đã bị thủy quân Nam do Lý Kế Nguyên điều động, chặn đánh ngoài khơi lối vào Vĩnh An. Quân Tống có kỵ binh mở đường tiến công quyết liệt, có lúc đã chọc thủng chiến tuyến quân Nam tràn qua sông Như Nguyệt, nhưng quân Nam đều kịp thời phản kích, đẩy lùi quân Tống. Lý Thường Kiệt còn dùng chiến tranh tâm lý để khích lệ tinh thần quân Nam chiến đấu. \"Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ, táng đảm, không đánh đã tan\".

Quân Tống tiến không được, thoái không xong, hao mòn vì chiến sự và khí hậu, không được thủy quân tiếp viện. Quân Nam lại tập kích, doanh trại của phó tướng Triệu Tiết bị phá, dù quân Tống cũng giết được hoàng tử quân Nam là Hoàng Chân và Chiêu Văn. Quân Tống 10 phần chết đến 6, 7 phần.

Lý Thường Kiệt biết tình thế quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Nam bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất, nên sai sứ sang xin \"nghị hoà\" để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân. Sách Việt Sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh dẫn cổ sử nói về nội tình của nhà Tống về sự kiện này: Triều thần nhà Tống cho rằng \"Cũng may mà lúc đó địch lại xin giảng hoà, không thì chưa biết làm thế nào\".

Hoàng Xuân Hãn, tác giả sách Lý Thường Kiệt đã bình phẩm: \"Giả như các mặt trận đầu có quân trung châu, thì thế thủ xếp theo trận đồ của Lý Thường Kiệt đã dàn ra, có lẽ đánh bại Tống từ đầu. Nhưng thổ quân các châu vội hàng trước đại quân Tống. Quân tiên phong không giữ nổi các ải. Cuối cùng là nhờ phòng tuyến sông Cầu khéo đặt, và thủy quân ta mạnh cho nên Lý Thường Kiệt đã ngăn cản được sức tiến công quyết liệt của Tống\".

Tư liệu lịch sử.

Minh Minh (Vietimes)

[/size][/font]

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay