americanfamilyllc

Cảm nhận về Keychron K6 (bản Nhôm)

1 bài viết trong chủ đề này

Với người viết từ trước đến giờ, các sản phẩm bàn phím đến từ Keychron đã mang tính “đại chúng” khá cao rồi. Điều này thể hiện không chỉ từ thiết kế, trải nghiệm gõ, mà còn là cả khả năng tương thích đa dạng với hầu hết hệ điều hành phổ biến. Nhưng phải đến khi được trải nghiệm trực tiếp Keychron K6 thì mọi thứ mới thực sự được tối ưu. Có cảm giác với K6, đặc biệt là bản Nhôm Hotswap, ai cũng có thể phù hợp để sử dụng – từ người dùng cơ bản cho tới những ai có nhu cầu nâng cao.

Thiết kế - Lý tưởng với con số 65%
Trước khi sử dụng tới layout 65% của Keychron K6, người viết cũng từng dùng qua một số dạng khác – có thể kể tới full-size (108 phím), TKL (84 phím) hay cả 60% (61 phím). Nhưng phải tới con số 65% trên K6 (hay sau này là Leopold FC660M PD) thì bản thân mới thấy thực sự phù hợp. Nếu các bạn cũng có những nhu cầu tương tự - muốn có nhiều không gian hơn trên bàn làm việc, muốn đem phím đi khắp mọi nơi và quan trọng nhất là không muốn hi sinh tính năng gì – hãy một lần thử qua tỉ lệ phím này xem sao. Với nhịp sống làm việc, giải trí hiện đại thì có lẽ với nhiều người dùng, đó cũng là những mong muốn hết sức thiết thực.
Nói về layout 65% thì so với 60%, chúng ta sẽ có thêm cụm phím mũi tên được tách rời cùng một số phím phụ như Page Up, Page Down, v.v. – thường nằm ở rìa tay phải. Nhưng phím này trên layout 60% thường sẽ được gán chồng chéo để tiết kiệm diện tích, và khi sử dụng thì chúng ta sẽ cần phải tì thêm một phím nữa (Ví dụ như Fn) thì mới được. Ban đầu người viết cũng không bận tâm quá về điều này, nhưng dùng qua rồi thì mới thấy nó mất thời gian quá. Và tới layout 65% của keychron K6 thì mọi thứ đã được giải quyết với chỉ 7 phím cộng thêm, rất nhẹ nhàng và đơn giản.

[IMG]
Nhưng cũng có lúc, việc tích hợp nhiều chức năng trên một phím cũng không quá xấu. Và điều này được thể hiện ngay ở hàng phím số của Keychron K6; khi chúng ta sẽ bấm được số, F1 – F12 hay sử dụng cả các tính năng hỗ trợ macOS (Các phím đa phương tiện, điều chỉnh ánh sáng, v.v). Dù sẽ mất một chút thời gian ban đầu để làm quen với việc tì Fn1 và Fn2, nhưng với người viết thì đây không phải vấn đề quá lớn.

Việc có layout 65% cũng giúp Keychron K6 có được sự nhỏ gọn, không chiếm quá nhiều diện tích trong balo của chúng ta nếu cần mang đi. Về chất liệu thì phiên bản K6 của người viết sẽ hơi nặng do là bản Nhôm Hot-swap (664g), nhưng nếu không có nhu cầu thì mọi người nên chọn bản Nhựa – rất nhẹ nhàng và thoải mái (530g) để đồng hành cùng chúng ta khắp mọi nơi.

Còn về ngoại hình, không có quá nhiều điều đáng nói về Keychron K6. Sản phẩm của chúng ta vẫn như thường lệ: Vuông vắn, đơn giản nhưng vẫn đủ để đem lại cảm giác thanh lịch, nam tính nhờ hai màu chủ đạo Đen – Xám - phù hợp với nhiều không gian làm việc. Bản thân người viết dùng MacBook màu Space Gray thì thấy việc phối màu kiểu này là rất hợp.
Nếu cần phá cách một chút để đem lại cảm giác tươi mới thì phím cũng sẽ có hệ thống LED RGB, với đa dạng chế độ nháy và chỉ cần một phím duy nhất để vận hành. Về trải nghiệm thì đèn LED nháy khá vui mắt với tới 18 chế độ khác nhau, sáng đều dưới chân keycap. Có điều cường độ sẽ không quá cao, nhưng cũng không phải vấn đề vì dù sao người viết cũng ít khi dùng tới.

Keycap và switch – Chất lượng đủ dùng, dễ dàng tuỳ chỉnh
Về trải nghiệm keycap và switch thì với các sản phẩm của Keychron, người viết cũng không kỳ vọng quá nhiều. Đó cũng là lý do vì sao mà phiên bản Hot-swap (Có khả năng tháo nóng switch) lại được chọn để review. Keycap của Keychron K6 làm từ nhựa ABS, không tệ; có điều nó hơi mỏng, sơn phủ không được sướng tay còn ký tự thì nét cũng thanh quá – nhiều khi khó nhìn.

Để ổn hơn thì tốt nhất chúng ta nên tìm những set keycap bằng nhựa PBT – giá khởi điểm cũng không đắt mà độ bền cao, tiếng cho ra cũng chắc hơn nữa. Điểm cộng với set của Keychron có chăng sẽ đến từ việc đầy đủ các phím thay thế, qua đó giúp người dùng dễ dàng chuyển đổi giữa layout Windows – macOS.
Về Switch thì Keychron thường đưa ra rất nhiều lựa chọn cho người dùng như Gateron, Optical (hay còn gọi là cơ quang), mỗi loại lại có đủ 3 màu Red – Blue – Brown để phù hợp với nhu cầu / kinh phí của người dùng. Trong tất cả thì người viết tạm hài lòng với Gateron Brown: Gõ mượt, khấc vừa phải, dễ dùng nhưng có điều hơi dễ rung lắc do stem không quá chắc chắn.

Rất may là bản Keychron K6 này là có hotswap, nhờ vậy nên người viết có thể tìm mua một chút switch CherryMX Brown và thay thế dễ dàng. Một chút lưu ý là nếu chọn switch thay thì bạn nên chọn switch trong suốt, do bóng LED của K6 sẽ là dạng SMB (Surfaced Mounted Diode) – ghim thẳng vào plate nên sẽ có cường độ khá thấp.
Nhìn chung, chất lượng của hai thành phần này vẫn sẽ đủ dùng nếu bạn không quá khó tính. Còn nếu kỹ tính thì tốt nhất là cân nhắc chọn K6 bản hotswap – dễ dàng thay thế và nâng cấp hơn cho hợp ý mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay