wildlavender

7 món canh bổ dưỡng

3 bài viết trong chủ đề này

7 món canh bổ dưỡng

Monday, April 27, 2009

Món canh chế biến đúng cách không chỉ mang lại sự khoái khẩu mà còn giúp có sức khỏe

Canh là tinh hoa của các món, mùa nóng dùng một tô canh đậu xanh tạo mát, giải độc và trừ say nắng, mùa lạnh dùng một tô canh thịt dê làm ấm, sảng khoái, tạo khai vị.

Ăn canh phòng bệnh

- Canh gà chống cảm cúm: Theo y học cổ truyền, món canh gà dùng để bồi bổ cơ thể. Nghiên cứu hiện đại khám phá canh gà - nhất là gà mái - có những thành phần dinh dưỡng đặc thù, có thể làm cho máu của niêm mạc hầu họng và phế quản tuần hoàn, tăng bài tiết các chất dịch, tẩy sạch virus đường hô hấp kịp thời, có hiệu quả phòng trị đối với bệnh cảm cúm, viêm phế quản…

- Canh cá dự phòng hen suyễn: Acid béo Omega-3 trong canh cá có tác dụng nâng cao sức miễn dịch cơ thể, dự phòng và hoãn giải bộc phát bệnh hen suyễn, hiệu quả càng thấy rõ hơn đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn.

- Canh rong biển chống lạnh: Rong biển chứa nhiều iod, giúp tạo ra kích tố tuyến giáp trạng, xúc tiến các chuyển hóa trong cơ thể, cũng như làm cho máu chảy dưới da tăng nhanh, giúp bạn có cảm giác ấm vào mùa lạnh.

- Canh xí quách tăng chất xương: Trong canh xí quách chứa thành phần chất keo collagen, có tác dụng giúp lông tóc tăng trưởng, trì hoãn tủy xương lão hóa, do vậy vừa giúp trẻ em tăng trưởng vừa có thể giúp người có tuổi tăng chất xương. Để thành phần dinh dưỡng của món canh xí quách dễ được hấp thu, trong canh cần nêm một ít giấm sẽ giúp cho phosphor và calci của xương tan trong canh.

Posted ImageCanh đầu cá nấu đậu hũ giúp bổ não. Ảnh: P.Quyên

- Canh đầu cá nấu đậu hũ giúp bổ não: Đầu cá và đậu hũ đều là thức ăn giàu đạm và vitamin, ít chất béo, chứa nhiều lecithin giúp bổ não. Ăn đầu cá giúp tăng sự hoạt bát của tế bào đại não, tăng mạnh sức phán đoán.

- Canh rau chống ô nhiễm: Các loại rau tươi chứa nhiều thành phần kiềm tính, dễ tan trong canh, dùng canh rau giúp cho máu trong cơ thể mang tính kiềm yếu, cân bằng độ kiềm toan trong máu, giúp cơ thể tránh cảm giác mệt mỏi, cũng như làm cho các chất bẩn và độc tố tích tụ trong tế bào được tái hòa tan, rồi bài tiết ra ngoài theo đường tiểu.

- Canh nấm tăng sức miễn dịch: Trong canh nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng như Fe, Mg, vitamin nhóm B…, rất nhiều loại nấm còn chứa một số hoạt chất sinh học, giúp tăng cường sức miễn dịch cơ thể. Chẳng hạn nấm hương, nấm đông cô, không chỉ có vị thơm ngon, mà còn là thức ăn phù hợp cho người thiếu máu do thiếu sắt, bệnh còi xương ở trẻ em và người bệnh cao mỡ máu…

Bí quyết nấu canh ngon

Muốn có một nồi canh thơm ngon, phải có một ít nghiên cứu. Có người muốn nấu nhanh, đã cho nước sôi hay nước đun sôi để nguội vào nồi, làm món canh có mùi vị không tươi. Nếu nấu canh thịt, trước tiên trụng thịt qua nước sôi, mục đích là loại bỏ máu và một phần chất béo, dự phòng món canh quá béo ngậy. Nồi nấu canh tốt nhất là loại chuyên dùng bằng đất với chất liệu mịn.

Lưu ý, khi nấu canh không nêm muối quá sớm vì muối có thể làm cho phần nước trong thịt phóng thích nhanh, cũng sẽ tăng chất đạm vón kết, ảnh hưởng vị tươi của canh. Ngoài ra, hiện nay đa phần muối đều có iod, nếu nêm muối quá sớm, iod sẽ mất mát một phần, cũng bất lợi cho việc hấp thu iod.

Nước tương cũng không thể nêm sớm, tất cả các vật liệu khác như hành, gừng, rượu cũng không được nêm nhiều, nếu không sẽ ảnh hưởng vị ngon vốn có của món canh.

Nấu canh không phải càng lâu càng tốt. Các chất dinh dưỡng trong canh chủ yếu là acid amino, thời gian tăng nhiệt quá lâu sẽ sản sinh ra những chất mới, chất dinh dưỡng sẽ bị phá hỏng, thường canh cá nấu khoảng một giờ; canh gà, canh sườn nấu khoảng 3 giờ là được.

Dùng canh với điều hạp và kỵ

Trước khi ăn cơm nên hớp vài muỗng canh để giúp “bôi trơn” dạ dày và đường ruột, làm cho thức ăn dễ nuốt trôi, có hiệu quả dự phòng thức ăn rắn, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Ngoài ra, nước canh giúp khai vị, tăng sự thèm ăn, cũng như trợ giúp nhào trộn và làm loãng thức ăn, có ích cho niêm mạc dạ dày tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Cần lưu ý, không uống canh quá nhiều sẽ làm loãng dịch vị, bất lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn. Ngoài ra, nếu uống nhiều canh sẽ làm giảm bớt lượng thức ăn trong một bữa ăn.

Bữa ăn tối không nên uống nhiều canh, nếu không sẽ tiểu đêm nhiều gây mất ngủ. Người béo phì trước khi ăn, nếu dùng món canh rau, vừa thỏa mãn sự thèm ăn vừa giúp giảm béo. Phụ nữ đang cho con bú, người có tuổi, trẻ em… càng nên ăn món canh xí quách thường xuyên hơn.



Theo Lương y Bàng Cẩm/NLĐ

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Canh cá dự phòng hen suyễn: Acid béo Omega-3 trong canh cá có tác dụng nâng cao sức miễn dịch cơ thể, dự phòng và hoãn giải bộc phát bệnh hen suyễn, hiệu quả càng thấy rõ hơn đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn.

- Canh đầu cá nấu đậu hũ giúp bổ não: Đầu cá và đậu hũ đều là thức ăn giàu đạm và vitamin, ít chất béo, chứa nhiều lecithin giúp bổ não. Ăn đầu cá giúp tăng sự hoạt bát của tế bào đại não, tăng mạnh sức phán đoán.

- Canh nấm tăng sức miễn dịch: Trong canh nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng như Fe, Mg, vitamin nhóm B…, rất nhiều loại nấm còn chứa một số hoạt chất sinh học, giúp tăng cường sức miễn dịch cơ thể. Chẳng hạn nấm hương, nấm đông cô, không chỉ có vị thơm ngon, mà còn là thức ăn phù hợp cho người thiếu máu do thiếu sắt, bệnh còi xương ở trẻ em và người bệnh cao mỡ máu…

Cháu thấy mấy cái nhà hàng Tàu rất hay có món canh cá với đậu hũ và cả nấm nữa, xem ra đúng là bổ thật. Bọn đó đúng là khôn thật, lần sau cứ order món này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Úi ! Bi giờ Liên Hương mới biết hả ? Trong nhiều món ăn không chỉ Tàu mà Ta cũng biết cân bằng âm dương để tăng dưỡng chất và ngăn ngừa hàn thấp nữa, ví dụ như Thịt vịt luôn có bát nước mắm Gừng .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay