Thiên Sứ

Bài học dân chủ tối ưu ở loài ong

15 bài viết trong chủ đề này

Bài học dân chủ tối ưu ở loài ong

03:54' 04/05/2009 (GMT+7)

Posted Image - Làm thế nào để lựa chọn nhanh nhất một giải pháp đúng? Một người quyết đoán hay thảo luận dân chủ? Các nhà sinh học khuyên nên tham khảo cách thức của những con ong. Một công trình rất thú vị do Thomas Seeley thuộc Trường ĐH Cornell (Hoa Kỳ) dành cho việc nghiên cứu hiện tượng bọn ong mật hoang dã lựa chọn chỗ ở mới để chia đàn như thế nào khi đàn quá đông, tổ cũ trở nên chật chội.

Nhà khoa học cho biết ong đã “nghĩ ra” một quy trình có thể gọi là “quy trình dân chủ tối ưu”. Nó khác hẳn khái niệm dân chủ khác ở sự đơn giản khác thường, nhưng lại rất hiệu quả. Hiệu quả ấy thể hiện ở chỗ tìm được địa điểm tốt nhất cho bầy đàn, đồng thời giảm được đến tối thiểu thời gian di chuyển. Nói cách khác, chúng đạt được tỷ lệ tối ưu giữa kết quả/chi phí.

Hành trình tìm "vương quốc" mới

Một bầy 10.000 con ong trên đảo Appledore tại vịnh Maine đã được các nhà khoa học đánh dấu và theo dõi bằng camera.

Đầu tiên, bầy ong cử vài trăm ong trinh sát toả ra tất cả các hướng để thăm dò địa điểm thích hợp để xây tổ mới. “Tiêu chuẩn chọn lựa” của chúng: các bọng cây (những hốc cây rỗng trên thân) to vừa phải, hướng nam, cửa vào có tiết diện không quá 30 cm2, cách mặt đất không dưới 2-3 m và thể tích những khoảng rỗng ấy không dưới 20 lít. Khi tìm được những bọng cây có vẻ đáp ứng yêu cầu này, chúng dừng lại khá lâu, bay đi bay lại, chui cả vào bên trong để thám thính kỹ càng trước khi bay về tổ.

Posted Image

Nhìn bề ngoài, một tổ ong dường như hỗn loạn, nhưng bao trùm lên nó là một xã hội dân chủ

- Ảnh: tribuneindia.com

Trong những thí nghiệm của mình, Seeley và các đồng tác giả là Kirk Visscher, từ Trường ĐH California, Riverside và Kevin Passino từ Trường ĐH quốc gia Ohio đã làm sẵn những bọng cây nhân tạo bằng gỗ, có kích thước, hướng đặt và chiều cao khác nhau, gắn trên những cây to trong rừng với khoảng cách đến tổ khác nhau, để quan sát xem “mô hình” nào được bầy ong trinh sát ưu tiên lựa chọn.

Кhi tìm được những cái bọng gần với “tiêu chuẩn” nhất, ong trinh sát quay về tổ và “báo cáo” lại với bầy ong trong tổ bằng “ngôn ngữ” của chúng là các vũ điệu diễn đạt phương hướng và khoảng cách tới chỗ nó phát hiện.

Ong lắc nhẹ từ phía này sang phía kia, đồng thời chuyển động theo các cạnh của một hình vuông vô hình. Góc giữa đường thẳng đứng và hình vuông này chỉ ra góc làm thành giữa đường bay tới mục tiêu và đường thẳng hướng về phía mặt trời. Số lần vẫy cánh là khoảng cách tới mục tiêu. Xin nhớ rằng từ lâu người ta đã giải mã được thông tin do vũ điệu của loài ong mang lại là như vậy (và với phát hiện này ba nhà khoa học đã được trao giải Nobel vào năm 1973). Một động tác khác là bay theo hình số 8. Động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần.

Vậy là bình thường, ong đã thông tin cho nhau chỗ nào có thể tìm thấy thức ăn và bây giờ đã dùng cách tương tự để chỉ cho nhau địa điểm có thể xây dựng cái tổ tương lai khi chia đàn.

Từ vũ điệu biết nói tới những lá phiếu tán thành

Lần đầu tiên, các nhà khoa học quan sát các vũ điệu biết nói này là vào những năm 1960, và gần đây Janet Riley nghiên cứu viên cao cấp của Công ty Rothamsted Research (Anh) đã làm những thí nghiệm để chứng minh rằng không chỉ ong mật mà các loài ong khác cũng có ngôn ngữ như vậy.

Posted Image

Một trong những thí nghiệm mà các nhà nghiên cứu của Công ty BBSRC (Rothamsted Research) thực hiện là gắn những thiết bị phát sóng cực nhỏ lên ong để theo dõi chuyển động và hành vi của chúng. - Ảnh: Rothamsted Research

Bà dán một máy phát tín hiệu bé xíu lên con ong, quan sát vũ điệu của những con ong trinh sát để tìm hiểu bằng cách nào mà những con ong thợ có thể tìm được đến mục tiêu chỉ dẫn. Mặc dù không phải tất cả những chàng lính mới đều thành công, và cũng không phải con ong nào cũng tìm được đến đích bằng đường thẳng, nghĩa là đường ngắn nhất, nhưng Riley nhận thấy rằng những chỉ dẫn bằng vũ điệu đã đưa ong đến đủ gần (cách chừng 5-6 m) nơi có thực phẩm, thậm chí cả trong trường hợp có gió to, để từ đó chúng bay đến đúng nguồn thực phẩm bằng các chỉ dẫn khác, đó là màu sắc và mùi vị của nguồn thực phẩm (hoa).

Khi người ta đưa những con ong vừa đậu ở miệng tổ chứng kiến vũ điệu của ong trinh sát đi một quãng xa rồi thả ra thì những con ong này cũng bay đúng một khoảng cách và phương hướng như được vũ điệu chỉ dẫn, nhưng tất nhiên, chúng không tìm thấy thực phẩm vì chúng không biết rằng điểm xuất phát của chúng đã bị thay đổi.

Chúng ta hãy trở lại với nghiên cứu của Seeley. Vậy là, những con ong trinh sát địa điểm mới để chia đàn đã trở về tổ cũ và bắt đầu kể lại với các con ong khác chúng đã tìm thấy gì và ở đâu. Mặc dù mỗi trinh sát viên đều “bảo vệ” nơi tìm kiếm của mình, nhưng khoảng thời gian nhảy múa của chúng tỷ lệ một cách chính xác với “chất lượng” của nơi cư trú tương lai, mà chất lượng ấy nhà nghiên cứu đã biết trước qua những số liệu mà họ thiết kế, tương ứng với kích cỡ và phương hướng của những chiếc bọng họ đặt sẵn.

Quan sát những con ong trinh sát, các con ong trong bầy, kể cả những con ong trinh sát khác có mặt nhưng không được cử đi, quyết định bay đến “kiểm tra” tại hiện trường. Chúng chia ra thành nhiều “đoàn kiểm tra”, mỗi đoàn đến một địa điểm, nhưng rõ ràng, số thành viên đông nhất bay đến chính địa điểm được đánh giá cao nhất (tức vũ điệu được thể hiện với thời gian lâu nhất).

Các “đoàn kiểm tra” lần lượt trở về và bằng vũ điệu diễn tả “cái bọng cây được phát hiện lại”, cố lôi cuốn sự chú ý của những con ong khác theo định hướng của mình. Cứ thế dần dần hình thành những “liên minh” trong những vũ điệu thể hiện các phương án lựa chọn nào đó.

Cách “bỏ phiếu tán thành” này tiến hành rất nhanh chóng. Không quá 16 tiếng đồng hồ là đã kết thúc để cả bầy ong đi đến một quyết định trọng đại: xác định địa điểm để chia bầy, tạo dựng một vương quốc mới. Tất nhiên không phải quyết định được cả bầy ong nhất trí cho rằng địa điểm lựa chọn là tốt nhất. Nhưng sau đó, các nhà nghiên cứu không thấy có một sự so sánh nào khác để xét lại quyết định trên.

Đơn giản như vậy thôi. Khi số ong trinh sát “bỏ phiếu” cho địa điểm cư trú mới đạt được con số từ 10 đến 20 thành viên thì bầy ong vẫy cánh liên tục, làm nóng lên những cơ bắp của chúng để khởi động chuyến hành trình. Và khi nhiệt độ trong ngày lên cao tới mức cần thiết, một nửa bầy ong hộ tống ong chúa mới bay ra khỏi tổ, cùng Tân nữ hoàng thực hiện việc chuyển địa điểm.

Posted Image

Những con ong trinh sát điều chỉnh “lực đu đưa” của chúng, tuỳ thuộc vào chất lượng của địa điểm khảo sát. Trong trường hợp này, bọn ong trinh sát tìm được 2 địa điểm tiềm năng để xây tổ mới, một là bọng cây to (bên trái) và một nhỏ hơn nhưng ưng ý hơn (bên phải). Từng con ong quay về tổ (mũi tên xanh) và nhảy múa (giữa). Những con ong trinh sát được cái cây “đúng” đã nhảy múa với chu kỳ lớn hơn (thể hiện bằng màu đỏ) so với con ong trinh sát cây bên trái (thể hiện bằng màu xanh). Ba giờ sau, số ong trinh sát bỏ phiếu cho cái cây “đúng” tăng lên gấp 6 lần, trong khi số ong đồng ý cái cây bên trái chỉ tăng lên 3 lần. Sau 3 giờ nữa số ong trinh sát ủng hộ cái cây “đúng” thực tế đã tăng đến mức loại trừ được cái cây bên trái ra khỏi cuộc cạnh tranh. - Minh họa của Stephanie Freese, lấy từ americanscientist. org

Như vậy những “cuộc thảo luận” (căn cứ trên đoạn phim về vũ điệu của ong trinh sát) trên cơ sở phi tập trung hoá và cạnh tranh, không mất quá nhiều thời gian – đó chính là nét cơ bản của một cơ chế, cho phép tìm được nếu không phải là tốt nhất trong số các địa điểm có thể thì cũng gần với địa điểm lý tưởng nhất trong một thời gian ngắn nhất.

Kết luận này được công bố trên Tạp chí American Scientist.

Tuấn Hà (Theo membrana.ru)

Anh chị em hay lui tới quán Cafe Lý học thân mến.

Anh chị em xem hết bài này, tìm xem có yếu tố nào trong hiện tượng trên liên quan đến Phong Thủy. Nếu anh chị em nào phát hiện ra thì tôi sẽ tặng người đó cuốn "Phong Thủy Lạc Việt" - có thể sẽ được xuất bản nay mai. Cuốn sách tặng sẽ nhân danh Trung Tâm nghiên cứu lý học Đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những con ong trinh sát điều chỉnh “lực đu đưa” của chúng, tuỳ thuộc vào chất lượng của địa điểm khảo sát. Trong trường hợp này, bọn ong trinh sát tìm được 2 địa điểm tiềm năng để xây tổ mới, một là bọng cây to (bên trái) và một nhỏ hơn nhưng ưng ý hơn (bên phải). Từng con ong quay về tổ (mũi tên xanh) và nhảy múa (giữa). Những con ong trinh sát được cái cây “đúng” đã nhảy múa với chu kỳ lớn hơn (thể hiện bằng màu đỏ) so với con ong trinh sát cây bên trái (thể hiện bằng màu xanh). Ba giờ sau, số ong trinh sát bỏ phiếu cho cái cây “đúng” tăng lên gấp 6 lần, trong khi số ong đồng ý cái cây bên trái chỉ tăng lên 3 lần. Sau 3 giờ nữa số ong trinh sát ủng hộ cái cây “đúng” thực tế đã tăng đến mức loại trừ được cái cây bên trái ra khỏi cuộc cạnh tranh. - Minh họa của Stephanie Freese, lấy từ americanscientist. org

Phuthuong cháu thấy đây chính là hiện tượng tương tác trong phong thủy : Khởi đầu từ : "Những con ong trinh sát điều chỉnh “lực đu đưa” của chúng, tuỳ thuộc vào chất lượng của địa điểm khảo sát." --> "Những con ong trinh sát được cái cây “đúng” đã nhảy múa với chu kỳ lớn hơn (thể hiện bằng màu đỏ)" --> Những chú ong này nhảy múa với CHU KỲ LỚN HƠN đã tạo tao TƯƠNG TÁC MẠNH HƠN và kết quả là --> '"Ba giờ sau, số ong trinh sát bỏ phiếu cho cái cây “đúng” tăng lên gấp 6 lần, trong khi số ong đồng ý cái cây bên trái chỉ tăng lên 3 lần."--> và tiếp theo là "Sau 3 giờ nữa số ong trinh sát ủng hộ cái cây “đúng” thực tế đã tăng đến mức loại trừ được cái cây bên trái ra khỏi cuộc cạnh tranh" .

Tương tác mạnh hơn đã tạo ra hiệu ứng mạnh hơn hay KHÍ mạnh hơn và dẫn tới kết quả là bầy ong lựa chọn họng cây bên phải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

bé con thèm cuốn sách phần thưởng của chú quá bé cũng đoán thử nha,chú hào phóng cho bé quà

hiện tượng liên quan đến phong thủy đó nằm ở chữ"hướng nam" chú nhờ

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Tiêu chuẩn chọn lựa” của chúng: các bọng cây (những hốc cây rỗng trên thân) to vừa phải, hướng nam, cửa vào có tiết diện không quá 30 cm2, cách mặt đất không dưới 2-3 m và thể tích những khoảng rỗng ấy không dưới 20 lít.

Theo học trò đây chính là những lựa chọn có liên quan đến phong thủy: thứ nhất bọng cây chứ không phải cành cây bên ngoài, thứ hai hướng nam nơi sinh sống của loài ong thường là vùng nhiệt đới giống khí hậu của nước ta nên hướng nam là hướng mát mẻ tránh gió ở hướng Bắc, tiếp đến là những tiêu chí khác như tiết diện cửa vào, độ cao cánh mặt đất và khoảng rỗng trong thân cây làm tổ.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo đệ tử thì yếu tố liên quan đến Phong Thủy trong bài viết này là "hướng Nam"

"Tiêu chuẩn chọn lựa của chúng: các bọng cây (những hốc cây rỗng trên thân) to vừa phải, hướng nam, cửa vào có tiết diện không quá 30 cm2, cách mặt đất không dưới 2-3 m và thể tích những khoảng rỗng ấy không dưới 20 lít"

Lý do vì sao thì quả thực đệ tử cũng không rõ vì trình độ mới có 1 tháng PTCB, nhưng đệ tử thấy ông bà ta có câu: "Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam" khớp ngay với hiện tượng này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay là 11 / 4 Âm lịch. Tôi chờ đến hết ngày 15 / 4 là giới hạn cuộc thi. Sau đó tôi sẽ phân tích câu trả lời của người quan sát đúng vấn đề liên quan đến Phong Thủy Lạc Việt.

Tôi tự hào nói điều này vì chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới giải thích rõ. Còn Phong Thủy có nguồn gốc chữ Hán thì có nói đến nhưng không giải thích tại sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua bài trên :

1 - các bọng cây (những hốc cây rỗng trên thân) to vừa phải, hướng nam, cửa vào có tiết diện không quá 30 cm2 (R= 3.09cm), cách mặt đất không dưới 2-3 m và thể tích những khoảng rỗng ấy không dưới 20 lít.

+ "Ong lắc nhẹ từ phía này sang phía kia, đồng thời chuyển động theo các cạnh của một hình vuông vô hình." Hình vuông biểu tượng Âm trong Âm Dương.

=> tổ ong thường nằm ở những nơi ấm áp đặc biệt là hướng Đông Nam

+ Con ong dùng hướng miệng tổ để xác định việc định vị tổ cho đàn.

2 - Khi nhìn hình dáng con ong, TH liên tưởng hình quẻ Khôn.

Kết lại, hiện tượng ong chọn vị trí đặt tổ thông qua cách xác định hướng miệng tổ TH nhận thấy đây là hình thức của căn gốc được thể hiện trong siêu công thức trong Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong bài viết trên không nói chính xác hướng tổ là chính Nam, Đông Nam hay Đông nhưng qua

1+ điều kiện chọn tổ của ong: ấm áp + thông gió + hướng Nam

2+ người nuôi ong thường đặt tổ ong mật theo hướng Nam, Đông Nam hay Đông .

Th suy ra hướng Đông Nam sẽ là tốt nhất cho tổ ong.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TH hẳn còn ngu muội. Nhưng với cách nhìn nhận hiện tượng như vậy, Th hy vọng sẽ được nhận quyển "Phong thủy Lạc Việt" của chú Thiên Sứ ở mức khuyến khích. :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo như , Như Thông nghĩ, đây là hình thức " Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Hy vọng, lụm cuốn PTLV đầu tiên. Hé hé. :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phuthuong cháu thấy đây chính là hiện tượng tương tác trong phong thủy : Khởi đầu từ : "Những con ong trinh sát điều chỉnh “lực đu đưa” của chúng, tuỳ thuộc vào chất lượng của địa điểm khảo sát." --> "Những con ong trinh sát được cái cây “đúng” đã nhảy múa với chu kỳ lớn hơn (thể hiện bằng màu đỏ)" --> Những chú ong này nhảy múa với CHU KỲ LỚN HƠN đã tạo tao TƯƠNG TÁC MẠNH HƠN và kết quả là --> '"Ba giờ sau, số ong trinh sát bỏ phiếu cho cái cây “đúng” tăng lên gấp 6 lần, trong khi số ong đồng ý cái cây bên trái chỉ tăng lên 3 lần."--> và tiếp theo là "Sau 3 giờ nữa số ong trinh sát ủng hộ cái cây “đúng” thực tế đã tăng đến mức loại trừ được cái cây bên trái ra khỏi cuộc cạnh tranh" .

Tương tác mạnh hơn đã tạo ra hiệu ứng mạnh hơn hay KHÍ mạnh hơn và dẫn tới kết quả là bầy ong lựa chọn họng cây bên phải.

Phuthuong bổ xung thêm ý sau :

Bản thân bầy ông đông về số lượng cho thấy là Dương khí của tổ ong đang thịnh --> làm phát sinh nhu cầu phải tìm địa điểm mới và đàn ong đã tìm thấy địa điểm làm tổ mới ưng ý

Như vậy là đạt được 02 yếu tố địa lợinhân hòa"Đơn giản như vậy thôi. Khi số ong trinh sát “bỏ phiếu” cho địa điểm cư trú mới đạt được con số từ 10 đến 20 thành viên thì bầy ong vẫy cánh liên tục, nóng lên những cơ bắp của chúng để khởi động chuyến hành trình. Và khi nhiệt độ trong ngày lên cao tới mức cần thiết, một nửa bầy ong hộ tống ong chúa mới bay ra khỏi tổ, cùng Tân nữ hoàng thực hiện việc chuyển địa điểm." và đây chính là thời điểm thuận lợi hay khi "Dương khí thịnh" chính là Thiên thời để bầy ong thực hiện việc dời đô.

Tóm lại, nguyên tắc này là khi Dương khí quá thịnh thì sẽ dẫn đến suy, và suy trong trường hợp này tương ứng với việc chia đàn. Việc này cũng giống như khi dân số Hà Nội quá đông thì cần phải mở rộng thủ đô vậy, nếu không thì sẽ dẫn tới bế tắc không phát triển được.

Phuthuong :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em thân mến.

Tôi rất cảm ơn anh chị em đã tham gia topic này. Hôm nay tôi xin chính thức trả lời về câu trả lời đúng nhất và phân tích vì sao lại được coi là đúng.

Câu trả lời đúng nhất là của Bé con.

bé con thèm cuốn sách phần thưởng của chú quá bé cũng đoán thử nha,chú hào phóng cho bé quà

hiện tượng liên quan đến phong thủy đó nằm ở chữ "hướng nam" chú nhờ

Còn những anh chị em khác, cũng có nói đến hướng Nam như:

Fa_mix

Theo đệ tử thì yếu tố liên quan đến Phong Thủy trong bài viết này là "hướng Nam"

"Tiêu chuẩn chọn lựa của chúng: các bọng cây (những hốc cây rỗng trên thân) to vừa phải, hướng nam, cửa vào có tiết diện không quá 30 cm2, cách mặt đất không dưới 2-3 m và thể tích những khoảng rỗng ấy không dưới 20 lít"

Lý do vì sao thì quả thực đệ tử cũng không rõ vì trình độ mới có 1 tháng PTCB, nhưng đệ tử thấy ông bà ta có câu: "Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam" khớp ngay với hiện tượng này.

Thanhdc

Theo học trò đây chính là những lựa chọn có liên quan đến phong thủy: thứ nhất bọng cây chứ không phải cành cây bên ngoài, thứ hai hướng nam nơi sinh sống của loài ong thường là vùng nhiệt đới giống khí hậu của nước ta nên hướng nam là hướng mát mẻ tránh gió ở hướng Bắc, tiếp đến là những tiêu chí khác như tiết diện cửa vào, độ cao cánh mặt đất và khoảng rỗng trong thân cây làm tổ.

Kính.

Yếu tố hướng Nam của tổ ong được coi là liên quan đến Phong Thủy, bởi chính đó là hướng liên quan trực tiếp tới từ trường trái Đất với đường sức Bắc Nam. Bộ môn Phong Thủy - đặc biệt là Bát trạch - hoàn toàn dựa trên sự tương tác của từ trường trái đất để xác định ảnh hưởng của nó lên những con người sống trong nhà. Những nguyên tắc chính của Phong Thủy như: Trước mặt là Chu tước, bên phải là Bạch Hổ, trái là Thanh Long; hoặc: Minh đường sáng sủa tụ thuy, huyền vũ nhô cao, thanh long dài uyển chuyển, Bạch Hổ ngắn và uy nghi cũng dựa trên một mô hình chuẩn là trục Bắc Nam.

Trên cơ sở quán xét ngôi nhà chuẩn theo trục Bắc Nam - là trục thuận theo từ trường trái đất với tọa bắc , hướng Nam - thì:

Ly là Dương Hỏa cần sáng sủa, nên có câu minh đường rộng và sáng sủa. Vì Dương thấp trũng, nên nếu minh đường thấp trũng gặp Âm khí của đất vượng thì Âm Dương hài hòa - Thiên nhất sinh thủy - nên thể hiện ở minh đường tụ thủy là tốt nhất.

Khảm Âm Thủy nên cần nhô cao - "Âm nhô cao, Dương trung thấp", nên có câu: "Tiền cái hậu đê" là vậy.

Chấn Dương Mộc bên trái nên cần dài và thanh tú, uyền chuyển.

Đoài Dương Kim bên phải - nhưng là Âm trong trục Đông Tây, ( So với căn nhà làm trung tâm thì sự tương tác của vũ trụ - cụ thể là mặt trời mọc ở hướng Đông trước - Dương trước và kết thúc ở phía Tây - Âm sau) nên cần cao hơn Thanh Long và phải cương kiện uy nghi - tính chất của Kim.

Từ căn nhà chuẩn tọa Bắc, hướng Nam này, cổ nhân đã suy ra tính chất và tiêu chí của các căn nhà nói chung cho phía trước, phía sau, bên phải, bên trái của căn nhà.

Bởi vậy, hướng Nam trong bài viết liên quan đến tổ ong, chính là yếu tố liên quan đến Phong Thủy.

Cuốn Phong Thủy Lạc Việt đã được đăng ký để in. Hy vọng tháng 8 sẽ ra mắt. Tôi sẽ nhớ đến các bạn để tặng cuốn sách này - nhân danh Trung Tâm và tác giả.

Thiên Sứ

------------

PS: Bé con có học lớp Phong Thủy Lạc Việt nào không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo học trò đây chính là những lựa chọn có liên quan đến phong thủy: thứ nhất bọng cây chứ không phải cành cây bên ngoài, thứ hai hướng nam nơi sinh sống của loài ong thường là vùng nhiệt đới giống khí hậu của nước ta nên hướng nam là hướng mát mẻ tránh gió ở hướng Bắc, tiếp đến là những tiêu chí khác như tiết diện cửa vào, độ cao cánh mặt đất và khoảng rỗng trong thân cây làm tổ.

Kính.

Đệ tử cũng có nói đến hướng Nam mà Sư phụ. Mong được đọc cuốn sách nói về Phong Thủy có bài bản và phương pháp luận nhất quán của Sư phụ.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu trả lời đúng nhất là của Bé con.

oái bé mừng cá cơ ngày mama bé có quà mừng khoe mẹ bé dồi cám ơn chú thiên sứ ạ

chú ơi diễn đàn mình mở lớp pt nhưng bé biết muộn ạ bé chưa được học nhưng bé thích đọc bài về pt lắm

thích quá cơ bé có sách đọc dồi khi nào có chú ký tặng bé nhá

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ tử cũng có nói đến hướng Nam mà Sư phụ. Mong được đọc cuốn sách nói về Phong Thủy có bài bản và phương pháp luận nhất quán của Sư phụ.

Kính.

Uh. Đúng rùi. Có cả Thanhdc. Tôi bổ xung thêm rồi.

Bé con là ai ấy nhỉ? Sao giỏi thế?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mừng quá, hôm nay có hai tin vui: thi đỗ và đoán trung câu đố của sư phụ :(

Đệ tử vẫn có một chút thắc mắc liên quan đến đáp án của câu đố này đó là: đệ tử nghe nói Bát Trạch căn cứ vào tuổi của thân chủ để định hướng nhà hợp hay không hợp, nếu như vậy thì cứ cho là bỏ qua loài ong đi nhưng câu thành ngữ mà ông cha ta để lại "lấy vợ đàn bà, xây nhà hướng Nam" thì cần hiểu thế nào cho đúng ạ? có phải là hướng nam thì tốt cho tất cả mọi tuổi không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mừng quá, hôm nay có hai tin vui: thi đỗ và đoán trung câu đố của sư phụ :(

Đệ tử vẫn có một chút thắc mắc liên quan đến đáp án của câu đố này đó là: đệ tử nghe nói Bát Trạch căn cứ vào tuổi của thân chủ để định hướng nhà hợp hay không hợp, nếu như vậy thì cứ cho là bỏ qua loài ong đi nhưng câu thành ngữ mà ông cha ta để lại "lấy vợ đàn bà, xây nhà hướng Nam" thì cần hiểu thế nào cho đúng ạ? có phải là hướng nam thì tốt cho tất cả mọi tuổi không ạ?

Ngaòi câu "Lấy vợ đàn bà , làm nhà hướng nam" thì cô thư cũng nói đến việc " Vua quay mặt về hướng Nam để trị thiên hạ". Nếu hướng nam là hướng tốt cho tất cả mọi người thì không có v/d phân loại Đông tứ cung và Tây tứ cung. Nhưng Hướng Nam là hướng đến của Từ trường trái Đất - ra bắc vào nam. Hay nói cách khác là chiều thuận của từ trường. Mà từ trường trái đất là mộtt yếu tố tương tác trực tiếp lên con người và muôn loài trên trái Đất. Nên nhiều loài cảm ứng với từ trường , như một số chim di cư, hay loài ong trong bài viết trên chọn làm yếu tố xây tổ. Đây chính là yếu tố quan trọng xét trong Bát trạch. Phong Thủy Lạc Việt coi Bát trạch chỉ là một yếu tố trong phong thủy và có sự liên hệ với nhiều yếu tố khác.

Thí dụ:

Phi cung mệnh để tìm mệnh chủ trong Bát trạch chính là có nguồn gốc từ phi tinh huyền không - Nam thuận, nữ nghịch. Ngươi Hán do chỉ tiếp thu từng phần riêng rẽ nên không hiểu điều này. Cái gọi là Phái Huyền Không ra đời từ cuối Minh đầu Thanh, nhưng phi tinh trong Bát trạch với nguyên lý của Huyền không thì có từ Đông Hán. Híc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay