wildlavender

Thế giới đang chuyển động theo hướng trở về quá khứ

1 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Thế giới đang chuyển động theo hướng trở về quá khứ?

07/05/2009 14:17 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Cuộc khủng hoảng hiện nay được so sánh với cuộc Đại suy thoái 1929-1933. Có nhiều điểm tương đồng và cũng có một vài sự khác biệt. Xin giới thiệu bài so sánh giữa hai cuộc khủng hoảng này của Robert Samuelson, biên tập viên nổi tiếng của hai tờ Newsweek và Washington Post.

Nhìn lại cuộc đại suy thoái 1930

Vài nét về Robert Samuelso

Posted Image

- Sinh ngày 23-12-1945

- Tốt nghiệp trường Đại học Harvard năm 1967.

- Khởi đầu sự nghiệp làm báo là phóng viên của Washington Post năm 1969. Tiếp đến là TheSundayTimes, The New Republic, The Columbia Journalism Review…

- Đã từng đạt nhiều giải thưởng báo chí từ năm 1981 đến 1993.

Đại Suy thoái những năm 1930 là một sự kiện kinh tế nổi bật nhất của thế kỷ 20. Nó gần như là một trong những nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ hai, tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức. Cuộc Đại Suy thoái cũng khuyến khích định hình một hệ thống phúc lợi xã hội mới ở Mỹ để đối phó với nghèo khổ tràn lan. Ở khắp nơi, cuộc khủng hoảng làm mất niềm tin vào chủ nghĩa tư bản phi điều tiết.

Cuộc khủng hoảng hiện tại càng làm cho người ta quan tâm nhiều hơn tới cuộc Đại suy thoái trong quá khứ, đó cũng là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta không nên đẩy sự so sánh đi quá xa giới hạn của nó.

Cuộc Đại suy thoái tạo ra sự tàn phá đặc biệt nghiêm trọng. Như Liaquat Ahamed viết trong cuốn sách “Những chúa tể tài chính” của ông: “Trong suốt 3 năm khủng hoảng đó, GDP thực tế trong những nền kinh tế lớn đã giảm 25%, một phần tư nam giới trong độ tuổi lao động mất việc làm… Suy thoái kinh tế đã tạo ra sự khốn khó chưa từng thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ những thảo nguyên bao la ở Canada tới những thành phố đông đúc chật chội ở Châu Á.”

Ahamed, nhà quản lý tài chính chuyên nghiệp, tác giả cuốn sách cho rằng có hai nguyên nhân chính tạo ra cuộc Đại suy thoái. Thứ nhất là việc tái phục hồi một cách thiếu định hướng chế độ bản vị vàng vào những năm 1920. Thứ hai là những món nợ chính phủ khổng lồ, bao gồm cả những món bồi thường chiến phí của Đức, hệ quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu chuyện mà Ahamed kể trong cuốn sách dựa trên những công trình nghiên cứu của các kinh tế gia danh tiếng như Milton Friedman, Anna Schwartz, Charles Kindleberger, Barry Eichengreen và Peter Temin. Nhưng Ahamed khác biệt ở chỗ ông chỉ ra những con người và lực lượng chính trị đã gây ra cuộc khủng hoảng.

Cuốn sách của ông nhắc tới 4 nhân vật dính líu sâu vào những chính sách ngoan cố sai lầm trong kỷ nguyên đó. Đó là Montagu Norman, Thống đốc ngân hàng Anh Quốc; Benjamin Strong, người đứng đầu cơ quan dự trữ bang New York, Émile Moreau, Giám đốc ngân hàng Pháp; và Hjalmar Schacht, Giám đốc ngân hàng Reichbank của Đức. Quyết tâm tái lập chế độ bản vị vàng như một động thái cần thiết cho sự thịnh vượng toàn cầu đã chỉ tạo ra sự đổ vỡ.

Dưới chế độ bản vị vàng, tiền giấy được hậu thuẫn bởi dự trữ vàng. Nếu vàng đổ vào một quốc gia (thường dưới dạng thặng dư thương mại hoặc vay nước ngoài), tiền trong nền kinh tế và nguồn cung tín dụng đương nhiên sẽ tăng lên. Nếu vàng đổ ra ngoài, tiền và tín dụng cũng bị thu hẹp lại.

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, các chính phủ châu Âu đã cho ngưng chế độ bản vị vàng. Họ tài trợ cho chiến tranh bằng tiền giấy và các khoản đi vay từ Mỹ. Sở dĩ người ta có xu hướng thích hồi phục lại chế độ bản vị vàng là do muốn tạo cảm giác rằng tiền giấy đáng tin cậy.

Posted Image

Bìa sách "Những chúa tể tài chính"

của tác giả Liaquat Ahamed.

Ảnh: chron.com

Không may là cuộc chiến đã phá huỷ hệ thống đó theo những cách không thể sửa chữa được. Nước Anh, quốc gia chủ chốt thời đó, đã chỉ còn 7,5% lượng vàng dự trữ của toàn thế giới vào năm 1925. Hoa Kỳ và Pháp cùng nhau nắm giữ hơn nửa lượng vàng dự trữ của thế giới.

Chiến tranh làm tăng lượng dự trữ của Mỹ. Khi Pháp trở lại chế độ bản vị vàng, tỉ giá của nó được định giá thấp để kích thích xuất khẩu và dự trữ vàng.

Trong khi đó, khoản bồi thường chiến tranh mà Đức phải trả cho Anh và Pháp rất lớn, trong khi những quốc gia đó nợ Hoa Kỳ một khoản rất lớn. Hệ thống tài chính toàn cầu là hệ thống nợ nần lẫn nhau đến nỗi dễ “Tan vỡ chỉ với một sức ép đầu tiên.” Ahamed viết như vậy.

Mọi việc bắt đầu khi nước Mỹ tăng lãi suất vào năm 1928, khiến các quốc gia khác cũng phải tăng theo (không quốc gia nào muốn mất vàng bởi những nhà đầu tư chuyển tiền ra nước khác).

Lãi suất tăng cao cuối cùng làm cho thị trường chứng khoán sụp tan tành. Các nền kinh tế trở nên yếu đi, các khoản nợ không thể trả được. Ngân hàng hoảng loạn. Tín dụng và sản lượng công nghiệp đều sụt giảm. Tỉ lệ thất nghiệp tăng. Suy yếu lại càng suy yếu như một cái vòng luẩn quẩn.

Khủng hoảng 1930 và hôm nay: Những điểm tương tự

Đáng buồn là cuộc khủng khoảng hiện nay cũng có những điểm tương tự. Cũng như năm 1930, hệ thống tín dụng toàn cầu cũng lâm vào tình trạng sụp đổ. Cổ phiếu, trái phiếu và các ngân hàng đã liên hệ chặt chẽ với nhau. Mất mát ở một lĩnh vực sẽ ngay lập tức kéo lùi sự phát triển của các lĩnh vực khác.

Theo ước tính của Viện tài chính quốc tế, số tiền chảy vào 28 nền kinh tế đang phát triển vào năm 2009 dự đoán sẽ giảm 80% so với năm 2007. Cũng như những năm 1920, sự bất hợp lý về tỉ giá đã bóp méo thương mại. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giờ đây cũng đang bị đánh giá thấp.

Posted Image

Năm 1931, sự sụp đổ của ngân hàng Creditanstalt (Áo)

châm ngòi cho làn sóng hoảng loạn ở Châu Âu.

Ảnh minh họa: mikepaulblog.com

Những điểm khác biệt

Tuy nhiên, có những khác biệt lớn giữa ngày đó so với bây giờ. Khác biệt lớn nhất là các chính phủ hiện nay không bị ràng buộc bởi chế độ bản vị vàng. Chính vì thế, họ dễ dàng nới lỏng tín dụng, hỗ trợ các định chế tài chính và tăng chi tiêu để ngăn chặn đà suy thoái kinh tế.

Cục dự trữ liên bang và Quỹ tiền tệ quốc tế có vốn cho những quốc gia đang phát triển vay để bù đắp lại những mất mát tín dụng tư. Không có thù oán giữa các quốc gia trên trường quốc tế như sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những thù oán đã ngăn cản sự hợp tác. Vào năm 1931, nước Pháp đã ngăn cản việc cứu Ngân hàng lớn nhất của Áo (Creditanstalt), sự sụp đổ của ngân hàng này đã châm ngòi cho một làn sóng hoảng loạn ở Châu Âu.

Khi các quốc gia loại bỏ chế độ bản vị vàng, Hoa Kỳ loại bỏ vào năm 1933, các nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Một số chỉ số hiện tại đã chứng tỏ rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đang có xu hướng giảm, Trung Quốc cũng có một số dấu hiệu của sự phục hồi. Những điều đó đã xoá bỏ những so sánh ảm đạm giữa cuộc khủng hoảng hiện nay với cuộc Đại suy thoái năm xưa. Nhưng nếu những dấu hiệu hồi phục trên sai, những kết luận ảm đạm hơn có khi lại trỗi dậy.

Những sai lầm của cuộc Đại suy thoái bắt nguồn từ những tư tưởng kinh tế chính thống thịnh hành thời đó, những tư tưởng đã bị những thực tế mới vượt qua. Những chính sách kinh tế của hiện tại cũng phản ánh những tư tưởng chính thống của ngày hôm nay. Nhưng sẽ ra sao nếu chúng cũng lại trở nên sai lầm bởi thế giới đang chuyển động theo những cách thức gần như rõ ràng là trở về quá khứ?

  • Khánh Duy (Theo Washington Post)
  • tuanvietnamnet
Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay