Shrirovietnam

ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH LÀ GÌ? CÁCH CÂN CHỈNH ĐỂ CÓ TẤM HÌNH ĐẸP

1 bài viết trong chủ đề này

Nếu bạn là một người mới chơi máy ảnh và chưa biết cách điều chỉnh độ sâu trường ảnh sao cho hợp lý, hãy cùng theo dõi bài viết dưới này nhé.

Độ sâu trường ảnh là gì?

Độ sâu trường ảnh, viết tắt của DOF (Depth of field) là một thuật ngữ để diễn tả vùng rõ nét của ảnh. Nói một cách khác, độ sâu trường ảnh được đo từ điểm lấy nét gần nhất đến điểm lấy nét xa nhất của ảnh.
Độ sâu trường ảnh là một trong những kỹ thuật giúp bạn có được những bức ảnh vô cùng sáng tạo, từ việc làm mờ hình nền cho đến việc thể hiện rõ các chi tiết trên khung ảnh.

 


Có thể bạn quan tâm: Ống kính sigma

Cách thay đổi độ sâu trường ảnh để chụp hình đẹp nhất

Muốn thay đổi độ sâu trường ảnh để có được những bức ảnh đẹp, bạn cần biết các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh – đó là khẩu độ, tiêu cự của ống kính, khoảng cách từ máy ảnh đến  đối tượng lấy nét trong ảnh.

Khẩu độ

Cách phổ biến nhất để thay đổi độ sâu trường ảnh chính là bạn điều chỉnh khẩu độ của ống kính – xác định mức độ ánh sáng đi qua ống kính và đi vào bộ cảm biến của máy ảnh.

  • Khẩu độ càng nhỏ, độ sâu trường ảnh càng sâu. 
  • Khẩu độ càng lớn, độ sâu trường ảnh nông. 

Nói một cách dễ hiểu, đối với các khẩu độ rộng (f/1.4, f/2,…) cho phép vùng rõ nét càng mỏng, thu hút sự chú ý đối tượng nhiều hơn bằng cách làm mờ hậu cảnh. Trong khi các khẩu độ hẹp (f/8, f/11,…) thì lại giữ cho hình ảnh được lấy nét nhiều hơn.

Thường khi chụp ảnh phong cảnh, bạn sẽ được khuyên dùng khẩu độ nhỏ để duy trì độ sắc nét từ các yếu tố tiền cảnh rất gần cho đến các yếu tố xa như đường chân trời hoặc cảnh hoàng hôn.

 

Tiêu cự

Để thay đổi độ sâu trường ảnh, bạn có thể thay đổi tiêu cự ống kính, từ ống góc rộng đến ống tele so với cùng một khẩu độ, thậm chí là cùng một góc chụp và cùng bối cảnh.

Ví dụ, khi chụp ảnh với tiêu cự 24mm, khẩu độ f/4 và đứng cách chủ thể 2m, bạn sẽ nhận được bức ảnh với cả chủ thể và hậu cảnh đều rõ nét, đồng nghĩa với đó là độ sâu trường ảnh sẽ dày hơn. Còn khi chụp ảnh với khẩu độ f/4 nhưng với độ dài tiêu cự 135mm, cách xa chủ thể 10m, hình ảnh nhận được sẽ có DOF nông, chủ thể rõ nét và hậu cảnh sẽ mờ.

 

Khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng lấy nét trong ảnh

Khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể được lấy nét cũng tác động rất lớn đến DOF. Khi cùng một thông số như tiêu cự và khẩu độ, nếu chúng ta lấy nét chủ thể ở gần thì DOF sẽ nông còn nếu chúng ta lấy nét chủ thể ở xa thì DOF sẽ rộng. Vì thế, khi chụp ảnh chân dung nếu muốn chủ thể được xóa phông nhiều hơn bạn có thể đến gần chủ thể hơn và ngược lại khi chụp phong cảnh bạn cần lấy nét những chủ thể ở xa đến DOF thì rộng hơn.

 

Có thể bạn quan tâm: Chân máy ảnh Manfrotto là trợ thủ đắc lực giúp bạn lấy nét được những bức hình, quay phim tuyệt vời nhất.

Nên sử dụng DOF nông hay sâu

Sử dụng DOF nông sẽ giúp chủ thể được làm nổi bật trên nền hậu cảnh. Điều này rất phù hợp để chụp ảnh chân dung, chụp động vật hoang dã hay chụp ảnh thể thao, giúp đóng băng các chuyển động của vận động viên.

Sử dụng DOF sâu sẽ giúp cho bức ảnh của bạn rõ nét toàn phần, phù hợp trong nhiếp ảnh phong cảnh. Vì vậy để chụp được những bức ảnh phong cảnh đẹp, hãy sử dụng ống kính góc rộng với khẩu độ nhỏ, bạn sẽ có được một bức ảnh với vùng lấy nét lớn cùng độ sâu trường ảnh sâu hơn. 

Hy vọng những lời chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ độ sâu trường ảnh là gì và cách thiết lập để có những bức ảnh chụp đẹp như mong muốn.

Bạn hãy khám phá ngay những ưu đãi cực sốc tại BH Asia - Nhà phân phối chính hãng (trước đây là Shriro Vietnam) ngay hôm nay để không bỏ lỡ “sản phẩm nhiếp ảnh chất lượng giá tốt” nhé:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay