Rubi

Khái quát phát kiến lý học

20 bài viết trong chủ đề này

Thưa các học giả và các anh chị, Rubi có một số nhận định và tổng kết khái quát một cách rất hạn chế đối với vấn đề phát kiến lý học của các Nhà Nghiên cứu. Nhấn mạnh một điểm là, cách nhận xét của Rubi rất bị hạn chế. Đọc giả xem thấy, nếu có ý kiến, xin cứ trực tâm phát biểu.

Kiến thức lý học phổ biến thì nói: "Hà đồ ghép với Tiên thiên Bát quái, Lạc Thư ghép với Hậu thiên Bát quái". Tổng hợp các phát kiến đối lập với kiến thức phổ biến nói trên thì có hai Nhà Nghiên cứu là chú Thiên Sứ và hội viên có nick là Hà Uyên, tức là : "Hà đồ ghép với Hậu Thiên Bát quái, Lạc Thư ghép với Tiên thiên Bát quái".

Đó là nếu ra khái quát bề ngoài, còn nội dung cụ thể thì Rubi chưa tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề mà các Nhà Nghiên cứu đã công bố trên diễn đàn và/hoặc đã được xuất bản.

Nói rằng: "Hà đồ ghép với Hậu Thiên Bát quái, Lạc Thư ghép với Tiên thiên Bát quái" thì thực tế là thế này, Hâu thiên Bát quái được chỉnh lý do chú Thiên Sứ, Bát quái này được ghép với Hà Đồ, song song (có thể vô tình) với phát kiến đó thì có anh Hà Uyên có phát kiến "Lạc Thư ghép với Tiên thiên Bát quái".

Nói thêm về phát kiến của anh Hà Uyên, tức là vấn đền "Lạc thư ghép với Tiên thiên Bát quái", tuy là Rubi thấy anh Hà Uyên chưa có bài viết nào nói thẳng như vậy, nhưng xem bài của anh ấy, Rubi tự nêu ra kết luận như vậy. Nếu Rubi kết luận không nhầm thì phát kiến này của anh Hà Uyên ít nhất đã có từ năm 2006 (tức là trước cả các phát kiến của Rubi), nhưng đến thời điểm này, 2009 mới thấy bài viết của anh Hà Uyên đăng trên diễn đàn.

Ý tưởng "Lạc thư ghép với Tiên thiên Bát quái", chưa nói đến hướng đi đúng hay sai, nhưng trước mắt có thể thấy các vấn đề sau:

-Tính chất đối xứng tâm tam biến của Tiên thiên Bát quái có thể quan hệ trực tiếp với tính chất đối xứng bù của 10 của Lạc thư. Đây có lẽ là yếu tố dễ cuốn hút nhất để định hướng nghiên cứu vấn đề.

-Việc chứng minh hệ thống các nguyên lý liên quan trực tiếp cho ý tưởng phát kiến này tương đối khó khắn vì có rất nhiều mâu thuẫn, trước hết là mẫu thuẫn với hệ thống kiến thức lý học phổ biến.

-Lấy ý tưởng làm khúc giữa của vấn đề, còn lại là xây dựng khúc đầu và khúc cuối của nó. Nhưng với ý tưởng này, việc xây dựng khúc đầu là các nguyên lý căn bản tương đối là chấn động, nhưng việc xây dựng khúc cuối của nó là liên quan đến độn giáp và thái ất thì có vẻ triển vọng hơn.

Ý tưởng Lạc thư ghép với Tiên thiên Bát quái cũng lại có thể song song với ý tưởng phát kiển của một Nhà Nghiên cứu (người tây phương, Rubi không nhớ tên nhưng đã xem sách của vị này), tức là: "7 và 2 là số của hành Kim, 9 và 4 là số của hành Hoả". Mở rộng ý tưởng thì thấy:

-Quái Càn và Đoài, ứng với số 9 và 4, thuộc hành Hỏa trở thành Thái Dương Hoả.

-Quái Khôn và Cấn, ứng với số 1 và 6, thuộc hành Thủy trở thành Thái Âm Thuỷ.

-Quái Ly và Chấn, ứng với số 3 và 8, thuộc hành Mộc trở thành Thiếu Dương Mộc.

-Quái Khảm và Tốn, ứng với số 7 và 2, thuộc hành Kim trở thành Thiếu Âm Kim.

Trong trường hợp coi trọng sự liên quan đối xưng bù và đối xứng tâm như nếu trên thì có một vấn đề xuất hiện là hiện tại Lạc Thư chỉ có chín số, song có thể thêm số 10 vào Lạc Thư. Với Lạc thư chỉ có chín số thì có thể nói 9 đối xứng bù với 1 ứng với Càn đối xứng tâm với Khôn, nhưng với Lạc thư có 10 số thì số 1 lại phải đối với số 10 chứ không thể đối với số 9. Song yếu tố để thêm số 10 vào Lạc thư là vì Tiên thiên Bát quái được hình thành từ Lưỡng nghi, mà lưỡng nghi thì yêu cầu cần có số 5 và 10.

Đại khái là Rubi có vài lời như vậy trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích:

Kiến thức lý học phổ biến thì nói: "Hà đồ ghép với Tiên thiên Bát quái, Lạc Thư ghép với Hậu thiên Bát quái".

Câu này ở đâu vậy ?. Mà gọi là lý học phổ biến thì phổ biến tới cấp độ nào mà gọi là phổ biến ?.

Hà đồ làm sao ghép được với tiên thiên Bát quái ?. Bởi vì Hà đồ phối với Bát quái thì có Tiên thiên bát quái !. Lạc thư ghép thế nào với Hậu thiên bát quái ?. Bởi vì Lạc thư phối với Bát quái cho ra Hậu thiên bát quái !.

Kiến thức lý học được gọi là phổ biến thì ít nhất nó cũng là kiến thức về lý học đại cương. Tức là nó mang nội dung của các kiến thức cơ bản về lý học. Vậy mà lại phát biểu Sai cơ bản làm vậy ?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích:

Kiến thức lý học phổ biến thì nói: "Hà đồ ghép với Tiên thiên Bát quái, Lạc Thư ghép với Hậu thiên Bát quái".

Câu này ở đâu vậy ?. Mà gọi là lý học phổ biến thì phổ biến tới cấp độ nào mà gọi là phổ biến ?.

Hà đồ làm sao ghép được với tiên thiên Bát quái ?. Bởi vì Hà đồ phối với Bát quái thì có Tiên thiên bát quái !. Lạc thư ghép thế nào với Hậu thiên bát quái ?. Bởi vì Lạc thư phối với Bát quái cho ra Hậu thiên bát quái !.

Kiến thức lý học được gọi là phổ biến thì ít nhất nó cũng là kiến thức về lý học đại cương. Tức là nó mang nội dung của các kiến thức cơ bản về lý học. Vậy mà lại phát biểu Sai cơ bản làm vậy ?.

Chào chú Vuivui, có lẽ Rubi thấy mà không nhầm thì chú là Hà Uyên.

Trước hết cách viết ":"...."" của Rubi nghĩa là nội dung trong ngoặc kép là toàn bộ lời sau dấu [:], và nó không phải là trích dẫn nguyên si lời văn. Như vậy cách nói thế là được ý mà không phụ thuộc vào lời.

Nói đến cách dùng từ "Phổ biến" Rubi thấy thích hợp hơn từ "Phổ thông". Còn sự phổ biến ở cấp nào thì nó là phổ thông của cấp ấy, nếu kiến thức được phổ biến ở lớp 1 thì nó là kiến thức phổ thông của cấp 1, nếu nó là phổ biến của cấp cơ sở thì nó là phổ thông của cấp cơ sở. Còn nếu ai có khả năng thì tự do nghiên cứu, tình hình thực tế nó như vậy thì việc xác định cấp là mang tính tương đối, và có thể tạm gọi là cấp tri thức tự do.

Nói rằng cái này ghép với cái kia, là một cách nói nôm na. Nếu cần nghiêm chỉnh mà nói thì Rubi phát biểu rằng: "Vì lời không nói hết được ý của Âm dương Ngũ hành nên phải đặt ra Tượng và Số để nói. Tượng và Số đồng nhất với nhau về tính chất Âm dương Ngũ hành, nhưng hình thức khác nhau, đó là để biểu đạt đầy đủ nguyên lý của Âm dương Ngũ hành. Và dựa trên cái khung Sinh và Khắc của Ngũ hành, cũng như, cần nhấn mạnh rằng, tượng và số là hai hệ độc lập và đồng nhất một cách gián tiếp trên tính chất cơ bản Âm dương Ngũ hành".

Nhưng không phải nôm na mà vẫn nói đúng thực tế, đồng thời vẫn dùng từ 'cái này ghép với cái kia' thì lại khác. Đó là áp đặt, là "triết" giống như là triết một cành cây chết lên một thân cây sống hoặc ngược lại, như là triết sừng lên đầu thỏ hoặc triết lông lên lưng rùa.

Nếu nói về sự sơ sài thì vấn đề của anh Hà Uyên trình bày như vậy là cũng sơ sài rồi. Ít nhất là sơ sài đối với câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn". Căn cứ trên đây thì Rubi cháu cũng đâu có sơ sài, phải chứ ạ ?

Dịp này lại được nói chuyện với chú Vuivui, chắc Rubi vẫn giữ thái độ giống như là ở bên tuvilyso.net thì ở đâu cũng sống được, chẳng ai làm gì được, lại cũng chẳng ai chê trách.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể sự học chưa tới thành ra nói nhảm nhưng cũng xin góp 1 thắc mắc nhỏ:

Theo cổ thư Hán : thì vai trò ứng dụng của Hà Đồ hầu như không có. Toàn bộ dựa trên Lạc thư, Hà Đồ như là một tiên đề chơi chơi cho vui, hoàn toàn không thấy ứng dụng ở đâu hết.

Theo Lạc Việt : vai trò Hà Đồ là căn để, có tính nhất quán và xuyên suốt trong tất cả ứng dụng học thuật cổ phương Đông. Thắc mắc, vậy vai trò Lạc Thư ở đâu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khà.... khà.... hà đồ do con rùa đội, lạc thư do con long mã đội, giờ mà kiếm được hậu duệ của hai con này cho tất vào cái lò hậu thiên nướng cho dòn, song ngồi cạnh bà nhà nhâm nhi ly riệu và nhìn con cháu vui vầy vui phải biết. Ấy, trà dư tửu hậu nói đùa cho vui nếu cụ thiên sứ thấy không hợp thí xóa hộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khà.... khà.... hà đồ do con rùa đội, lạc thư do con long mã đội, giờ mà kiếm được hậu duệ của hai con này cho tất vào cái lò hậu thiên nướng cho dòn, song ngồi cạnh bà nhà nhâm nhi ly riệu và nhìn con cháu vui vầy vui phải biết. Ấy, trà dư tửu hậu nói đùa cho vui nếu cụ thiên sứ thấy không hợp thí xóa hộ.

Con rùa thì anh còn nướng, thui, um...nhâm nhi với rượu còn được. Riêng con ngựa mà anh nướng thì làm sao được. Hì hì :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cổ thư Hán : thì vai trò ứng dụng của Hà Đồ hầu như không có. Toàn bộ dựa trên Lạc thư, Hà Đồ như là một tiên đề chơi chơi cho vui, hoàn toàn không thấy ứng dụng ở đâu hết.

Theo Lạc Việt : vai trò Hà Đồ là căn để, có tính nhất quán và xuyên suốt trong tất cả ứng dụng học thuật cổ phương Đông. Thắc mắc, vậy vai trò Lạc Thư ở đâu?

Muốn biết ứng dụng của Hà Đồ hay Lạc Thư thì trước tiên phải biết được Hà Đồ hay Lạc Thư là cái gì, nội dung của nó ra sao. Trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNh"-Vô Trước, tôi đã chỉ rõ: Hà Đồ là cấu túc ADNH của không gian. Lạc Thư là cấu trúc ADNH khi xét ảnh hưởng của Mặt trời lên Trái đát khi Trái đất tự quay quanh mình nó. Căn cứ vào nội dung đó, có thể tự mình suy ra ứng dụng của cả Lạc thư và Hà đồ không khó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trich:

Chào chú Vuivui, có lẽ Rubi thấy mà không nhầm thì chú là Hà Uyên.

Vậy Rubi là Cây tre vn bên tuvilyso !. Rời bên đó, sang bên này, Rubi viết có giọng văn khác nhỉ !. Nhưng thôi, đó là việc của Rubi. Còn vuivui là vuivui, chứ không phải là Ha Uyen.

Trích:

Trước hết cách viết ":"...."" của Rubi nghĩa là nội dung trong ngoặc kép là toàn bộ lời sau dấu [:], và nó không phải là trích dẫn nguyên si lời văn. Như vậy cách nói thế là được ý mà không phụ thuộc vào lời.

Xem ra cái gọi là nói Ý mà quên Lời hơi bị lạm dụng quá nhỉ !.

Trích:

Nói đến cách dùng từ "Phổ biến" Rubi thấy thích hợp hơn từ "Phổ thông". Còn sự phổ biến ở cấp nào thì nó là phổ thông của cấp ấy, nếu kiến thức được phổ biến ở lớp 1 thì nó là kiến thức phổ thông của cấp 1, nếu nó là phổ biến của cấp cơ sở thì nó là phổ thông của cấp cơ sở. Còn nếu ai có khả năng thì tự do nghiên cứu, tình hình thực tế nó như vậy thì việc xác định cấp là mang tính tương đối, và có thể tạm gọi là cấp tri thức tự do.

Phổ biến là phổ biến, mà phổ thông là phổ thông. Hai khái niệm khác hẳn nhau, sao có thể lẫn lộn được. Nếu có thể nói dùng từ phổ biến là Sai, nay sửa lại dùng là Phổ thông, thì cứ tự nhiên. Chứ không dùng theo kiểu nhùng nhằng như vậy được.

Nếu ở đây xác định là cấp tri thức tự do thì cứ tự nhiên. Cái quan trọng là dùng đúng hay sai thôi. Theo như truyền thống, tri thức có hai dạng, dạng Hàn lâm và dạng Dân gian, hay còn có thể gọi là Giang hồ. Dạng Hàn lâm thì thường thấy có tính nghiêm túc. Dạng Giang hồ thì khá là Bá láp, nham nhở, vàng thau lẫn lộn. Vậy nếu Tôi không lầm thì kiến thức mà Rubi đề cập tới thuộc Dạng thứ hai !.

Trích:

Nói rằng cái này ghép với cái kia, là một cách nói nôm na. Nếu cần nghiêm chỉnh mà nói thì Rubi phát biểu rằng: "Vì lời không nói hết được ý của Âm dương Ngũ hành nên phải đặt ra Tượng và Số để nói. Tượng và Số đồng nhất với nhau về tính chất Âm dương Ngũ hành, nhưng hình thức khác nhau, đó là để biểu đạt đầy đủ nguyên lý của Âm dương Ngũ hành. Và dựa trên cái khung Sinh và Khắc của Ngũ hành, cũng như, cần nhấn mạnh rằng, tượng và số là hai hệ độc lập và đồng nhất một cách gián tiếp trên tính chất cơ bản Âm dương Ngũ hành".

Tượng và Số đồng nhất với nhau về âm dương ngũ hành !. Đồng nhất thế nào vậy ?. Phải chăng là vì chúng biểu đạt đầy đủ về âm dương ngũ hành !. Biểu đạt thế nào mà gọi là đầy đủ ?. Rôi lại nói rất to rằng: Cần nhấn mạnh rằng !!!. Xin hỏi: Tượng và Số là hai hệ độc lập mà lại còn bảo là đồng nhất, gán thên hai chữ Gián tiếp trên tính chất cơ bản của âm dương ngũ hành ??? Xem ra Cậu nhỏ Rubi chưa hiểu chính mình viết cái gì !!!

Trích:

Nhưng không phải nôm na mà vẫn nói đúng thực tế, đồng thời vẫn dùng từ 'cái này ghép với cái kia' thì lại khác. Đó là áp đặt, là "triết" giống như là triết một cành cây chết lên một thân cây sống hoặc ngược lại, như là triết sừng lên đầu thỏ hoặc triết lông lên lưng rùa.

Nếu nói về sự sơ sài thì vấn đề của anh Hà Uyên trình bày như vậy là cũng sơ sài rồi. Ít nhất là sơ sài đối với câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn". Căn cứ trên đây thì Rubi cháu cũng đâu có sơ sài, phải chứ ạ ?

Dùng từ Ghép là Sai. Mà Sai là Sai, chứ sao lại vụng chèo, muốn chống lại cũng vụng nốt. Trình bày thuyết của ai sơ sài là một việc hoàn toàn khác với cái gọi là dùng từ Sai. Muốn "triết" cái gi thì chiết. Nhưng Hà đồ thì không thể ghép với Tiên thiên hay Hậu thiên được. Bởi Tiên thiên vốn nó đã có Hà đồ rồi, nhét thêm nữa, thì nó nằm vào đâu ?. Hậu thiên cũng vậy, vốn đã có Lạc thư rồi, nhét thêm một cái nữa thử xem, nó ở chỗ nào ?.

Trích:

Dịp này lại được nói chuyện với chú Rubi vẫn giữ thái độ giống như là ở bên tuvilyso.net thì ở đâu cũng sống được, chẳng ai làm gì được, lại cũng chẳng ai chê trách.

Khá khen cho thái độ nhã nhặn. Nhưng lại thể hiện văn phong như thế này, thì người đọc thấy ngay cái Giọng ...Cùn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể sự học chưa tới thành ra nói nhảm nhưng cũng xin góp 1 thắc mắc nhỏ:

Theo cổ thư Hán : thì vai trò ứng dụng của Hà Đồ hầu như không có. Toàn bộ dựa trên Lạc thư, Hà Đồ như là một tiên đề chơi chơi cho vui, hoàn toàn không thấy ứng dụng ở đâu hết.

Theo Lạc Việt : vai trò Hà Đồ là căn để, có tính nhất quán và xuyên suốt trong tất cả ứng dụng học thuật cổ phương Đông. Thắc mắc, vậy vai trò Lạc Thư ở đâu?

Hà đồ cũng như Lạc thư, không phải là tiên đề. Không thấy ứng dụng ở đâu hết, là do mình không thấy, chứ không nên nói như vậy. Hà - Lạc đều có ứng dụng lớn trong lý học, có thể thấy được trong nhiều chuyên ngành. Nhưng không phải ai cũng có duyên có được chúng. Xin được nói rõ rằng, Hà - Lạc là hai Đồ Thư xác định, duy nhất. Không có một thứ như Trung Thiên Đồ nào cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể sự học chưa tới thành ra nói nhảm nhưng cũng xin góp 1 thắc mắc nhỏ:

Theo cổ thư Hán : thì vai trò ứng dụng của Hà Đồ hầu như không có. Toàn bộ dựa trên Lạc thư, Hà Đồ như là một tiên đề chơi chơi cho vui, hoàn toàn không thấy ứng dụng ở đâu hết.

Theo Lạc Việt : vai trò Hà Đồ là căn để, có tính nhất quán và xuyên suốt trong tất cả ứng dụng học thuật cổ phương Đông. Thắc mắc, vậy vai trò Lạc Thư ở đâu?

Chào anh HungNguyen, Rubi thêm vài lời đồng tình với nhận định của anh.

Theo Rubi thấy, khi tiếp cận với các sách về lý học và nội dung ứng dụng của nó ít nhắc đến Hà Đồ mà chỉ có, hầu như toàn là Lạc Thư. Chính vì vậy mà Rubi nghĩ rằng, Nhà Nghiên cứu người Tây phương kia muốn qui đồng tính chất của Lạc Thư với Ngũ hành tương sinh của hiện tượng Xuân Hạ Thu Đông nên đã thay đổi tính chất số của Hành Kim và Hành Hỏa với nhau. Và sách đó cũng chỉ nhắc đến Lạc Thư chứ không có chữ nào nói đến Hà Đồ. Cho nên, sự chính lý của vị đó có phần thiếu kiến thức tổng quát. Đó cũng là một hiện tượng cho thấy tình hình chung, khi người Tây phương muốn chính lý và thống nhất hệ thống lý học Đông phương gặp rất nhiều trở ngại. Còn chỉ ra những lý do của nó thì thôi, Rubi dành cho các Nhà Nghiên cứu thì sẽ tốt hơn.

Lôi Hà Đồ vào cuộc, chắc chú Thiên Sứ là người tiên phong.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muốn biết ứng dụng của Hà Đồ hay Lạc Thư thì trước tiên phải biết được Hà Đồ hay Lạc Thư là cái gì, nội dung của nó ra sao. Trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNh"-Vô Trước, tôi đã chỉ rõ: Hà Đồ là cấu túc ADNH của không gian. Lạc Thư là cấu trúc ADNH khi xét ảnh hưởng của Mặt trời lên Trái đát khi Trái đất tự quay quanh mình nó. Căn cứ vào nội dung đó, có thể tự mình suy ra ứng dụng của cả Lạc thư và Hà đồ không khó.

Rubi cháu chào chú Votruoc, đận trước tranh luận với chú, có gì quá nhời, mong chú biết và bỏ qua.

Chú nói đúng, nói chung là khi đặt vấn đề chỉnh lý thì phải biết nội dung của từng đối tượng nghiên cứu, và cụ thể một trường hợp là Hà Đồ và Lạc Thư, thực tại của nó là gì. Như chú Thiên Sứ tiên phong lôi nó ra, một anh thì là Ngũ hành Tương sinh, một anh thì là Ngũ hành Tương khắc, cái ý này chắc ăn, có thể lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu và tạm dừng tìm ra thực tại của nó, dành thời gian nghiên cứu nội dung khác. Nói cho đủ ý thì, cũng có lúc bắt buộc phải nghiên cứu đến thực tại của nó thì mới hoàn thiện và/hoặc phát triển được nội dung chính lý cũng như góp phần khẳng định sự đúng đắn của vấn đề nói chung.

Nếu chủ đã phác ý chỗ này chỗ kia của chú đã nghiên cứu về vấn đề thực tại Hà đồ, Lạc thư vậy cháu cũng trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy Rubi là Cây tre vn bên tuvilyso !. Rời bên đó, sang bên này, Rubi viết có giọng văn khác nhỉ !. Nhưng thôi, đó là việc của Rubi. Còn vuivui là vuivui, chứ không phải là Ha Uyen.

...

Xem ra cái gọi là nói Ý mà quên Lời hơi bị lạm dụng quá nhỉ !.

Bên đó á, cháu không dám phóng túng với chú là vì cháu mượn nick của một người bạn. Vì giữ tiếng tăm cho họ mà cháu không xả hết ý đối với ngôn từ của chú khi đối thoại. Thật thế đấy ạ.

Nhưng ngồi quán cà phê, nói xấu chơi cho có chuyện, mà lại bàn qua về các ý khẳng định nọ kia của chú Vuivui thì có ối cái để bàn. Tuy cách nói đó tạo cho chú sự thoải mái khi dao chơi trên diễn đàn, nhưng nó cũng có tác dụng phụ tiêu cực trở lại ngược với chú đó ạ.

Biết được cách bỏ lời giữ ý cũng là hay rồi, còn ứng dụng nó nữa cho nhớ cũng tốt, phải không chú. Còn chú nói là lạm dụng thì cũng chưa phải là cách đánh giá chính xác đâu ạ.

Phổ biến là phổ biến, mà phổ thông là phổ thông. Hai khái niệm khác hẳn nhau, sao có thể lẫn lộn được. Nếu có thể nói dùng từ phổ biến là Sai, nay sửa lại dùng là Phổ thông, thì cứ tự nhiên. Chứ không dùng theo kiểu nhùng nhằng như vậy được.

Nếu ở đây xác định là cấp tri thức tự do thì cứ tự nhiên. Cái quan trọng là dùng đúng hay sai thôi. Theo như truyền thống, tri thức có hai dạng, dạng Hàn lâm và dạng Dân gian, hay còn có thể gọi là Giang hồ. Dạng Hàn lâm thì thường thấy có tính nghiêm túc. Dạng Giang hồ thì khá là Bá láp, nham nhở, vàng thau lẫn lộn. Vậy nếu Tôi không lầm thì kiến thức mà Rubi đề cập tới thuộc Dạng thứ hai !.

Lại có chuyện để nói, đó cũng là cái cách tính con người chú.

Dùng từ không nên cứng nhắc, lại có một số từ chuyên dùng có khi lại không được dùng hết chức năng của nó trong từng cách nói. Cụ thể là từ Phổ thông và Phổ biến này, cháu thấy nó dùng được cho trường hợp này thì dùng thôi, mà rất chính xác nữa đó khi phân cấp. Kiến thức được phổ biến ở cấp nào thì nó là kiến thức phổ thông của cấp đó, cách hiểu và dùng từ như vậy, cháu thấy tốt, không phải là "nhùng nhằng" đâu ạ.

"Thái cực" thì có Vàng cực và Thau cực, Vàng cực lại có Vàng lại cũng có Thau, Thau cực là Thau nhưng cũng có Vàng, phải không chú. Hàn lâm cũng có người độn căn, Giang hồ cũng có người hiền. Giang hồ có sai sót này kia là lẽ đương nhiên nhưng Hàn lâm mà sai sót thì không phải là lẽ đương nhiên. Cái gọi là "không phải là lẽ đương nhiên" trong giới Hàn lâm về lý học cũng rất dễ chỉ ra đó ạ.

Tượng và Số đồng nhất với nhau về âm dương ngũ hành !. Đồng nhất thế nào vậy ?. Phải chăng là vì chúng biểu đạt đầy đủ về âm dương ngũ hành !. Biểu đạt thế nào mà gọi là đầy đủ ?. Rôi lại nói rất to rằng: Cần nhấn mạnh rằng !!!. Xin hỏi: Tượng và Số là hai hệ độc lập mà lại còn bảo là đồng nhất, gán thên hai chữ Gián tiếp trên tính chất cơ bản của âm dương ngũ hành ??? Xem ra Cậu nhỏ Rubi chưa hiểu chính mình viết cái gì !!!

Có chú không hiểu thì có, nhưng dù sao thì ý trong câu nói đó cần giải thích. Nhưng mà khi đọc bài của cháu bên kia, có thể đến giờ chú đã thấm mà vô tình dùng lại của cháu đấy. Cháu đã khẳng định là: "nạp bát quái vào Hà đồ thì có được hình Tiên thiên, nạp bát quái vào Lạc thư thì có được hình Hậu thiên, và nạp theo tính chất ADNH tương ứng".

Đồng nhất là ? Gián tiếp là gì ? Cháu chỉ ra cho chú hay, đó là cách biết được ý nên lời dùng không sợ sai, nếu ai thắc mắc thì lại tha hồ mà giải thích:

Thực tại của Tượng và Số là Âm dương Ngũ hành. Tượng và Số không phải là cái này sinh ra cái kia, tức là không phải Tượng sinh ra Số mà cũng không phải số sinh ra Tượng, về mặt nguyên lý. Tượng là nghi biểu của ADNH và Số cũng là nghi biểu của ADNH. Cùng qui về ADNH, cho nên gọi nó là Đồng nhất cũng đúng mà gọi nó là Gián tiếp cũng đúng.

Ví dụ Đồng nhất: Tượng Càn và Số 9 tương ứng với nhau vì nó cùng có tính chất xác định là Thái Dương Kim của Âm dương Ngũ hành.

Ví dụ Gián tiếp: Tượng Càn có tính chất xác định là Thái Dương Kim, Số 9 có tính chất xác định là Thái Dưong Kim, vậy Tượng Càn và Số 9 quan hệ gián tiếp ví như hai cái cột đứng song song làm trụ một vị trí trong ADNH.

Dùng từ Ghép là Sai. Mà Sai là Sai, chứ sao lại vụng chèo, muốn chống lại cũng vụng nốt. Trình bày thuyết của ai sơ sài là một việc hoàn toàn khác với cái gọi là dùng từ Sai. Muốn "triết" cái gi thì chiết. Nhưng Hà đồ thì không thể ghép với Tiên thiên hay Hậu thiên được. Bởi Tiên thiên vốn nó đã có Hà đồ rồi, nhét thêm nữa, thì nó nằm vào đâu ?. Hậu thiên cũng vậy, vốn đã có Lạc thư rồi, nhét thêm một cái nữa thử xem, nó ở chỗ nào ?.

Sai là Sai thì Đúng cũng là Đúng, nếu chú dùng được cả hai thì mới có thể chế biến trong lời văn đối thoại. Nếu chú dám khẳng định và cộng nhận cái này cái kia của người đối thoại là Đúng thì chú có đủ quyền để bảo rằng Sai là Sai. Cài gì Đúng thì chú không nêu ra, nhưng lại nếu ra cái Sai của người đối thoại. Mà lại oái oăm là...mà thôi. Cái ý này của chú thì cháu đã đối thoại ở đoạn trên rồi, đại khái là chú đã vô tình thấm được cái đúng của cháu và dùng nó tại thời điểm này. Nếu không như vậy thì kiến giải của chú đang có vấn đề. (Ý này chắc là sẽ phải đối thoại tiếp đây, để xem)

Khá khen cho thái độ nhã nhặn. Nhưng lại thể hiện văn phong như thế này, thì người đọc thấy ngay cái Giọng ...Cùn.

Chú Cùn thì có, thật đấy, cho nên cháu cũng có ý phóng túng thì đâu có gì là vô lễ. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh mà lị.

Thế là cháu đã đối thoại với chú đúng với những gì chú mong đợi nhé, thậm chí vựơt lên ngoài sự mong đợi, :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bên đó á, cháu không dám phóng túng với chú là vì cháu mượn nick của một người bạn. Vì giữ tiếng tăm cho họ mà cháu không xả hết ý đối với ngôn từ của chú khi đối thoại. Thật thế đấy ạ.

Nhưng ngồi quán cà phê, nói xấu chơi cho có chuyện, mà lại bàn qua về các ý khẳng định nọ kia của chú Vuivui thì có ối cái để bàn. Tuy cách nói đó tạo cho chú sự thoải mái khi dao chơi trên diễn đàn, nhưng nó cũng có tác dụng phụ tiêu cực trở lại ngược với chú đó ạ.

Biết được cách bỏ lời giữ ý cũng là hay rồi, còn ứng dụng nó nữa cho nhớ cũng tốt, phải không chú. Còn chú nói là lạm dụng thì cũng chưa phải là cách đánh giá chính xác đâu ạ.

Lại có chuyện để nói, đó cũng là cái cách tính con người chú.

Dùng từ không nên cứng nhắc, lại có một số từ chuyên dùng có khi lại không được dùng hết chức năng của nó trong từng cách nói. Cụ thể là từ Phổ thông và Phổ biến này, cháu thấy nó dùng được cho trường hợp này thì dùng thôi, mà rất chính xác nữa đó khi phân cấp. Kiến thức được phổ biến ở cấp nào thì nó là kiến thức phổ thông của cấp đó, cách hiểu và dùng từ như vậy, cháu thấy tốt, không phải là "nhùng nhằng" đâu ạ.

"Thái cực" thì có Vàng cực và Thau cực, Vàng cực lại có Vàng lại cũng có Thau, Thau cực là Thau nhưng cũng có Vàng, phải không chú. Hàn lâm cũng có người độn căn, Giang hồ cũng có người hiền. Giang hồ có sai sót này kia là lẽ đương nhiên nhưng Hàn lâm mà sai sót thì không phải là lẽ đương nhiên. Cái gọi là "không phải là lẽ đương nhiên" trong giới Hàn lâm về lý học cũng rất dễ chỉ ra đó ạ.

Có chú không hiểu thì có, nhưng dù sao thì ý trong câu nói đó cần giải thích. Nhưng mà khi đọc bài của cháu bên kia, có thể đến giờ chú đã thấm mà vô tình dùng lại của cháu đấy. Cháu đã khẳng định là: "nạp bát quái vào Hà đồ thì có được hình Tiên thiên, nạp bát quái vào Lạc thư thì có được hình Hậu thiên, và nạp theo tính chất ADNH tương ứng".

Đồng nhất là ? Gián tiếp là gì ? Cháu chỉ ra cho chú hay, đó là cách biết được ý nên lời dùng không sợ sai, nếu ai thắc mắc thì lại tha hồ mà giải thích:

Thực tại của Tượng và Số là Âm dương Ngũ hành. Tượng và Số không phải là cái này sinh ra cái kia, tức là không phải Tượng sinh ra Số mà cũng không phải số sinh ra Tượng, về mặt nguyên lý. Tượng là nghi biểu của ADNH và Số cũng là nghi biểu của ADNH. Cùng qui về ADNH, cho nên gọi nó là Đồng nhất cũng đúng mà gọi nó là Gián tiếp cũng đúng.

Ví dụ Đồng nhất: Tượng Càn và Số 9 tương ứng với nhau vì nó cùng có tính chất xác định là Thái Dương Kim của Âm dương Ngũ hành.

Ví dụ Gián tiếp: Tượng Càn có tính chất xác định là Thái Dương Kim, Số 9 có tính chất xác định là Thái Dưong Kim, vậy Tượng Càn và Số 9 quan hệ gián tiếp ví như hai cái cột đứng song song làm trụ một vị trí trong ADNH.

Sai là Sai thì Đúng cũng là Đúng, nếu chú dùng được cả hai thì mới có thể chế biến trong lời văn đối thoại. Nếu chú dám khẳng định và cộng nhận cái này cái kia của người đối thoại là Đúng thì chú có đủ quyền để bảo rằng Sai là Sai. Cài gì Đúng thì chú không nêu ra, nhưng lại nếu ra cái Sai của người đối thoại. Mà lại oái oăm là...mà thôi. Cái ý này của chú thì cháu đã đối thoại ở đoạn trên rồi, đại khái là chú đã vô tình thấm được cái đúng của cháu và dùng nó tại thời điểm này. Nếu không như vậy thì kiến giải của chú đang có vấn đề. (Ý này chắc là sẽ phải đối thoại tiếp đây, để xem)

Chú Cùn thì có, thật đấy, cho nên cháu cũng có ý phóng túng thì đâu có gì là vô lễ. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh mà lị.

Thế là cháu đã đối thoại với chú đúng với những gì chú mong đợi nhé, thậm chí vựơt lên ngoài sự mong đợi, :wacko:

Lý sự Cùn !.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý sự Cùn !.

Đối thoại này, Rubi viết dài dài rồi lại xoá và để lại tin tức thế thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Là hậu bối, chỉ mới lẫm chẫm bước những bước đầu tiên vào lãnh vực này, cũng chẳng rõ ân oán của các bác nhưng xin có nhời thế này.

Từ xưa đến nay tất cả lý luận học thuyết của phương đông nói chung đều nổi tiếng khó hiểu và nước đôi,tức là người hiểu thế này cũng đúng mà hiểu thế khác cũng xong. Xem các nhân vật kiếm hiệp tranh luận với nhau thì thôi rồi, thấy ai cũng có lý, ai cũng đúng cả. Viêc này là hệ quả tất yếu của lối nói chuyện hay truyền đạt kiến thức úp úp mở mở theo kiểu " thánh nhân không nói nhiều", đã là thánh nhân thì nói chuyện phải ý tại ngôn ngoại, ý nghĩa rộng rải cao xa, ẩn tàng muôn ý nghìn lời.

Khác hẳn với kiến thức phương Tây, 1 là 1 mà 2 thì là 2, ai đọc cũng có cảm giác chắc chắn và yên tâm, kiến thức phuơng Đông hôm nay đọc hiểu thế này, ngày mai đọc lại có thể lại thấm ra ý khác, hôm nay 1 là 1, biết đâu ngày mai 1 lại là 1,5. Có người nói, thế mới là phương Đông huyền bí, huyền bí cái chi không biết việc tai hại trước mắt là hàng loạt những cái hiểu nhầm, chua sai ý của phàm nhân cổ đại, thánh nhân cổ đại...tất cả cũng do thánh nhân nói ít quá, hậu nhân hiểu thế nào cũng đúng. Một câu " Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi" thôi đã gây nên hiểu lầm cả 5000 năm ( nếu cụ TS phát kiến đúng). Nay nếu đã quán xét dưới tiêu chí khoa học hiện đại, bước đầu hòa nhập và chinh phục luận lý phương Tây thì nên nói huỵnh toẹt, rõ ràng và chân phương, nói theo kiểu phải "diện bích 3 năm" mới hiểu mà chưa chắc hiểu đúng thì đến bao giờ mới phát huy quang đại lý học phương Đông.

Những câu kết theo kiểu thống kê, không mập mờ, không đánh đố người đọc như " không hề thấy dòng chữ nào", " hoàn toàn không được nhắc đến "...v..v..rất hay và ấn tượng cho thấy sự chắc chắn và bao quát của nhà nghiên cứu. Viết như thế thì những hậu bối đi sau rất lấy làm cảm kích mà học tập, tiếp thu. :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin chào các Anh các Chị trên dĩên đàn

Hà Uyên chào Rubi

Xin chân thành cảm ơn những ý kiến nhận xét của các Anh Chi và Rubi về Hà Uyên. Cách thức tiếp cận đối với những kiến thức Người xưa đã để lại, tạo nên cái nội tại trong Hà Uyên rất đam mê, nhưng cũng rất trăn trở. Để tìm cho chính bản thân một khuôn khổ tư duy, phương pháp nhận thức, thì Hà Uyên còn nhiều lúng túng.

Hà Uyên xin trân thành cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên chào Rubi

Rubi viết:"nick Hà Uyên : lạc thu gép với tiên thiên bát quái"

Hà Uyên đã đọc lại những bài viết của mình trên diễn đàn với một thái độ ngiêm túc.

Khi tìm hiểu về phương pháp tư duy của Thiệu Ung, nguyên lý Động - Tĩnh đã được Thiệu Ung từ Hậu Thiên truy ngược lại Tiên thiên, đó là một đóng góp lớn, mà Hà Uyên tất tôn trọng. Khi Ngoại quái tĩnh và khi Nội quái tĩnh, Thiệu Ung đã chỉ ra những quy định để hình thành một học thuyết của mình, mà sáng tạo ra HOÀNG CỰC KINH THẾ, MAI HOA DỊCH SỐ.

Hà Uyên vẫn còn rất nhiều thắc mắc về khái niệm:"trị số thực dụng", và "số thứ tự". Hà Uyên tạm thời đành phải trả lời với chính bản thân mình: "trị số thực dụng" ví như cùng học một lợp phổ thông, có cùng một năm sinh, nhưng khác nhau về Tháng-Ngày-Giờ. Còn "số thứ tự" ví như lớp học lái xe, các Học viên trong lớp học lái xe lại có Năm sinh khác nhau, không cùng một gốc để xét về "thời".

Vậy thì, khi nào thì áp dụng "trị số thực", và khi nào thì áp dụng "số thứ tự". ?

Một lần nữa, xin cảm ơn Rubi đã dành thời gian cho Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên chào Rubi

Rubi viết:"nick Hà Uyên : lạc thu gép với tiên thiên bát quái"

Hà Uyên đã đọc lại những bài viết của mình trên diễn đàn với một thái độ ngiêm túc.

Khi tìm hiểu về phương pháp tư duy của Thiệu Ung, nguyên lý Động - Tĩnh đã được Thiệu Ung từ Hậu Thiên truy ngược lại Tiên thiên, đó là một đóng góp lớn, mà Hà Uyên tất tôn trọng. Khi Ngoại quái tĩnh và khi Nội quái tĩnh, Thiệu Ung đã chỉ ra những quy định để hình thành một học thuyết của mình, mà sáng tạo ra HOÀNG CỰC KINH THẾ, MAI HOA DỊCH SỐ.

Hà Uyên vẫn còn rất nhiều thắc mắc về khái niệm:"trị số thực dụng", và "số thứ tự". Hà Uyên tạm thời đành phải trả lời với chính bản thân mình: "trị số thực dụng" ví như cùng học một lợp phổ thông, có cùng một năm sinh, nhưng khác nhau về Tháng-Ngày-Giờ. Còn "số thứ tự" ví như lớp học lái xe, các Học viên trong lớp học lái xe lại có Năm sinh khác nhau, không cùng một gốc để xét về "thời".

Vậy thì, khi nào thì áp dụng "trị số thực", và khi nào thì áp dụng "số thứ tự". ?

Một lần nữa, xin cảm ơn Rubi đã dành thời gian cho Hà Uyên.

Rubi chào anh Hà Uyên.

Nhân đây, Rubi tìm ra Thiệu Ung là Thiệu Khang Tiết, trong khi đang tìm thì nhìn thấy cái Bát quái Tiên thiên, loại Bát quái đang được phổ biến với nội dung: Càn Nam, Khôn Bắc, Ly Đông, Khảm Tây. Hóa ra đó cũng là kiến thức phổ biến, nếu như thế thì có thể thấy cái lý ở chỗ này có thể là Bát quái Tiên thiên ghép vào hình Lạc Thư.

Phải chăng anh Hà Uyên đã căn cứ vào đó rồi nạp số thực dụng cho 64 quái ? Cái cách nạp số này là do anh tạo ra hay là do Thiệu Ung làm trước rồi, xin hỏi ?

Lại muốn hỏi anh một ý, "Hậu thiên truy ngược lại Tiên thiên" đại khái là như thế nào ? Hậu Thiên nhắc đến là Bát quái Hậu thiên của Văn vương ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi chào anh Hà Uyên.

Nhân đây, Rubi tìm ra Thiệu Ung là Thiệu Khang Tiết, trong khi đang tìm thì nhìn thấy cái Bát quái Tiên thiên, loại Bát quái đang được phổ biến với nội dung: Càn Nam, Khôn Bắc, Ly Đông, Khảm Tây. Hóa ra đó cũng là kiến thức phổ biến, nếu như thế thì có thể thấy cái lý ở chỗ này có thể là Bát quái Tiên thiên ghép vào hình Lạc Thư.

Phải chăng anh Hà Uyên đã căn cứ vào đó rồi nạp số thực dụng cho 64 quái ? Cái cách nạp số này là do anh tạo ra hay là do Thiệu Ung làm trước rồi, xin hỏi ?

Lại muốn hỏi anh một ý, "Hậu thiên truy ngược lại Tiên thiên" đại khái là như thế nào ? Hậu Thiên nhắc đến là Bát quái Hậu thiên của Văn vương ?

Anh Hà Uyên, đoạn đối thoại này, Rubi hơi nhầm phần chữ nghiêng, vậy xin bỏ qua đoạn đó và Rubi hỏi anh mấy câu ở dưới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các đọc giả, theo tiêu đề của chủ đề, nội dung đoạn viết dươi đây cũng không sát cho lắm.

Tuy không phải là một phát kiến mới của học giả nào đó, nhưng cũng thấy rằng, có các học giả sử dụng lý thuyết về nhất âm sinh, nhất dương sinh. Lý thuyết này chắc là vẫn có từ trước tới nay, nhưng Rubi cảm thấy một điểm vô lý của nó, và vì cũng chưa nghiên cứu kỹ lắm mà đã nói tới, nên các đọc giả xem xong nếu có ý kiến bàn luận gì thì xin tự nhiên.

Đại khái cái lý thuyết nhất âm sinh nhất dương sinh, về hình thức, tức là trong 64 quẻ, có 12 quẻ lấy ra để ứng với con số 12 của 12 giờ trong ngày hay 12 tháng trong năm. Tất nhiên là khi đã có 12 quẻ như vậy, rồi dựa trên hình thức mỗi quẻ thì người ta có thể luận giải với nội dung nhất định để nói lên ý nghĩa của mỗi phần tử trong nhóm 12 kia, vấn đề giải thích mỗi quẻ thì không cần bàn tới mà vấn đề là xem xem cách nạp 12 quẻ vào 12 giờ hoặc 12 tháng có đúng hay không. Hay vấn đề cụ thể hơn, hãy xem xem hình thức đặc biệt của 12 quẻ có điểm nào vô lý hay không.

Hình thức đặc biệt của nhóm 12 quẻ để cố thủ lý thuyết nhất âm sinh nhất dương sinh có một điểm rất vô lý, và cái sự vô lý đó giống hệt một ví dụ tượng ứng sau đây.

Posted Image

Ở trên là hình Bát quái tiên thiên, nếu bỏ đi hai quái là quái khảm va quái li (ly) thì kết quả sẽ còn lại 6 quái thứ tự. Thứ tự vòng tròn của nhóm 6 quái trên có một hình thức đồng dạng với hình thức của 12 quẻ của vấn đề. Nếu nhóm 6 quái này có thể xây dựng một đoạn lý thuyết nào đó thì thật là một điều lạ lùng, và người ta sẽ đặt vấn đề là: ý nghĩa của nó là gì khi mà người ta đã hiểu về Bát quái...

Tạm thời có thể thấy, nhóm 6 quái tuy có hình thức đặc biệt nhưng nó chẳng thể là căn bản cho một đoạn lý thuyết nào đó, ví dụ như lý thuyết nhất âm sinh nhất dương sinh. 6 quái như vậy, không thể là căn bản cho lý thuyết nhất âm sinh nhất dương sinh thì 12 quẻ cũng không được đặt ra để tượng trưng cho lý thuyết này.

Từ nhược điểm của nhóm 6 quái là: "nó không có hai quái khảm và ly" thì thật dễ thấy được nhược điểm của nhóm 12 quẻ cũng như vây, là một sự liên tiếp về hình thức nhưng lại không có khảm và ly. Do vậy, khó có thể nhóm 12 quẻ lại đúng với cái lý nhất âm sinh nhất dương sinh.

Tốn Khảm Cấn Khôn là một sự liên tiếp có ý nghĩa, còn Tốn Cấn Khôn là một sự không phải liên tiếp nào cả nhưng về hình thức nó lại là liên tiếp, từ đó mà thấy rằng người ta đã ngộ nhận hình thức của 12 quẻ kia là một lý thuyết, rồi phát triển nó thành căn bản lý thuyết nhất âm sinh nhất dương sinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites