Hà Uyên

TIÊN THIÊN NỘI TĨNH NGOẠI ĐỘNG - HẬU THIÊN NỘI ĐỘNG NGOẠI TĨNH

8 bài viết trong chủ đề này

TIÊN THIÊN NỘI TĨNH NGOẠI ĐỘNG

Vị trí thứ nhất là Thuần Càn, số là 99, trong và ngoài đều là số “thành”, nội tĩnh ngoại tĩnh

Vị trí thứ 2 là Trạch Thiên Quải, số là 49, trong là số “thành”, ngoài là số “sinh”, do quẻ Càn hào 6 biến. Ngoại động nội tĩnh.

Vị trí thứ 3 là Hỏa Thiên Đại hữu, số là 39, ngoài “sinh” trong “thành”, ngoaì do quẻ Càn hào 5 biến.

Vị trí thứ 4 là Lôi Thiên Đại tráng, số là 89, cả trong và ngoài đều là số “thành”, ngoài do quẻ Khôn hào 4 biến.

Vị trí thứ 5 là Phong Thiên Tiểu súc, số là 29, nội tĩnh ngoại động, ngoại động do quẻ Càn hào 4 biến.

Vị trí thứ 6 là Thủy Thiên Nhu, số là 79, nội và ngoại đều là số “thành”, ngoại do quẻ Khôn hào 5 biến.

Vị trí thứ 7 là Sơn Thiên Đại súc, số là 69, nội và ngoại đều là số “thành", ngoại do quẻ Khôn hào 6 biến.

Vị trí thứ 8 là Địa Thiên Thái, số là 19, nội “thành” ngoại “sinh”.

Vị trí thứ 9 là Thiên Trạch Lý, số là 94.

Vị trí thứ 10 là Thuần Đoài, số là 44.

Vị trí thứ 11 là Hỏa Trạch Khuê, số là 34 .

Vị trí thứ 12 là Lôi Trạch Quy muội, số là 84

Vị trí thứ 13 là Phong Trạch Trung phu, số là 24.

Vị trí thứ 14 là Thủy Trạch Tiết, số là 74.

Vị trí thứ 15 là Sơn Trạch Tổn, số là 64

Vị trí thứ 16 là Địa Trạch Lâm, số là 14.

Vị trí thứ 17 là Thiên Hỏa Đồng nhân, số là 93.

Vị trí thứ 18 là Trạch Hỏa Cách, số là 43.

Vị trí thứ 19 là Thuần Ly (10 + 9), số là 33.

Vị trí thứ 20 là Lôi Hỏa Phong, số là 83.

Vị trí thứ 21 là Phong Hỏa Gia nhân, số là 23.

Vị trí thứ 22 là Thủy Hỏa Ký tế, số là 73.

Vị trí thứ 23 là Sơn Hỏa Bí, số là 63.

Vị trí thứ 24 là Địa Hỏa Minh di số là 13.

Vị trí thứ 25 là Thiên Lôi Vô vọng, số 98

Vị trí thứ 26 là Trạch Lôi Tùy, số là 48.

Vị trí thứ 27 là Hỏa Lôi Phệ hạp, số là 38.

Vị trí thứ 28 là Thuần Chấn, số là 88.

Vị trí thứ 29 là Phong Lôi Ích, số là 28

Vị trí thứ 30 là Thủy Lôi Truân, số là 78.

Vị trí thứ 31 là Sơn Lôi Di, số là 68.

Vị trí thứ 32 là Địa Lôi Phục, số là 18.

Vị trí thứ 33 là Thiên Phong Cấu, số là 92.

Vị trí thứ 34 là Trạch Phong Đại quá, số là 42.

Vị trí thứ 35 là Hỏa Phong Đỉnh, số 32.

Vị trí thứ 36 là Lôi Phong Hằng, số là 82.

Vị trí thứ 37 là Thuần Tốn, số là 22.

Vị trí thứ 38 là Thủy Phong Tỉnh, số là 72.

Vị trí thứ 39 là Sơn Phong Cổ, số là 62.

Vị trí thứ 40 là Địa Phong Thăng, số là 12.

Vị trí thứ 41 là Thiên Thủy Tụng, số là 97.

Vị trí thứ 42 là Trạch Thủy Khốn, số là 47.

Vị trí thứ 43 là Hỏa Thủy Vị tế, số là 37.

Vị trí thứ 44 là Lôi Thủy Giải, số là 82

Vị trí thứ 45 là Phong Thủy Hoán, số là 27.

Vị trí thứ 46 là Thuần Khảm, số là 77.

Vị trí thứ 47 là Sơn Thủy Mông, số là 67.

Vị trí thứ 48 là Địa Thủy Sư, số là 17.

Vị trí thứ 49 là Thiên Sơn Độn, số là 96.

Vị trí thứ 50 là Trạch Sơn Hàm, số là 46.

Vị trí thứ 51 là Hỏa Sơn Lữ, số là 36.

Vị trí thứ 52 là Lôi Sơn Tiểu quá, số là 86.

Vị trí thứ 53 là Phong Sơn Tiệm, số là 26.

Vị trí thứ 54 là Thủy Sơn Kiển, số là 76.

Vị trí thứ 55 là Thuần Cấn, số là 66.

Vị trí thứ 56 là Địa Sơn Khiêm, số là 16

Vị trí thứ 57 là Thiên Địa Bĩ, số là 91.

Vị trí thứ 58 là Trạch Địa Tụy, số là 41.

Vị trí thứ 59 là Hỏa Địa Tấn, số là 31.

Vị trí thứ 60 là Lôi Địa Dự, số là 81.

Vị trí thứ 61 là Phong Địa Quan, số là 21.

Vị trí thứ 62 là Thủy Địa Tỷ, số là 71.

Vị trí thứ 63 là Sơn Địa Bác, số là 61.

Vị trí thứ 64 là Thuần Khôn, số là 11.

HẬU THIÊN NỘI ĐỘNG NGOẠI TĨNH

1- Càn ngoại:

- Vị trí thứ nhất là Thuần Càn, số thực dụng là 99

- Vị trí thứ 9 (1 +8) là Thiên Trạch Lý, số là 94.

- Vị trí thứ 17 (9 + 8) là Thiên Hỏa Đồng nhân, số là 93.

- Vị trí thứ 25 (17 +8) là Thiên Lôi Vô vọng, sô là 98

- Vị trí thứ 33 (25 +8) là Thiên Phong Cấu, số là 92.

- Vị trí thứ 41 (33 +8) là Thiên Thủy Tụng, số là 97.

- Vị trí thứ 49 (41 + 8) là Thiên Sơn Độn, số là 96.

- Vị trí thứ 57 (49 + 8) là Thiên Địa Bĩ (bế tắc), số là 91

2- Đoài ngoại:

- Vị trí thứ 2 là Trạch Thiên Quải, số là 49,(58 + 8 = 66 – 64 = 2)

- Vị trí thứ 10 là Thuần Đoài (vui vẻ), số là 44

- Vị trí thứ 18 là Trạch Hỏa Cách (cải cách), số là 43.

- Vị trí thứ 26 là Trạch Lôi Tùy (theo), số là 48.

- Vị trí thứ 34 là Trạch Phong Đại quá (quá lớn), số là 42.

- Vị trí thứ 42 là Trạch Thủy Khốn, số là 47.

- Vị trí thứ 50 là Trạch Sơn Hàm (trai gái cảm nhau), số là 46.

- Vị trí thứ 58 là Trạch Địa Tụy (nhóm họp), số là 41.

3- Ly ngoại:

- Vị trí thứ 3 là Hỏa Thiên Đại hữu, số là 39, (59 + 8 = 67 – 64 = 3)

- Vị trí thứ 11 là Hỏa Trạch Khuê (chia lìa), số là 34.

- Vị trí thứ 19 là Thuần Ly, số là 33.

- Vị trí thứ 27 là Hỏa Lôi Phệ hạp (cắn để hợp), số là 38.

- Vị trí thứ 35 là Hỏa Phong Đỉnh, số 32.

- Vị trí thứ 43 là Hỏa Thủy Vị tế, số là 37.

- Vị trí thứ 51 là Hỏa Sơn Lữ (bỏ nhà đi tha hương), số là 36.

- Vị trí thứ 59 là Hỏa Địa Tấn (tiến lên), số là 31.

4- Chấn ngoại:

- Vị trí thứ 4 là Lôi Thiên Đại tráng, số là 89,(60 + 8 = 68 – 64 = 4)

- Vị trí thứ 12 là Lôi Trạch Quy muội (em gái về nhà chồng), số là 84.

- Vị trí thứ 20 là Lôi Hỏa Phong (thịnh, lớn) số là 83.

- Vị trí thứ 28 là Thuần Chấn, số là 88.

- Vị trí thứ 36 là Lôi Phong Hằng (lâu dài), số là 82

- Vị trí thứ 44 là Lôi Thủy Giải, số là 87.

- Vị trí thứ 52 là Lôi Sơn Tiểu quá (quá chút ít), số là 86.

- Vị trí thứ 60 là Lôi Địa Dự (vui sướng), số là 81.

5- Tốn ngoại:

- Vị trí thứ 5 là Phong Thiên Tiểu súc, số là 29 (61 + 8 = 69 – 64 = 5)

- Vị trí thứ 13 là Phong Trạch Trung phu (có đức tin trong lòng), số là 24.

- Vị trí thứ 21 là Phong Hỏa Gia nhân, số là 23.

- Vị trí thứ 29 là Phong Lôi Ích (tăng lên), số là 28.

- - Vị trí thứ 37 là Thuần Tốn, số là 22.

- Vị trí thứ 45 là Phong Thủy Hoán (chia lìa, tan tác), số là 27.

- Vị trí thứ 53 là Phong Sơn Tiệm (tiến dần), số là 26.

- Vị trí thứ 61 là Phong Địa Quan (xem xét), số là 21.

6- Khảm ngoại:

- Vị trí thứ 6 là Thủy Thiên Nhu (chờ đợi), số là 79 (62 + 8 = 70 – 64 = 6)

- Vị trí thứ 14 là Thủy Trạch Tiết (tiết chế lại), số là 74.

- Vị trí thứ 22 là Thủy Hỏa Ký tế, số là 73, nạp Mậu Thìn, hành 9 vận.

- Vị trí thứ 30 là Thủy Lôi Truân (đầy và khó khăn), số là 78.

- Vị trí thứ 38 là Thủy Phong Tỉnh, số là 72.

- Vị trí thứ 46 là Thuần Khảm, số là 77.

- Vị trí thứ 54 là Thủy Sơn Kiển, số là 76.

- Vị trí thứ 62 là Thủy Địa Tỷ, số là 71.

7- Cấn ngoại:

- Vị trí thứ 7 là Sơn Thiên Đại súc, số là 69 (63 + 8 = 71 – 64 = 7)

- Vị trí thứ 15 là Sơn Trạch Tổn, số là 64.

- Vị trí thứ 23 là Sơn Hỏa Bí (rực rỡ, sáng sủa), số là 63.

- Vị trí thứ 31 là Sơn Lôi Di (nuôi nấng), số là 68

- Vị trí thứ 39 là Sơn Phong Cổ, (đổ nát, công việc), số là 62.

- Vị trí thứ 47 là Sơn Thủy Mông (non yếu, mù mờ), số là 67.

- Vị trí thứ 55 là Thuần Cấn, số là 66 (46), Cấn nạp Bính Dần, hành 1 vận.

- Vị trí thứ 63 là Sơn Địa Bác (tiêu mòn, bóc lột), số là 61

8- Khôn ngoại:

- Vị trí thứ 8 là Địa Thiên Thái (hanh thông), số là 19.

- Vị trí thứ 16 là Địa Trạch Lâm (lớn tới), số là 14.

- Vị trí thứ 24 là Địa Hỏa Minh di số là 13.

- Vị trí thứ 32 là Địa Lôi Phục (trở lại), số là 18.

- Vị trí thứ 40 là Địa Phong Thăng, số là 12.

- Vị trí thứ 48 là Địa Thủy Sư (đám đông), số là 17.

- Vị trí thứ 56 là Địa Sơn Khiêm (nhún nhường), số là 16.

- Vị trí thứ 64 là Thuần Khôn, số là 11.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiệu Ung viết: "Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8".

Theo Tiên thiên, thì quẻ Thuần Càn ở vị trí thứ 1, cộng thêm với 9 thì tới quẻ Thuần Đoài có số thứ tự là 1 + 9 = 10. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Ly có số thứ tự là 10 + 9 = 19. Tiếp tục cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Chấn có số thứ tự là 19 + 9 = 28. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Tốn có số thứ tự là 28 + 9 = 37. Tiếp tục công thêm với 9 thì được quẻ Tập Khảm có số thứ tự là 37 + 9 = 46. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Cấn có số thứ tự là 46 + 9 = 55. Tiếp tục cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Khôn có số thứ tự là 55 + 9 = 64.

Theo Hậu thiên, quẻ Thuần càn gồm: 1, 9, 17, 25, 33, 41, 49, 57 (1, 9, 7, 5, 3, 1, 9, 7). Từ số thứ tự cuối của quẻ Càn 57 + 9 = 66 ta trừ đi 64 quẻ 66 - 64 = 2. Nên quẻ thuần Đoài mang số thứ tự khởi đầu là 2. Thiệu Ung nói: Càn 1, Đoài 2.

Theo Hậu thiên, quẻ Đoài gồm các số: 2, 10, 18, 26, 34, 42, 50, 58 (2, 0, 8, 6, 4, 2, 0, 8). Từ số thứ tự cuối của quẻ Đoài cộng thêm với 9, tức là 58 + 9 = 67 - 64 = 3. Do vậy 3 là số thứ tự đầu tiên của quẻ Ly. Nên nói Ly 3.

Tiếp tục như vậy, nên Thiệu Ung viết: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Thiên Trạch Hỏa Lôi, Phong Thủy Sơn Địa - 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ hai sườn dốc - từ đó sinh ra các đối lập tạo nghĩa.

Âm Dương, tự nhiên luôn tồn tại "thái quá" và "bất cập", đối lập tạo nghĩa của Âm Dương cũng theo quy luật của tự nhiên, Âm thái quá và bất cập, cũng như Dương thái quá và bất cập, hình thành bốn trạng thái: Thái âm, Thiếu dương, Thái Dương, Thiếu âm.

Trong tự nhiên, đặc thù mang tính khái quát cao đó là "nước", luôn luôn giữ được sự "thăng bằng". Trời 1 ở Bắc, Đất 2 ở Nam, Trời 3 ở Đông, Đất 4 ở Tây, Trời 5 ở Trung tâm, Đất 6 ở Bắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ỨNG DỤNG TIÊN THIÊN - HẬU THIÊN

Can Chi Năm-Tháng-Ngày-Giờ nạp quẻ Dịch

Ví dụ: Năm Kỷ Sửu 2009, tháng Kỷ Tị, ngày Canh Tý, giờ Mậu Tuất.

- Năm Kỷ Sửu, nạp quẻ Hỏa thủy Vị tế, có số thứ tự là 43, có số thực dụng là 37.

- Tháng Kỷ Tị, nạp quẻ Thủy Lôi Truân, có số thứ tự là 30, có số thực dụng là 78

- Ngày Canh Tý, nạp quẻ Lôi Phong Hằng, có số thứ tự là 36, có số thực dụng là 82.

- Giờ Canh Tuất, nạp quẻ Phong Hỏa Gia nhân, có số thứ tự là 21, có số thực dụng là 23.

+ Thiên Can: Kỷ - Kỷ - Canh - Canh nạp số thực dụng là 3-7-8-2, đã hội đủ TAM QUÝ: Sinh khí - Thiên y - Diên niên (Tham Cự Vũ)

+ Địa chi: Sửu - Tị - Tý - Tuất nạp số thực dụng là 7 -8- 2- 3, cũng hội đủ Sinh khí - Diên niên - Thiên y (Tham-Cự-Vũ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý NGHĨA CỦA SỰ KẾT HỢP

CẶP SÔ KÊT HƠP

16, 27, 38, 49 là sao Tham lang, thần là Sinh khí (hào 3 biến)

12, 34, 67, 89 là sao Liêm trinh, thần là Ngũ quỷ (hào 2 – 3 biến)

19, 28, 37, 46 là sao Vũ khúc, thần là Diên niên (3 hào đều biến)

13, 24, 68, 79 là sao Văn khúc, thần là Lục sát (hào 1 – 3 biến)

18, 29, 36, 47 là sao Lộc tồn, thần là Họa hại (hào 1 biến)

14, 23, 69, 78 là sao Cự môn, thần là Thiên y (hào 1 – 2 biến)

17, 26, 39, 48 là sao Phá quân, thần là Tuyệt mệnh (hào 2 biến)

1- Sinh khí – Tham lang: phát sinh sự quan hệ về vật chất hay tinh thần, như có tiền, có tiền để trả nợ,… hay gặp gỡ đồng nghiệp, bạn cũ, chiêu đãi, …Sức khỏe tốt , sinh tài thêm đinh. Là những điều kiện sinh sôi, nảy nở, tiến hành thuận lợi, cây côi tươi tốt, chăn nuôi phát triển,…

2- Ngũ quỷ - Liêm trinh: là 5 thứ tà khí quấy rối sự sống, quấy rối quan hệ con người với con người, thường gây ra sự bực mình, rắc rối (do bị tai nan, mất mát, kiện thưa, cãi vã, vạ miệng,…), đi họp đi công tác, công việc bận rộn. Hay bị tai nạn nếu gặp thêm Ngũ hoàng (số 5)

3- Diên niên – Vũ khúc: là chủ về sự bền vững dài lâu, sức khỏa vững vàng, trường thọ, sự may mắn trong các mối quan hệ tình cảm gia đình và xã hội có tính bất ngờ (như trúng số, hay bị tai nạn mà người thì không bị sao,…) {chỉ Chấn và Tốn kết hợp mới được trường thọ bách niên}

4- Lục sát – Văn khúc: là sự thiệt hại những gì thuộc phạm vi chủ thể có trách nhiệm chăm sóc: như con cái, gia súc, cây trái,…là sự cản trở, công việc trái với ý định ban đầu, quan hệ bị xấu đi do tác động của bên ngoài. Tâm trạng thường bất an, công việc khó có kết quả (va chạm xe cộ).

5- Họa hại - Lộc tồn: là sự thiệt hại, hao tán tài vật thuộc quyền chủ thể quản lý sử dụng. Thiệt hại về vật chất hay tinh thần (trả tiền, mất tiền, đồ đạc đang sử dụng tự nhiên bị hư hỏng, cãi vã về đồ đạc, thị phi điều tiếng,…), phải đi xa, tổn tài, dễ mắc bệnh tật.

6- Thiên y - Cự môn: là sự giải thoát những vướng mắc trong đời sống mọi mặt. Người xưa cho rằng Thiên y như là một lực âm phù đã theo sát để cứu nguy. Giả thoát khỏi sự bế tắc. Đúng lúc gay go nhất, bí nhất, nan nguy nhất thì lại có cơ hội để vượt được qua như vật chất hay tinh thần. Có lợi cho sức khỏe, ít bệnh hay nếu có bệnh thì mau khỏi. Tâm lý ổn định, đạo đức lành mạnh.

7- Tuyệt mệnh – Phá quân: sức khỏe suy giảm, sự nghiệp trở ngại, tai nan, tình cảm hay các mối quan hệ bị xấu đi, bị người trở mặt, gặp sự chia lìa, gặp khách không mời mà đến,…, nhưng những việc lớn trong đời lại thường đến vào thời điểm này, tùy theo mệnh cục của mỗi người mà gặp hung hay cát.

8- Phục vị: là khí chất sinh học theo tự nhiên, mọi việc diễn tiến bình thường, nếu gặp tốt thì sẽ tốt, nếu gặp xấu thì sẽ xấu, căn cứ phụ thuộc vào các mối quan hệ và tại thời gian, thời điểm ảnh hưởng vào lúc đó. Ví như ngày là Phục vị, mà gặp tháng hay năm là Thiên y, thì sẽ thuộc về Thiên y, còn nếu gặp năm, tháng hay giờ là Ngũ quỷ, thì sẽ là Ngũ quỷ. Tuổi Khôn Cấn hay có sự va chạm nhất về xe cộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đất và Trời giao nhau thì thái bình (Địa Thiên Thái), Sấm (lôi) và Gió (phong) giao nhau thì lâu dài (Lôi Phong Hằng), Thủy và Hỏa giao nhau thì vượt qua (Thủy Hỏa Ký tế), Đầm (trạch) và Núi (sơn) giao nhau thì trai gái cảm nhau (Trạch Sơn Hàm). Cứ một âm một dương gọi là Đạo, là con đường của sự điều chỉnh.

Dương sinh ở Đông mà thịnh ở Nam ; Âm sinh ở Tây mà thịnh ở Bắc ; trong Dương có Âm, trong Âm có Dương, rồi Lưỡng nghi, rồi Tứ tượng, rồi Bát quái, đều là tự nhiên mà có.

Hà đồ giải thích sự sinh thành của Ngũ hành: “Thiên 1 sinh Thủy, địa 6 đã thành ; Địa 2 sinh Hỏa, Thiên 7 đã thành ; Thiên 3 sinh Mộc, Địa 8 đã thành ; Địa 4 sinh Kim, Thiên 9 đã thành ; Thiên 5 sinh Thổ, Địa 10 đã thành”.

Lạc thư: “Dọc ngang đều là 15, mà 7, 8, 9, 6 lặp lại là giảm đi. Hư 5 chia 10, mà 1 hàm 9, 2 hàm 8, 3 hàm 7, 4 hàm 6, như vậy tham ngũ tổng hợp. Đan xen không thích hợp thì không gặp số hợp của nó.

Vạn vật sinh – thành đều có số và môi trường tồn tại, sinh - tử tồn vong, đủ số thì sinh, số tăng thì trưởng, số giảm thì suy, số hết thì mất. Thịnh suy được mất tất cả đều ở số.

Thiên thời, tức là sắp xếp sử dụng thời gian Năm – Tháng – Ngày - Giờ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiệu Ung viết: “Cái gọi là cung vị Mậu là ở hai ngôi sao Khuê (Tuất) và sao Bích (Hợi). Cung vị Kỷ là ở hai sao Giác (Thìn) sao Chẩn (Tị).

Khuê Bích là thời tiết giữa Lập thu đến Lập đông. Giác Chẩn là giữa Lập xuân đến Lập hạ, vì vậy là cửa ngọc của Trời Đất.”

Ngày dài thì thời tiết ấm áp, vạn vật phát sinh, đều bắt đầu từ cung vị sao Khuê sao Bích (Tuất - Hợi). Ngày ngắn thì thời tiết giá lạnh, vạn vật thu tàng, đều bắt đầu từ cung vị sao Giác, sao Chẩn (Thìn - Tị), vì vậy mà nói rằng: tiết Xuân phân thì chủ “mở”, tiết Thu phân thì chủ “đóng”.

Từ sao Khuê – Bích đi về phương Nam, mặt Trời là đạo Dương, vì vậy gọi là Thiên môn. Từ sao Giác - Chẩn đi về phương Bắc, mặt Trời là đạo Âm, vì vậy gọi là Địa hộ.

Từ cung vị sao Khuê, sao Bích, và can Mậu thì bắt đầu ngày dần dài ra, khí Dương thịnh dần, giống như là mở cửa Trời. Đến cung vị sao Giác, sao Chẩn, can Kỷ thì ngày dần ngắn lại, khí Âm thịnh dần, khí Dương thu bế, giống như mở cửa Đất. Cho nên gọi là Thiên môn Địa hộ.

Thuyết Thiên môn Địa hộ trình bày: “do Âm xuất Dương, do Dương nhập Âm”, thể hiện quy luật thịnh suy, chuyển hoá, tiêu trưởng Âm Dương bốn mùa. Trùng âm tất dương, trùng dương tất âm. Nguyên lý này cùng ý nghĩa với “dương trưởng thì âm tiêu”, “âm tiêu thì dương trưởng”.

Cái máy của tạo hoá không thể không có sinh, cũng không thể không có chế ước. Không có sinh thì không có sự phát triển, không có chế ước thì sự phát triển cao lên mà có hại. Do vậy, trong sinh phải có chế ước, trong chế ước phải có sinh. Nếu giữa Âm Dương mất chế ước, thì sẽ phát sinh thiên thắng (mất cân đối), thậm chí quyết ly máy tạo hoá không thể nào duy trì được.

Nguyên nhân cái gì gây ra sự mất chế ước giữa Âm Dương ?

Quá trình sinh mệnh của con người từ khi sinh ra, lớn lên, khoẻ mạnh, già yếu và chết, cũng là giai đoạn chuyển hoá tiêu trưởng của Âm Dương, từ Dương bắt đầu sinh, Dương thịnh dần, Dương thịnh vượng, đến Âm bắt đầu sinh, Âm thịnh dần, Âm cực thịnh.

Nguyên lý Thái cực sinh ra Âm Dương, Âm Dương hoá hợp sinh ra Ngũ hành, Ngũ hành hàm chứa vạn vật. Khí hoá vận hành, Âm Dương thăng giáng: “Thuỷ là chí âm, cho nên ở dưới ứng với vị trí cực âm. Hoả là chí dương, nên ở trên, ứng với vị trí thịnh dương. Mộc chủ thăng phát, nên ở trên, ứng với vị trí phương Đông. Kim chủ thu giáng, nên ở bên phải, ứng với phương Tây. Thổ là mẹ của số thành, nên ở giữa.

Địa khí thăng lên, Thiên khí giáng xuống, là khí của Trời Đất tác dụng hỗ tương. Sau khi thăng rồi giáng xuống, đó là tác dụng của Trời. Sau khi giáng rồi thăng, đó là tác dụng của Đất. Thiên khí giáng xuống, khí rót về mặt đất. Địa khí thăng lên, khí bay bốc ở khung trời. Cho nên, trên dưới giao nhau và hô ứng với nhau, thăng giáng lấy làm nhân quả lẫn nhau, mà phát sinh biến hoá.

Kỳ số

Nhất Lục cư hạ, Nhị Thất cư thượng, Tam Bát cư tả, Tứ Cửu cư hữu, Ngũ Thập cư trung. Phục hy tắc chi, dĩ họa Bát quái.

Số sinh từ 1 đến 5, tượng trưng sự phát sinh của vạn vật. Số thành từ 6 đến 10, tiêu biểu cho sự hình thành của sự vật. Thổ là nơi vạn vật bắt đầu sinh ra. Thổ là gốc của số sinh, cho nên số sinh và số thành đều là “5”.

Số dương của Hà đồ sinh ở “1”, cực ở “9”. Số âm sinh ở “2”, cực ở “8”. Lấy “9” làm cực của số dương, là bắt đầu của số âm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mô hình “từ trong ra” là mô hình mở, đi ngược chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Khác với chiều vặn đi vào, đi thuận chiều kim đồng hồ, từ trái sang phải, là mô hình đóng.

Khi xét việc đã qua phải theo trật tự thuận, đi theo các con số lớn dần, (tức là chiều từ âm đến dương). Còn khi xét việc sắp tới thì phải theo trật tự nghịch của các con số, đi theo các con số nhỏ dần.(tức là chiều từ dương sang âm)

Theo nguyên tắc cơ chế tâm truyền, mọi thông tin đều phải từ giữa phát ra, đây là thời điểm xẩy ra sự việc. Nếu lấy thời điểm này mà xét, thì việc trở về quá khứ của sự việc, là trở về những quẻ đã sinh, tức là những quẻ ta đã biết trước. Như vậy phải là những quẻ ở miền dương, tức là từ Chấn-4 đến Ly-5, đến Đoài-6, rồi đến Càn-7. Đi từ Chấn đến Càn là miền Dương, là đi theo chiều thuận của các con số 4-5-6-7 là chiều các con số lớn dần.

Khi muốn xét tương lai của sự việc đang xẩy ra thì phải theo hướng các quẻ chưa sinh, tức là những quẻ chưa biết. Như vậy phải là những quẻ ở miền âm, tức là từ Tốn-3 đến Khảm-2, rồi đến Cấn-1, và đến Khôn-0, tức là đi theo chiều ngược của các con số (chiều các con số nhỏ dần 3-2-1-0), như người kể ngược bốn mùa vậy !

Càn-7, Đoài-6, Ly-5, Chấn-4, Tốn-3, Khảm-2, Cấn-1, Khôn-0.

<-- <-- <-- <-- --> - - -> - - -> - - ->

Khi ta cho rằng Chấn-Tốn là thời điểm hiện tại của sự việc thì, muốn biết tương lai phải đi theo chiều nghịch của các con số, tức là chiều các con số giảm dần cùng với các quẻ tương ứng của chúng. Cũng có thể tìm hiểu quá khứ của sự việc để đoán biết tương lai thông qua các quẻ đối xứng, là các quẻ biến dịch hay “quẻ đối” phản của chúng, vì quy luật sinh-thành của các con số là đối xứng từng cặp một, các con số đều có hai miền đối xứng: quá khứ và tương lai so với thời điểm xẩy ra. Tìm hiểu quá khứ để biết được tương lai, đây chính là chìa khóa của Dịch.

Mặt trời mọc từ Đông sang Tây, là quy luật của tạo hóa, là từ tối đến sáng, là từ âm đến dương, từ “không” đến “có”; giai đoạn này được gọi là “ quẻ đã sinh”, đây là trật tự thuận. Ngũ hành thuận bắt đầu từ : Thổ - Thủy - Mộc - Hỏa – Kim. Giai đoạn quẻ chưa sinh bắt đầu bằng trật tự từ Tây sang Đông, từ sáng đến tối, ngũ hành ngược lại là : Kim-Hỏa-Mộc-Thủy-Thổ. Nên nói Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8 thì đều được các quẻ chưa sinh, như người kể ngược thứ tự bốn mùa vậy. Đây là thứ tự của quẻ chưa sinh.

Quy luật của tự nhiên tiến từ “không” đến “có”, cái “không” thuộc âm, cái “có” thuộc dương. Âm Dương cũng là trạng thái “đóng - mở” của tạo hóa. Tạo hóa tiến từ trạng thái “đóng” sang trạng thái “mở”, từ không đến có, từ thế giới vô hình sang thế giới hữu hình. Cái “có” đầu tiên thuộc về Dương, nó tương ứng với số 1, là số lẻ, số cơ.

Vạn vật hiện hữu quanh ta thì muôn hình vạn trạng theo từng chủng loại, theo từng loài. Tất cả, đều xuất phát từ sự “sinh-thành” và vị trí ban đầu của các con số trong không gian, cũng như quy luật biến hóa theo “tượng âm dương” của chúng.

Biến Dịch là vòng tuần hoàn lớn của Tạo hóa, Càn Khôn đóng vai trò mở đầu và kết thúc những quá trình lâu dài. Đối với đời người cũng như vạn loại sinh giới, sự biến dịch từ Càn tới Khôn, đồng nghĩa với sự kết thúc chu trình sống này, để chuyển sang một chu trình sống khác. Sự biến dịch từ Âm sang Dương hay từ Dương sang Âm, là sự biến đổi về bản thể các tượng số, luôn luôm tiệm tiến trải qua 10 giai đoạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites