Như Thông

Những bức cổ xưa của nền văn minh cổ (phần 1)

1 bài viết trong chủ đề này

Hình như có liên quan đến bãi đá cổ Sapa thì phải. Mời ACE tham khảo

Những hình chạm khắc tại Ai Cập 3000 năm trước

Posted Image

Vào năm 1848, một đoàn nghiên cứu khảo cổ làm việc tại Ai Cập đã khám phá ra những ký hiệu bí mật kỳ lạ trên một đoạn rầm trên trần tại một ngôi đền cổ tại Abydos, vài trăm dặm về phía Nam Cairo. Những ký hiệu này đã được sao chép cẩn thận và gửi về Châu Âu. Bí ẩn của những hình vẽ này đã gây tranh cãi nóng bỏng trong những nhà Ai Cập học lúc bấy giờ, tuy nhiên dần dần, do không thể hiểu các hình vẽ đó nói về điều gì, họ đã gạt nó sang một bên như là những vật thể kỳ dị mà không ai có một giải thích thỏa đáng nào, rồi rơi vào quên lãng.

Posted Image

Vào giữa thập kỷ 90 thế kỷ trước, những bức ảnh và phim video, được chụp đầu tiên bởi những du khách viếng thăm Abydos, bắt đầu xuất hiện trên internet. Chúng mô tả “những ký hiệu tượng hình về những cỗ máy kỳ lạ” vốn đã được khám phá vào thế kỷ 19. Ngôi đền mà người ta tìm thấy những ký hiệu tượng hình này được xây dựng vào thời Pharaong Seti I khoảng 3000 năm trước. Đối với những người quan sát hiện đại chúng rõ ràng đó là những cỗ máy kỳ lạ, nhưng lại hết sức bí ẩn đối với những người thuộc thời của nữ hoàng Victoria. Thực tế chúng là nhiều chủng loại khác nhau của các thiết bị bay cùng với một chiếc xe tăng, và trong số những thiết bị bay là một chiếc máy bay trực thăng! Đó là một trong những khám phá gây sửng sốt nhất được tìm thấy tại Ai Cập.

Posted Image

Gần đây, tờ báo uy tín của A Rập “Al-Sharq Al-Awsat” đã phát hành nhiều ảnh được chụp tại một ngôi đền Ai Cập khác, đền thờ Amon Ra tại Karnak. Các bức ảnh là những chạm khắc khoảng 3000 năm trước đây. Chúng tỏ ra rất giống với những hình chạm khắc tìm thấy tại Abydos. Đó là một máy bay trực thăng chiến đấu với một động cơ và một bộ đuôi, và gần đó, một thiết bị bay hiện đại. Thế là, trong thực tế thì không phải 1, mà có đến 2 bộ hình chạm như thế tại Karnak and Abydos.

Posted Image

Vậy nếu những người Ai Cập cổ không có công nghệ để chế tạo các trực thăng hay các thiết bị bay khác, thì những hình ảnh về các cỗ máy bay đó nguồn gốc từ đâu? Cái lịch sử loài người mà ta được học hiện nay lại một lần nữa bất lực. Có nhiều thư viện huyền thoại cổ xưa, như là Thư viện Alexandria và những thư viện cổ Trung Hoa đã bị tiêu hủy. Nhiều trong số các bằng chứng vô giá về quá khứ xa xăm đã bị xóa sạch. May thay, những văn bản cổ đại vẫn còn được lưu giữ, một phần tại Ấn Độ. Vô cùng kinh ngạc khi biết rằng một vài trong những ghi chép tiền sử ấy kể về những thiết bị bay tinh xảo cao cấp.

Posted Image

Hình chạm này thể hiện cái gì, nếu không phải là một cái xe tăng?

Gần đây, có một báo cáo TQ vừa khám phá những văn bản tiếng Phạn thượng cổ tại Tây Tạng và đã gửi chúng về trường đại học Chandrigarh ở Ấn Độ để dịch. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy những tài liệu này chứa những chỉ dẫn chế tạo các phi thuyền vũ trụ.

Những bằng chứng thêm nữa cho thấy thứ được gọi là “Đế chế Rama” miền Bắc Ấn và Pakistan là cổ xưa hơn nhiều so với những gì họ từng nghĩ trước đây. Tàn dư của những thành phố tân kỳ vẫn được tìm thấy trong sa mạc Pakistan, và tại Bắc và Tây Ấn Độ. Theo những văn bản Ấn Độ cổ, Đế chế Rama có những thiết bị bay được gọi là “Vimana”. Có vô số văn bản về Vimana được miêu tả hết sức chi tiết. Những người Ấn Độ tiền sử đã viết toàn bộ các chỉ dẫn sổ tay và sách học về cách điều khiển nhiều loại Vimana khác nhau, nhiều sách trong số đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay; một số đã được dịch sang Anh ngữ. Những loại Vimana khác nhau được miêu tả, một số thì hình đĩa, số khác thì hình điếu xì gà. Vimana có vẻ được cung cấp năng lượng bởi vài loại thiết bị phản trọng lực, khiến nó có thể cất cánh theo chiều thẳng đứng và bay lượn trong không gian.

Các chuyên gia Ai Cập học đều biết nhiều bí ẩn của Ai Cập thời thượng cổ là không thể giải thích được nếu sử dụng cái khung hạn hẹp của cách nghĩ truyền thống. Ví dụ họ hoàn toàn không thể giải thích thấu đáo làm thế nào các kim tự tháp được xây dựng nên, và làm thế nào nền văn minh Ai Cập thượng cổ xuất hiện một cách đột ngột với trình độ rất cao ngay từ thủa khai sinh? Nguyên nhân nào Kim tự tháp lớn Giza lại được xây dựng với công nghệ cao hơn nhiều so với các kim tự tháp nhỏ được xây dựng sau nó?

Có rất nhiều mẫu vật đáng tin cậy như những gì chúng ta đã thấy từ đầu thường không được một số “khoa học gia” và các “chuyên gia” để ý một cách đúng mực, họ cũng không khách quan nghiên cứu và tìm hiểu nghiêm túc, chính là bởi vì : nó quá trực quan, đối nghịch với thành kiến của họ, và nó không nằm lọt thỏm trong cái khung hạn hẹp của những “hiểu biết” mà họ được những đàn anh bơm vào não từ khi còn là học sinh tiểu học. Họ nghi ngờ và loại bỏ tất cả những gì không nằm trong cái khung ấy, cũng như cố gắng bằng mọi giá uốn ép những bằng chứng khách quan cho vừa vặn lọt vào cái khung, chứ không muốn cải biến chính cách tư duy sao cho toàn diện và khoa học hơn, cho phù hợp với thời đại và thực tiễn khách quan.

Hầu như tất cả chúng ta đều khẳng định 100% những hình chạm khắc trên thể hiện những chiếc trực thăng và những thiết bị bay công nghệ cao – nếu họ chưa biết chúng được tìm thấy ở đâu. Thú vị hơn nữa, là hình chạm khắc thượng cổ đó lại thể hiện như một chiếc trực thăng chiến đấu, một phương tiện chiến tranh.

Posted Image

Hết phần 1.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay