Như Thông

Một số điều bí ẩn của người Maya

4 bài viết trong chủ đề này

Toán học của người Maya

Một số người da đỏ ở Gatêmala, miền Nam Mexico và Bêlidê ngày nay vẫn còn dùng tiếng Mam, tiếng Quiche, tiếng Cakchiquel, tiếng Kekchi và tiếng Myathan, là các thứ tiếng trong khoảng hơn ba chục thứ tiếng nói của người Maya. Điểm chung của các ngôn ngữ khác nhau đó là cách gọi tên một hệ số rất hoàn chỉnh, và gần giống nhau.

Nhiều thế kỷ tồn tại của các chế độ thực dân và nhất là sự xuất hiện của kinh tế thị trường đã làm cho các từ thổ ngữ chỉ các con số bị thay dần bằng các từ vay mượn tiếng Tây Ban Nha. Đã nhiều thập kỷ nay người ta không còn dùng thổ ngữ để gọi các số lớn, và ngay cả tên gọi các số hàng đơn vị bằng thổ ngữ cũng dần dần mai một.

Những con số thường nhật

Ngành khảo cổ cho biết rất ít thông tin về việc dùng các số trong kinh tế ở châu Mỹ thời tiền Christophe Colomb. Tuy nhiên, chúng ta biết chắc hệ số Maya được sáng tạo ra bằng cách đếm trên đầu ngón tay và ngón chân. Ví dụ trong tiếng Quiche, từ chỉ số 20 là huvinak, có nghĩa là "toàn thân". Cách đếm này trong hệ đếm thập phân: 11 là hulahuh có nghĩa là hun (1) cộng với lahuh (10). Các con số rõ ràng được sử dụng rất giống với cách chúng ta sử dụng để đếm ngày nay, nhưng có một khác biệt là người Maya phải dùng đến những từ phân loại để miêu tả các vật được đếm, chỉ rõ vật được đếm có hình tròn, dài hay ở trạng thái đặc, lỏng. Ví dụ, nói về thuốc lá, người Yucatec nói: "Đây là hun (một) dzit " (vật thể dài, hình trụ) gọi là chamal (điếu thuốc lá) chứ không nói là "đây là một điếu thuốc lá"

Lịch Mặt trời chính thức

Lịch Maya được xây dựng trên cơ sở năm Mặt trời với 365 ngày, do người Maya kế thừa các nền văn minh cổ Zapotecs (ở Mont Alban) và Olmecs (ở La venta và Tres Zapotes).

Với độ dài không đổi, một năm Mặt trời được chia thành 18 tháng, mỗi tháng 20 ngày (dùng hệ đếm cơ số 20), 5 ngày còn lại được đưa vào cuối năm. Mỗi tháng có một tên gọi dường như không hề có liên quan gì với mùa vụ hoặc lễ hội. Tên gọi các tháng được truyền theo truyền thống hoặc thậm chí có khả năng được mượn từ các thứ tiếng khác hoặc các nền văn hóa khác. Chúng cũng chỉ có ý nghĩa trong lịch sử chứ không giống như tên tháng trong các ngôn ngữ châu Âu hiện nay, có nguồn gốc từ tiếng Latinh mà nguyên nghĩa của nó hiện nay vẫn còn một số người hiểu được.

Các ngày trong tháng được ghi bằng số thứ tự từ 0 đến 19 đặt trước tên tháng (Từ 0 đến 4 cho tháng thiếu, cuối năm chỉ có 5 ngày). Như thể, mỗi ngày được định tên chính xác trên trục thời gian. Các năm nối tiếp nhau không ngừng và không có năm nhuận.

Posted Image

Bản đồ lịch của người Maya

Lịch của các thày bói

Ngày xưa, những người da đỏ Quiche, Ixil và Mam vẫn dùng lịch Maya truyền thống có 260 ngày để dự đoán tương lai. Tại sao lại có 260 ngày? Sau khi phỏng đoán nhiều thày bói ở Chichicastenango và Momstenango, nhà nhân chủng học Đức Leohard Schultze Jena đã phát hiện ra rằng việc chọn độ dài này không phải ngẫu nhiên, mà do phù hợp với thời gian mang thai của con người. Bất luận nguồn gốc thế nào hệ đếm hai mươi cho phép chia năm có 260 ngày thành 13 tháng, mỗi tháng 20 ngày. Mỗi ngày được định tên bằng một số từ 1 đến 13, kết hợp với một trong 20 tên gọi các con vật, các lực lượng tự nhiên, các quan niệm hoặc khái niệm trừu tượng mà ý nghĩa đến nay đã mất đi.

Cũng giống như lịch Mặt trời, lịch bói toán có chu kỳ, ngày cuối cùng của chu kỳ trước tiếp nối bằng ngày đầu của chu kỳ sau.

Chu kỳ lịch

Hoán vị lịch 260 ngày với lịch 365 ngày cho ta một chu kỳ 52 năm, trong đó mỗi ngày được gọi bằng một tên khác nhau. Chu kỳ 18980 ngày (52 năm lịch Mặt trời với 365 ngày một năm, hoặc 73 năm lịch bói toán với 260 ngày một năm) này được biết như một đơn vị lớn nhất để đo thời gian của phần lớn các dân tộc Trung Mỹ thời kỳ tiền Christophe Colomb. Không giống người Mextec và Aztec, người Maya quen với nhiều hệ đếm khác nhau và họ sử dụng các đơn vị khác nhau để đo các chu kỳ thời gian dài hơn, nhưng người Maya là ngoại lệ trong những nền văn hóa lớn thời kỳ trước Christophe Colomb.

Chữ tượng hình

Chúng ta biết rằng ngày tháng được đặt tên, và một phần đa số hóa. Ngày nay, nhiều thầy bói người da đỏ vẫn dùng tiếng nói riêng của họ để gọi tên ấy. Người Maya thời tiền Christophe Colomb có thể viết tên tất cả các ngày trong một chu kỳ lịch bằng chữ tượng hình. Có 4 tập sách dùng chữ tượng hình còn lại đến ngày nay, hiện được lưu giữ ở Paris, Dresden Madrid và Mexico city.

Vô số những chữ khắc trên đá, một số tranh khắc trên tường và rất nhiều đồ gốm trang trí luôn là những tư liệu đáng khâm phục về hệ thống chữ viết độc đáo này.

Cách đơn giản nhất để ghi các con số từ 0 đến 19 là những dấu chấm (cho các đơn vị). Với các con số lớn hơn, người ta dùng một ký hiệu cho 20. Để ghi số lớn hơn 40, hệ thống ghi giá trị theo vị trí được sử dụng với một ký hiệu đặc biệt tương đương với số 0 của chúng ta tại vị trí trống. Mỗi vị trí đại diện của lỹ thừa 20, cho đến vị trí thứ ba thì nhân với 18, cụ thể là: vị trí thứ nhất 200 = 1; vị trí thứ hai 201 = 20; vị trí thứ ba 18 x 201 = 360; vị trí thứ 18 x 202 = 7200; vị trí thứ năm 28 x 203 = 144000,v.v...

Posted Image

Chữ tượng hình của người Maya

Đếm ngày

Rất sớm, và không muộn hơn kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người da đỏ Trung Mỹ đã sáng chế ra một cách để tính thời gian: đánh số ngày (cuenta larga, có nghĩa là "đếm dài"). Hệ thống này độc lập với các chu kỳ lịch đã nói trên, đếm ngày tiếp ngày bắt đầu từ một ngày xa xưa ít nhiều mang tính thần bí. Hệ thống ngày rất chính xác này đã trợ giúp đắc lực cho các nhà nghiên cứu hiện đại đầu thế kỷ XX khi người ta thiết lập được tương quan giữa nó và lịch của chúng ta. Mục đích nguyên thủy của hệ thống ghi ngày tháng này là phục vụ cho người Maya trong việc hệ thống hóa các ngày lịch sử quan trọng có liên quan tới các thần thánh, hay lãnh tụ của họ.

Những chu kỳ lịch khác.

Người Maya xưa còn sử dụng những chu kỳ lịch khác nữa cho các mục đích lịch sử, bói toán hoặc suy đoán. Chẳng hạn từ chữ tượng hình G1-G9 người ta còn biết sự tồn tại của một chu kỳ lịch 9 ngày (hoặc đêm), dành cho 9 vị thần. Hơn thế, một tổ hợp các chu kỳ ngắn 7, 9 và 13 ngày, mỗi chu kỳ dành cho một loại thần linh khác nhau, tạo thành một chu kỳ 819 ngày phục vụ mục đích bói toán.

Thiên văn

Không dừng lại ở việc quan sát các ngôi sao và dự đoán gần đúng chuyển động của các thiên thể, các nhà thiên văn Maya đã sử dụng một hệ thống số và bảng tính rất tinh xảo, kết hợp với chữ tương hình để thực hiện các phép toán phức tạp với các con số hàng triệu.

Đầu tiên, các nỗ lực của họ hướng về phía Mặt trời và Mặt trăng. Họ dùng các năm có độ dài khác nhau về mặt bản chất. Thông thường, năm chuẩn dài 365 ngày được coi là cơ sở, nhưng cũng có thể có những năm 364 ngày hay 365 1/7 ngày, tương tự như lịch Julilan (lịch của Jules César)

Mặt trăng luôn có mặt trong các lịch chạm trên đá. Lịch này thường bắt đầu bằng một ngày căn cứ vào pha của Mặt trăng và vị trí của ngày đó trong một lịch của 6 tháng Mặt trăng.

Các nhà thiên văn Maya cũng đã tính được quỹ đạo của sao Kim và kết quả 584 ngày gần đúng một cách đáng kinh ngạc so với kết quả tính toán của các nhà thiên văn học hiện đại. Nhưng họ chưa dừng ở đây, sách chép tay Maya ở Dresden còn các bảng hiệu đính, cho phép hiệu chỉnh các sai lệch rất nhỏ so với các giá trị đó, để phát hiện những sai lệch này cần có thời gian quan sát kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, người Maya đã thành công trong việc tính toán chuyển động của nhiều hành tinh khác như sao Hỏa hay sao Mộc, nhưng điều này chưa được chứng minh.

Bước vào toán học thuần túy

Với người Maya, lý do cơ bản khiến họ xây dựng các loại lịch, cách tính toán thiên văn là tôn giáo, bói toán và đoán định tương lai. Các chuyên gia về lịch của họ đã dành thời gian để thiết lập tương quan giữa các chu kỳ lịch khác nhau, dùng bội số chung nhỏ nhất và các phương pháp khác để tiên đoán tương lai, hoặc nối hiện tại với những sự kiện quan trọng trong quá khứ. Bằng cách này họ cũng có thể khám phá đôi chút về số mệnh của các thân của chủ của họ - dù đó là thủ lĩnh hay cá nhân khác.

Những tính toán thực tế đã giải được các thuật toán phối hợp và các lý thuyết có đặc trưng xác suất. Nhiều tính toán đã được đẩy xa về quá khứ và tương lại tới mức gây cho người ta ấn tượng các giáo sĩ phụ trách về lịch mong muốn trước tiên thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của bản thân mình, và thăm dò những giới hạn của khả năng toán học của mình. Điều đó cho phép chúng ta nói rằng người Maya cũng như trước và sau họ, người Babylone, người Hy Lạp, người Ả Rập và người Ấn Độ đều đã có một trực giác toán học thuần túy tuyệt vời.

Berthold Riese người Đức, chuyên gia về các nền văn hóa của người Mỹ da đỏ. Ông đã xuất bản Maya Kalender und Astronomic, một công trình tập thể do Ulrich Kohler chủ biên (1988)

Posted Image

Chữ số Maya từ 1 đến 13 dùng chấm và gạch

Ai dạy người Maya cách tính lịch?

Người Maya sáng tạo được một nền toán học phát triển vượt bậc, để có thể ghi chép các sự kiện theo năm tháng nhằm quyết định thời gian gieo trồng và thu hoạch, tính toán một cách chính xác thời tiết và những ngày mưa nhiều nhất trong năm. Kỹ thuật toán học của họ trong các dân tộc thời cổ đại nguyên thủy khiến các nhà khảo cổ không khỏi kinh ngạc, nhất là việc họ rất thành thạo khái niệm về số "0". So với các nhà buôn Ả Rập vượt sa mạc đưa khái niệm số "0" truyền từ Ấn Độ sang châu Âu thì người Maya sớm hơn 1000 năm.

Người Maya tính ra mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với nhận thức quay về thời gian Trái đất tự quay và quay quanh Mặt trời hết một chu trình. Người Maya ngoài sự hiểu biết về lịch Trái đất chuẩn xác, họ còn rất am hiểu về lịch năm của sao Kim. Một năm của sao Kim, tức là thời gian để sao Kim quay quanh Mặt trời hết một chu trình, người Maya tính ra một năm sao Kim dài 584 ngày. Còn ngày nay tính ra một năm sao Kim dài 583,92 ngày. Đó là một con số chuẩn xác đến kinh ngạc mà người Maya đã có phương pháp tính lịch từ mấy ngàn năm trước.

Posted Image

Quan sát sao Kim trên đài thiên văn Chichen Itza

rong thực tiễn xã hội và sản xuất, phần đông các dân tộc căn cứ vào con số ngón tay để sáng tạo ra phép đếm cơ số 10. Còn người Maya lại căn cứ vào số ngón tay và ngón chân cộng lại để sáng tạo ra phép đếm cơ số 20. Ngoài ra họ còn sử dụng thêm cả phép đếm cơ số 18, phép đếm này gợi ý về cái gì? Lấy cái gì làm căn cứ? Người Maya còn là dân tộc đầu tiên trên thế giới nắm vững khái niệm cơ số "0", nhận thức và vận dụng số "0" trong toán học đánh dấu trình độ nhận thức của một dân tộc. Về vấn đề này, người Maya so với người Trung Quốc và người châu Âu đã sớm hơn được 3800 năm và 1000 năm.

Kim tự tháp mà người Maya căn cứ vào lịch pháp của mình để xây dựng nên, thực chất là một đàn cúng tế thần linh kiêm đài quan trắc thiên văn.

Đài thiên văn ở Chichén Itzá là đài thiên văn số Một do người Maya xây dựng nên cũng là đài thiên văn cổ nhất. Đỉnh chóp của đài thiên văn này cao trội hẳn lên trên các ngọn cây trong rừng rậm, bên trong có một cầu thang tròn lên tận đỉnh chóp của đài quan sát. Trong đỉnh chóp có các cửa sổ để quan trắc các tinh tú. Bên ngoài vách đá của tháp có trang trí hình khắc thần mưa, còn có cả hình khắc phù điêu hình người vươn cánh tay bay vào Vũ trụ. Tất cả cái đó làm các nhà khảo hổ học và khoa học có nhiều suy nghĩ và giả thiết.

Cửa sổ đài thiên văn Chichén Itzá của họ không phải hướng về những vì sao sáng nhất mà họ hướng về nơi màn đêm trầm lặng bên ngoài dải Ngân Hà. Còn lịch pháp của họ thì có thể duy trì được đến 400 triệu năm sau, nó được dùng để làm gì? Ngoài ra họ tiếp thu từ đâu mà tính ra được năm Mặt trời và năm sao Kim với độ chính xác chỉ sai ở những con số sau dấu phảy?

Posted Image

Rất hiển nhiên, tất cả những kiến thức đó đã vượt ra ngoài nhu cầu thực tế của người Maya đang sống trong thời kỳ xã hội nông nghiệp và khiến cho các nhà khảo cổ chưa thể giải thích được.

Đã nằm ngoài nhu cầu của họ thì chứng tỏ những kiến thức đó không phải do người Maya sáng tạo ra. Vậy ai đã truyền cho người Maya những kiến thức đó? Trong thời đại mà tất cả mọi dân tộc trên Trái đất đều đang sống trong mông muội, ai đã nắm được những kiến thức tiên tiến như vậy?

Hạn hán theo chu kỳ đã tiêu diệt nền văn minh Maya

án đảo Yucatan ở Trung Mỹ, quê hương của nền văn minh Maya nổi tiếng, dường như là nạn nhân của các đợt hạn hán lặp lại sau 208 năm, trùng với chu kỳ hoạt động 206 năm của mặt trời. Đây là công bố mới nhất của các nhà nghiên cứu Mỹ.

Posted Image

Hạn hán theo chu kỳ vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay

Đợt hạn hán tồi tệ nhất dường như đã đóng vai trò quyết định trong sự sụp đổ của nền văn minh này vào khoảng năm 900 sau Công nguyên (CN).

Maya nằm trong số những nền văn minh cổ xưa vĩ đại của Trung Mỹ, đạt đỉnh cao vào thế kỷ 9. Người Maya đã tạo ra những thành phố tôn giáo vĩ đại, hệ thống lịch và toán học phức tạp, hệ thống chữ viết tượng hình, các tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ tinh xảo... Đặc biệt, họ đã xây dựng các kim tự tháp bằng đá cao vút ở nhiều nơi, chẳng hạn Tikal ở Guatemala, Palenque ở Mexico và Copan ở Honduras.

Dấu vết hạn hán

Vào năm 1993, Giáo sư David Hodell và cộng sự tại Đại học Florida, Mỹ, đã thu thập các mẫu trầm tích từ đáy hồ Chichancanab, Mexico, phía bắc bán đảo Yucatan, để thành lập “hồ sơ” biến đổi khí hậu trong vùng. Họ tìm thấy ở đây lượng lớn thạch cao (canxi sun-phát) tập trung tại các tầng ngẫu nhiên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi lượng mưa giảm đi, nước hồ bốc hơi đã khiến muối lắng đọng xuống đáy, tạo thành các lớp thạch cao mỏng. Như vậy, các tầng thạch cao tìm thấy ở hồ Chichancanab chính là bằng chức xác thực cho các giai đoạn hạn hán trong lịch sử vùng này.

Chu kỳ hạn hán khá đặc biệt, lặp lại cứ sau 208 năm. Khoảng thời gian này gần như trùng hợp với biên độ hoạt động của mặt trời đã được biết trước đây: Mặt trời phát năng lượng cực đỉnh sau 206 năm.

“Dường như sự thay đổi trong năng lượng toả ra từ mặt trời đã tác động trực tiếp lên khí hậu vùng Yucatan và gây ra những đợt hạn hán tái diễn, lần lượt ảnh hưởng đến sự tiến hoá của người Maya”, GS Hodell cho biết.

“Không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên”

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy một số thời kỳ hạn hán khác trùng hợp với sự suy giảm hoạt động xây dựng của người Mayan. Đó là năm 475-250 trước CN và 125-210 sau CN. Đợt hạn hán khắc nghiệt nhất diễn ra vào năm 750-850 sau CN, trùng hợp với thời kỳ nền văn minh Maya rơi vào quên lãng.

Những bằng chứng cho thấy hạn hán đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền văn minh Maya. Điều này không đồng nghĩa là kết luận, nhưng “khó có thể chỉ là sự trùng hợp thông thường”, Hodell nhận định. Ông cũng cho biết: “Tôi nghĩ hạn hán đã đóng một vai trò quan trọng, nhưng sẽ còn những nhân tố khác, chẳng hạn tăng dân số, suy thoái đất trồng và những thay đổi về chính trị - xã hội, đã phối hợp tác động”.

Các nhà nghiên cứu khí hậu khác khi sử dụng phương pháp tính tuổi vòng cây cũng đã tìm thấy bằng chứng của chu kỳ hạn hán lặp lại sau mỗi hai trăm năm, cùng với nhịp điệu biến động của mặt trời.

Nguồn:http://vietnamcayda.com./diendan/showthread.php?t=592

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn cái bản đồ lịch sao có nhiều chi tiết giống Trống đồng thế nhỉ ? Xin, ACE cho ý kíên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn cái bản đồ lịch sao có nhiều chi tiết giống Trống đồng thế nhỉ ? Xin, ACE cho ý kíên

So sánh 02 cái hình và cách giải thích này thử xem nhé.

Posted Image

Với độ dài không đổi, một năm Mặt trời được chia thành 18 tháng, mỗi tháng 20 ngày (dùng hệ đếm cơ số 20), 5 ngày còn lại được đưa vào cuối năm. Mỗi tháng có một tên gọi dường như không hề có liên quan gì với mùa vụ hoặc lễ hội. Tên gọi các tháng được truyền theo truyền thống hoặc thậm chí có khả năng được mượn từ các thứ tiếng khác hoặc các nền văn hóa khác. Chúng cũng chỉ có ý nghĩa trong lịch sử chứ không giống như tên tháng trong các ngôn ngữ châu Âu hiện nay, có nguồn gốc từ tiếng Latinh mà nguyên nghĩa của nó hiện nay vẫn còn một số người hiểu được.

Các ngày trong tháng được ghi bằng số thứ tự từ 0 đến 19 đặt trước tên tháng (Từ 0 đến 4 cho tháng thiếu, cuối năm chỉ có 5 ngày). Như thể, mỗi ngày được định tên chính xác trên trục thời gian. Các năm nối tiếp nhau không ngừng và không có năm nhuận.

Posted Image

Cách đếm ngày và đêm

Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày ( dương lịch tính 365 ngày ) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ.

Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.

Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận.

Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.

Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.

Chưa kể những chữ số giống như ký hiệu của Âm Dương Ngũ hành, vậy những gì chú Thiên Sứ quả quyết rằng: Tổ tiên Hùng Vương không bao giờ cởi trần đóng khố là đúng roài chứ còn gì nữa. Và nền văn minh Lạc Việt là hậu duệ .Hé hé

nguồn: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...c=642&st=20

Đây nữa, khỏi cải lun, quá chính xác roài. Hình 02 người chụp cái đầu vào nhau, y chang hình của lịch Maya.

Khà khà

Nguôn:http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=642&st=0

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như Thông thông minh lém.

Cần triển khai ý tưởng này. Nhìn ký hiệu số đếm của người Mayan chú liên tưởng đến con xúc xắc. Ngày được định tên gồm 13 ngày của người Mayan chú liên tưởng tới các gọi ngày theo trực của văn minh Đông phương ....VV....

Cám ơn Như Thông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay