Posted 7 Tháng 5, 2009 Kính thưa quí vị quan tâm. Thái Ất Thần Kinh và Kỳ Môn Độn giáp là những ký thư phương Đông được lưu truyền đến hôm nay, mà những bản gốc lâu đời nhất tìm thấy được đều dưới hình thức bản văn chữ Hán. Hình thức này cũng giống như các bản văn của Kinh Dịch, Tử Vi....Tuy nhiên riêng Thái Ất và Độn giáp là hai cuốn sách không hể có tác giả là người Hán. Hay nói chính xác hơn - tác giả của hai cuốn sách này trong văn minh Hán rất mơ hồ - Nó được gán cho các vị thần tiên giáng trần và ban sách cho các nhân vật lịch sử trong văn minh Hán. Thí dụ như cuốn Thái Ất được coi là Xích Tùng Tử đại tiên ban cho Trương Lương. Còn cuốn Độn Giáp thì gần như không có cả đến sự mơ hồ đó. Bởi vậy, từ lâu qua thực tế khuyết danh của Thái Ất và Kỳ Môn, cũng như sự rời rạc, khiếm khuyết trong nội dung của cuốn sách này, tôi đã lấy đó làm thí dụ cho sự Hán hóa không hoàn chỉnh nền văn minh Việt ở Nam Dương Tử. Hôm nay, nhân tìm tòi lại những tài liệu trong máy, tôi tìm thấy bài viết cũ của anh Karajan - tức giáo sư tiến sĩ Trần Quang Vũ - Chủ nhiệm khoa Vật Lý Thiên Văn - Đại học quốc gia Áo quốc - Đại lão tiền bối về Thái Ất. Từ bài viết này, chúng ta có thể suy nghiệm, phân tích những giá trị văn hiến sử của Lạc Việt, đã sụp đổ và thất truyền ở Nam Dương Tử. Mong được các bậc trí giả cho ý kiến. Cửu thiên : Còn gọi là Cửu dã. Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn dùng để phân chia khu vực tượng sao dựa theo Nhị Thập Bát Tú. Bầu trời sao thành 9 khu vực và 9 phương vị (8 hướng và Trung Tâm), tức Cửu thiên, bao gồm : Quân thiên ở giữa có các sao Giốc, Cang, Đê Thương thiên phương đông có các sao Phòng, Tâm, Vĩ Biến thiên phương đông bắc có các sao Ki, Đẩu, Ngưu Huyền thiên phương bắc có các sao Nữ, Hư, Nguy, Thất U thiên phương tây bắc có các sao Bích, Khuê, Lâu Hạo thiên phương tây có các sao Vị, Ngang, Tất Chu thiên phương tây nam có các sao Từ, Sâm, Tỉnh Viêm thiên phương nam có các sao Qủy, Liễu, Thất tinh Dương thiên phương đông nam có các sao Trương, Dực, Chẩn . Ngoài ra ứng với Cửu Thiên là 9 khu vực hay còn gọi là 9 PHẬN DÃ, gọi là Cửu châu: Dự châu, Chu. Dực châu, Tấn. Doãn châu, Vệ. Thanh châu, Tề. Tư châu; Lỗ. Dương châu, Triệu. Kinh châu, Sở. Ung châu. Tần. U châu, Yên. Có thể tham khảo thêm trong Thái Ất Thần Kinh để thấy rõ hơn. Những gì ghi chép ở trên, theo tôi nó như thế này : +Quan Sát này không thể nào như thế nếu đứng tại đài thiên văn ở Nam Kinh hay Bắc Kinh, mà phải đứng về phía Nam sông Dương Tử rất gần với Vĩ độ 23.9 độ Bắc là chính xác nhất ( tức rất gần với Việt Nam). +Tại nơi tôi cư trú có hơi sai lệch đi 1 chút so với phận dã này ( Thủ đô Vienna của Áo Kinh độ cao hơn Bắc Kinh) Như vậy xin mạo muội mà đoán mò : + Người Trung Hoa phải chăng chỉ là sao chép lại bản đồ Cữu Dã từ một nền văn minh khác ở phương Nam. + Họ sao chép nhưng đã không biết chọn lọc chỉnh sửa cho nên năm 1645 chính tại Bắc Kinh, Khang Hy phải mời chiêm tinh gia Phương Tây dùng Toán và Thiên Văn Phương Tây làm lại Lịch cũng như bổ sung chỉnh lý cho bản đồ 9 Phận Dã này... Nếu ý kiến của tôi có gì sai mong mọi người bỏ qua và coi như chưa hề nhìn cũng như nghe thấy.... Rất cảm ơn KARAJAN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2009 TÀI LIỆU THAM KHẢO. Những bài viết của anh Karajan liên quan đến Thái Ất. Tôi lấy ví dụ như quẻ Thái Ất năm 2006 Thái Ất bị nội bách ngoại bách tại cung Mão nơi Tuyệt khí đó là điềm tối hung. Đó là 1 luận đoán chung, nhưng ta thử áp dụng đoán nó nhé : tại Thái Lan , Thủ Tướng chẳng phải đang bị công kích bức ép đến nặng nề à. Tại Pháp, tại Anh,... đều thế... như vậy căn cứ vào đâu mà ta có thể đoán việc như vậy... dĩ nhiên không thể nào căn cứ vào Bảng Phận Dã trong Thái ẤT Thần Kinh. Nó đã cổ xưa quá rồi, dùng cho Gia Cát Lượng để đoán việc ngày xưa hay cho Trương Lương thì còn hợp thời chứ cho chúng ta thì e là??????? Câu hỏi này ray rứt tôi nhiều năm... thế lấy cái gì để đoán đây? Theo tôi chúng ta có thể căn cứ như thế này : + Quẻ Thái Ất cho biết việc chung, việc tổng quát. + Áp dụng vào từng nước đó là đi vào cụ thể để luận đoán. Tôi xin quay lại ví dụ của anh Anh Đào. Năm 2011 thì Tuế Kể Thái Ất giống như năm 211 nhưng ngồi ở VN đoán 1 Đại Tướng ở Thanh Hoá chết.... điều này đúng nhưng chưa đủ. Tại sao chưa đủ? Vì nó thiếu cái LÝ.... thời này có đánh nhau như thời xưa đâu. Hơn nữa làm sao có thể nói là Thanh Hoá , mà không là Nghệ An, Hà Tĩnh?????? Anh Đại Tướng Chủ có cái lý của anh ấy, tức là thời cổ Tam Quốc có Bản đồ Phận Dã cứ nhìn vào mà suy thôi. Nhưng Bản Đồ đấy liệu có dùng cho Việt Nam được không??? Liệu có dùng cho Mỹ được không??? Chắc chắn là không !!!! Tại sao vậy??? Chúng ta phải tìm về cội nguồn Phận Dã từ đâu mà có, từ đâu mà ra??? Đấy là căn cứ vào Nhị Thập Bát Tú và sao Bắc Thần mà người xưa phân ra 9 Châu ( ở Trung Hoa). Ở Trung Quốc quan sát Nhị Thập Bát Tú chắc chắn phải khác nếu ta đứng ở VN hay đứng ở Mỹ.... cho nên năm 2011 như anh Anh Đào đoán không thể nào chắc chắn là Thanh Hoà được mà phải tự mình đứng vào đêm tối nhìn bầu trời xem phương Tây ( chòm Bạch Hổ) nó lâm vào địa phận nào mà đoán cho tỏ tường. Chính vì thế mới nói Thái Ất thiếu Thiên Văn chính là mất hết đi bản chất của nó vậy. Gia Cát Lượng chỉ cần nhìn tượng trời là biết mệnh sắp hết... cụ Trạng Trình rất giỏi về Thiên Văn nhìn thiên tượng là biết nơi nào sinh Thánh... đó chẳng phải là hai tấm gương sáng cho chúng ta sao??? Tôi hi vọng ý kiến của tôi có thể góp phần giải đáp ý kiến thắc mắc của anh Anh Đào và không đi sai hướng với những gì anh Đại tướng chủ nói. Nếu có gì không phải mong hai anh bỏ quá cho , chúng ta bắt tay nhau cùng thảo luận. KARAJAN. Share this post Link to post Share on other sites