Shrirovietnam

CÁCH CÂN CHỈNH BỐ CỤC CHỤP ẢNH ĐỂ CÓ TẤM HÌNH ƯNG Ý

1 bài viết trong chủ đề này

Để chụp được một bức ảnh nghệ thuật thì điều cơ bản và quan trọng cần nắm vững chính là bố cục chụp ảnh. Vậy, bố cục chụp ảnh là gì? Bức hình của bạn nên lựa chọn bố cục nào? Hãy tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

 

1. Bố cục chụp ảnh là gì?

Bố cục chụp ảnh là cách sắp xếp các yếu tố/đối tượng trong một khung hình sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Trong chụp ảnh, việc sắp xếp bố cục sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn tổng quan và ấn tượng đầu tiên của người xem đối với bức ảnh. Do đó, để thể hiện rõ được ý tưởng hay ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt đến người xem thì việc căn chỉnh bố cục tốt là điều rất quan trọng.

 

2. Top 9 bố cục nhiếp ảnh cần biết

2.1. Bố cục chụp ảnh ⅓:

Cách xác định bố cục này rất đơn giản, bạn chỉ cần chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. 

 

Để người nhìn chú ý được điểm mà bạn muốn nhấn mạnh thì bạn cần đặt những đối tượng đó nơi giao các đường thẳng hoặc dọc theo các đường kẻ. Và điểm giao nhau ở vị trí ⅓ ảnh là quan trọng nhất bởi tại điểm đó người ta thường bị thu hút một cách tự nhiên. Một số yếu tố thường được áp dụng đối với bố cục này như đường chân trời, chủ thể, đôi mắt,...

 

 

 

Khi nhìn vào những bức ảnh này, người ta thường có cảm giác ổn định, yên tĩnh và lắng đọng.

 

2.2. Bố cục chụp ảnh trung tâm và đối xứng: 

Bố cục trung tâm thường được áp dụng cho việc chụp ảnh chân dung. Bạn chỉ cần căn chỉnh đối tượng vào chính giữa khung hình rồi chụp. Hiện nay, có nhiều loại ống kính máy ảnh lấy nét nhanh, chính xác và cực kỳ yên tĩnh, trong đó, ống kính sigma là một trong những ứng cử viên phù hợp để lựa chọn.

 

Bố cục đối xứng cần thể hiện được đối xứng hai bên, không nhất thiết hai bên phải giống nhau, tuy nhiên phải căn chỉnh sao cho hai bên cân bằng.
Bố cục trung tâm và đối xứng song hành với nhau sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

 

 

 

2.3. Bố cục chụp ảnh đường dẫn tập trung:

Giống như tên gọi của nó, kiểu bố cục này sẽ giúp thu hút sự chú ý của người xem vào điểm mà bạn muốn nhấn mạnh. Tùy theo từng khung cảnh của bạn để chọn vật dẫn cho hợp lý. Một số yếu tố được sử dụng để làm vật dẫn như con đường, tường rào, hoa văn,...

 

Bên cạnh đó, việc sử dụng đường dẫn hướng cũng không nhất thiết phải theo một đường thẳng và bạn có thể kết hợp thêm các kiểu bố cục khác như bố cục trung tâm, đối xứng hay ⅓ mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên.

 

 

 

2.4. Bố cục chụp ảnh tạo khung bên trong khung:

Bạn sẽ tạo được chiều sâu rất tốt cho bức ảnh khi sử dụng kiểu bố cục này. Một số khung hình thường được lựa chọn như cửa sổ, mái vòm, cây nhô, cổng,... 

 

 

 

2.5. Bố cục đường chéo và tam giác:

Không giống bố cục ⅓, bố cục đường chéo và tam giác tạo cảm giác sâu vào bên trong, hiệu ứng chuyển động và có chút kịch tính. Tuy nhiên, cảm giác này của mọi người cũng không hoàn toàn giống nhau, nó còn phụ thuộc một phần vào dụng ý của tác giả. 

 

 

 

2.6. Quy tắc số lẻ:

Thông thường, khi nhìn vào một điểm, nếu số lượng lẻ, chúng ta sẽ thường thuận theo tự nhiên mà tập trung và chú tâm hơn, còn nếu số chẵn, chúng ta thường bị phân tâm vì không biết trọng tâm ở điểm nào. Người ta ứng dụng hiện tượng này trong bố cục chụp ảnh. 

 

 

 

2.7. Bố cục chụp ảnh tạo khoảng trống:

Mỗi bố cục sẽ có những cách khác nhau để hướng người xem tập trung vào điểm mà tác giả muốn nhấn mạnh. Mục đích của bố cục tạo khoảng trống là làm tối giản những thứ xung quanh để làm tăng tính nổi bật của chủ thể.
Kiểu bố cục này nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại rất khó chụp bởi vì nó đòi hỏi bạn phải có sự nhạy bén, khả năng quan sát và am hiểu về sự kết hợp của màu sắc.

 

 

 

2.8. Bố cục chụp ảnh tạo vị trí khoảng trống:

Theo bố cục này, bạn nên đặt khoảng trống ở vị trí phía trước vật thể. Bức ảnh này sẽ giúp người xem cảm nhận được sự chuyển động của chủ thể trong khung hình, dẫn người nhìn tìm điểm đến của vật thể, do vậy thu hút và tạo nên sự hấp dẫn cho bức ảnh.

 

 

 

2.9. Kết hợp các bố cục chụp ảnh:

Như đã đề cập ở trên, không phải tất cả các khung cảnh đều nằm sẵn trong một bố cục để bạn xác định và chụp, do vậy, bạn phải tập quan sát để xác định chủ thể, mong muốn mà bản thân muốn truyền đạt rồi từ đó căn chỉnh khung hình phù hợp.
Sự kết hợp của các bố cục sẽ khiến cho bức ảnh của bạn hài hòa hơn, tuy nhiên, bạn cũng tránh nhầm lẫn việc bất cứ sự kết hợp nào cũng giúp bức ảnh bạn thêm hoàn hảo.

 

Để có thể thuận tiện tìm kiếm các khung hình chuẩn, bạn có thể tham khảo thêm chân máy ảnh manfrotto. Chân máy hỗ trợ chụp ở mọi góc độ bởi trục trung tâm và có thể xoay ngang, giúp bạn dễ dàng xác định bố cục cho bức ảnh của mình.

 

Với những bố cục nhiếp ảnh căn bản trên, hy vọng kỹ năng chụp hình của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện. Mong rằng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích với bạn.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay