hanhdung@98

Rượu Cần Y Miên Tây Nguyên Thơm Ngon - Đậm Đà

1 bài viết trong chủ đề này

Rượu Cần Y Miên Tây Nguyên là loại rượu đặc sản của một số dân tộc tại Việt Nam ở các vùng núi như Tây Nguyên, Tây Bắc. Rượu cần thường được ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè và không qua chưng cất. Để uống được rượu cần thì phải dùng các cần làm bằng tre/trúc hoặc nhựa đục thông lỗ để hút rượu. Rượu cần của dân tộc Việt Nam là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách. Với những hương vị thơm ngon đặc sắc của mình, rượu cần đã được phổ biến hơn ở nhiều tỉnh thành trên đất nước. 

Rượu Cần Y Miên Tây Nguyên hương vị mê say của đại ngàn

Ý nghĩa của rượu Tây Nguyên - Đậm đà bản sắc dân tộc

Đối với người dân Tây Nguyên, rượu cần không chỉ là vật để dâng hiến cho các thần (Yàng) mà đó còn là nhu cầu của con người. Tất cả các lễ hội ở Tây Nguyên không bao giờ thiếu vắng được rượu cần.

Ngoài giá trị vật chất, rượu cần còn biểu hiện cho văn hóa giao tiếp của họ. Bởi uống rượu cần vào con người mới thăng hoa, âm nhạc mới bốc đến độ cao trào, mọi khả năng nghệ thuật mới được biểu hiện đến mức tuôn chảy tự nhiên.

Song điều ý nghĩa nhất ở rượu cần là đây chính là sợi dây gắn kết từng cá nhân với cộng đồng.Thông qua đó mà mọi người hiểu biết nhau hơn, xích lại gần nhau, gắn kết thêm tình thân cũng như đoàn kết vượt qua mọi thử thách. Mỗi khi gia đình có việc, không cần mời mọc mà chỉ cần một tín hiệu như tiếng tù và hoặc hồi chiêng, trống thì cả làng đều có mặt, cùng góp rượu và vật chất để chia sẻ niềm vui những khó khăn, mất mát, đau thương.

Rượu cần đã gắn bó với các dân tộc Tây Nguyên qua bao thăng trầm của lịch sử của tộc người. Rượu cần là lời chào mời thân thiết khi gặp bạn bè, là điều nhắc nhở đôi trai gái phải tuân thủ những phong tục của cha ông trong lễ cưới, là một phần quyết định mang tính chất hành chính trong lễ "thổi tai" công nhận đứa trẻ vào cộng đồng.

Nguyên liệu làm nên rượu cần

Tại vùng đất Tây Nguyên, phương pháp làm rượu cần khá đơn giản, gạo nấu thành cơm rồi trộn với trấu, dàn mỏng rồi đem phơi. Men rượu được những người dân ở đây chế từ vỏ cây Hiam lấy trong rừng trộn với bột ớt, bột gừng, riềng, bột gạo, một số thứ lá và rễ cây khác, trộn với nước và vắt thành từng bánh nhỏ và phơi cho thật khô.

Sau đó để từ 10–15 ngày giã nhỏ rồi rắc lên trên nia cơm, sau đó trộn thêm một lần trấu nữa rồi đổ vào ché trấu lấy lá chuối khô ủ kín thời gian từ 1-2 ngày. Sau khi ủ thời gian 30 ngày thì có thể lấy rượu cần lên để uống được. Khi uống lót lá chuối tươi ở trên, đổ nước lã đầy ché, dùng cần cắm xuyên qua các tầng lá xuống đấy ché, uống cạn đến đâu lại chế thêm nước lã đến đấy. Nếu để càng lâu thì men càng ngấm, uống càng say và càng ngon ngọt đậm vị hơn. 

Văn hóa uống rượu Tây Nguyên

Rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa đẹp – văn hoá rượu cần của dân tộc Tây Nguyên. Trong hàng chục, hàng trăm loại rượu, có lẽ đây là loại duy nhất không uống bằng ly, bằng chén mà uống bằng một dụng cụ đặc biệt được gọi là ống hút cần rượu. Bởi thế, việc sử dụng đặc sản rượu cần này có thêm công đoạn hút cần.

Tuy nhiên, ở các dân tộc Tây Nguyên, cách hút rượu cần cũng rất đặc biệt và đầy lễ nghi. Hơn nữa, đối với rượu cần, người ta không uống một mình với mục đích giải sầu như uống rượu truyền thống mà sẽ uống tập thể vào những dịp lễ Tết, hội hè, tiệc vui mừng, khi tiếp đãi bạn bè và khách quý phương xa. Vào những ngày trọng đại đó, ché rượu sẽ được đặt trang trọng giữa nhà, bên bếp lửa ấm cúng. 

Khi thầy cúng cúng xong, mọi người sẽ vít cần uống rượu theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau. Vì người dân ở đây theo chủ nghĩa Mẫu hệ, nên người phụ nữ chính là chủ nhà. Nếu có khách quý thì chủ nhà uống xong cầm cần mời khách.

Khi đó khách và chủ nhà sẽ cùng quây quần xung quanh, ngất ngây trong tiếng cồng chiêng trầm bổng của những cô gái và chàng trai. Mọi người ngồi xếp chân vòng tròn, vít cong cây cần làm bằng ống trúc và hút say sưa.

Lưu ý khi uống rượu Tây Nguyên

Đều hết sức đặc biệt chú ý khi có dịp uống rượu ở Tây Nguyên là cần rượu duy nhất đó không bao giờ rời khỏi bàn tay bất cứ ai. Nếu ai đó thả cần rượu ra khỏi tay là thất lễ với chủ nhà. 

Sau những thông tin trên, chúng ta đã biết được ý nghĩa của rượu cần trong đời sống của người dân Tây Nguyên, cũng như biết được văn hóa uống rượu cần đặc sắc của họ.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay