tittynguyen

NHỮNG BÀI THƠ HAY

147 bài viết trong chủ đề này

YÊU THẦM

Nguyễn Hữu Diệu Liên

Hoàng hôn.....nắng tắt trong mây

Heo may lành lạnh gió lay qua thềm.

Tiếng tiêu ai vẳng bên thêm.

Tròn ngân giai điệu êm đềm thu sang

Kiêu sa dáng tựa thanh song

Tay nâng sao trúc, nhạc lồng môi tiên

Mái nghiêng chiều phủ lặng yên.

Cửa trong nhả ngọc ngoài hiên ai sầu?

Đêm dài, canh khắc thêm sâu.

Tiếng kêu nhạn lạc, nhạt nhầu trong sương...

Sợi lau vội vướng bờ nương

Tình riêng một mối, tơ vương yêu thầm....

Nguồn: Chép lại từ Youtube

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾNG PHÁO TRẦM LUÂN

Thơ Nguyễn Hữu Diệu Liên

Ngậm ngùi xuân rót ly bôi,

Xin vơi nỗi nhớ xin rời tiếc thương.

Còn chi nữa mà vấn vương,

Hướng dương hoa đã quay lưng mặt trời.

Tầng cao bất chợt sao rơi,

Gió khua đám sậy bời bời ven sông.

Hồn em lãng tận hư không,

Như mây trên đỉnh thong dong đời đời.

Long lanh mắt sáng miệng cười,

Dáng hiền xưa để xuân tươi lan dài.

Ra đi để lại cà sa.

Mùi hương còn thoảng chỉ là mơ thôi.

Mấy mùa xuân dáng em cười

Pháo xuân khô tiếng rã rời lòng tôi

Em đi chẳng có một lời.

Đành sao bỏ lại tôi đời trầm luân?

Nguồn: nhaccuatui.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính các cụ, Con xin góp 1 bài

NỤ HÔN LIỀU

Em là người tôi hằng ao ước

Tôi vẫn thầm mong và tôi vẫn thầm yêu

Giây phút ấy không sao cưỡng lại được

Tôi đã trao em một nụ hôn liều

Em e thẹn đỏ bừng đôi gò má

Mắt long lanh như một anh sao chiều

Tôi ôm gọn tấm lưng mềm thon thả

Nghe khơi xa dào dạt nhịp thủy triều

Tôi đã hôn như một gã cuồng say

Tôi đã hôn như một người đói khát

Làn da em làn da thơm mát

Vừa mới động vào, hồn tôi đã ngất ngây

Ký ức ghi một giây phút tuyệt vời

Nụ hôn ấy sẽ trở thành bất tử

Không tương lai cũng không là quá khứ

Nụ hôn liều cháy bỏng cả làn môi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Em Mãi Là Hai Mươi Tuổi

Quang Dũng

Em mãi là hai mươi tuổi

Anh mãi là mùa xanh xưa

Những cây ổi thơm ngày ấy

Và vầng hoa ngâu mưa thu

Tóc anh đã thành mây trắng

Mắt em dáng thời gian qua

Ngày nay ngày nay

Chuyện đẹp qua mau

Thời gian gấp ruổi

Còn lại chúng ta

Em mãi là hai mươi tuổi

Ta mãi là mùa xanh xưa

Giữ trọn tình người cho đẹp

Ơi! Con đường xưa

Những mùa trút lá

Cành bàng mồ côi

Cổng cũ rêu phong

Ý đợi người

Ơi! Con đường xưa

Men vườn ổi thơm

Em tuổi hai mươi

Yêu anh hào hiệp

Bỏ em anh đi

Đường hai mươi năm

Dài bao chia ly

Có những vợ chồng

Không là trăm năm

Mà tình thương yêu

Sông ơi! Dài sao

Rộng ơi! Biển cả

Thôi em nước mắt

Đừng rơi lã chã!

Em mãi là hai mươi tuổi

Ta mãi là mùa xanh xưa...

Giữ trọn tình người cho đẹp

Edited by Du Ca
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quán thời gian

Mời em vào quán Thời gian

nâng ly ký ức uống làn hương xưa

Mời em vào quán Không mùa

ta chia nhau ngọn gió mùa rét căm

Mời em vào quán Không năm

để nghe nhớ khóc ướt đầm ngón tay

Mời em vào quán Không ngày

để xem trời thả heo may – Để buồn…

Đắng lòng môi chạm yêu thương

thời gian quên bỏ chút đường đấy em!

Tác giả: Trương Nam Hương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một hôm thấy nắng vàng như là ngày xưa

-Đỗ Trung Quân-

Một hôm thấy nắng vàng ngoài hiên

Nắng như là năm cũ

Một hôm thấy nắng vàng vừa lên

Vui buồn không biết nữa

Chỉ là nắng vàng thôi mà

Chỉ là em đùa thôi mà

Mà nắng vàng ơi, sao đùa tình tôi

sao đùa một hơi

sao đùa tí thôi

mà mười năm chẵn

Tôi như trái thông hiu quạnh

Lăn bất tỉnh phía chân đồi

Một hôm thấy nắng vàng quen quá

Quen như là ngày xưa

Sao em đùa dai thế?

Để hồn tôi cửa mục gió lùa

Một hôm thấy nắng vàng đâu đó

Một hôm thấy nắng trải dọc ven đường

Ồ, chỉ là dã quỳ một ngày thu hết nắng

Lộng lẫy vì nhớ thương

Một hôm thấy mình chán quá

Đứng vô duyên bên đường.

***

Chỉ là nắng vàng thôi mà? Chỉ là em đùa thôi mà? Mà sợi nắng vương vít đến tận bao giờ? Có thể nào mất tới 10 năm? 3650 ngày làm trái thông hiu quạnh, sững sờ, ngỡ ngàng vì em... cô độc nơi chân đồi kia?

10 năm gom nắng vào tim, để một ngày thu không còn nắng, chợt thấy bông dã quỳ vàng rực vì nhớ thương...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển bờ

Không có nghĩa mỗi lần sóng vỗ

Là nồng nàn hôn cát đâu anh!

Vâng em hiểu ngoài khơi vừa ngập gió

Đưa sóng vào rồi đẩy sóng xa thêm...

Không có nghĩa những con tàu đêm đêm

Chưa ngủ bởi hải đăng còn thao thức

Thăm thẳm giữa đại dương màu mực

Biết về đâu nếu chỉ một thân tàu?

Cuối chân trời sao và biển hôn nhau

Bờ lặng lẽ cúi đầu không dám khóc.

Mai sóng lại về thôi, mỏi mòn và nặng nhọc

Thở cạnh bờ trong giấc ngủ vô tâm!

Hoàng hôn ơi! Sao mắt bờ quầng thâm?

Xưa biển hứa ngàn năm yêu cát trắng!

Phiêu du mãi để con thuyền khô đắng

Sóng có bao giờ yên lặng đâu, bờ yêu!

Đại dương xa, gió rủ rỉ rất nhiều

Sao tiếng thở từ ban chiều vọng lại?

Không có nghĩa mỗi lần nghe sóng nói

Yêu rất nhiều là cho cả bờ đâu.

(chia buồn đến những người đã chết và mất tích vì sóng thần ở Nhật bản)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mai này khách về đường xa gõ nhịp

Bến vắng con thuyền xưa mãi khơi xa

Chiều nắng rũ bóng nghiêng bờ vai nhỏ

Dáng em hiền mây ngủ thoảng nét hoa

Sao khuya khoắc bổng nghe hoài xa lắc

Đêm bình yên mộng mị thoáng qua mau

Những năm dài thêm ngày đợi lao xao

Khua trong lá biển đời nao nao sóng

Yêu da diết lều trăng còn lạnh cóng

Say sông dài thả mộng vói Trường Sơn

Trên dốc cao trắng xóa phủi gian nan

Chợt tỉnh giấc một trời thương hỷ xả

(Nguyên Hoàng PHAN VĂN HUY TÂM)

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI THƠ THÊM MỘT

Trần Hòa Bình

Thêm một chiếc lá rụng

Thế là thành mùa thu

Thêm một tiếng chim gù

Thành ban mai tinh khiết

Dĩ nhiên là tôi biết

Thêm một lắm điều hay

Nhưng mà tôi cũng biết

Thêm một phiền toái thay

Thêm một lời dại dột

Tức thì em bỏ đi

Nhưng thêm chút lầm lì

Thể nào em cũng khóc

Thêm một người thứ ba

Chuyện tình đâm dang dở

Cứ thêm một lời hứa

Lại một lần khả nghi

Nhận thêm một thiếp cưới

Thấy mình lẻ loi hơn

Thêm một đêm trăng tròn

Lại thấy mình đang khuyết

Dĩ nhiên là tôi biết

Thêm một lắm điều hay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm nhận một bài thơ hay và dễ thương từ chữ ký của một thành viên trên diễn đàn : Posted Image

Bỗng dưng Sen thiếu Nắng vàng

Cánh hoa rơi nhẹ, khẽ khàng lá xanh

Thương Sen, Tiểu Muội chẳng đành

Gom Sen túi lụa để dành gối xuân

Nắng

Bỗng dưng Sen thiếu Nắng vàng

Là Sen đang thiếu vắng nàng đó thôi

Tiểu Muội

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi tôi thấy cô đơn

Toyo Shibata

Hễ khi nào bỗng thấy cô đơn

tôi lại giơ lòng tay ra hứng

từng tia nắng

đang rọi qua khe cửa ra vào.

Rồi tôi ấp tay lên mặt hồi lâu

hơi ấm mặt trời dường như

nhắc nhở

về hơi ấm của mẹ.

“Mẹ hãy tin con chân cứng đá mềm” -

miệng thì thào,

tay chống gối,

tôi đứng lên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổ quốc nhìn từ biển

Nguyễn Việt Chiến

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

Bao dáng núi còn mang hình goá phụ

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước *

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Trại viết Văn nghệ Quân đội Hạ Long 4/2009)

---------------------------------------------------------------

* Mới đây người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của vua triều Nguyễn năm 1835 cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa.

==================================

Nguyễn Việt Chiến chiêm nghiệm 'Tổ quốc nhìn từ biển'

Thứ sáu, 3/6/2011, 12:49 GMT+7

"Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển/ Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa", những vần thơ được Nguyễn Việt Chiến viết ra từ năm 2009, đang được lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng.

> Những vần thơ hay về quê hương, đất nước

Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa nhà thơ Nguyễn Việt Chiến với VnExpress.

- Sau khi được đăng tải trên báo Thanh Niên, bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của ông được lan truyền mạnh mẽ trên mạng. Ông có thể chia sẻ về sự ra đời của bài thơ?

- Sau khi bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” đăng trên báo Thanh Niên ngày 29/5, tôi cũng không ngờ nó lại có sức lan tỏa nhanh đến thế. Bài thơ đã được rất nhiều trang mạng điện tử trong và ngoài nước cùng hàng nghìn blog đưa lại.

Người ta vẫn nói, nhà thơ thường có những câu thơ tiên tri. Tôi nghĩ giản đơn hơn, nhà thơ phải nói lên tiếng nói của nỗi đau và khát vọng dân tộc mình. “Tổ quốc nhìn từ biển” là bài thơ đầu tiên tôi viết sau chuỗi ngày hoạn nạn. Ba tháng sau khi trở về tiếp tục nghề báo tại Báo Thanh Niên, tháng 4/2009, tôi được mời đi dự trại sáng tác văn học của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Hạ Long. Trại sáng tác do Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Cục chính trị quân chủng Hải quân tổ chức với đề tài sáng tác "Biển, đảo và người chiến sĩ hải quân” với sự tham gia của đông đảo các cây bút sung sức trong và ngoài quân đội. Hôm khai mạc trại sáng tác, một sĩ quan cao cấp của quân chủng hải quân đã nói chuyện cả một buổi sáng với các nhà văn về tình hình biển - đảo của chúng ta hiện nay. Có lẽ đã rất lâu, tôi và một số nhà văn mới tiếp cận được những thông tin có thể gọi là khá nhạy cảm và nóng bỏng từ nhiều phía về đề tài này.

Tôi nghĩ, đối với những người cầm bút hôm nay, vượt lên trên tất cả vấn đề thời sự nhạy cảm ấy là tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đó được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam qua nhiều thăng trầm, và hình như lại đang được khơi dậy trong những tháng năm này. Chính tình yêu đó đã thôi thúc tôi viết bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” ngay trong ngày đầu dự trại sáng tác văn học Hạ Long.

Posted Image

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong một chương trình đọc thơ.

- Ông sáng tác bài thơ trong bao lâu?

- Tôi viết bài thơ khá nhanh. Tôi dự trại viết có một ngày, hôm sau phải về Hà Nội vì có công việc báo chí. Trên đường về, có nhà văn quân đội hỏi tôi: “Ông đi dự trại sáng tác có một ngày thì liệu viết được gì?”. Tôi tự tin nói: “Tôi sẽ có một bài thơ để đời về đề tài biển - đảo vì tôi đã nghĩ ra một tứ thơ khá hay và độc đáo. Điều quan trọng là vốn sống văn học đã được tích lũy nhiều năm và trên hết là tài năng, sự hứng khởi và tấm lòng của người cầm bút đối với đất nước”. Chỉ cần một buổi sáng nghe lãnh đạo hải quân thuyết trình về những hiểm họa đang rình rập đất nước, tôi đã thấy mình như lên cơn sốt, muốn viết ngay một khúc tráng ca về những người con của Tổ quốc đã hy sinh ở Hoàng Sa và Trường Sa. Bài thơ tôi hoàn thành trong có một ngày.

- Tâm trạng của ông khi viết ra những câu thơ trong "Tổ quốc nhìn từ biển"?

- Đó là sự thao thức, bồn chồn trước những hiểm họa đang đến gần trên các vùng biển đảo của Tổ quốc thân yêu. Đất nước của chúng ta liên miên trận mạc suốt bao đời, những nỗi đau thương chiến tranh còn ghi dấu nơi rừng sâu, biển thẳm. Và qua nhiều thế kỷ, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc chúng ta đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình, đã vĩnh viễn nằm dưới cỏ để gìn giữ non sông này, để mang lại tự do và hạnh phúc cho thế hệ mai sau... Những cảm xúc trên đã thao thức trong tôi suốt một ngày dài ở trại sáng tác văn học Hạ Long.

- Những câu thơ nào khiến ông phải day dứt nhất khi viết ra?

- Ngay câu thơ đầu tiên mở đầu bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” tôi đã phải cân nhắc rất kỹ, nâng bút lên, đặt bút xuống nhiều lần. Câu thơ nguyên bản ban đầu là: “Nếu Tổ quốc bị xâm lăng từ biển / Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa” - ba chữ “bị xâm lăng” ở đây nghe có vẻ rất phù hợp vì Hoàng Sa của ta bị chiếm cứ rồi. Nhưng sau khi xem xét lại, tôi cho rằng, nếu để ba chữ “bị xâm lăng” ở đây thì câu thơ nghe có vẻ hơi nặng nề, nên tôi quyết định thay ba chữ ấy bằng “đang bão giông”. Do vậy khi in ra, câu thơ chính thức trên mặt báo là: “Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển / Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa”. Tương tự như vậy, có nhiều câu thơ khác tôi cũng phải suy ngẫm và xem xét khá kỹ trước khi cho công bố.

Posted Image

Bản nhạc phổ lời bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển".

- Bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Minh Thuận phổ nhạc. Ông nhận xét thế nào về bản nhạc này?

- Thật ra, tôi không biết ký xướng âm và cũng chỉ nghe nhạc sĩ Phạm Minh Thuận hát cho nghe đôi câu qua máy điện thoại nên cũng chưa dám có nhận xét gì về bản nhạc phổ bài thơ của tôi. Điều quý giá là tấm lòng của người nhạc sĩ phổ thơ tôi. Nhạc sĩ Phạm Minh Thuận cho rằng “Bài thơ này đã quá nổi tiếng rồi nên khi phổ nhạc cũng phải cân nhắc lắm”. Tuy nhạc sĩ đã cắt bỏ một số đoạn trong bài thơ và có sửa một số chữ, nhưng nhìn chung vẫn giữ được cái tinh thần cốt lõi của bài thơ.

- Tổ quốc và đất nước là nguồn cảm hứng lớn trong thơ ông. Sau “Thời đất nước gian lao”, ông lại tiếp tục gây xúc động với “Tổ quốc nhìn từ biển”. Theo ông, điều quan trọng nhất để những bài thơ Tổ quốc trở nên gần gũi, đi vào lòng người là gì?

- Có người cho rằng, có thể tình yêu Tổ quốc đồng nghĩa với trách nhiệm công dân của mỗi một con người trước số phận của dân tộc, của đất nước mình. Thôi, xin hãy bớt nói những điều lớn lao, những lời vĩ đại như vậy. Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.

Có thể nói, khi viết bài thơ này, tôi đã vượt được qua nỗi đau đời thường của riêng mình để nghĩ về Tổ quốc, để xúc động theo cách một nhà thơ khi cảm nhận tự do trong mỗi ngày đang sống. Không hiểu đấy có phải là điều đáng mừng hay đáng lo, bởi bài thơ đầu tiên khi tôi trở lại cầm bút lại là bài thơ viết về Tổ quốc - một đề tài lớn lao. Tôi nghĩ rằng hình tượng Tổ quốc trong thơ tôi (và trong thơ của nhiều nhà thơ Việt Nam yêu nước) là một chủ đề bất tận, có tính sử thi xuyên suốt qua nhiều năm tháng. Điều quan trọng là nhà thơ phải thở hơi thở đời sống của dân tộc mình và trái tim nhà thơ phải đập cùng nhịp với những khổ đau, mơ ước của nhân dân mình.

Lưu Hà thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tiếu Ngạo Giang Hồ Khúc

Tình tình tình tiếng sáo ai bay

Ngàn con phượng trắng nhả đầy mây

Tiếng lụa khua vang chìm đáy mộng

Trăng vàng run rẩy giữa hương say

Sầu sầu sầu tiếng hát ai lay

Tiếng ai run rẩy giữa vườn cây

Nghe con rắn nhỏ khua tà áo

Bên trời ai thả những vầng mây

Cười cười cười vang tiếng cầm reo

Tiếng ai thương nhớ giữa lưng đèo

Bước ai cô quạnh bên đồi đá

Ai có buồn ôm mãi gió reo

Mưa mưa mưa mưa ướt má đào

Tiếng ai trăn trở giữa ngàn sao

Ai nghe ai nói ai không nói

Bên đồi có những bước chân theo

Bay bay bay ngàn cánh hạc bay

Ai đem đổ nhạc giữa trời say

Hoa rơi từng cánh theo nhung nhớ

Bên trời ai vẽ một đường bay

Gần gần gần ai ở thật gần

Ai đem hơi thở thả đầy sân

Ai gieo mộng ngọc trên gành đá

Bên hồ lá đổ những bâng khuâng

Say say say con bướm nó say

Bướm rơi nằm ngủ giữa ban ngày

Chân theo mộng ước mơ hồ điệp

Tiếng nhạc bên trời hương ngất ngây

Xa xa xa xa thật là xa

Xa như tình cũ giữa sơn hà

Xa như môi mọng trong chiều nhớ

Xa mãi bên trời tiếng nhạc đưa

Cay cay cay cay thật là cay

Cay như men rượu của đêm nay

Cay như mắt đỏ trong chiều vắng

Cay mãi cay hoài tiếng nhạc say

Cao cao cao cao thật là cao

Cao như chăn chiếu giữa vườn sao

Cao đêm trống vắng buồn hiu quạnh

Cao giấc mộng đời ánh trăng rơi

Xanh xanh xanh xanh thật là xanh

Xanh như hạt lệ đổ trong tranh

Xanh ngủ bên đồi ôm cỏ lá

Xanh buồn ai nhớ nửa vành môi

Vui vui vui con dế reo vui

Tiếng hát hôn mê giữa gió đồi

Dế vui vỗ bụng chờ sao mọc

Tiếng cười thao thức suốt đêm thôi

Buồn buồn buồn con rắn buồn hiu

Buồn như tiếng nhạc giữa chiều thu

Buồn như con nhện trong đêm vắng

Giăng mãi tơ lòng theo gió thu

Tài tài tài ai thật tài cao

Ai đem gom hết những trăng sao

Giấu trong tranh lụa buồn rêu mọc

Chôn kín mộng đầu giọt mưa ngâu

Mờ mờ mờ một chút mờ sương

Ai đem hương gió rãi bên đường

Hoa rơi tà áo sương mờ khói

Phủ lối chân mờ bóng phượng rơi

Khúc nhạc bay

Bước chân say

Kìa ai phiêu lãng cuối đường mây

Ai đã đi qua nơi chốn ấy

Một đời đễ lại dấu chân say

Tiếng cầm than

Cơn gió hoang

Tiếng ai gõ nhịp ở bên đàng

Tay ôm tuyết trắng buồn thương nhớ

Ai có ngỡ ngàng nghe gió than

Đêm vấn vương

Thở hơi sương

Bóng ai trải cỏ ở bên đường

Tay ôm mộng ước gieo đầu gió

Ai có buồn ai có vấn vương.

Posted Image

"Tiêu cầm khúc mang phong thái bất cần phép tắc, thể hiện thoải mái trong cách sống. Danh, lợi, quyền là hư không. Ngạo nghễ chốn nhân gian. Khúc nhạc khi là sóng trào dâng, khi như mặt hồ yên lặng."

Edited by Lệnh Hồ Xung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Sóng thu dường điểm mực

Tóc phượng rủ bên tai

Dung nhan tuấn nhã

Vẻ thiên nhiên càng ngắm càng tươi

Cách hoa nhìn bóng dáng

Vằng vặc ánh sao thưa

Ngồi tựa lan can ngắm

Mặt hồ gươm phẳng lặng như tờ ...

Bao giờ quên được

Hình ảnh lúc chia phôi

Khăn là ướt đẫm

Ly biệt đôi đàng dòng lệ rơi.

Thơ của Đoàn Chính Thuần

Cháu thích bản Tiêu Cầm Khúc nghe hay..

http://www.youtube.com/watch?v=bLdlWGliD7E

Edited by biken

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi chùa Hương nhớ Nguyễn Nhược Pháp

Gần đất xa trời mới về chùa Hương

Đâu còn xuân thì gì

Mà guốc mộc cao cao, vấn đầu soi gương

Mà có người làm cái đuôi.

Hôm qua đi chùa Hương

Hoa cỏ mờ hơi sương...

Lần theo câu thơ Nguyễn Nhược Pháp

Tôi tìm ngày cũ hương xưa

Đâu tìm người thương,

Mà tìm mùi hương ký ức

Về trong suy tư thao thức...

Chùa Hương, hương của ngày xưa

Quyện trong nắng mới tôi ưa tịnh thiền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1252681121[/url]' post='48124']

Nhân dịp ngày giỗ đầu của nhà thơ, nhà báo Trần Hòa Bình, tôi xin mạn phép gửi tặng bạn đọc tại diễn đàn bài thơ "Thêm một" của anh.

Thêm một

Thêm một chiếc lá rụng,

Thế là thành mùa thu.

Thêm một tiếng chim gù,

Thành ban mai tinh khiết.

Dĩ nhiên là tôi biết,

Thêm một - lắm điều hay.

Nhưng mà tôi cũng biết,

Thêm một - phiền toái thay!

Thêm một lời dại dột,

Tức thì em bỏ đi.

Nhưng thêm chút lầm lì,

Thế nào em cũng khóc.

Thêm một người thứ ba,

Chuyện tình đâm dang dở.

Cứ thêm một lời hứa,

Lại một lần khả nghi.

Nhận thêm một thiệp cưới,

Thấy mình lẻ loi hơn.

Thêm một đêm trăng tròn,

Lại thấy mình đang khuyết.

Dĩ nhiên là tôi biết,

Thêm một lắm điều hay.

Mình là người ko hiểu gì về thơ nhưng rất thích bài thơ này của tác giả Trần Hoà Bình. Chú mất chắc cũng mấy năm rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin gửi tới mục Những Bài Thơ Hay 1 bài thơ mình đã đọc

Tôi có những ngày buồn

Mê man

Tóc xoã một mình ngồi hát ca

Tay buông xuôi the niềm tuyệt vọng

Giấc mơ nào đành gởi gió bay xa

Có gì trong tôi đã vỡ từ hôm qua

Giữa đường về buồn như muốn khóc

Một ngôi sao đi lạc cuối trời

Im lặng quá tiếng ai đang gọi

Không - chỉ tiếng lòng tôi gọi - thế thôi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:

"Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa... còn xa

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau - rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió"

(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)

Posted Image

Giá có người đợi mình ở đâu đó...

Edited by phương thảo 88

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thầy Và Chuyến Đò Xưa

Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...



Tg :nguyễn quốc đạt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày Sanh Của Rắn



I


tôi đi đông chìm
trời âm u thung lũng khô
nhiều mây chim bay không nổi

tôi đi
dưới kia sụp đổ
núi cấm nổ tôi ra
cửu long ca từ tây tạng

tôi về
tôi hiện
đèn tắt trời gió tắt trăng
chim lạ
kêu tiếng người
hố thẳm ra đời
tôi bay trên biển


II


tôi nằm cho rã chiếu cạp điều
nước chảy lên vùng phố tịch liêu
tôi nhớ một lần cây quế mọc
tôi đứng gọi hương trọn buổi chiều


III


mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
cây khế đồi cao trổ hết bông


IV


trời mưa nữu ước cây mọc
nhớ hương trời mưa ngày tháng
nhớ hương đường hoang mái vắng
nữu ước chỉ còn hương trong giấc ngủ
tim anh tràn máu
con chim đã bay về rừng đạn
anh không còn làm tu sĩ
anh chỉ còn hương trong giấc ngủ
anh chỉ còn máu để đổ vào tim hương
đổ vào tám tách cà phê đen anh uống mỗi đêm

tại greenwich village
tại làng thi sĩ
tại đường khói bay
tại hương trong giấc ngủ
tại chiều ba mươi tết ở việt nam
bây giờ anh xa hương đến mấy đại dương xanh
mấy phương trời cỏ mọc
mấy phương trời hương khóc
hương còn ca hát
hương còn phơi áo giữa phố buồn
hương còn cười
mười năm rồi cây quế vẫn mọc trên đời anh
trên mắt anh
môi anh
trên bước chân buồn phố mẹ ngày xưa
trên bước chân chiều phố lạ hôm nay
mưa làm tóc anh thơm
mùi cây quế
giữa hồ
mọc giữa hồ quế hương
tóc anh mọc dài
che chở hương
lúc mưa rơi
lúc đông lạnh
lúc chim chiều đi mất
mưa trên phố đêm
trên quán cà phê ý đại lợi
trên chiến tranh
của quê hương
của quế hương
còn anh


V


rạng đông tôi xin thề thức dậy ba giờ sáng
đợi kinh đào chảy ngược
cửa nhỏ đóng kín
những chiếc cầu tuổi dại
mười sáu năm tôi thức trong đời
mười sáu con kinh đào không bao giờ chảy ngược
đứng ngang cầu pont-neuf
nhìn sông seine tôi thấy cửu long
paris đuổi mất mây mộng hoang đường
đập vỡ cơn điên trên triền đá sương
tôi trốn giặc đời
tắm trong hồn hương
trái đu đủ
trong khu vườn xưa
con rắn nhỏ


VI


tôi chấp chới
đắng giọng
giữa tháng ngày mơ mộng
nốt ruồi của hương
hay nốt ruồi của rigvéda
tôi mửa máu đen
trên nửa đêm paris
tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng
tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người
cho quế hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớ
mặt trời có thai!
mặt trời có thai!
sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt


VII


tôi nuốt nọc đen giữa đường guillaume apollinaire
từ xóm saint-germain-des-prés
mọc lên giáo đường hang động
cà phê biến hồn đầu thai
hoá thành một triệu con ma đen
nhảy múa trên núi lửa đầu tôi
tôi mặc đồ xanh
và mang đồng hồ da đen
tôi chứa chấp sáu ngọn lửa điên
trong sáu diêm quẹt còn rớt lại
tôi gọi hương và tôi chết giấc
tôi chạy lên trời làm rắn thâu đêm
máu đổ mưa đen
ồ cây mồng tơi
của thời trẻ dại
tôi gọi thầm
rắn cuộn tròn
tương lai


VIII


mười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
gió thổi đồi tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn còn bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông


IX


rắn trườn vỡ trứng chim rừng
tôi nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm
khuya buồn tủi nhục môi em
mưa bay nhỏ nhẹ qua thềm bơ vơ
tiếng ru chín đỏ điện thờ
hoang vu tôi đứng đợi chờ chim kêu
tay còn ôm giữ tình yêu
tôi về phố động những chiều hư vô
đời đi trên những nấm mồ
đau tim em hát cơ hồ khăn tang
phố chiều tôi bước lang thang
nuôi con sông nhỏ mơ màng biển xanh
nửa đêm khói đốt đời anh
yêu em câm lặng khô cành thu đông
lời ca ru cạn dòng sông
trọn đời chạy trốn mống vồng cầu điên
bỏ mình nước chảy đồi tiên
theo con chim dại lạc miền thiên hương
về đâu thương những con đường
lê thê phố cũ nghe buồn hè xưa


X


mùa xuân bay thành khói
tôi ca hát một mình
suốt đời không biết nói
nước chảy tràn con kinh
quá khứ bay lên trời
biến thành cánh chim non
tôi quì hôn lá mới
đau khổ trắng linh hồn
hư không đổ ra khơi
kỷ niệm trôi qua cầu
bãi chiều chưa người tới
tình nhỏ quên từ lâu
xuân bay trắng núi đồi
tôi nằm ngủ mơ chim
bỗng hét lên trong tối
ngồi thức dậy bảy đêm
trời cuối năm gác trọ
đèn tắt suốt đêm dài
con chim mười năm nhỏ
bay về đậu nơi đây
hơi thở giết thời gian
bướm nằm chết thang lầu
tiếng chim ru ngày tháng
máu chảy về sông sâu
suốt đời không biết nói
tôi ngồi thức một mình
đốt thuốc lên nhìn khói
đêm rạng điềm hư linh


XI


tôi lái ô tô buýt giữa thành phố new york
mỗi ngày tôi lái ô tô buýt đi trên những con đường không người những con đường chim chết
những con đường của mỗi ngày
từ riverside drive đến broadway đến đại lộ thứ năm rồi đến washington square
công trường nghệ sĩ tóc bay hương hát
từ greenwich village tôi đi về chinatown
mười lăm xu mỗi chuyến
xa hay gần hay mau hay chậm
tôi vẫn lái cuộc đời tôi trên những con đường quen thuộc không mây
mùa lá hay mùa kèn nửa đêm
dong buồm thổi đến honolulu lặng gió
xa việt nam đà lạt và cà phê tùng cuối năm
tôi cúi đầu trong hầm cà phê figaro nữu ước
chuyến ô tô buýt của đời tôi vẫn chạy hoài
trên những con đường mỹ châu trống rỗng
chuyến xe không về harlem đói lửa
vì mỹ châu trống rỗng trên chuyến ô tô buýt chiều nay tóc bay hương khóc
tôi vẫn lái chuyến xe này đi về đêm tối
đêm tối nữu ước là đêm tối nhà xác
tôi đốt đèn cầy để nhìn xác tôi giữa nhà mồ mỹ châu lạnh lẽo mưa đen
đêm qua tôi thấy máu đổ trong hầm xe điện irt
giữa con đường 42nd hay times square
tôi thấy việt nam ngang tàng cho mặt trời vẫn mọc trên rắn lửa
trên mái ô tô buýt chiều thu


XII


buổi chiều mưa đụng tim
mưa đụng máu
đèn đường đổ xuống nước xanh
xin hét lên rừng u minh đầu đông
tử hình trong ngục
nhốt vào trong ngục
suốt đời trong ngục
khói vóc lửa núi
nhóm nước đầu thu
xin đừng nói
lá chuối
lá me non
xanh nhà thương
ngồi trong thành phố
hoa trắng không còn
con chó đứng nhìn xe lửa mỗi ngày
chùm hoa trắng rụng một hai bông rất nhỏ
bông trắng quá nhỏ
buổi chiều ích kỷ
con đường quá dài
những cây trắc bá chùi đầu lên nghĩa địa
một người hoạ sĩ thất tình
nhân loại đều thất tình
nói đi thật nhiều
khoai tây
lang thang ngược vòng những vũ trụ
anh nói gì
tôi không nghe
xuống phố và lên phố
chạy hun hút qua hai nghĩa địa
cây trắc bá
chôn vùi con chó nhà ga

 



<a href="http://vietsach.blogspot.com/2011/03/giao-su-pham-cong-thien-qua-oi-tho-71.html">

Giáo Sư Phạm Công Thiện qua đời, thọ 71 tuổi


Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch ngày 9 tháng 3, 2011 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.

 

phamconthienmed.jpg
 

Theo lời một thành viên gia đình nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm “sẽ đi,” và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đình “không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu.”
Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đình, ông thấy “mệt dần, bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.”
Ông tên thật là Phạm Công Thiện, thời trẻ còn có bút hiệu Hoàng Thu Uyên cho các tác phẩm dịch, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho trong một gia đình Thiên Chúa giáo. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sancrit và tiếng La Tinh.
Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn.
Ðầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc “khủng hoảng tinh thần.” Tại đây ông quy y ở chùa Hải Ðức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.
Từ năm 1966-1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Ðại Học Vạn Hạnh. Từ năm 1968-1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.
Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Ðức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông trút áo cà sa để lấy vợ và sau đó làm giáo sư Triết học Tây phương của viện Ðại Học Toulouse.
Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư viện Phật Giáo College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến ngày ông qua đời.
Giữa thập niên 1960, Giáo Sư Phạm Công Thiện bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm xuất bản tại Sài Gòn, mà cuốn đầu tiên gây chú ý nhiều cho giới văn nghệ và thanh niên sinh viên là Ý Thức Mới Trong Văn nghệ và Triết Học (1965), rồi đến Im Lặng Hố Thẳm (1967), Hố Thẳm Của Tư Tưởng (1967), Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực (1967). Về tôn giáo có “Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền Tông” (1964), thơ thì có “Ngày sinh của rắn” (1967), các tác phẩm văn học thiên về tư tưởng: “Trời tháng Tư” (1966), “Bay đi những cơn mưa phùn” (1970). Tất cả các tác phẩm này đều do hai nhà An Tiêm và Lá Bối tại Sài Gòn ấn hành.

 

PhamCongThien_DoanQuocSy_Ng.jpg

Phạm Công Thiện (bìa trái)

 

Tại hải ngoại ông đã xuất bản khoảng mười tác phẩm, hầu hết trong thập niên 1990, như Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất (1988), Sự Chuyển Ðộng Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo (1994), Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên (1995), Tinh Túy Trong Sáng Của Ðạo Lý Phật Giáo (1998), v.v... Ông cũng đóng góp nhiều cho báo chí, chẳng hạn viết cho tạp chí Thế Kỷ 21, nhật báo Người Việt. Có thể nói, tác phẩm cuối cùng của ông là bài viết cho Giai Phẩm Xuân Người Việt 2011.
Thượng Tọa Thích Viên Lý, viện chủ Chùa Ðiều Ngự, California, người từng nhiều năm cư ngụ cùng Phạm Công Thiện tại chùa Diệu Pháp, nói rằng cư sĩ Phạm Công Thiện đã “đóng góp rất lớn về mặt văn hóa đối với Việt Nam,” và luôn “mong Phật Giáo Việt Nam được xiển dương một cách đúng mức.”
Từ khi còn rất trẻ cho đến cuối đời, Phạm Công Thiện đã đóng góp rất nhiều cho văn hóa Việt Nam về các phương diện ngôn ngữ, thơ, văn và đặc biệt về tư tưởng triết học. Ðối với Phật Giáo ông cũng là người có công lớn với các công trình nghiên cứu Phật học, và đặc biệt, đã góp nhiều công sức xây dựng viện Ðại Học Phật Giáo Việt Nam đầu tiên Vạn Hạnh tại Sài Gòn từ năm 1966, trong đó có tập san Tư Tưởng là cơ quan phát huy tư tưởng Phật Giáo quan trọng nhất của Việt Nam trong thời cận đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghĩ về hạt thóc

 

Nguyễn Hải Yến

 

Khi Vua Hùng cắm giảnh mạ đầu tiên

Hạt thóc đã mang hình ngọn lửa

 

Khi Vua Hùng cúi mặt xuống đồng

Hạt thóc đã mang hình con mắt

 

Khi Vua Hùng ngẩng lên nhìn xa tắp

Hạt thóc đã mang hình con thuyền

 

Và khi Người nhận bánh chưng, bánh giầy Lang Liêu dâng lên

Hạt thóc đã mang hình trời, đất

 

Giặc giã nắng mưa mấy ngàn năm đối mặt

Hạt thóc đã mang hình giọt máu trong tim

 

Chắp cánh bao cuộc đời từ bùn đất đi lên

Hạt thóc đã mang hình con dấu

 

Chọn Lang Liêu để Vua Hùng truyền ngôi báu

Hạt thóc đã mang hình vương miện tự ngàn năm

 

rez_119_hat%20thoc%20vang.png
Hạt thóc vàng (ảnh Internet)

http://vanhocquenha.vn/vi-vn/113/default.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

One of my friend told me that this article has huge information, and so pretty interesting for me.  He also has great knowledge of this, so find it here 먹튀검증

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay