Posted 6 Tháng 5, 2009 KINH PHÒNG KINH THỊ DỊCH TRUYỆN Kinh Phòng (77 – 37 tr.CN) người Tây Hán, là người khai sáng ra Kinh thị Dịch học kim văn. Người đất Đốn Khâu Đông quận, tự là Quân Minh, ông họ Lý. Cống hiến chủ yếu về Dịch học của ông là phát triển tượng số học Chu Dịch. Ông học Dịch ở Tiêu Diên Thọ người nước Lương, sau ông lại học thêm Dịch từ một ẩn sĩ, ông rất thích âm luật, sau đắc tội và chết trong tay Trung thư lệnh Thạch Hiển. Đặc trưng của Dịch học Kinh Phòng là chiêm nghiệm, Kinh thị Dịch học mở đầu cho phái tượng số, là gốc của tượng số, gốc của thuật số. Bốn cống hiến lớn của Kinh Phòng là: Bát cung quái thuyết; Nạp Giáp thuyết; Quái khí thuyết; Âm dương ngũ hành thuyết. Do làm rõ được về tai dị nên được nhà Vua ban thưởng. Với đặc điểm học thuật chiêm nghiệm khí số cho xã hội thông qua tai dị trong thiên nhiên trên nền tảng “thiên nhân cảm ứng”. Bát cung quái thuyết lấy cơ sở về thứ tự các quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm. Căn cứ vào sự phân vạch của quẻ, 8 quẻ thuần là quẻ “thống suất” gọi là quẻ mẹ, các hào của quẻ “thống suất” đều cố định không biến, 7 quẻ bị “thống suất” đều gọi là “kiến quái”, gọi là quẻ con, vì những hào của chúng đều có biến đổi. Kinh Phòng căn cứ vào Dịch nói: “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Quy luật biến đổi là hào Dương biến đổi thành hào Âm, hào Âm biến đổi thành hào Dương. Quẻ Đời 1 lấy hào 6 là hào bất biến. Gọi là quẻ Đời 2, là từ 8 quẻ mẹ mà Dịch gọi là “Bát thuần”, do hào đầu tiên biến đổi mà thành. Quẻ đời 3 là do sự niến đổi của 2 hào đầu của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 1 biến đổi hào 2 mà thành. Quẻ Đời 4 là do sự biến đổi của hào 1-2-3 của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 2 biến đổi hào 3 mà thành. Quẻ Đời 5 là do sự biến đổi của hào 1-2-3-4 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 3 biến đổi hào 4 mà thành. Quẻ Đời 6 là do sự biến đổi của các hào 1-2-3-4-5 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 4 biến đổi hào 5 mà thành. Quẻ Đời 7 được gọi là quẻ Du hồn, căn cứ từ quẻ Đời 6 mà biến đổi hào 4 Quẻ Đời 8 được gọi là quẻ Quy hồn, căn cứ từ quẻ Đời 7, biến đổi cả 3 hào hạ quái quẻ Du hồn mà thành. Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi. Chữ “đời” ở đây là gọi là Thế là do hào biến đổi làm chủ của quẻ biến, gọi là hào “cư Thế”. Quẻ Đời 1-2 gọi là Địa dịch, quẻ Đời 3-4 gọi là Nhân dịch, quẻ Đời 5-6 gọi là Thiên dịch. Quẻ Du hồn và Quy hồn gọi là Quỷ dịch. Quẻ Đời 1 ở đây lấy hào bất biến làm chủ, tức là hào 6 của quẻ “bát thuần”. Về phương diện ngôi vị hào, hào đầu gọi là Nguyên sĩ, hào 2 gọi là Đại phu, hào 3 gọi là Tam công, hào 4 gọi là Chư hầu, hào 5 gọi là Thiên tử, hào 6 gọi là Tông miếu, gọi như vậy với mục đích để phân rõ đẳng cấp tôn ti. Gọi là Thế - Ứng, tức là chỉ sự tương ứng của 3 hào dưới với 3 hào trên trong mỗi cung, tức là hào đầu tương ứng với hào 4, hào 2 tương ứng với hào 5, hào 3 tương ứng với hào trên. Trong đó, hào làm chủ là hào “cư thế”, thì khi chiêm nghiệm, hào Ứng phải theo hào làm chủ, đó là hào Thế, hào Ứng (để phán đoán) là hào có quan hệ mật thiết với đối tượng chiêm nghiệm, ví như giữa vợ chồng, giữa anh em, vì giữa họ có tình cảm tương ứng với nhau. Định cát hung thì lấy hào cư Thế làm chủ. THUY ẾT NẠP GIÁP Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý. Khi nạp Thiên can vào quẻ thì căn cứ theo số thứ tự Tiên thiên bát quái của quẻ phối với thứ tự của 10 Thiên can như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp mộc đứng đầu của Thiên can, Càn thuộc dương nạp Giáp cũng thuộc dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can Bính-Đinh thuộc Hỏa, Đoài thuộc Âm nên phối với Đinh cũng thuộc Âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can Mậu-Kỷ thuộc Thổ, quẻ Ly thuộc Âm nên phối với can Kỷ thuộc âm. Tiếp đến Chấn 4 phối với cặp Thiên can Canh-Tân thuộc Kim, quẻ Chấn thuộc Dương nên phối với can Canh thuộc Dương. Càn Khôn đối ứng, trời đất định vị, Giáp dương nạp Càn dương, nên Ất âm nạp vào Khôn âm. Cấn Đoài đối ứng, núi đầm thông khí, Đoài âm nạp can Đinh âm, nên Cấn dương nạp can Bính dương. Khảm Ly đối ứng, Thủy Hỏa tương tề, Ly âm nạp Kỷ âm nên Khảm dương nạp Mậu dương. Chấn Tốn đối ứng, sấm gió cùng nhau, Chấn dương nạp can Canh dương, nên Tốn âm nạp can Tân âm. Còn lại cặp Nhâm Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Nhâm dương nạp theo Càn dương, Quý âm nạp theo Khôn âm. Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước. THUYẾT NẠP ĐỊA CHI “Định cát hung chỉ lấy tượng của một hào”. Kinh Phòng lần lượt cho 6 hào của 64 quẻ đối ứng với 12 địa chi, với quy luật phân theo Chi âm và Chi dương tương ứng với số chẵn lẻ rồi cho đối ứng với 384 hào. Chi dương đi thuận chiều vì dương chủ tiến, Chi âm đi ngược chiều vì Âm chủ lùi, vì 8 quẻ thì có 4 quẻ thuộc dương, 4 quẻ thuộc âm, mà 12 Chi lại có những 6 chi dương và 6 chi âm. Âm theo Ngọ, Dương theo Tý, Tý-Ngọ phân đường đi, Tý đi phía trái, Ngọ đi phía phải. Tháng 11 tháng 5 là tháng Tý Ngọ lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 quẻ Càn. Tháng 12 và tháng 6 là tháng Sửu Mùi lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 của quẻ Khôn, vì căn cứ theo “thuyết quái” nói Càn Khôn là quẻ Cha Mẹ. Thể của quẻ Dịch phải đủ 6 vạch mới thành, 6 vạch lại phân chia ngôi âm ngôi dương mới thành quẻ, mới phản ánh cụ thể mối quan hệ sinh khắc giữa Bố Mẹ và Con của 8 cung quái với vị trí 6 hào. Như quẻ Càn thuộc Kim là quẻ Bố Mẹ, hào Sơ thuộc Thủy, Kim sinh Thủy, mẹ sinh con, cho nên là cát, hào 4 thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, con khắc mẹ là hung. Như vậy có nghĩa là tương sinh là thuận, tương khắc là hung, mẹ sinh con là đại cát, con khắc mẹ là đại hung. Kinh Phòng nói: Quỷ bát quái là hào “học”, tài là hào “chế”, trời đất là hào “nghĩa”, phúc đức là hào “bảo”, đồng khí là hào “chuyển”. THUYẾT QUÁI KHÍ Kinh Phòng lấy 64 quẻ 384 hào ứng với 1 năm, nói “ hào đầu trên, hào hai giữa, hào ba dưới, số của tháng 3 thành ra tháng 1. Hào đầu 3 ngày, hào hai 3 ngày, hào ba 3 ngày, tất cả là 9 ngày, còn dư ra một ngày gọi là ngày nhuận. Mười ngày của hào đầu là Thượng tuần, mười ngày của hào hai là Trung tuần, mười ngày của hào ba là Hạ tuần, 3 tuần là 30 tích tuần”. “ Thành tháng, tích tháng thành năm, 8 lần 8 là 64 quẻ, chia ra 64 quẻ phối với 384 hào thành 32 x 360 = 11520 thẻ. Khí dịch 24 tiết khí phối hợp với Ngũ hành, thì mọi việc từ đạo Trời, đến vận mệnh con người, đến Trăng, Sao, ta đều có thể thấy được mọi chuyện cát hung rõ ràng”. Âm sinh dương tiêu, dương sing âm diệt, hai khí giao nhau, thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào âm, âm nhập vào dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “sinh”. Dương trong âm, âm trong dương, hai khí âm dương hòa vào nhau mà thành “tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào âm dương khí hóa, âm dương thăng giáng và âm dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ ẩn - hiện, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Ví như quẻ Càn có tượng thuộc dương, phối Thiên thuộc Kim, nó với quẻ Khôn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Quẻ Khôn có tượng thuộc âm, phối hợp với Địa thuộc Thổ, khi phối với quẻ Càn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Nguyên lý “ẩn - hiện” trong tượng hào của quẻ vốn “ngụ hàm” với nhau, như hào Sáu đầu của quẻ Khôn nói “ lý sương kiên băng chí” thích là “ rồng đánh nhau ở cánh đồng, máu chúng chảy ra đen vàng”. Rồng tính dương là đặc tính của Càn dương, nói nên mối quan hệ “ẩn - hiện” của hai quẻ Càn – Khôn, cấu thành cặp quẻ đối ứng với nhau. Không những hai quẻ Càn Khôn đối ứng với nhau, mà giữa 64 quẻ cũng cấu thành từng cặp “ẩn - hiện” với nhau. Khi chiêm nghiệm theo “ẩn - hiện”, ta có thể từ hai mặt chính - phản, tăng lượng thông tin về chiêm nghiệm được nhiều hơn, đó là mối quan hệ giữa hai mặt chính - phản của âm – dương. Theo Kinh Phòng, sự biến hóa âm dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, âm dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa âm dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ âm dương. Kinh Phòng nhấn mạnh rất nhiều vào sự chiêm nghiệm, ông cho rằng mục đích của sự nghiên cứu Dịch quái là ở chỗ “định cát hung, rõ được mất”, do đó ông sáng tạo ra quẻ 8 cung, phát huy mối quan hệ ngang dọc, là cốt để “định dự cát hung”. Ông nói “ Nghĩa về cát hung, bắt đầu ở Ngũ hành, kết thúc ở Bát quái. Nghĩa lý về âm dương là sự phân định về Năm, Tháng. Một khi Năm, Tháng đã phân định thì sẽ đoán định được cát hung”. Phần lớn vật chất dương là “hư”, vật chất âm là “thực”, “hư” là bề ngoài của dương, “thực” là bên trong của âm, “hư” là bề gnoài của “thực”, “thực” là phần bên trong của “hư”. Thuyết Quái khí là sự đối ứng giữa 64 quẻ và 34 tiết khí, bao gồm Tứ thời và 24 khí, thuyết này bắt nguồn thuyết quái khí của Mạnh Hỷ, bao gồm ba nội dung sau: - Thuyết quái khí Tứ chính quái: lấy bốn quẻ Khảm - Chấn – Ly – Đoài làm tượng ứng với 24 tiết khí, mỗi quẻ có 6 hào ứng với 6 tiết khí. Trong đó, quẻ Khảm ứng với 6 tiết khí từ tiết Đồng chí đến tiết Kinh trập. Quẻ Chấn ứng với 6 tiết khí từ tiết Xuân phân đến tiết Mang chủng. Quẻ Ly ứng với 6 tiết khí từ tiết Hạ chí đến tiết Bạch lộ. Quẻ Đoài ứng với 6 tiết khí từ tiết Thu phân đến tiết Đại tuyết. Trong bốn quẻ này, 6 hào của mỗi quẻ, từ hào Đầu đến hào Trên, lại phân ra làm chủ 6 tiết, như hào Đầu quẻ Khảm, làm chủ việc của tiết Đông chí, hào 2 tiêt Tiểu hàn, hào 3 tiết Đại hàn, hào 4 tiết Lập xuân, hào 5 tiết Vũ thủy, hào Trên tiết Kinh trập. - Thuyết Thập nhị bích quái (nguyệt quái): là thuyết 12 quẻ ứng với 12 tháng. Mỗi một quẻ ứng với 2 tiết khí, 12 quẻ ứng với 24 tiết khí. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 5, 2009 KINH PHÒNG KINH THỊ DỊCH TRUYỆN Kinh Phòng (77 – 37 tr.CN) người Tây Hán, là người khai sáng ra Kinh thị Dịch học kim văn. Người đất Đốn Khâu Đông quận, tự là Quân Minh, ông họ Lý. Cống hiến chủ yếu về Dịch học của ông là phát triển tượng số học Chu Dịch. Ông học Dịch ở Tiêu Diên Thọ người nước Lương, sau ông lại học thêm Dịch từ một ẩn sĩ, ông rất thích âm luật, sau đắc tội và chết trong tay Trung thư lệnh Thạch Hiển. Đặc trưng của Dịch học Kinh Phòng là chiêm nghiệm, Kinh thị Dịch học mở đầu cho phái tượng số, là gốc của tượng số, gốc của thuật số. Bốn cống hiến lớn của Kinh Phòng là: Bát cung quái thuyết; Nạp Giáp thuyết; Quái khí thuyết; Âm dương ngũ hành thuyết. Do làm rõ được về tai dị nên được nhà Vua ban thưởng. Với đặc điểm học thuật chiêm nghiệm khí số cho xã hội thông qua tai dị trong thiên nhiên trên nền tảng “thiên nhân cảm ứng”. Bát cung quái thuyết lấy cơ sở về thứ tự các quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm. Căn cứ vào sự phân vạch của quẻ, 8 quẻ thuần là quẻ “thống suất” gọi là quẻ mẹ, các hào của quẻ “thống suất” đều cố định không biến, 7 quẻ bị “thống suất” đều gọi là “kiến quái”, gọi là quẻ con, vì những hào của chúng đều có biến đổi. Kinh Phòng căn cứ vào Dịch nói: “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Quy luật biến đổi là hào Dương biến đổi thành hào Âm, hào Âm biến đổi thành hào Dương. Quẻ Đời 1 lấy hào 6 là hào bất biến. Gọi là quẻ Đời 2, là từ 8 quẻ mẹ mà Dịch gọi là “Bát thuần”, do hào đầu tiên biến đổi mà thành. Quẻ đời 3 là do sự niến đổi của 2 hào đầu của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 1 biến đổi hào 2 mà thành. Quẻ Đời 4 là do sự biến đổi của hào 1-2-3 của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 2 biến đổi hào 3 mà thành. Quẻ Đời 5 là do sự biến đổi của hào 1-2-3-4 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 3 biến đổi hào 4 mà thành. Quẻ Đời 6 là do sự biến đổi của các hào 1-2-3-4-5 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 4 biến đổi hào 5 mà thành. Quẻ Đời 7 được gọi là quẻ Du hồn, căn cứ từ quẻ Đời 6 mà biến đổi hào 4 Quẻ Đời 8 được gọi là quẻ Quy hồn, căn cứ từ quẻ Đời 7, biến đổi cả 3 hào hạ quái quẻ Du hồn mà thành. Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi. Chữ “đời” ở đây là gọi là Thế là do hào biến đổi làm chủ của quẻ biến, gọi là hào “cư Thế”. Quẻ Đời 1-2 gọi là Địa dịch, quẻ Đời 3-4 gọi là Nhân dịch, quẻ Đời 5-6 gọi là Thiên dịch. Quẻ Du hồn và Quy hồn gọi là Quỷ dịch. Quẻ Đời 1 ở đây lấy hào bất biến làm chủ, tức là hào 6 của quẻ “bát thuần”. Về phương diện ngôi vị hào, hào đầu gọi là Nguyên sĩ, hào 2 gọi là Đại phu, hào 3 gọi là Tam công, hào 4 gọi là Chư hầu, hào 5 gọi là Thiên tử, hào 6 gọi là Tông miếu, gọi như vậy với mục đích để phân rõ đẳng cấp tôn ti. Gọi là Thế - Ứng, tức là chỉ sự tương ứng của 3 hào dưới với 3 hào trên trong mỗi cung, tức là hào đầu tương ứng với hào 4, hào 2 tương ứng với hào 5, hào 3 tương ứng với hào trên. Trong đó, hào làm chủ là hào “cư thế”, thì khi chiêm nghiệm, hào Ứng phải theo hào làm chủ, đó là hào Thế, hào Ứng (để phán đoán) là hào có quan hệ mật thiết với đối tượng chiêm nghiệm, ví như giữa vợ chồng, giữa anh em, vì giữa họ có tình cảm tương ứng với nhau. Định cát hung thì lấy hào cư Thế làm chủ. THUY ẾT NẠP GIÁP Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý. Khi nạp Thiên can vào quẻ thì căn cứ theo số thứ tự Tiên thiên bát quái của quẻ phối với thứ tự của 10 Thiên can như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp mộc đứng đầu của Thiên can, Càn thuộc dương nạp Giáp cũng thuộc dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can Bính-Đinh thuộc Hỏa, Đoài thuộc Âm nên phối với Đinh cũng thuộc Âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can Mậu-Kỷ thuộc Thổ, quẻ Ly thuộc Âm nên phối với can Kỷ thuộc âm. Tiếp đến Chấn 4 phối với cặp Thiên can Canh-Tân thuộc Kim, quẻ Chấn thuộc Dương nên phối với can Canh thuộc Dương. Càn Khôn đối ứng, trời đất định vị, Giáp dương nạp Càn dương, nên Ất âm nạp vào Khôn âm. Cấn Đoài đối ứng, núi đầm thông khí, Đoài âm nạp can Đinh âm, nên Cấn dương nạp can Bính dương. Khảm Ly đối ứng, Thủy Hỏa tương tề, Ly âm nạp Kỷ âm nên Khảm dương nạp Mậu dương. Chấn Tốn đối ứng, sấm gió cùng nhau, Chấn dương nạp can Canh dương, nên Tốn âm nạp can Tân âm. Còn lại cặp Nhâm Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Nhâm dương nạp theo Càn dương, Quý âm nạp theo Khôn âm. Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước. THUYẾT NẠP ĐỊA CHI “Định cát hung chỉ lấy tượng của một hào”. Kinh Phòng lần lượt cho 6 hào của 64 quẻ đối ứng với 12 địa chi, với quy luật phân theo Chi âm và Chi dương tương ứng với số chẵn lẻ rồi cho đối ứng với 384 hào. Chi dương đi thuận chiều vì dương chủ tiến, Chi âm đi ngược chiều vì Âm chủ lùi, vì 8 quẻ thì có 4 quẻ thuộc dương, 4 quẻ thuộc âm, mà 12 Chi lại có những 6 chi dương và 6 chi âm. Âm theo Ngọ, Dương theo Tý, Tý-Ngọ phân đường đi, Tý đi phía trái, Ngọ đi phía phải. Tháng 11 tháng 5 là tháng Tý Ngọ lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 quẻ Càn. Tháng 12 và tháng 6 là tháng Sửu Mùi lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 của quẻ Khôn, vì căn cứ theo “thuyết quái” nói Càn Khôn là quẻ Cha Mẹ. Thể của quẻ Dịch phải đủ 6 vạch mới thành, 6 vạch lại phân chia ngôi âm ngôi dương mới thành quẻ, mới phản ánh cụ thể mối quan hệ sinh khắc giữa Bố Mẹ và Con của 8 cung quái với vị trí 6 hào. Như quẻ Càn thuộc Kim là quẻ Bố Mẹ, hào Sơ thuộc Thủy, Kim sinh Thủy, mẹ sinh con, cho nên là cát, hào 4 thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, con khắc mẹ là hung. Như vậy có nghĩa là tương sinh là thuận, tương khắc là hung, mẹ sinh con là đại cát, con khắc mẹ là đại hung. Kinh Phòng nói: Quỷ bát quái là hào “học”, tài là hào “chế”, trời đất là hào “nghĩa”, phúc đức là hào “bảo”, đồng khí là hào “chuyển”. THUYẾT QUÁI KHÍ Kinh Phòng lấy 64 quẻ 384 hào ứng với 1 năm, nói “ hào đầu trên, hào hai giữa, hào ba dưới, số của tháng 3 thành ra tháng 1. Hào đầu 3 ngày, hào hai 3 ngày, hào ba 3 ngày, tất cả là 9 ngày, còn dư ra một ngày gọi là ngày nhuận. Mười ngày của hào đầu là Thượng tuần, mười ngày của hào hai là Trung tuần, mười ngày của hào ba là Hạ tuần, 3 tuần là 30 tích tuần”. “ Thành tháng, tích tháng thành năm, 8 lần 8 là 64 quẻ, chia ra 64 quẻ phối với 384 hào thành 32 x 360 = 11520 thẻ. Khí dịch 24 tiết khí phối hợp với Ngũ hành, thì mọi việc từ đạo Trời, đến vận mệnh con người, đến Trăng, Sao, ta đều có thể thấy được mọi chuyện cát hung rõ ràng”. Âm sinh dương tiêu, dương sing âm diệt, hai khí giao nhau, thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào âm, âm nhập vào dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “sinh”. Dương trong âm, âm trong dương, hai khí âm dương hòa vào nhau mà thành “tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào âm dương khí hóa, âm dương thăng giáng và âm dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ ẩn - hiện, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Ví như quẻ Càn có tượng thuộc dương, phối Thiên thuộc Kim, nó với quẻ Khôn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Quẻ Khôn có tượng thuộc âm, phối hợp với Địa thuộc Thổ, khi phối với quẻ Càn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Nguyên lý “ẩn - hiện” trong tượng hào của quẻ vốn “ngụ hàm” với nhau, như hào Sáu đầu của quẻ Khôn nói “ lý sương kiên băng chí” thích là “ rồng đánh nhau ở cánh đồng, máu chúng chảy ra đen vàng”. Rồng tính dương là đặc tính của Càn dương, nói nên mối quan hệ “ẩn - hiện” của hai quẻ Càn – Khôn, cấu thành cặp quẻ đối ứng với nhau. Không những hai quẻ Càn Khôn đối ứng với nhau, mà giữa 64 quẻ cũng cấu thành từng cặp “ẩn - hiện” với nhau. Khi chiêm nghiệm theo “ẩn - hiện”, ta có thể từ hai mặt chính - phản, tăng lượng thông tin về chiêm nghiệm được nhiều hơn, đó là mối quan hệ giữa hai mặt chính - phản của âm – dương. Theo Kinh Phòng, sự biến hóa âm dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, âm dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa âm dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ âm dương. Kinh Phòng nhấn mạnh rất nhiều vào sự chiêm nghiệm, ông cho rằng mục đích của sự nghiên cứu Dịch quái là ở chỗ “định cát hung, rõ được mất”, do đó ông sáng tạo ra quẻ 8 cung, phát huy mối quan hệ ngang dọc, là cốt để “định dự cát hung”. Ông nói “ Nghĩa về cát hung, bắt đầu ở Ngũ hành, kết thúc ở Bát quái. Nghĩa lý về âm dương là sự phân định về Năm, Tháng. Một khi Năm, Tháng đã phân định thì sẽ đoán định được cát hung”. Phần lớn vật chất dương là “hư”, vật chất âm là “thực”, “hư” là bề ngoài của dương, “thực” là bên trong của âm, “hư” là bề gnoài của “thực”, “thực” là phần bên trong của “hư”. Thuyết Quái khí là sự đối ứng giữa 64 quẻ và 34 tiết khí, bao gồm Tứ thời và 24 khí, thuyết này bắt nguồn thuyết quái khí của Mạnh Hỷ, bao gồm ba nội dung sau: - Thuyết quái khí Tứ chính quái: lấy bốn quẻ Khảm - Chấn – Ly – Đoài làm tượng ứng với 24 tiết khí, mỗi quẻ có 6 hào ứng với 6 tiết khí. Trong đó, quẻ Khảm ứng với 6 tiết khí từ tiết Đồng chí đến tiết Kinh trập. Quẻ Chấn ứng với 6 tiết khí từ tiết Xuân phân đến tiết Mang chủng. Quẻ Ly ứng với 6 tiết khí từ tiết Hạ chí đến tiết Bạch lộ. Quẻ Đoài ứng với 6 tiết khí từ tiết Thu phân đến tiết Đại tuyết. Trong bốn quẻ này, 6 hào của mỗi quẻ, từ hào Đầu đến hào Trên, lại phân ra làm chủ 6 tiết, như hào Đầu quẻ Khảm, làm chủ việc của tiết Đông chí, hào 2 tiêt Tiểu hàn, hào 3 tiết Đại hàn, hào 4 tiết Lập xuân, hào 5 tiết Vũ thủy, hào Trên tiết Kinh trập. - Thuyết Thập nhị bích quái (nguyệt quái): là thuyết 12 quẻ ứng với 12 tháng. Mỗi một quẻ ứng với 2 tiết khí, 12 quẻ ứng với 24 tiết khí. Theo như sư phụ Thiên Sứ phân tích thì như thế này: @ Sự lý giải trên cũng chứng tỏ rằng Kinh Phòng, Mạnh Hỷ (*) hoàn toàn không phải là người đề xướng thuyết Quái khí, dùng “Quái” của Chu Dịch phối ghép với khí hậu 4 mùa. Họ chỉ công bố một di sản văn hóa đã có từ trước đó của một nền văn minh bị tàn phá. Người ta không thể phát minh ra một cái mà – cho đến tận ngày hôm nay – người ta vẫn không hiểu gì về nó. Tính phát hiện và công bố càng được chứng tỏ, khi hầu như những yếu tố căn bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành chỉ được coi là “phát minh” vào đời Tống, như: Hà đồ, Lạc thư, đồ hình ký hiệu và hệ thống 64 quẻ Tiên thiên… Nguồn: www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Tim-ve-coi-nguon-kinh-Dich-Phan-III-7/51/557/+Kinh+Phòng+là+người+khai+sáng+ra+Kinh+thị+Dịch+học+kim+văn.&cd=10&hl=vi&ct=clnk&gl=vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 5, 2009 Theo như sư phụ Thiên Sứ phân tích thì như thế này: @ Sự lý giải trên cũng chứng tỏ rằng Kinh Phòng, Mạnh Hỷ (*) hoàn toàn không phải là người đề xướng thuyết Quái khí, dùng “Quái” của Chu Dịch phối ghép với khí hậu 4 mùa. Họ chỉ công bố một di sản văn hóa đã có từ trước đó của một nền văn minh bị tàn phá. Người ta không thể phát minh ra một cái mà – cho đến tận ngày hôm nay – người ta vẫn không hiểu gì về nó. Tính phát hiện và công bố càng được chứng tỏ, khi hầu như những yếu tố căn bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành chỉ được coi là “phát minh” vào đời Tống, như: Hà đồ, Lạc thư, đồ hình ký hiệu và hệ thống 64 quẻ Tiên thiên… Nguồn: www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Tim-ve-coi-nguon-kinh-Dich-Phan-III-7/51/557 Về nguyên tắc luận điểm Kinh Dịch và các phương pháp ứng dụng là của người Lạc Việt không hề thay đổi. Nhưng việc sưu tầm những tài liệu mang tính ứng dựng do anh Hà Uyên giới thiệu là cực kỳ giá trị.Không biết anh Hà Uyên đã công bố hoàn chỉnh chưa. Nếu đã hoàn tất, tôi đề nghị đưa vào trang chủ của web lyhocdiongphuong.org.vn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2009 Hà Uyên xin chào các Anh Chi trên diễn đàn. Trân trong, chào anh Thiên Sứ. Lý học, một nguyên tắc cơ bản, là một tiếng nói chính thống. Loài Người dùng ngôn ngữ cực Nam - cực Bắc, phương Đông phương Tây, mà không nói cực Đông cực Tây. ! Phương Đông, người Lạc Việt đã lựa chọn dùng 24 chữ cái La Tinh, mà không dùng chữ Tượng hình. Thiệu Vĩ Hoa đã nói, khi công báo với mọi người trên những diễn đàn lớn, trong những hội nghi Quốc tế (...): "...thú thực, không hiểu tại sao Thiệu Ung lại dùng số Tiên thiên..." Niềm tin, có thể mang lại kết quả đúng hoặc sai, nhưng thực tiễn lại là một tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý. Dân tộc Lạc Việt là một nước nhỏ đang sống cạnh một nước lớn. Sự giao thoa là một quá trình tất yếu. Chúng ta, như một cánh bèo, đang trôi ngược dòng. Cũng như Nguyễn Trãi đã nói: Phượng ưa bay cao, Diều ưa lượn (chim Phượng hoàng, chim Diều hâu) Hoa thường hay héo, Cỏ thường tươi. Khi Nguyễn Trãi bị chu di Tam tộc, cho đến tận ngày hôm nay, tại Hà đông - Hà nội, Nhà hát mang tên Nguyễn Trãi cũng bị sập. Trường phổ thông Trung học mang tên Nguyễn Trãi, tỷ lệ học sinh nghiện hút ma tuý rất cao. Đường mang tên Nguyễn Trãi, theo thống kê của Cục Cảnh sát GT, tỷ lệ tai nạn giao thông cũng lại rất cao. Côn Sơn - Kiếp bạc, nơi tôn thờ Nguyễn Trãi, Bộ Văn hoá đã đầu tư 67 tỷ đồng trùng tu, mà nam thanh nữ tú lại không dám viếng thăm, mặc dù chỉ một nén nhang, bởi vì đã quá nhiều đôi lứa bỏ nhau, thật đúng là "kiếp" này đã "bạc". Tại sao lại như vậy ? Hà Uyên trong một thân phận quá bé nhỏ của mình, cũng mong sao, đóng góp một tiếng nói, khi suy tìm về "Quá khứ". Xin chân thành cảm ơn anh Thiên Sứ. Hà Uyên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2009 Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi. Khi tìm hiểu về Bốc dịch, chúng ta có nên đặt câu hỏi: Tại sao Kinh Phòng lại quy định như vậy ? Sự biến đổi của Khí Dịch từ hào 1 cho đến hào 5, những căn cứ nào để Kinh Phồng quy về Ngũ hành ? Hà Uyên mong anh chị em trên diễn đàn cùng nhau trao đổi, thảo luận để làm sáng tỏ thêm vấn đề nêu trên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2009 Chào Bác Hà Uyên, Rất vui mừng khi thấy Bác đã khỏe lại. VinhL đang trông mong Bác hồi phục để học hỏi thêm về Hoàng Cực Kinh Thế đây. VinhL có đọc sơ qua quyển Ngũ Hành Đại Nghĩa (dĩ nhiên là dùng trình HVDIC tra từ chử), có đoạn nói là Khôn sơ hào nạp Ất Sửu, không phải Ất Mùi như nhiều sách về Bốc Dịch nói. Không biết theo Bác Ất Sửu hợp lý, hay Ất Mùi hợp lý hơn? Kính Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2009 Đường Xích đạo có ánh nắng mặt Trời 12h. Trong 6 hào của quẻ Dịch, khi ta coi mỗi hào có trị số là 12, thì các hào 2, hào 4 là hào có vị trí số chẵn, tương đương với 12 X 2 = 24. Các hào 1 - 3 - 5 là hào có vị trí số lẻ, tương đương với 12 X 3 = 36. Các hào 2 - 4 có trị số bằng với số "sách" của Thái âm là 24. Các hào 1 - 3 - 5 có trị số bằng với số "sách" của Thái dương là 36. Có thể vì lý do này mà Kinh Phòng đã không cho "khí dịch" phát triển đến hào 6, là hào có vị trí âm. (?) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2009 Chào Bác Hà Uyên, Rất vui mừng khi thấy Bác đã khỏe lại. VinhL đang trông mong Bác hồi phục để học hỏi thêm về Hoàng Cực Kinh Thế đây. VinhL có đọc sơ qua quyển Ngũ Hành Đại Nghĩa (dĩ nhiên là dùng trình HVDIC tra từ chử), có đoạn nói là Khôn sơ hào nạp Ất Sửu, không phải Ất Mùi như nhiều sách về Bốc Dịch nói. Không biết theo Bác Ất Sửu hợp lý, hay Ất Mùi hợp lý hơn? Kính Hà Uyên chào VinhL Ý hiến VinhL đưa ra, Hà Uyên còn lúng túng về vấn đề này. Trước đây, đôi khi Hà Uyên không ứng dụng cách nạp Can Chi cho hào quẻ Dịch như phương pháp của Kinh Phòng, mà thường áp dụng theo Can - Chi ngày bốc dịch, ví như ngày Âm hay ngày Dương, thì lấy Chi ngày là Âm hay Dương này, an vào hào Âm hoặc hào Dương của quẻ Dịch, nguyên tắc này vẫn còn một số vấn đề chưa được thống nhất về mặt thuật toán, khi nào xong, Hà Uyên sẽ gửi lên Diên đàn để VinhL cùng anh chị em tham khảo. Cảm ơn VinhL. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2009 Chào bác Hà Uyên, PTS thấy bác viết rất nhiều về Kinh Phòng và đã đọc qua bài viết về nạp giáp của bác về cách lý giải của Kinh Phòng, tuy nhiên PTS vẫn thấy lời lý giải đó không vững nhưng lại không chứng minh hư thực được, lại có lời giải lấy nguyệt tượng làm gốc, không biết bác có biết là do ai lập ra lời giải này không, có phải là Ngu Phiên ? Vì PTS nghĩ nếu lấy nguyệt tượng để lý giải thuyết nạp giáp thì quả thật không đúng. Kính Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2009 Hà Uyên chào anh/chị/em Hà Uyên chào phongthuysinh. - Khi tham gia vào diễn đàn này, Hà Uyên rất hứng thú và đồng cảm về Nguyên lý của Thiên nhiên, mà đây là trang web: lyhocdongphuong. - "Làm thế nào để bốc Dịch được chính xác hơn" do Liêmtrinh mở chủ đề. Từ những thông tin của Lịch sử, cho chúng ta biết được Kinh Phòng là người đã đặt ra một hệ thống cho Kinh Dịch thêm phong phú về cách giải Dịch. Hà Uyên nghĩ, chúng ta có thể làm lại được Lịch sử, nên Hà Uyên đã đặt v/đ về Kinh Phòng là như vậy. - "Hư và thực" là hai khái niệm rất lớn, mong được cùng bình giải với phongthuysinh cũng như anh/chi/em trên diễn đàn. - Tại thời điểm này, lấy Nguyệt tượng làm gốc thì Hà Uyên vẫn đang tôn trọng. Có thể sẽ phải thay đổi quan điểm, khi chúng ta có những hướng bình giải phù hợp với quy luật của Tự nhiên hơn. Cụ thể như 12 quẻ Nguyệt lệnh: 1- Hào 3, cho chúng ta biết rằng: Dương khí được sinh tại hào 3 đối với tháng Giêng, Âm khí được sinh tại hào 3 đối với tháng Bảy. 2- Hào 4 cho chúng ta biết rằng: Dương khí được sinh tại hào 4 đối với tháng Hai, Âm khí được sinh tại hào 4 đối với tháng Tám. .......................... - Còn khi lấy Nguyệt tượng để lý giải thuyết Nạp giáp, thì Hà Uyên đồng tình với quan điểm của phongthuysinh, đó là chính xác. Chúng ta sẽ từng bước trao đổi và bình giải thêm về chủ đề này. Cảm ơn phongthuysinh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2009 Kính cụ Hà uyên và mọi người - Tại thời điểm này, lấy Nguyệt tượng làm gốc thì Hà Uyên vẫn đang tôn trọng. Có thể sẽ phải thay đổi quan điểm, khi chúng ta có những hướng bình giải phù hợp với quy luật của Tự nhiên hơn. Cụ thể như 12 quẻ Nguyệt lệnh: 1- Hào 3, cho chúng ta biết rằng: Dương khí được sinh tại hào 3 đối với tháng Giêng, Âm khí được sinh tại hào 3 đối với tháng Bảy. 2- Hào 4 cho chúng ta biết rằng: Dương khí được sinh tại hào 4 đối với tháng Hai, Âm khí được sinh tại hào 4 đối với tháng Tám. .......................... - Còn khi lấy Nguyệt tượng để lý giải thuyết Nạp giáp, thì Hà Uyên đồng tình với quan điểm của phongthuysinh, đó là chính xác. Chúng ta sẽ từng bước trao đổi và bình giải thêm về chủ đề này. Cảm ơn phongthuysinh. Liêm trinh nghĩ rằng Dịch nói riêng và lý học đông phương có bề dầy phát triển mấy nghìn năm rồi. Khi chưa có chữ viết thì dịch chắc tồn tại ở dạng truyền khẩu khi có chữ viết thì được lưu lại. Theo dòng thời gian khi nhận thức hiện thực khách quan của con người tiến bộ đến đâu thì dịch được phát triển đến đó. Do dịch luôn mất gốc nên trong quá trình phát triển khi một bộ môn dịch mới ra đời lại dùng luôn ký hiệu của dịch cũ nên người đời sau lẫn lộn các thông tin kèm theo quẻ của từng bộ môn. Liêm trinh nghĩ dịch nguyên thủy khởi nguồn ở thứ dễ nhận thức nhất và thời gian quan sát liên hệ tượng trong cuộc sống ngắn nhất,còn các bộ môn sau thì đòi hỏi khả năng quan sát tinh tường hơn,xa hơn và thời gian tổng kết thông tin dài hơn có khi vài ba trăm năm của một dòng thuật sỹ nghiên cứu. Khi cụ Hà uyên đã thấy trong quẻ dịch của cấp thời gian dùng nguyêt tượng là chính xác thì việc nạp giáp theo nguyệt tượng liêm trinh nghĩ cũng đúng, tất nhiên theo liêm trinh tùy từng thời gian mà hào sơ nạp con giáp nào và tất nhiên thông tin đi theo hào, theo quẻ đó cũng phải khác nhau.Kính cụ và mọi người. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2009 Làm thế nào để bốc Dịch được chính xác hơn ? Đây là chủ đề mà Liêm Trinh đã đưa ra, rất thú vị, chúng ta tiếp tục bình giải về chủ đề này. - Bắt đầu từ 8 quẻ "Thống suất" được gọi là quẻ Mẹ. Hiểu như thế nào là quẻ "Thống suất" ??? - Quẻ Nguyệt lệnh của 12 tháng, theo cách nói của "Dịch vĩ - Càn tạc độ": "Khí dịch được sinh từ dưới". Ví như chúng ta đang ở trong tháng Tám, hào 4: Khí âm được sinh từ hào 4. Nếu theo như Kinh Phòng, phải chăng, hào 4 là Hào làm chủ cho một quẻ khi bốc Dịch được trong tháng Tám (một trong 64 quẻ). Đến đây, có thể đưa ra 2 cách hiểu: + Một là: Hào 4 được coi như hào 1, "khí Dịch được sinh từ dưới", tiếp đến hào 5 được coi như hào 2,... + Hai là: Đưa hào 4 xuống ngôi vị của hào 1, hào 5 là ngôi vị của hào 2, ... Liêm Trinh có thấy cách đặt v/đ nêu trên bị lạc hướng không ? Tháng Tám có quẻ Phong Địa Quan (Quán) là quẻ Nguyệt lệnh, được tiếp nối từ quẻ Thiên Địa Bĩ là quẻ Nguyệt lệnh của tháng Bảy, trong đó, hào 4 dương của quẻ Bĩ biến thành hào 4 âm của quẻ Quan. Khi bốc dịch được quẻ Di động hào 2, nhưng có hào 4 của quẻ Di là hào Âm thông khí với quẻ Nguyệt lệnh. Cũng một ví dụ, khi bốc Dịch được quẻ Đại tráng động hào 6, trong đó hào 4 quẻ Đại tráng là hào Dương, trong khi Nguyệt "lệnh" quy định: "khí âm đang được sinh tại hào 4". Điều này, theo Hà uyên, ảnh hưởng tới mức độ tin cậy của thông tin, đồng nghĩa với cách hiểu: làm thế nào để bốc Dịch được chính xác hơn ? Nêu lại v/đ này, để chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về Kinh Phòng, khi ông đặt ra một loạt những quy định về cách Giải Dịch. Lật đi lật lại v/đ sao cho đúng với mục đích mà chúng ta đang tìm hiểu. Mong Anh Chị Em cùng Liêm Trinh bình giải. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2009 Chào bác Hà Uyên, PTS đang làm việc, định là tới giờ ăn trưa sẽ viết vài lời nhưng trong bụng lại bồn chồn không đợi được . PTS gặp được bác một người có chí hướng "tầm chân" thật khó thấy trong mấy năm nay khi lang thang trên đất mạng này. Đó cũng là cái duyên của người có thể nói là đồng chí hướng, PTS trân trọng cơ hội này. Trở lại vấn đề nguyệt tượng và Kinh Phòng thì PTS có ý nghĩ như thế này, Kinh Phòng nổi tiếng thời cổ phò tá Hán cao tổ dựng nghiệp rồi lại tới Khổng Minh phò Lưu Bị, điều này ai ai cũng biết và không chối cải được; và còn rất nhiều nhân vật đại tài khác. Tuy nhiên tài liệu để lại không thể nói là đúng cũng không hẳn là sai. Kiến thức của Kinh Phòng có thể đúng nhưng những gì chúng ta học hiện nay có đúng hay không là vấn đề quan trọng nhất; nói như vậy thì "Kinh Phòng" bây giờ có còn là Kinh Phòng lúc còn đương thời hay không ? Nói về phần các hào mà bác đưa ra, PTS chưa đi sâu vào, tuy nhiên PTS nghĩ rằng vấn đề bác đưa ra còn yếu đi một nửa, bác đưa ra được lý giải về thời gian nhưng hơi yếu về phần không gian. Đây là vấn đề PTS đang phân vân, vì thế cho nên PTS chưa đi sâu vào hào lệnh mà đi vào nạp giáp để dể dàng nhận thức hơn. PTS xin ý kiến bác có nên lập một chủ để khác bàn về nạp giáp hay có thể bàn tại chủ đề này ? Kính bác, PTS PS. Ở bài trước PTS cho là nạp giáp theo thuyết nguyệt tượng là không đúng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2009 Hà Uyên chào Phongthuysinh. Hướng đi của chúng ta đang đúng, nhưng có thể, đây là một chuyện "động trời", khi mà chúng ta lần mò tới nguyên lý: Nạp Giáp theo thuyết Nguyệt tượng là không đúng ? Rất hay, cảm ơn bạn. Phongthuysinh nên mở chủ đề mới, chúng ta vẫn song hành với chủ đề này. Tại thời điểm này, Hà uyên sẽ đưa ra cách nhìn cá nhân, khi tìm hiểu về Kinh Phòng. Mong anh chị em trên diễn đàn cùng tham gia bình giải. Share this post Link to post Share on other sites