laviedt

Hội Gióng .

14 bài viết trong chủ đề này

HỘI GIÓNG LÀNG PHÙ ĐỔNG.

Ai đã nghe câu ca dao này mà lại không muốn một lần về dự hội Gióng :

Ai ơi mùng chín tháng Tư

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.

Và nhận lời mời của Nncuong thổ công đất làng Gióng, đúng ngày chủ nhật 9/04 âl đoàn anh chị em thành viên cùng sinh hoạt trên diễn đàn LHĐP đã lên đường về dự hội làng PHù Đổng.

Hàng năm tại đình làng Phù đổng có mở hội kỷ niệm Đức Phù Đổng Thiên Vương, tục gọi là Đức thánh Gióng rất linh đình và trang trọng. Hội đền Phù Đổng Thiên Vương hay còn gọi là hội Gióng rất vui với cuộc rước lịch sử diễn lại trận đánh giặc Ân của Đức Thánh Gióng .

Chuyến du lịch về dự hội đã thành công mỹ mãn. Anh chị em trong đoàn có được một chuyến đi đầy hấp dẫn về một vùng quê cách không xa Hà nội mà vẫn mang đầy sắc vẻ dân dã rất Việt nam với những bụi tre san sát , những cây tre vươn cao mạnh mẽ như sức mạnh lớn vụt lên của chú bé Phù đổng ngày nào.

Về với hội Gióng, chúng ta được chứng kiến sự nỗ lực giữ gìn các nghi thức truyền thống, giữ gìn một tài sản văn hóa . Chúng ta có dịp cảm nhận được sự hiện hữu của quá khứ với hiện tại, của mỗi cá nhân và cộng đồng, hồi hộp với khoảnh khắc hòa nhập thiêng liêng vào lịch sử huyền ảo.

Bạn đọc quan tâm có thể tìm được rất nhiều bài viết và hình ảnh liên quan đến Hội Gióng trên đủ mọi phương tiện thông tin đại chúng nên ở đây chỉ xin đưa vài nét riêng về chuyến đi .

Mới sáng sớm, đã chen chân không lọt, người dân náo nức về dự hội Gióng:

Posted ImagePosted Image

Nhờ có sự giúp đỡ của nncuong là thổ công dẫn đường:

Posted Image

Nncuong: chú lái cứ theo anh...

Posted Image

Nên xe chúng tôi đã mau chóng có được chỗ đậu:

Posted Image

Trước tiên , chúng tôi đến thắp hương tại đền Mẫu /thờ thân mẫu của Thánh Gióng/:

Posted Image

Từ trái sang: kimphong-Bunny-Tintin-Laviedt-Thanh Vân-thuhien-Việt -hoaichan(đứng sau)

nncuong và phamthaihoa chụp hình.

Bên trong đền Mẫu,ở hai bên ban thờ:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Bên trong đền, có rất nhiều các cụ, các bà ,các cô về dự hội, thắp hương xong ngồi nghỉ chân ngay ở trong đền. Đền có tiền sảnh rộng rãi, hai bên rộng và thoáng để mọi người ngồi nghỉ.

Ở bên ngoài đền , hai bên cũng có những dãy nhà ngang bằng gỗ, nền gạch hoa khá là sạch sẽ ,thoáng mát ,có chiếu trải . Khách có thể nghỉ ngơi, đem đồ ăn mang theo ra cùng dùng , nhìn rất vui vẻ .

Posted Image

Ngôi đền thờ Thành Gióng, giản dị và uy nghiêm :

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Phía bên ngoài đền ,bên tay phải (ở trong nhìn ra) : Ngựa mầu đỏ tượng cho thời chiến và cầu lửa.

Posted Image

Bên tay trái : Ngựa mầu trắng tượng cho thời bình và cầu nước.

Posted Image

Mảnh phù điêu hoa văn mang dáng dấp thời Lý với hình âm dương Lạc Việt , còn sót lại sau nhiều lần trùng tu, được biết có niên đại ít nhất 600 - 800 năm. :

Posted Image

Posted Image

Hình người Việt cổ mặc trang phục như những nhân vật trong múa rối nước còn lưu truyền đến ngày nay:

Posted Image

Posted Image

Để vào được hậu cung nơi đặt tượng Thánh Gióng, phải bước qua một cái cửa gỗ hẹp và thấp với bậu cửa gỗ cao tới đầu gối .

Posted Image

Trong hậu cung

Posted Image

Đức Phù Đổng Thiên Vương

Trong hậu cung còn giữ được hơn chục viên gạch ghi rõ niên hiệu thời Lý được tìm thấy ngay ở khu vực đền này , nhưng lúc đó đông nghẹt người không thể nào chụp ảnh ghi hình lại được.

Posted Image

Sân đền còn giữ được sự yên tĩnh với hoa trắng thanh tao

Posted Image

Mầm xanh sức sống trên thân cây đại thụ già nua

Đàm đạo trong sân đền dưới bóng cây cổ thụ bên những cành hoa trắng ,nncuong với cách nói chuyện cuốn hút ,luôn say mê với đề tài lịch sử và tỏ ra có hiểu biết rộng:

Posted Image

Từ trái sang :Thanh Vân-nncuong-kimphong-Tintin-thuhien-Bunny-hoaichan

Buổi trưa tại nhà nncuong. Anh chị em chúng tôi được nncuong và gia đình đón tiếp rất chu đáo, ăn uống và nghỉ ngơi lấy sức để theo dõi những trận đánh ngoạn mục sẽ diễn ra vào đầu giờ chiều:

Posted Image

Thanh Vân-thuhien(áo trắng)

Posted Image

hoaichan(bên trái)-kimphong

Posted Image

Từ trái sang:bunny-phamthaihoa-kimphong-Thanh Vân-thuhien-nncuong-Laviedt-Việt-Tintin)

Buổi chiều , hội Gióng với những trận đánh diễn ra sôi động ,rất có trình tự và quy mô được bắt đầu sau một hồi trống cái vang rền do một già làng râu dài, dáng vẻ quắc thước khởi trống, được hai chú hầu cầm ô che nắng hai bên.

Năm nào cũng có những pha rượt đuổi chí chết giữa những lính đội với những người thừa cơ xông vào cướp bát ,cướp chiếu. Năm nay cũng thấy một trận săn chạy rầm rầm , chỉ đứng bên ngoài xem từ xa mà cũng thấy hồi hộp .

Nghe nói là người này cố cướp một cái bát . Tục truyền rằng cướp được những thứ này , người nào có được nó sẽ đem lại may mắn nhiều mặt cho họ .

Vào khoảng 5 giờ chiều, lễ hội kết thúc khi quân ta toàn thắng. Ông Gióng cưỡi ngựa bay lên trời qua hình tượng một chùm bóng bay lớn màu đỏ rực rỡ mang theo hình ông Gióng cưỡi ngựa được thả tung bay lên cao ,cao mãi .

Thật là một cảm nhận bồi hồi khó tả .

Xin chào tạm biệt hội Gióng để năm sau đến hẹn lại lên . Sang năm 2010 là năm tròn và là 1000 năm Thăng Long nên hội Gióng sẽ được tổ chức rất hoành tráng.

Hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau .

Người ra về cũng lại đông nghìn nghịt. Chúng tôi ngồi bên quán chờ cho bớt người, dùng món bánh đúc chính hiệu do kimphong khất thực được của sư Thầy với vị nồng nồng nguyên chất rất đặc trưng , ngon tuyệt:

Posted Image

Cùng chia sẻ. Từ trái sang:Tintin-Thanh Vân-Bunny-Việt-kimphong

Và nghe câu quan họ liền anh liền chị như lướt theo thuyền chơi vơi trên mặt hồ làm da diết lòng người:

Trầu này trầu tính trầu tình

Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta...

Kìa ánh mắt ai trao cho nhau tình tứ:

Thương nhau đứng ở đằng xa

Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần...

Nhưng cuộc vui nào chẳng đến lúc phải ra về , mà sao mãi dùng dằng không nỡ dứt :

Người về ta chẳng cho về

Ta nắm vạt áo ta đề bài thơ...

Posted Image

Chào tạm biệt hội Gióng , chào những con người làng quê Phù Đổng mến khách.

Chào bé nhỏ xinh xinh, con gái rượu của nncuong.

Hẹn gặp lại.

Posted Image

Một lần nữa Laviedt xin được thay mặt anh chị em trong đoàn cảm ơn nncuong và gia đình.

Laviedt

*Hội diễn trận buổi chiều máy ảnh của Laviedt hết pin nên ko chụp tiếp được,mọi người thông cảm .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình trên mảnh phù điêu ở Đền Gióng tương tự như tất cả các mảnh phù điêu khác ở Kinh Bắc: chùa Keo, tranh Đông Hồ, và chú TS dùng hình này để làm Avatar. Trong lễ hội Gióng, ông Hiệu cờ (tượng trưng cho tướng tiên phong của ông Gióng) cầm 1 chiếc cờ dài hơn 2m trên đó ghi chữ Lệnh, thực hiện một nghi lễ múa cờ "vẽ" lên trời 3 lần theo biểu tượng âm dương. Có 3 lần quay về Phương Bắc "vẽ" xuôi gọi là 3 ván thuận, và 3 lần quay về phương Nam "vẽ" ngược gọi là 3 ván nghịch. Giải mã điều này, chắc phải nhờ chú TS giải thích cụ thể dựa trên ADNH Lạc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình trên mảnh phù điêu ở Đền Gióng tương tự như tất cả các mảnh phù điêu khác ở Kinh Bắc: chùa Keo, tranh Đông Hồ, và chú TS dùng hình này để làm Avatar. Trong lễ hội Gióng, ông Hiệu cờ (tượng trưng cho tướng tiên phong của ông Gióng) cầm 1 chiếc cờ dài hơn 2m trên đó ghi chữ Lệnh, thực hiện một nghi lễ múa cờ "vẽ" lên trời 3 lần theo biểu tượng âm dương. Có 3 lần quay về Phương Bắc "vẽ" xuôi gọi là 3 ván thuận, và 3 lần quay về phương Nam "vẽ" ngược gọi là 3 ván nghịch. Giải mã điều này, chắc phải nhờ chú TS giải thích cụ thể dựa trên ADNH Lạc Việt.

Các bạn hãy so sánh hình Âm Dương Việt với vòng xoáy của các Thiên Hà. Hình biểu tượng Âm Dương Việt nghịch chính là chiều này.

Hình Âm Dương Việt với vòng xoáy thuận chính là chiều tương tác của vũ trụ.

Tại sao ông Hiệu cờ lại vẽ ba vòng phía Bắc thuận và ba vòng phía Nam nghịch?

Bắc phía trên thuộc Dương nên thuận. Nam phía dưới thuộc Âm nên nghịch.

Ba vòng Dương và ba vòng Âm, chính là lý tam Âm, tam Dương theo Hậu Thiên Lạc Việt và chỉ có Hậu Thiên Lạc Việt mới thực hiện được đồ hình Tam Âm Tam Dương.

Những hình tượng trong lễ hội Gióng chính là những giá trị văn hóa phi vật thể xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thien Huy xem kỹ lại - Các Thiên Hà chỉ có một chiều xoáy duy nhất và mang tính phổ biến là chiều ngược kim đồng hồ.

Điều này có căn nguyên từ sự khởi đầu của Thái Cực sinh lưỡng nghi. Chiều xoáy ngược chỉ tồn tại rất ngắn - dưới 10 lũy thừa âm 43 giây - trong trạng thái ban đầu của vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT GIẤC MƠ !

Phóng sự pha học viễn tưởng :wacko:

Chú tiểu xổng chuồng...ý lộn xổng chùa nncuong bật mí rỉ tai một tin giật gân và gây hot hùi hụp cả đoàn là trong lễ hội Gióng có tục trai gái thoải mái đuổi bắt nhau ở bờ sông .Lúc bí quá thì nhẩy đại vào ruộng ngô mà trốn. Trong ngày hội nếu có "quá chớn" do "quá chén" nên "quá say" thì làng chẳng những không bắt vạ mà còn cho được "đôi ta tuy hai mà một". Thế nên nhiều em xinh tươi muốn lấy chồng cứ giả vờ đứng lại để được "bị bắt" và nhiều anh nhiều mặt giỏi thì có giỏi nhưng vẫn ế vợ cũng cố tận dụng cơ hội.

Đích thân chú tiểu cũng đã dẫn mấy ông đồng nghiệp dòng tu... hú ế vợ về xem hội, mà sau là kiếm được vợ tuốt luốt cả ;) .Nghe tin phamthaihoa "chai đẹp" nhà ta làm mình làm mẩy,chú tiểu chốt hạ một câu xanh rờn "Phamthaihoa không đi thì chỉ có thiệt" :( .

Thật ra " chai đẹp " nhà ta định chuồn êm ở nhà cày cuốc kiếm thêm tí xiền , với lại nhà chàng đã lên lịch công tác hàng tuần cho mỗi thành viên , theo lịch thì ngày chủ nhật là phiên nấu cơm của chàng cho cả nhà nên nhất định say no..no..no với nàng Bunny khi nàng a lô mời chàng tham dự.

Thía mà vừa nghe thấy mật tin lộ bem của chú tiểu, chàng đã linh hoạt đổi ngay lịch thổi cơm cho thằng em , còn bấm bụng dí thêm cho nó mấy lít để cà phê cà pháo nó mới chịu nhận hoán đổi lịch. Rồi chàng vội vàng ghi danh tham gia.

Trên đường đi mọi người cười nói vui vẻ , riêng "chai đẹp" cứ lo lắng bồn chồn và đăm chiêu suy tính. Chàng gặm mười đầu ngón tay ,nghĩ tới nghĩ lui tự nhủ phải tìm cách làm sao tìm cô nương nào thật xinh cho bõ công chạy.

Rồi ồ lên một tiếng ,chàng hết vỗ vỗ tay lên trán lại vỗ vỗ lên vũ khí lợi hại mà chàng luôn mang theo bên mình.

Posted Image

Ồi tuyệt vời , nó sẽ giúp ta ! "Chai đẹp" sung sướng thốt lên và đeo vào cổ cái máy hiện đại bậc nhất mà chàng vừa phải nhịn ăn ba tháng mới sắm được, bắt đầu tìm kiếm.

Posted Image

"Ơ-rê-ka..a...à...á...đây rồi ! Những bông hồng này như biết nói, chủ nhân của chúng phải rất xinh tươi .

Posted Image

Dù đã có mấy em đứng xếp hàng hẹn hò xin được cùng chàng chơi trò ú tim , "chai đẹp" cứ dõi theo mãi bóng hồng ,chờ hiệu lệnh cuộc thử sức.

Posted Image

Mải ngắm người đẹp, chàng không nghe thấy hiệu tù và đã rúc.

Ô-là -la, bắt đầu rồi à ,nhanh lên nào...

Posted Image

Nhưng...

Ối giời ơi ,ai rượt ai thế này...

Posted Image

Cố chạy nào , sao không có cái ruộng ngô nào thế.

May quá có vườn cau non đây rồi, nhẩy đại vào trốn nào...

Posted Image

Trái tim nào có lỗi gì chứ...

Posted Image

Không biết mình đã làm gì sai nhỉ...

" Chai đẹp " vò đầu giựt tóc ...chợt giật mình tỉnh dậy, thì ra là một giấc mơ :o .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội Gióng qua ống kính của Hoaichan "phóng viên mới được phong" :wacko: .

Hoaichan cũng xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của anh nncường và gia đình. Cám ơn anh vì những hiểu biết mới mẻ về sự tích và truyền thuyết của Hội Gióng, về các vị vua đời Lý, về những ngụ ý trấn yểm phong thủy và về bữa cơm thân mật mà gia đình đã cất công chuẩn bị.

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi off.

Posted Image

Posted Image

Anh nncường ra tận đường cái để đón đoàn.

Posted Image

Chị Laviedt trưởng đoàn đã chụp ngay một kiểu kỷ niệm cho anh nncường.

Posted Image

Đường vào hội đông nghẹt người.

Posted Image

Thuyền liền anh liền chị quan họ trên hồ.

Đoàn vào đền Mẫu (Mẹ của Thánh Gióng) trước, mọi người đều ngẩn ngơ trước vẻ đẹp nơi đây.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Các người đẹp trong đoàn ra sức lấy dáng chụp ảnh.

Posted Image

Anh nncường đang giới thiệu về đền mẫu.

Posted Image

Người dân tham gia hội.

Posted Image

Cả đoàn đứng đợi Phạm Thái Hoà . Thanh Vân cười sướng hết cỡ vì đã rượt Thái Hòa "chai đẹp" dạt bay vào vườn cau non và ung dung về đích trước.

Ở đây có một sự tích từ ngàn xưa rất thú vị được anh nncường kể lại:

Các đôi trai gái vào dịp lễ hội này sẽ hẹn nhau tham gia hội thành từng cặp; các chàng trai tượng cho quân Thánh Gióng, các cô gái tượng cho quân giặc. Các chàng trai sẽ đuổi bắt các cô gái; nếu bắt được thì đôi trai gái đó sẽ được làng đứng ra tổ chức lễ cưới mà không phải mất tiền treo đóng cho làng. Nhờ tục lệ này những chàng trai nhà nghèo không có tiền cưới vợ sẽ có cơ hội để lấy người mình thương yêu".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ảnh tiếp phần offline Hội Gióng.

Posted Image Cổng đền thờ Thánh Gióng.

Posted Image

Cổng đền nhìn từ bên trong.

Posted Image

Posted Image

Xoáy âm dương 3 vòng liên tục (không có thừa âm trong dương, thừa dường trong âm).

Posted Image Posted Image

Điều đặc biệt là họa tiết trang trí trên các xà gồ là hình những con dối nước

Posted Image

Ngựa trắng tượng chưng cho hòa bình, ngựa đỏ cho chiến tranh.

Posted Image

Đội quân trống của Thánh Gióng.

Posted Image

Đội quân chiêng của Thánh Gióng.

Posted Image

Giếng của đền Thánh Gióng

Posted Image

Thánh Gióng được phong Vương dưới thời Hùng Vương, Phong Thánh dưới thời Lý và...

Posted Image

phong Thần dưới đời Trần "Thiên Thượng Thần" (Bức hoành phi ở trên tượng Thánh Gióng).

Posted Image

Mái chùa Kiến Sơ

Posted Image

Họa tiết trên mái chùa Kiến Sơn.

Posted Image

Đoàn được thụ lộc của chùa Kiến Sơn với món bánh đúc rất ngon! Bánh đúc không lạc, không tương nhưng ai cũng thích.

Posted Image

Muốn ra thăm nơi sinh của Thánh Gióng phải đi qua cái cầu này.

Posted Image

Bàn đá nơi Thánh Gióng sinh ra.

Posted Image

Bồn rửa và liềm cắt nhau cho Thánh Gióng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải nói là phóng sự ảnh rất hay, hoaichan cũng rất pro đấy! Và có lẽ khó có đoàn du lịch nào có Hướng dẫn viên xuất sắc như anh nncuong với tầm hiểu biết của mình về Lịch sử văn hóa lại là dân thổ địa nữa. Lần trước khi tháp tùng cụ Thiên sứ về thăm nơi đây cũng rất may mắn và vinh dự được anh dẫn đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Hàng ngàn người vây quanh xem trận.

Posted Image

Khắp một vùng rộng lớn đông nghẹt người dự hội.

Posted Image

Chị Laviedt (cầm ô) bấm được quẻ Cảnh - Đại An nên có một chỗ ngồi tốt xem đến cuối hội :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phóng viên ảnh Hoài Chân không chuyên mà lại rất chuyên nghiệp à nha.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất vui là Hội Gióng sẽ được lập hồ sơ để UNESCO công nhận di sản văn hóa. Khi đó đồ hình âm dương Lạc Việt cũng sẽ được nằm trong quần thể được công nhận. Thông tin chi tiết

Xây dựng hồ sơ Lễ hội Thánh Gióng trình UNESCO

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Cục Di sản Văn hóa-Bộ VH-TT&DL và Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia về việc xây dựng hồ sơ Lễ hội Thánh Gióng đăng ký vào danh sách Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nếu được Bộ VH-TT&DL và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, thì đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng hồ sơ cho một lễ hội và đây cũng là việc làm hết sức có ý nghĩa trước thềm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.

- Thưa ông, hiện tại đã có bao nhiêu lễ hội đã được UNESCO vinh danh?

- PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Qua 3 đợt công nhận Di sản phi vật thể của UNESCO vào các năm 2001, 2003 và 2005, có 90 di sản phi vật thể của nhân loại đã được công nhận. Nhưng theo tôi được biết, các di sản được công nhận này, có cái bao hàm cả lễ hội, chẳng hạn như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Còn việc công nhận một lễ hội độc lập thì... chưa có.

Posted Image

Người dân dự Lễ hội đền Gióng

- Khi đối chiếu với những tiêu chí để trở thành Di sản phi vật thể của nhân loại, Di sản lễ hội làng Gióng của chúng ta đáp ứng được những tiêu chí nào?

- PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Nếu đăng ký Lễ hội Thánh Gióng vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tôi nghĩ, căn cứ vào điều 2 của Công ước năm 2003, sẽ lựa chọn thành tố “các sự kiện lễ hội” để làm hồ sơ. Nói đến giá trị của Lễ hội Thánh Gióng, đây là bản anh hùng ca của dân tộc Việt Nam. Lễ hội lưu giữ những tín ngưỡng cổ xưa của người Việt cổ như tín ngưỡng thờ đá, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp... Lễ hội Thánh Gióng đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. Nét độc đáo của lễ hội này là cư dân Việt cổ đã lịch sử hóa một nhân vật huyền thoại, biến thành một nhân vật tín ngưỡng và từ đó phát triển thành lễ hội. Đặc biệt, lễ hội này có sức thu hút, hấp dẫn mãnh liệt các thế hệ.

- Trước đây đã từng có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội đền Gióng, điều này sẽ là một thuận lợi việc xây dựng hồ sơ, thưa ông?

- PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Hiện thống kê được 5 làng có đền thờ Thánh Gióng là Đền Sóc - Phù Ninh - Sóc Sơn, đền Thánh Gióng ở làng Phù Đổng - Gia Lâm, đền Sóc ở Xuân Đỉnh - Từ Liêm, đền Gióng ở Đông Bộ Đầu - Thường Tín, và đền Gióng ở Chi Nam - Gia Lâm. giả trong và ngoài nước quan tâm từ lâu. Thời quân chủ, các nhà Nho đã ghi chép về Thánh Gióng trong các công trình như “Việt điện u linh”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Thiên Nam ngữ lục”... Cho đến nay, việc nghiên cứu, sưu tầm lễ hội Thánh Gióng đã được đánh dấu với những tên tuổi như Nhà nghiên cứu người Pháp G.Doumetrie, GS.TS Nguyễn Văn Hiên, GS Trần Quốc Vượng, Nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Tự Cường... Những công trình nghiên cứu trước đây tạo thuận lợi cho công tác làm hồ sơ về di sản này.

Posted Image

Dâng hương tại đền Thánh Gióng

- Thưa ông, trải qua rất nhiều biến thiên, những phong tục lễ hội ngày nay có thay đổi nhiều so với trước kia không?

- PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Lễ hội là một thực thể, nó vận động trong không gian và thời gian, trong dòng chảy lịch sử, có nhiều phôi pha nhưng cũng có nhiều cái được đắp bồi. Chúng ta còn chưa xác định được lễ hội này bắt đầu từ khi nào. Khi đánh giá một di sản vật thể chúng ta có thể căn cứ vào hoa văn này, đao mác kia, hay những câu đối, sắc phong, trong khi đánh giá di sản phi vật thể lại khá phức tạp bởi di sản tồn tại trong ký ức của con người nên có sự biến thiên và thay đổi. Bây giờ hỏi cái nào là gốc thì không dễ xác định.

- Hiện chưa có sự thống nhất giữa cách viết, người viết là “Thánh Gióng”, người lại viết là “Thánh Dóng”, theo ông cách gọi nào đúng?

- PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Cũng có nhiều quan niệm về cách gọi. “Thánh Dóng” là quan niệm của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh - quan niệm này được rất nhiều ý kiến tán thành, còn việc viết là “Thánh Gióng” lại cũng được một số nhà nghiên cứu tán thành.

- Được biết, đến cuối tháng 8, việc xây dựng hồ sơ sẽ phải hoàn tất. Cho tới thời điểm này, việc xây dựng hồ sơ đang được triển khai như thế nào?

- PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Hiện tại mới có đề xuất của UBND thành phố Hà Nội, việc xây dựng hồ sơ hay không còn phải đợi Chính phủ phê duyệt. Dự kiến, công tác xây dựng hồ sơ sẽ do Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đảm nhiệm. Sau khi có quyết định chính thức, chúng tôi sẽ bắt tay vào xây dựng hồ sơ một cách khẩn trương và thận trọng nhất để hoàn thành hồ sơ kịp tiến độ.

(Theo An ninh thủ đô)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ buồn 1 nỗi là 2 cái ảnh minh họa lại là chùa ở Sóc sơn chứ không phải đền Gióng ở quê Thánh Gióng. Sao họ không phân biệt nổi đâu là hình đền và đâu là hình chùa nhỉ. Chùa thì trên nóc có hình lưỡng long chầu mặt nguyệt, còn trên nóc đình và đền không có.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay