Posted 23 Tháng 9, 2008 Thái CựcLưỡng NghiTứ TượngBát Quái Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2008 Hà Đồ-Bát Quái Tiên Thiên (Rubi)-12 đường Kinh-Tý Ngọ Lưu Chú (giờ các huyệt mở thứ tự trên 12 đường Kinh theo nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành Tương Sinh). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2008 Hình Bát Quái Tiên Thiên Rubi Ngoài lề:Hồm rồi Rubi dạo mấy hiệu sách ở Tràng Tiền và các hiệu sách quanh Hà Nội, thấy có khoảng gần 10 đầu sách về Đông Y và Tượng Số có bìa được thiết kế với những hình ảnh do Rubi thiết kế và đăng trên các diễn đàn cũng như blog. Chắc các vị chuyên thiết kế bìa sách đã tìm những hình ảnh của Rubi qua mạng và đã sử dụng để cho vào bìa sách. Ví dụ như các hình Tiên Thiên Bát Quái ở trên, hình Trung Thiên Bát Quái nạp vào Hà Đồ, hình Tứ Tượng. Cụ thể là cuốn Lý Thuyết Tượng Số của Giám Đốc Bệnh Viện 19-8 Hoàng Tuấn đã lấy hình Tiên Thiên Bát Quái ở trên làm hình bìa do nhà sách Minh Lâm thiết kế. Vô tình thế nào, ngay hôm biết được chuyện này thì Rubi cũng dạo bộ qua nhà sách Minh Lâm gần đường Lê Duẩn. Trong sách ghi là NS MinhLam, Rubi xem cứ nghĩ là nghệ sỹ Minh Lam, nhưng khi vô tình nhìn thấy nhà sách Minh Lâm thì Rubi mới ngộ ra nội dung thông tin về tác giả thiết kế bìa sách.Hình Trung Thiên Bát Quái nạp vào Hà Đồ in trên sách Tử Bình Nhấp Môn của Nguyễn Ngọc Hải thì chữ ký điện tử trên tài liệu ảnh gốc cũng bị xóa đi để làm hình ảnh chủ đạo minh hoạ.Vấn đề như vậy có một yếu tố là nội dung của hình ảnh ngoài bìa và nội dung trong sách hoàn toàn chẳng ăn nhập gì với nhau mà người ta hay gọi là "râu ông nọ cắm cằm bà kia" :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2008 Lại đạo chích! Ghét thiệt! Nếu họ cần, ít ra họ phải hỏi ý kiến tác giả chứ. Anh Rubi viết bài hay, hình ảnh đẹp quá! Tiếp đi anh! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2008 Lại đạo chích! Ghét thiệt! Nếu họ cần, ít ra họ phải hỏi ý kiến tác giả chứ. Anh Rubi viết bài hay, hình ảnh đẹp quá! Tiếp đi anh! Hello :D Tuy là thế nhưng cũng không sao đâu. Quả thật Rubi thấy nhiều sách về Dịch Học rất hiếm quyển có thiết kế chất lượng. Nhưng mà để có những hình ảnh có nội dung mang tính chính xác và thẩm mỹ thì cũng phải có chuyên môn sâu và đa dạng một chút. Nhưng khi đã thiết kế được đẹp rồi thì họ lại chẳng làm vị trí thiết kế nữa, thường là thế. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 12, 2008 Bát Quái Tiên Thiên RubiHôm qua Rubi mới xác định lại về ký hiệu chấm Âm Dương cho nên cũng chỉnh lý lại về hình vẽ, thông báo thông báo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 2, 2009 Viên đồ: Tiên Thiên Bát Quái Rubi-Âm dương Ngũ hành trưởng tiêu Viên đồ: Dương trưởng Dương tiêu Tiên thiênViên đồ: Âm trưởng Âm tiêu Tiên thiên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 2, 2009 ... Hãy ghi nhớ những luật sau đây. Lưỡng nghi gồm có (1) Âm cực dương sinh Quẻ Khôn đổi sang quẻ Chấn Tượng trưng cho mùa Đông đổi sang mùa Xuân Quẻ Hưu sang quẻ Sinh (2) Dương cực âm sinh Quẻ Càn đổi sang quẻ Tốn Tượng trưng cho mùa Hạ đổi sang mùa Thu Quẻ Cảnh sang quẻ Tử Sau khi Rubi suy nghĩ lại 2 luật âm dương nầy thì những luật ngũ hành sẽ rơi đâu vào đó Thôi thì cứ đi thẳng vào vấn đề. Rubi thấy có nhiều điểm sai trong nội dung này của anh Daohoa. Thứ nhất nói đến Lưỡng nghi như vậy là không đúng, bởi vì Rubi thấy Lưỡng nghi là Âm dương Thổ. Thứ hai là vấn đề về Quẻ ứng với thời tiết bốn mùa như anh Daohoa thấy cũng không đúng, theo Rubi, trong 'Bát quái Tiên thiên Rubi' thì vấn đề nó như thế này: Âm cực thì Dương sinh là Dịch lý của quái Khôn rồi đến quái Chấn, và là tượng cho mùa Xuân chuyển sang mùa Hạ. Dương cực thì Âm sinh là Dịch lý của quái Càn rồi đến quái Tốn, và là tượng cho mùa Thu chuyển sang mùa Đông. Và lại, nói rằng 'Âm cực dương sinh tượng trưng cho mùa Đông đổi sang mùa Xuân' thì nghĩa là hành Thủy là Thái âm (âm cực), hành Mộc là Thiếu dương (dương bắt đầu sinh). Tương tự nói rằng 'Dương cực âm sinh tượng trưng cho mùa Hạ đổi sang mùa Thu' thì nghĩa là hành Hỏa là Thái dương (Dương cực), hành Kim là Thiếu âm (âm bắt đầu sinh). Tư tưởng như vậy cúng có nét khái quát là Mộc và Hỏa là Dương, Kim và Thủy là Âm. Rubi thấy như vậy là sai, mặc dù cái sai này nó là cái được cho là đúng và đang được phổ biến. Vì sao lại sai ? Sai ở điểm nào ? Hành Thủy ứng với Thái âm là sai, hành Mộc ứng với Thiếu dương là sai, hành Hỏa ứng với Thái dương là sai, hành Kim ứng với Thiếu dương là sai. Điều này cũng có nghĩa là hành Mộc hợp với hành Hỏa thành Cực dương là sai, hành Kim hợp với hành Thủy thành Cực âm là sai. Sở dĩ như vậy là sai vì căn cứ trên vấn đề căn bản, tức là, Ngũ hành Âm dương là điều kiện cho sự sống. Hay nói một cách rõ hơn, năm Hành trong Ngũ hành phải được điều chỉnh thật hợp lý thì mới có thể xuất hiện sự sống. Sự sống với nghĩa là sự sống của Trái đất so với vô số các hành tinh. Thế nào là điều chỉnh Ngũ hành hợp lý ? Trước khi thấy thế nào là hợp lý thì phải biết khái niệm điều chỉnh ngũ hành, điều chỉnh với nghĩa tương tự như là điều chỉnh độ lớn nhỏ của một ngọn đèn dầu. Tức là: -Hành Thủy là Âm tính, chỉnh cho nó lớn hơn cả trong Ngũ hành thì nó là Thái cực Thuỷ, chỉnh cho nó nhỏ hơn thế một nấc thì nó là Thái âm Thuỷ, chỉnh cho nó nhỏ thêm nấc nữa thì nó là Thiếu âm Thuỷ. -Hành Hỏa là Dương tính, chỉnh cho nó lớn hơn cả trong Ngũ hành thì nó là Thái cực Hỏa, chỉnh cho nó nhỏ hơn thế một nấc thì nó là Thái dương Hoả, chỉnh cho nó nhỏ thêm nấc nữa thì nó là Thiếu dương Hoả. Đối với hai hành tiếp theo, sử dụng giả thiết Mộc là Âm tính, Kim là Dương tính thì có thể suy luận tương tự: -Hành Mộc là Âm tính, chỉnh cho nó lớn hơn cả trong Ngũ hành thì nó là Thái cực Mộc, chỉnh cho nó nhỏ hơn thế một nấc thì nó là Thái âm Mộc, chỉnh cho nó nhỏ thêm nấc nữa thì nó là Thiếu âm Mộc. -Hành Kim là Dương tính, chỉnh cho nó lớn hơn cả trong Ngũ hành thì nó là Thái cực Kim, chỉnh cho nó nhỏ hơn thế một nấc thì nó là Thái dương Kim, chỉnh cho nó nhỏ thêm nấc nữa thì nó là Thiếu dương Kim. Đối với hành Thổ cũng lại như thế: với giả thuyết hành Thổ thuộc Âm tính. -Hành Thổ là Âm tính, chỉnh cho nó lớn hơn cả trong Ngũ hành thì nó là Thái cực Thổ, chỉnh cho nó nhỏ hơn thế một nấc thì nó là Thái âm Thổ, chỉnh cho nó nhỏ thêm nấc nữa thì nó là Thiếu âm Thổ. Lại có thể sử dụng một nét nghĩa trong Ngũ hành, tức là trong Ngũ hành, hành nào đang mạnh nhất thì hành đó được coi là chủ thể của Ngũ hành, khi nó là chủ thể thì nó được xác định là Trung cực trong Ngũ hành, Trung cực là đối với Âm dương cực. Như vậy, trường hợp ví dụ như hành Thủy là Âm tính, mà nó đang mạnh nhất trong Ngũ hành thì nó lại là Trung tính, tương tự, các hành khác trong Ngũ hành cũng lần lượt được ví dụ. Ngũ hành là Đạo Tôn Ti cho nên không thể cả năm hành đều bằng vai phải lứa với nhau, thậm chí không được có hai hành bất kỳ bằng vai với nhau. Nên có thể hiểu một nét nghĩa của Ngũ hành là Tôn ti năm bậc thứ tự. (Dịch là Ngũ hành vậy Dịch là 'lý tôn ti'). Đó là nói đến vấn đề điều chỉnh Ngũ hành, hay là mức độ dao động của mỗi hành trong Ngũ hành, hoặc có thể hiểu rằng mỗi hành trong Ngũ hành đều được lần lượt lên ngôi Thái cực. Điều chỉnh Ngũ hành hợp lý thì như thế nào đây, hợp lý làm sao, tôn ti thế nào để có thể xuất hiện sự sống? Tất nhiên, có thể giả thuyết như sau: Hành Thổ là Thái cực. Hành Kim là Thái. Hành Mộc là Thái. Hành Hỏa là Thiếu. Hành Thủy là Thiếu. Và: Hành Thổ là Trung tính. Hành Thủy và hành Mộc là Âm tính. Hành Hỏa và Hành Kim là Dương tính. (Với khái niềm điều chỉnh thì bất cứ hành nào cũng có thể là Âm dương, ví dụ như Hành kim khi cứng chắc thì là dương tính, khi nóng chảy thì là Âm tính. Đến đây lại thấy Âm dương là cương nhu. Dịch là Âm dương vậy Dịch là đạo cương nhu. Dịch là Ngũ hành Âm dương nên Dịch là Tôn ti, Cương nhu.) Như vậy thì có thế giải thích một số vấn đề về điều kiện của Ngũ hành để có được sự sống, từ đó mà xác định sự Tôn ti và Cương nhu cho mỗi hành. -Hành Thủy mà cực thịnh thì nước bao phủ toàn bộ bề ngoài hoặc băng bao phủ toàn bộ hành tinh nên không thể có sự sống. Cho nên hành Thủy mà ở vị trí Thái cực hoặc Thái âm thì không có sự sống. Thậm chí có thể suy ra Băng là Thái dương Thuỷ. Đó là hành Thủy ở vị trí vừa Tôn lại vừa Cương, trái lại, nếu hành Thủy ở vị trí vừa Ti lại vừa nhu thì đó là điều kiện cho sự sống, nước trôi chảy và có sông ngòi, ấy là sự vận hành xuất hiện. -Hành Hỏa mà cực thịnh thì lửa bao phủ toàn bộ trong ngoài, nước thì bốc hơi hết, kim thì hóa lỏng hết, như vậy thì không thể có sự sống. Đó là hành Hỏa ở vị trí vừa Tôn là vừa Cương (cực thịnh). Cho nên hành Hỏa mà ơ rvị trí Thái cực, Thái dương thì không thể xuất hiện sự sống. Trái lại nếu hành Hỏa ở vị trí Thiếu dương là điều kiện cần để có sự vận động vừa đủ. -Hành Mộc là lớp dưỡng chất, nếu nó cực thịnh đến vị trí Thái cực vượt lên trên hành Kim thì nó không có chỗ bám cũng như khó có thể tồn tại lâu dài vì không đủ nước. Ngược lại, nếu hành Mộc quá suy đến vị trí Thiếu âm thì nó không thể trồi lên trên hành Thủy được, bị ngập trong nước thì không thể phát triển sinh sôi được. Cho nên hành Mộc phải thắng hành Thủy ở mức độ liền kề để xuất hiện lãnh thổ với lớp dưỡng chất là điều kiện cho thực vật động vất sinh tồn. Như vậy thì hành Mộc được xác định là Thái âm thì phù hợp nhất. -Hành Kim là lớp nền móng cho mọi thứ, nhưng nếu nó cực thịnh thì nó bao phủ toàn bộ bề mặt nên nó lại là nhà tù của mọi thứ. Ngược lại, nếu hành Kim cực suy thì mọi thứ không có chỗ bám. Cho nên hành Kim phải ở vị trí là Thái dương, ẩn ở bên trong làm nền móng cho các hành khác. -Hành Thổ... Kết luận...bài viết cảm hứng này có vẻ tốt cho sự luận bàn về phong thuỷ :lol: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2009 Viên đồ Tứ vượng mộ của khí Dương trong Bát quái Tiên thiên-RubiViên đồ Tứ vượng mộ của khí Âm trong Bát quái Tiên thiên-RubiViên đồ khí Âm dương tiêu trưởng thăng giáng trong Bát quái Tiên thiên-Rubi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2009 Cập nhật Bát quái Thiên thiên Rubi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 2, 2009 Tiên thiên Bát quái Hồng đức Bát quái này, Rubi đồ họa hiện thiếu một chi tiết, đó là điểm quá độ. Quá độ là giai đoạn, nhưng sao lại nói là điểm quá độ ?Các giai đoạn quá độ từ ngày sang đêm, từ đêm sang ngày tưởng như bình thường như khái niệm quá độ, quá lắm muốn xác định điểm quả độ thì cứ tìm cái điểm chính giữa của giai đoạn đó. Nhưng trong Tiên thiên Bát quái Hồng đức, khi được hình tượng như vậy đó là dựa trên Định luật Bảo toàn Tổng lượng tuyệt đối hai khí Âm dương, thì Rubi thấy trong giai đoạn quá độ trên Bát quái, điểm quá độ được biểu lộ với các yếu tố của nó, tức là nó cần được xác định và đưa ra có nội dung cụ thể.-Trong giai đoạn quá độ từ Âm cực sang Dương cực, từc là từ Quái khôn chuyển sang Quái chấn, có một điểm được gọi là điểm quá độ thứ nhất, điểm này là danh giới đột biến từ Âm thành Dương với bước nhấy của Bẩy phần Âm sang còn Ba phần Âm và Bốn phần Dương.-Trong giai đoạn quá độ từ Dương cực sang Âm cực, từc là từ Quái càn chuyển sang Quái tốn, có một điểm được gọi là điểm quá độ thứ hai, điểm này là danh giới đột biến từ Dương thành Âm với bước nhấy của Bẩy phần Dương sang còn Ba phần Dương và Bốn phần Âm.Sự chuyển biến liên tiếp về thời gian nhưng lại không tuần tự như bình thường là yếu tố của điểm quá độ trong giai đoạn quá độ. Nối hai điểm quá độ với nhau thì xác định được Trục quá độ, mà thường gọi là Trục Âm dương.(160) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 2, 2009 Thiên Huy rất thích những hình anh Rubi đưa lên. Tuy nhiên, mong anh chú thích rõ hơn chi tiết hình ảnh bằng lời. Nếu được, mong anh có thể giành chút thời gian ghi thêm phần giải nghĩa hình ảnh để người xem nắm bắt nhanh hơn => đẩy nhanh tốc độ học thuật của những thành viên quan tâm. Chân thành cám ơn anh! Chúc anh sức khỏe, thành công ! :lol: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2009 Thiên Huy rất thích những hình anh Rubi đưa lên. Tuy nhiên, mong anh chú thích rõ hơn chi tiết hình ảnh bằng lời. Nếu được, mong anh có thể giành chút thời gian ghi thêm phần giải nghĩa hình ảnh để người xem nắm bắt nhanh hơn => đẩy nhanh tốc độ học thuật của những thành viên quan tâm. Chân thành cám ơn anh! Chúc anh sức khỏe, thành công ! :lol: Cái vấn đề học thuật riêng của LHDP có người nói với Rubi là, đa phần là tự học theo sự hiếu học nên thành tựu ứng dụng. Nhưng Rubi tự giới hạn thời gian dành cho môn này, có những cái khi phát hiện ra rồi thì rất đơn gian, nhưng để hoàn thiện sắc bén thì không thể hấp tấp, nó phải phục hồi dần dần. Chình vì vậy, để viết lời cho những hình ảnh minh họa rồi công bố rộng rãi thì cũng phải có yếu tố thời thế nhất định. Chính vì thật thế, cho nên, tuy là hình ảnh có vẻ nhiều hơn nội dung chữ viết mà nó đạt được sự cải tiến và ngày càng chính xác. Nếu mà hấp tấp viết bài rồi đăng lên, Rubi đã đăng rất nhiều và dài dòng, nhưng đảm bảo làm theo cách này thì viết nhiều mà không giá trị. Tốt nhất là cứ lai rai nghiên cứu từng vấn đề liên quan gần nhất để đảm bảo chất lượng ở mức độ khá nhất. Cảm ơn lời chúc của anh Thiên Huy, hy vọng sẽ thành công ở một khuôn khổ hợp lý có giới hạn nào đó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 3, 2009 Rubi rong ruổi trên một số diễn đàn lý số, khi đăng các nội dung do Rubi phát kiến về lý học, thường xuyên gặp những điều phản biện có tính chất xúc tác, chưa biết lợi hại thế nào, thôi thì miễn bàn, nhưng một vài lần có hai ba thành viên thắc mắc rằng :"tại sao phát kiến rồi, lại cứ bắt chước lấy tên cũ để đặt cho nội dung mới", chẳng hạn như: "Bát quái Tiên thiên Phục Hi, và Bát quái Hậu thiên Văn Vương...tại sao lại vẫn ghi là Bát quái Tiên thiên và Bát quái Hậu thiên...sao không đặt khác đi..." và gần đây nhất, có hội viên (ở diễn đàn khác) cho rằng như thế là "lố bịch". Chính vì vậy cho nên, các phát kiến của Rubi sẽ có thêm bút danh "Hồng Đức". Còn đây là Hình tượng Ngũ hành Tương sinh Hồng Đức và Hình tượng Ngũ hành Tương khắc Hồng Đức: Hình tượng Ngũ hành Tương sinh Hồng Đức Hình tượng Ngũ hành Tương khắc Hồng Đức Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 3, 2009 Hình Hệ 64 quẻ Tiên thiên Hồng Đức Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2009 Hình 1: Hình tượng chung của Hệ 64 quẻ Tiên thiên-cách vẽ 1Hình vẽ này giống với hình tượng một con rồng cắn thân. Và, hai con đối xứng nhau. Đồng thời cách vẽ này cũng giống giông với hình Ngân Hà:Hình 1: Ngân Hà-Thiên Hà Hình 2: Hình tượng chung của Hệ 64 quẻ Tiên thiên-cách vẽ 2Hình vẽ này ngược với cách vẽ ở hình 1. Hình 1 lấy Tâm làm điểm tựa để xác định độ lớn của 64 cung, hình 2 lấy Chu Vi làm điểm tựa để xác đinh độ lớn Âm dương của mỗi cung trong 64 cung.Hình 3: Hình tượng chung của Hệ 64 quẻ Tiên thiên-cách vẽ 2Hình vẽ này là vùng tâm của cách vẽ thứ 2.Hình 4: Hình tượng chung của Hệ 64 quẻ Tiên thiên-cách vẽ 3Hình vẽ này được suy ra từ các hình vẽ trước và thêm một vài yếu tố lý luận.Các hình vẽ trước lấy chu vi hình tròn ứng với chu kỳ Ngũ hành tương sinh làm căn bản, rồi ý đó mà mô tả các giá trị Âm dương nên nó có dạng là một hình số tám đóng khung trong một hình tròn. Còn hình vẽ thứ 4 này, sắp đặt các giá trị Âm dương Tiên thiên liên tiếp theo một chu vi hình tròn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 3, 2009 Hình Bát Quái Tiên Thiên Rubi Ngoài lề: Hồm rồi Rubi dạo mấy hiệu sách ở Tràng Tiền và các hiệu sách quanh Hà Nội, thấy có khoảng gần 10 đầu sách về Đông Y và Tượng Số có bìa được thiết kế với những hình ảnh do Rubi thiết kế và đăng trên các diễn đàn cũng như blog. Chắc các vị chuyên thiết kế bìa sách đã tìm những hình ảnh của Rubi qua mạng và đã sử dụng để cho vào bìa sách. Ví dụ như các hình Tiên Thiên Bát Quái ở trên, hình Trung Thiên Bát Quái nạp vào Hà Đồ, hình Tứ Tượng. Cụ thể là cuốn Lý Thuyết Tượng Số của Giám Đốc Bệnh Viện 19-8 Hoàng Tuấn đã lấy hình Tiên Thiên Bát Quái ở trên làm hình bìa do nhà sách Minh Lâm thiết kế. Vô tình thế nào, ngay hôm biết được chuyện này thì Rubi cũng dạo bộ qua nhà sách Minh Lâm gần đường Lê Duẩn. Trong sách ghi là NS MinhLam, Rubi xem cứ nghĩ là nghệ sỹ Minh Lam, nhưng khi vô tình nhìn thấy nhà sách Minh Lâm thì Rubi mới ngộ ra nội dung thông tin về tác giả thiết kế bìa sách. Hình Trung Thiên Bát Quái nạp vào Hà Đồ in trên sách Tử Bình Nhấp Môn của Nguyễn Ngọc Hải thì chữ ký điện tử trên tài liệu ảnh gốc cũng bị xóa đi để làm hình ảnh chủ đạo minh hoạ. Vấn đề như vậy có một yếu tố là nội dung của hình ảnh ngoài bìa và nội dung trong sách hoàn toàn chẳng ăn nhập gì với nhau mà người ta hay gọi là "râu ông nọ cắm cằm bà kia" :rolleyes: Hôm qua Rubi mới xác định lại về ký hiệu chấm Âm Dương cho nên cũng chỉnh lý lại về hình vẽ, thông báo thông báo.Rubi cập nhật bản thiết kế mới.Hình tượng Lưỡng Nghi được thiết kế từ "siêu công thức đường lưỡng cực" (Hình Lưỡng Nghi này có vẻ có thần hơn, và có nội dung rất mạch lạc rõ ràng, mới phát kiến, đã đăng trong topic 'các cấu trúc...'). Bản 01042009 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2009 Hình 1: Hình tượng chung của Hệ 64 quẻ Tiên thiên-cách vẽ 1Hình vẽ này giống với hình tượng một con rồng cắn thân. Và, hai con đối xứng nhau. Đồng thời cách vẽ này cũng giống giông với hình Ngân Hà: Hình 1: Ngân Hà-Thiên Hà Hình 2: Hình tượng chung của Hệ 64 quẻ Tiên thiên-cách vẽ 2Hình vẽ này ngược với cách vẽ ở hình 1. Hình 1 lấy Tâm làm điểm tựa để xác định độ lớn của 64 cung, hình 2 lấy Chu Vi làm điểm tựa để xác đinh độ lớn Âm dương của mỗi cung trong 64 cung. Hình 3: Hình tượng chung của Hệ 64 quẻ Tiên thiên-cách vẽ 2Hình vẽ này là vùng tâm của cách vẽ thứ 2. Hình 4: Hình tượng chung của Hệ 64 quẻ Tiên thiên-cách vẽ 3Hình vẽ này được suy ra từ các hình vẽ trước và thêm một vài yếu tố lý luận.Các hình vẽ trước lấy chu vi hình tròn ứng với chu kỳ Ngũ hành tương sinh làm căn bản, rồi ý đó mà mô tả các giá trị Âm dương nên nó có dạng là một hình số tám đóng khung trong một hình tròn. Còn hình vẽ thứ 4 này, sắp đặt các giá trị Âm dương Tiên thiên liên tiếp theo một chu vi hình tròn. Thưa các học giả và các anh chị, tình hình tư tưởng trong bài viết trên cần một chút sự xác định rõ ràng hơn. Khi đang thực hiện các hình vẽ này, Rubi vẫn có tư tưởng khám phá hình tượng (biểu tượng) Lưỡng Nghi, nhưng lại (vô tình) sử dụng một hệ tọa độ (với hai trục là đường chu vi và đường kính) làm yếu tố trợ giúp để vẽ. Hình tượng thì thiên về tư tưởng Triết học (triết lý), hệ tọa độ thì thiên về tư tưởng Toán học. Tức là khi thực hiện các hình vẽ trên, Rubi vẫn nghiêng về triết lý, chưa quan trọng về toán học, do đó, lúc đó chỉ quan tâm đến hình thể và phân tích trên sự cảm nhận về hình thể. Nhưng có thể đường phân cực giữa các hình thể là một bài toàn có giả thuyết và kết luận về vấn đề Đường Phân Cực. Manh nha về một công thức đường phân cực, với hệ đối tượng là 2 (lưỡng nghi) thì chưa nghĩ rằng đây là một bài toàn, với hệ đối tượng là 4 (tứ tượng) cho đến hệ đối tượng là 8 (bát quái) thì cũng chưa nhận ra đây là một bài toán, nhưng với hệ đối tượng là 64 (Hệ 64 quẻ Tiên thiên) thì hình tượng cũng rõ ràng và lại được xây dựng trên một hệ toán học, cho nên có thể đặt vấn đề tư tưởng toán học trong đường phân cực. Với tư tưởng cụ thể hóa hình tượng bằng toán học thì thấy rằng, có một điều cần phân biệt giữa hình lưỡng cực và đường lưỡng cực. Do từ trước đến nay, chỉ thấy hình tượng được thể hiện là đối tượng chính, và cũng có nhiều các phát kiến của các học giả trong và ngoài nước về hình tượng, hầu như hoàn toàn không có một yếu tố toán học làm chính xác cho các hình tượng đó, mà chỉ dựa trên sự suy lý (do vậy đã có một số hình thực chất không có giá trị chân lý). Đó là vì không nhìn ra đối tượng chính của vấn đề là Đường chứ không phải là Hình. Khi đặt vấn đề, đối tượng chính là Đường thì tư tưởng sẽ thiên về Toán học. Với một lượng đơn vị nguyên liệu là 64 thì đủ để xây dựng nên bài toán đường lưỡng cực, giống như chương trình toán học cấp Phổ thông Trung học có các bài toán về Đường tròn, Đường (pa ra bôn), Đường (hi pe bôn). Tóm lại, vấn đề là, khi vẽ các hình vẽ trên, tư tưởng của tác giả vẫn bị ảnh hưởng về hình tượng, tuy có sử dụng toán học nhưng chưa nhìn ra vấn đề đường nét như vừa phân tích. Như vậy, để thấy sự khác biệt giữa nội dung đã phân tích kèm theo hình vẽ với nội dung các bài liên quan tới đường lưỡng cực. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2009 Hình Hệ 64 quẻ Tiên thiên Hồng Đức Hình Hệ 100 Số Tiên Thiên Hồng Đức Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2009 Hình Hệ 100 Số Tiên Thiên Hồng Đức Thưa các học giả và các anh chị, Rubi thấy, có lúc có người vẫn nói đến hào số bẩy (7). Nghe thì như không tưởng, nhưng đến đây, khi cần tương ứng với 100 số thì lại cần phải có mặt hào số bẩy, đó chính là hai hào Âm thổ và Dương thổ. Chi tiết hình vẽ sẽ còn tiếp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2009 Thưa các học giả và các anh chị, hình trên chỉ là một bằng chứng (theo Rubi) cho vấn đề tháng đầu của năm.Theo Rubi biết, lịch sử lý học cho vấn đề này có các mốc đã dùng là tháng Hợi, tháng Sửu, và tháng Dần. Mỗi tháng đều có thể tìm được những nguyên lý nhất định.... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 4, 2009 Ghi chú:Xuân Hạ Thu Đông là hiện tượng mang yếu tố góp phần cho một kết luận của triết lý. Nhưng có lẽ chỉ dưa vào quan sát bề ngoài thì cũng chỉ kết luận được bề ngoài.Với Nghi Biểu Ngũ Hành, thì mới thấy nó là Nguyên nhân của hiện tượng Sinh Trưởng Thâu Tàng. Sinh Trưởng Thâu Tàng là kết quả của sự tương tác Âm và Dương với nhau. Về mặt Nguyên nhân thì phải tách biệt Âm và Dương để lý luận, nếu không tách biệt được Âm và Dương thì không thể so sánh, nếu không so sánh thì không biết sự tương tác, không biết sự tương tác mà chỉ thấy kết quả của nó thì đúng là chỉ thấy được bề ngoài của Ngũ hành.Tại hành Thủy thì Âm sinhTại hành Mộc thì Âm vượngTại hành Hỏa thì Âm tùTại hành Kim thì Âm tuyệtTại hành Hỏa thì Dương sinhTại hành Kim thì Dương vượngTại hành Thủy thì Dương tùTại hành Mộc thì Dương tuyệtSo sánh thì thấy:Âm sinh Dương tù tại hành ThuỷÂm vượng Dương tuyệt tại hành MộcDương sinh Âm tù tại hành HoảDương vượng Âm tuyệt tại hành Kim.Vấn đề tiếp theo là sự so sánh nguyên lý này với hiện tượng Sinh Trưởng Thâu Tàng của Xuân Hạ Thu Đông. Share this post Link to post Share on other sites