Trần Phương

Nón trắng làng Chuông

5 bài viết trong chủ đề này

NÓN TRẮNG LÀNG CHUÔNG

"Muốn ăn cơm trắng cá trê. Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông". Câu ca này đã được truyền tụng từ bao đời không còn ai nhớ nữa, chỉ biết rằng nó là minh chứng cho sự tồn tại và nổi tiếng của một làng nghề đã có hơn 300 năm tuổi. Trải qua bao thăng trầm và biến động cùng lịch sử đất nước, nghề làm nón làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Tây) vẫn tồn tại và phát triển.

Từ lâu nay hình ảnh người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài truyền thống với chiếc nón lá hoặc áo tứ thân, nón quai thao đã in đậm trong tâm thức người Việt. Chiếc nón lá theo người phụ nữ trên mọi nẻo đường. Nón làng Chuông vốn rất đẹp lại bền, làm tăng thêm vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Chợ làng Chuông họp mỗi tháng 6 phiên vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch và chỉ bày bán một thứ hàng duy nhất là nón. Nón được xếp thành từng chồng dài, trắng loá. Màu trắng của nón lấp loá khắp nơi xen lẫn sắc hồng trên má các cô thôn nữ, cùng những tiếng cười giòn tan làm cho không khí trong chợ càng thêm đậm đà bản sắc quê hương.

Posted ImageNét đẹp của thiếu nữ làng Chuông.

Xa xưa nón làng Chuông là cống vật tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng được làm nên bởi những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân lành nghề. Ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Ngôi làng nghề nhỏ bé này luôn tấp nập khách ra vào không chỉ để đặt hàng, mà còn để tham quan, tận mắt chứng kiến công việc làm nón. Nhìn những chiếc nón xinh xinh, chắc ít ai biết được rằng để làm nên nó, những người thợ đã phải bỏ ra khá nhiều công sức và thời gian. Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không ròn, không rách. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều khi nối bắt buộc phải tròn và không chắp, không gợn. Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Tiếp theo người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt mềm mại từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.

Posted Image Người dân làng Chuông từ người già đến em nhỏ đều biết làm nón.

Làm nón cũng là một cách làm kinh tế. Người dân làng Chuông từ người già đến em nhỏ đều biết làm nón. Nghề này đã giúp cho người dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp và gìn giữ một nghề truyền thống có giá trị.

Minh Đức. (theo TT&VH Online)

Share this post


Link to post
Share on other sites

MAI CÓ CÒN NÓN LÁ LÀNG CHUÔNG ?

Giờ ở làng Chuông, nổi tiếng khắp miền với nghề làm nón lá, chỉ còn rất ít người giữ nghề truyền thống, bởi thu nhập từ nghề này quá thấp Làng Chuông (huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây) nằm cách Hà Nội 40 km, nổi tiếng với nghề làm nón lá từ hàng trăm năm nay. Làng có trên 2.000 hộ dân, đất đai vốn dĩ khô cằn nên từ lâu dân làng đã làm thêm nghề phụ. Làm nón lá là một trong những nghề truyền thống khá thành đạt.

Muốn ăn cơm trắng cá trê

Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông

Người làng Chuông kể lại rằng, cách đây chừng ba thế kỷ, làng Chuông vẫn làm nón, nhưng là nón cổ. Nón cổ dày, cũng làm bằng lá, nhưng nan và vành rộng, chủ yếu dùng để che nắng cho các bà, các chị khi đi làm công việc đồng áng. Không chỉ có che nắng, mà còn có bộ đôi là nón và tơi để che mưa. Vì vậy mà nón phải làm rất dày. Nhưng đến những năm 1930, khi ông Hai Cát học nghề từ Thanh Hoá, rồi thẩm nghề ở Huế, mang ra làng Chuông chiếc nón mới được cải tiến về cả hình dạng và khuôn mẫu như ngày hôm nay. Nón mà ông Hai Cát mang ra làng Chuông được gọi là nón Xuân Kiều hay là nón Ba Đồn.

Đến nay, người dân làng Chuông làm song song 2 loại nón: nón cổ, chóp nhọn, dày và nón cách tân, mái bầu, tròn.

Posted Image Lọng nón kiểu cổ, gỗ mới

Posted Image Lọng nón cổ, gỗ cũ

Posted Image Lọng nón cách tân

Để làm được chiếc nón cũng mất khá nhiều công.

Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không ròn, không rách.

Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều; khi nối bắt buộc phải tròn và không chắp, không gợn. Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại.

Posted Image Làm vành nón

Posted Image Bựt nón

Tiếp theo, người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt mềm mại từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài.

Posted ImageThành phẩm: nón lá già (trái) và nón lá trắng

Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm sinh làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc. Sau đó, nón được quang dầu (quét nhựa thông để nón bền, đẹp).

Công việc tuy vất vả nhưng lúc nào người ta cũng có thể thấy cảnh tượng người dân làng Chuông làm nón hăng say.

Posted Image Tranh thủ làm nón mọi nơi, mọi lúc

Hiện nay làng chỉ còn gia đình hai nghệ nhân chuyên làm nón cổ. Đó là nhà cụ ông Lê Văn Tuy làm nón chóp và nhà cụ Phạm Trần Canh (80 tuổi) làm nón ba tầm - còn gọi là nón quai thao, và nón dân tộc Hoa, dân tộc Thái…

Nón quai thao làm thì khó mà lại ít được ưa chuộng nên tương lai cũng khó phát triển. Theo ông Canh, làm nón - nhất là nón quai thao- không thể cho thu nhập đủ sống. Ông làm là vì muốn bảo tồn một sản phẩm truyền thống, để con cháu biết giữ gìn, không làm mất nghề.

Posted Image Nghệ nhân Nguyễn Thị Thy

Posted Image Nghệ nhân Phạm Trần Canh

Cụ bà Nguyễn Thị Thy (77 tuổi), 30 năm làm nghề quang nón, trăn trở: “Ngày nắng cũng như mưa, tôi luôn ra chợ, chờ đợi khách đưa nón để quang. Quang một chiếc nón chỉ được 2.000 đồng, có khi cả ngày không có khách, nhưng cũng có khi đông tấp nập. Vì thế mà bọn trẻ bây giờ không kiên nhẫn để quang nón nữa! Mà chúng có làm cũng không được bằng tôi.

Cả gia đình đều hướng cho đứa chắt 14 tuổi của tôi theo nghiệp học hành chứ không theo nghề nón.”

Posted Image Anh Hồng chở nón lá về đổ buôn

Anh Hồng (người dân quen gọi là Hồng Vinh), người chuyên đổ buôn nón lá làng Chuông cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống làm nón lá 20 năm nay rồi nhưng cũng phải bỏ vì thu nhập quá thấp. Giờ tôi chỉ còn đổ buôn nón lá đi các tỉnh, các nước. Mỗi chiếc giá dao động từ 10.000 – 30.000 đồng tùy thuộc chất lượng. Nhưng mấy năm gần đây, nón lá bị thu hẹp thị trường, chỉ bán cho khách du lịch nên thu nhập cũng không còn cao nữa".

Chị Thu, 22 tuổi, người dân làng Chuông chia sẻ: “Gia đình mình có truyền thống làm nón lá nhưng số người làm càng ngày càng ít đi. Một ngày làm nhanh và giỏi cũng chỉ được 2 nón mau, lá trắng với giá từ 27.000 – 30.000 đồng/chiếc. Thu nhập không là bao mà vừa mất công, mất sức. Nhiều người tuổi mình cũng đã bỏ nghề, chuyển sang ngạch khác mong khấm khá hơn.”

Chợ làng Chuông giờ vẫn họp mỗi tháng 6 phiên, nhưng không còn chỉ bán một thứ hàng duy nhất là nón. Màu trắng của nón lấp loá ẩn lấp đằng sau màu đỏ, xanh, vàng của các loại hàng hóa khác…

Với hiện trạng đáng buồn này, mai sau liệu có còn nón lá làng Chuông ?

(Theo VOVNews.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

MAI CÓ CÒN NÓN LÁ LÀNG CHUÔNG ?

...........

Với hiện trạng đáng buồn này, mai sau liệu có còn nón lá làng Chuông ?

Nhắc tới nón lá, một vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ VN, xin kể một kỷ niệm sau :

Lần đó tôi có dịp đi cùng một đoàn vài trăm em học sinh PTTH tham quan thành phố Huế, khi thấy nhiều em nữ sinh có vẻ thích thú các kiểu nón lá truyền thống, người trưởng đoàn và cả anh hướng dẫn viên đều gọi lại "bỏ nhỏ" : "Chỉ nên chụp hình thôi chứ không nên mua nếu không thực sự cần thiết, vì một phần là sẽ choán chỗ để trên xe và nhất là khi mua về sẽ không có tính thực tế khi sẽ ít có dịp để sử dụng tới. Những sản phẩm này hiện nay chủ yếu là người nước ngoài mua để làm kỷ niệm ..."

Cá nhân tôi lúc đó chỉ im lặng và không có ý kiến gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

MINH TRIẾT NÓN LÁ VIỆT.

Người Việt đội nón lá tự ngàn xưa. Có thể nói rằng: Chiếc nón lá đã ăn sâu vào tâm thức Việt và trở thành một đặc thù văn hóa y phục Việt. Chiếc nón thật giản dị: Làm bằng lá dễ kiếm trong tự nhiên, nhẹ tênh để không nặng đầu, thoáng mát, rộng rãi, nhưng lại che nắng mưa thật hữu hiệu. Chiếc nón khiêm cung và từ tốn bởi sự giản dị và thanh cao bởi tính nhẹ nhàng, mỏng manh của nó.

Dịch viết:

"Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chước đất".

Sự khiêm hạ của chiếc nón Việt chính bởi tính nhẹ nhàng, khiêm cung bằng chất liệu dễ kiếm trong thiên nhiên sống của người Việt. Bởi vậy nó dễ dáng mang tính phổ biến trong đời sống Việt. Nhưng trí tuệ Việt trong hình thức chiếc nón thì đầy tính minh triết.

Nếu chúng ta biết rằng: Gần đây, phái Cảm xạ học chế ra một chiếc nón bằng mica theo hình Kim Tự tháp, tám phương dán hình bát quái để bán cho các hội viên mua về đội lên đầu. Họ tin rằng với chiếc nón Kim Tự Tháp đó sẽ hấp thụ năng lượng vũ trụ, làm cho con người thông minh lên.

Nhìn chiếc nón Kim Tự Tháp, tôi thấy chiếc nón lá Việt mới đích thực hấp thụ năng lượng vũ trụ mạnh mẽ hơn nhiều. Chúng ta úp chiếc nón xuống thì đây chính là hình kim tự tháp. Nếu đội chiếc nón lên thì vành nón chính là sự viên mãn tròn đầy của Thái Cực. Có thể nói đây là một hình tượng đầy minh triết của chiếc nón lá Việt. Ngày xa xưa nữa trong văn hóa Việt tộc, các cụ bà còn đội nón quái thao. Đàn ông mới đội nón lá. Chiếc nón quai thao tròn vành vạnh mang tính thuần Dương giành cho người nữ là Âm. Trong lòng nón quái thao có những vòng tròn đồng tâm và những hoa văn trang trí khiến người ta dễ liên tưởng tới mặt trồng Đồng - một đồ hình mandala của Việt tộc. Sự phân biệt Âm Dương giữa hình tròn của chiếc nón quai thao cho người nữ và hình tam giác nhọn giành cho người nam, khiến cho người viết bài này liên tưởng tới tính minh triết Việt về Âm Dương trong y phục cổ Việt: Nam tả nữ hữu. Người con trai Dương, mặc áo cài vạt bên trái Âm, người con gái Âm cài vạt áo bên phải Dương. Minh triết Âm Dương đã ăn sâu vào đời sống Việt tộc, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

Tô Đông Pha, một nhân sĩ nổi tiếng đời Tống đã phải thốt lên:

Nếu không có Phục Ba tướng quân - Mã Viện - đánh dẹp Hai Bà Trưng thì dân chín quân Giang Nam còn mặc áo cài vạt bên trái cho đến bây giờ (*).

Ngày nay, những chiếc nón quai thao không còn ai dùng nữa. Nhưng những du khách tới đất Việt và những người Việt ở thế hệ sau, còn nhìn thấy những chiếc nón này trong các đền, điện thờ thánh ở Việt Nam. Chiếc nón quai thao Việt nay không còn thấy ai dùng nữa, nhưng nó đã ẩn trong đình đền và trở thành vật thiêng bên cạnh những giá trị tâm linh Việt.

Những chiếc nón lá Việt một thời che mưa nắng cho bao thiếu nữ Việt tha thướt trong tà áo dài cũng đang lùi dần về dĩ vãng.

Còn đâu nón lá làng Chuông.

Nghiêng che ráng nắng, ai buông tóc thề.

-------------

* An Nam chí lược - Lê Tắc. Chính cuốn sách này là một tư liệu sắc sảo cho thấy cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng đã thu lại giang sơn một thời hoàng kim ở bờ nam Dương tử: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông Hải và Tây giáp Ba thục.Đây chính là chín quận Giang nam vốn là nơi sinh sống của người Lạc Việt với quốc hiệu Văn lang trải gần 5000 năm văn hiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những chiếc nón lá Việt một thời che mưa nắng cho bao thiếu nữ Việt tha thướt trong tà áo dài cũng đang lùi dần về dĩ vãng.

Còn đâu nón lá làng Chuông.

Nghiêng che ráng nắng, ai buông tóc thề.

Biết đâu sau này ở Việt Nam mình khi đa số mọi người chỉ đi bộ hay xe đạp (kết hợp với giao thông công cộng) và xe hơi mui trần thôi thì nón lá lại được sử dụng phổ biến rộng rãi (đi xe gắn máy thì phải đội nón bảo hiểm mất rùi), giống như giờ đây những món ăn dân dã đã trở thành món đặc sản được mọi người ưa thích :angry: Hy vọng NCM sẽ mơ thấy cảnh này tối nay :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites