cloudifyvietnam

ERP là gì? Các loại phần mềm ERP phổ biến nhất hiện nay

1 bài viết trong chủ đề này

Phần mềm ERP đã trở thành một trong những phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả đối với hàng triệu công ty trên khắp thế giới. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn chỉ mới được biết đến và triển khai bởi các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Vậy phần mềm ERP là gì và doanh nghiệp sẽ có được lợi ích gì sau khi triển khai? Liệu doanh nghiệp SEMs có thể triển khai được ERP không? Trong bài viết này, Cloudify sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về ERP và tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm ERP. 

Phần mềm ERP là gì? 

ERP được viết tắt bởi Enterprise Resource Planning. Đây là một hệ thống tích hợp nhiều phân hệ chức năng khác nhau thành một nền tảng duy nhất. Mục đích để giúp tự động hóa toàn bộ các hoạt động liên quan tới tài nguyên doanh nghiệp. Phần mềm ERP được ví như “gã khổng lồ” lưu trữ mọi thông tin của doanh nghiệp và tất cả hoạt động như sản xuất, bán hàng, kho,… đều sử dụng hệ thống này. 

Một phần mềm ERP sẽ cung cấp báo cáo theo thời gian thực và tự động hóa. Điều này cho phép nhân viên trực tiếp lấy thông tin từ hệ thống một cách dễ dàng, thay vì sử dụng phương pháp thủ công như viết tay, sổ sách, excel hay phần mềm chuyên biệt. Áp dụng ERP giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu và sự không đồng nhất thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Hiện nay trên thị trường có rất ít phần mềm ERP miễn phí, đa số chỉ là các phiên bản dùng thử trong thời gian ngắn.

Đọc ngay: Có nên sử dụng giải pháp ERP cho doanh nghiệp nhỏ?

Các giai đoạn phát triển của phần mềm ERP

Vào năm 1990, tổ chức Gartner lần đầu tiên sử dụng và đưa ra thuật ngữ ERP. ERP lúc này đã thay thế hệ thống MRP (chỉ quản lý hoạt động sản xuất) mà Gartner sử dụng trước đó. Vì vậy, có thể coi MRP là nguồn gốc phát triển của hệ thống ERP. Đến giữa những năm 1900 phần mềm ERP phát triển và được sử dụng rộng rãi hơn. ERP được biết đến bởi khả năng quản lý tổng thể tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời, hệ thống còn tích hợp các ứng dụng cho nhiều hoạt động khác như: Quản lý tài chính, quản lý nhân sự và tính lương, quản lý quan hệ khách hàng và nhiều hoạt động khác. Đến những năm 2000, phần mềm ERP được nâng cấp để sử dụng online trên nền tảng web. Bước tiến mới đã giúp ERP không còn là phương pháp quản lý nội bộ, giờ đây ERP được sử dụng rộng rãi, hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác lẫn nhau.

Lịc sử phát triển của ERP như thế nào?

Lịch sử phát triển của ERP như thế nào?

Lợi ích của phần mềm ERP đối với doanh nghiệp 

Áp dụng phần mềm ERP vào quản lý và vận hành sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và nhanh chóng bắp kịp với các đối thủ khác. 

Nâng cao năng suất làm việc

Trong hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhân viên đang phải lặp lại các quy trình đơn giản một cách thường xuyên, điều này vừa mất thời gian vừa tạo cảm giác chán nản làm giảm hiệu suất làm việc. Thay vì vậy, bằng việc đầu tư một hệ thống quản lý ERP, những thao tác đơn giản đó được hệ thống tự động giải quyết, nhân viên giảm áp lực và tạo ra nhiều giá trị hơn cho công ty. 

Chuẩn hóa quy trình kinh doanh

Nhờ phần mềm ERP, quy trình vận hành và quản lý trong doanh nghiệp được tổ chức một cách thống nhất và chặt chẽ với nhau. Sự tương tác và hỗ trợ giữa các bộ phận được tiến hành kịp thời. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường và xã hội, đặc biệt trong các thời điểm dịch bệnh bùng phát như hiện nay.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh 

Bằng cách triển khai ERP, các SMEs có thể thu được rất nhiều lợi ích. Hệ thống ERP quản lý mọi thứ từ hàng tồn kho đến các khoản phải thu và toàn bộ số liệu kế toán của doanh nghiệp. Hệ thống cũng xem xét tất cả chi phí hoạt động hoặc phân đoạn hàng tồn kho hiện có. SME trung bình đạt 100% ROI trong khoảng 27 tháng.

Xem thêm:

Hệ thống giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh  Hệ thống giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tự động hóa hoạt động vận hành

Bằng cách triển khai nhiều mô-đun, tất cả quy trình làm việc, truyền đạt thông tin, báo cáo được tự động hóa. Với sự trợ giúp từ việc triển khai ERP cho tất cả các quy trình kinh doanh, thông tin luôn cập nhật và sẵn sàng cho quy trình triển khai tiếp theo. Ví dụ: Hàng tồn kho được duy trì tự động cho nguyên liệu sau khi việc mua hàng được thực hiện bằng cách sử dụng quy trình đặt hàng trong ERP.

Tiết kiệm thời gian và chi phí 

Việc triển khai ERP đi kèm với nhiều lợi ích cụ thể ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nó giúp tiết kiệm một số chi phí cho công ty. Với ERP, nhà quản trị dễ dàng kiểm tra, theo dõi hoạt động của công ty dù ở bất kỳ nơi nào .Chính vì vậy, ERP có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và nhà lãnh đạo có thể tận dụng nguồn lực này để mở rộng mối quan hệ với đối tác, khách hàng.

Hệ thống hóa thông tin và dữ liệu 

Một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng ERP chính là đồng bộ dữ liệu tại một hệ thống. Sau khi triển khai ERP, hệ thống sẽ lưu trữ tất cả các thông tin vào một nơi, đảm bảo rằng không có sự trùng lặp dữ liệu giữa các phòng, ban. Ngoài ra, việc này sẽ giúp giảm chi phí lưu trữ, giấy tờ mà thông tin nhận được là bản mới nhất và được cập nhật thường xuyên.

Báo cáo trực quan, nhanh chóng

Thông thường, hệ thống ERP đều được tích hợp với tất cả các loại báo cần thiết của doanh nghiệp. Tính năng này giúp các doanh nghiệp giảm chi phí nhân sự chuẩn bị và gửi các báo cáo và nhà lãnh đạo đưa ra quyết định dễ dàng hơn với thông tin trực quan. Báo cáo theo thời gian thực cũng là một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng hệ thống ERP, nhờ nó, bất kỳ vấn đề nào xảy ra cũng được phát hiện và xử lý kịp thời. SME cũng có thể sử dụng báo cáo để thống kê, phân tích tình hình tổng quan của công ty.

Bảo mật thông tin doanh nghiệp

Sử dụng ERP, thông tin được bảo mật hoàn toàn. ERP giúp bảo mật thông tin đồng thời cung cấp khả năng truy cập đến từng người. Mọi người trong công ty chỉ được phân quyền trong một nhiệm vụ nhất định. Khi có bất kỳ sai sót hay lỗi phát sinh, hệ thống sẽ cho phép truy xuất tất cả thông tin thao tác và cung cấp lịch sử truy cập, chỉnh sửa.  

5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần phần mềm ERP?

Doanh nghiệp của bạn vẫn đang loay hoay với các công cụ quản lý cũ vì không đo lường được kết quả kinh doanh? Dưới đây là 5 dấu hiệu cho biết doanh nghiệp của bạn cần một phương pháp quản lý hiện đại hơn như phần mềm ERP.

Doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào người chủ

Khi doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển, việc kiểm soát tất cả công việc trở thành “gánh nặng” với các CEO. Thực tế, CEO của các doanh nghiệp tại Việt Nam dành thời gian rất nhiều cho việc có mặt tại văn phòng và điều phối công việc. Tình trạng “chủ vắng nhà” công ty trở nên xáo trộn, công việc trì trệ xảy ra thường xuyên. Dữ liệu của công ty ngày càng nhiều và không có hệ thống để kiểm soát cũng như đồng bộ dẫn đến thông tin sai lệch. Công việc bị chậm trễ, các bộ phận không đồng nhất thông tin dẫn đến sai sót, tiến độ sản xuất bị chậm, khách hàng phàn nàn, uy tín công ty bị ảnh hưởng,… Chính lúc này, doanh nghiệp nên cần có một hệ thống quản lý tự động như ERP. Phần mềm ERP sẽ giảm áp lực quản lý lên người chủ và giúp công việc tiến hành đúng theo lịch trình, kết quả đo lường chính xác, nhanh chóng

Phần mềm thủ công nhiều sai sót, tốn thời gian

Với một hệ thống làm việc thủ công, mất bao lâu để doanh chủ cập nhật báo cáo kinh doanh của tháng trước? hiện tại công ty đang tăng trưởng bao nhiêu phần trăm? nhân viên nào đang làm việc không hiệu quả? Số lượng khách hàng mới trong tháng là bao nhiêu? Rất nhiều câu hỏi và các con số luôn được đặt ra mỗi ngày nhưng liệu việc lưu giữ báo cáo bằng excel, hay ghi chép sổ sách có đáp ứng được tất cả yêu cầu ngay lập tức để người chủ đưa ra quyết định. Dù là một nhân viên giỏi thì việc tổng hợp số liệu đưa ra báo cáo kinh doanh cũng phải mất khá nhiều thời gian. Với hệ thống quản trị ERP, nhà lãnh đạo sẽ có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh trong bất kỳ thời điểm nào, tại bất cứ đâu chỉ với một thiết bị thông minh có kết nối internet. 

Quản lý bằng excel bảo mật không hiệu quả, dễ sai sót Quản lý bằng excel bảo mật không hiệu quả, dễ sai sót

Xem thêm: So Sánh 3 Giải Pháp Phần Mềm ERP Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam

Phần mềm riêng lẻ không đáp ứng nhu cầu quản lý toàn diện

Trên thị trường có rất nhiều phần mềm riêng lẻ đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng bộ phận như: phần mềm kế toán, phần mềm sản xuất, phần mềm bán hàng,… Mỗi phòng ban sử dụng một phần mềm khác nhau vô tình tạo nên thách thức cho nhà quản trị trong việc nắm bắt toàn bộ thông tin. Mỗi hệ thống vận hành theo thuật toán và cách thức riêng biệt khiến việc đồng bộ dữ liệu khó khăn. Dữ liệu chồng chéo, không đồng nhất theo dõi báo cáo khó khăn làm chậm quá trình ra quyết định của người quản lý.

Phần mềm quản trị ERP tích hợp tất cả các phần mềm riêng lẻ doanh nghiệp đang sử dụng lại với nhau, khi đó, tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu và được phân quyền rõ ràng. Việc này giúp giải quyết tốt bài toán về sự sai lệch dữ liệu, nhân viên tiết kiệm thời gian hơn, theo đó doanh nghiệp sẽ vận hành chuyên nghiệp hơn.

Mức độ hài lòng của khách hàng giảm dần

Giao hàng chậm, sai sót trong đơn đặt hàng,…. đang khiến khách hàng của doanh nghiệp bỏ đi. Tuy nhiên, nhà quản trị không thể kịp thời nắm bắt được điều đó cho đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Hệ thống ERP giải quyết vấn đề này theo hai cách. Đầu tiên, quản lý đơn hàng tốt hơn, giám sát việc giao hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng để tránh các vấn đề tiêu cực. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nhận được thông báo khi có sự cố xảy ra. Thứ hai, hệ thống CRM tích hợp cho phép doanh nghiệp tương tác sâu hơn với khách hàng và cải thiện các mối quan hệ với khách hàng theo hướng tích cực hơn.

Khó khăn trong việc sử dụng và duy trì các hệ thống CNTT

Việc doanh nghiệp sử dụng các nền tảng CNTT cũ và kết hợp nhiều hệ thống với nhau tạo khó khăn cho nhân viên trong quá trình sử dụng, bảo trì. Việc tùy chỉnh, nâng cấp, bảo trì, sửa lỗi, tích hợp các phần mềm cũ với nhau mất khá nhiều thời gian và chi phí. Ngoài ra, trong quá trình sửa chữa doanh nghiệp còn có thể gặp rủi ro bị mất dữ liệu. Thay vì đó, doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP có tính ổn định cao hơn, thường xuyên nâng cấp, tùy chỉnh phù hợp với các nhu cầu thay đổi khác nhau. Đồng thời, một số nhà cung cấp như Cloudify sẵn sàng hỗ trợ khắc phục các sự cố liên quan đến hệ thống mà doanh nghiệp không cần phải đầu tư đội ngũ CNTT tại chỗ.

Các loại phần mềm ERP hiện nay 

Trên thị trường hiện nay có 2 loại phần mềm ERP chính là On-premise và Cloud ERP.

Phần mềm On-premise và ERP đám mây Phần mềm On-premise và ERP đám mây

On-premise ERP là gì?

On-premise (Phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ) là một dạng mô hình phần mềm được cài đặt và hoạt động trên chính máy chủ và hệ thống máy tính của doanh nghiệp. Với nền tảng On-premise, từ bước triển khai cho đến sử dụng giải pháp, tất cả đều được thực hiện trong nội bộ công ty; theo đó việc bảo trì, bảo mật và cập nhật cũng sẽ được đội ngũ IT của doanh nghiệp thực hiện. Không có sự tham gia của bên thứ ba, doanh nghiệp có quyền sở hữu tất cả các yếu tố liên quan. Chính vì vậy, doanh nghiệp sử dụng On-premise chỉ có thể truy cập dữ liệu trên máy chủ tại công ty có kết nối phần mềm hoặc các thiết bị được quyền truy cập dữ liệu.

Cloud ERP là phiên bản nâng cấp hơn của On-premise ERP

Cloud ERP là hệ thống phần mềm và công cụ ERP được cung cấp và quản lý trên đám mây, trái ngược với việc doanh nghiệp lưu trữ hệ thống tại chỗ. Tất cả doanh nghiệp đang phải đối mặt với thách thức chung và để cạnh tranh hiệu quả trong môi trường kinh doanh ngày nay cần phải tiếp cận với công nghệ. Công nghệ giúp công ty đổi mới, mở rộng quy mô và phát triển nhanh chóng. Nhờ nó,  nhân viên có nhiều thời gian tập trung vào việc thực hiện các sáng kiến tăng trưởng và hạn chế các công việc liên quan đến quản lý CNTT hàng ngày. Với mô hình Cloud ERP, doanh nghiệp không cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng mà thay vào đó là một khoản phí hàng năm. Nhà lãnh đạo có thể truy cập các thông tin của doanh nghiệp thông qua trình duyệt web sau khi trả một khoản phí đăng ký định kì (subscription fee) (hàng tháng, quý, năm). 

Ngoài ra, các công ty công nghệ trong nước cũng đã phát triển phần mềm ERP Việt Nam. Các phân hệ chức năng được điều chỉnh và tối ưu để phù hợp với đặc thù kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

Đọc thêm: So Sánh 3 Giải Pháp Phần Mềm ERP Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam

Chi phí đầu tư phần mềm ERP là bao nhiêu?

Sẽ không có con số cụ thể chi phí đầu tư hệ thống ERP cho một doanh nghiệp là bao nhiêu. Tuy nhiên, sẽ có các khoản phí nhất định dưới đây bạn cần trả cho nhà cung cấp. Ngoài ra, bạn cũng phải mất chi phí đầu tư hạ tầng, xây dựng đội CNTT hỗ trợ nếu sử dụng các giải pháp ERP cài đặt. Nhưng nếu bạn triển khai hệ thống Cloud ERP bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí mà việc sử dụng có thể linh hoạt hơn.

Chi phí ban đầu

Điều này không chỉ là báo giá từ nhà cung cấp. Nhà lãnh đạo nên quan tâm đến mức chi phí nhà cung cấp yêu cầu trả theo loại hình ERP mà công ty mong muốn. Ghi lại tất cả các chi phí và tính giá trị thời gian của mức chi phí đó. Lưu ý, để số liệu được chính xác, công ty phải đo lường cả chi phí và doanh thu trong cùng một khoảng thời gian.

Chi phí tư vấn và phí thực hiện của nhà cung cấp

Sau khi hoàn thành lựa chọn ERP, các chuyên gia tư vấn sẽ định hướng quá trình triển khai. Để tính toán chi phí ERP, điều quan trọng là phải xác định trước danh sách các hoạt động tư vấn và khung thời gian để tránh những trục trặc trong tương lai.
Một loạt các dịch vụ triển khai do các nhà tư vấn ERP cung cấp bao gồm di chuyển dữ liệu, quản lý dự án, tùy chỉnh hệ thống, v.v. Một số nhà cung cấp yêu cầu tính phụ phí cho các dịch vụ này. Doanh nghiệp phải biết rõ nhà cung cấp chọn phương pháp tính phí nào để tránh các rắc rối về sau.

Chi phí bảo trì

Máy chủ và các thiết bị phải đáp ứng các thông số kỹ thuật tối thiểu từ nhà cung cấp. Ngoài ra, các bản cập nhật và nâng cấp phần mềm cũng đòi hỏi phải trả thêm chi phí cho nhà cung cấp ERP.
Phí bảo trì bao gồm chi phí nhân công CNTT, chi phí máy chủ bổ sung và các chi phí bộ phận khác. Ngoài ra, chi phí bảo trì hàng năm là một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Nó cho phép doanh nghiệp tiếp cận với các công nghệ đột phá để vượt qua các đối thủ kinh doanh.

Chi phí người dùng

Trong quá trình vận hành ERP, việc đào tạo nhân viên sử dụng ERP là rất quan trọng. Nó đảm bảo người dùng/thao tác cuối cùng sử dụng phần mềm một cách hiệu quả. Đào tạo là một quá trình tốn nhiều thời gian, chi phí.

Phân hệ chức năng cần có của phần mềm ERP

Tùy vào đặc thù của công ty mà yêu cầu về tính năng của phần mềm ERP sẽ khác nhau. Thông thường, trên thị trường hệ thống ERP có các tính năng sau: 

Phân hệ phần mềm kế toán ERP

Phân hệ kế toán là một trong những yêu cầu cần thiết của bất kỳ doanh nghiệp nào. Qua hình thức nhập liệu, người dùng sẽ cung cấp dữ liệu đầu vào cho phần mềm là các chứng từ, số liệu, hồ sơ trong toàn bộ các giao dịch tài chính của doanh nghiệp. Từ cơ sở dữ liệu đó, thông qua các công thức, thủ tục, quy trình được thiết lập sẵn, phần mềm kế toán sẽ xử lý để lên báo cáo tài chính và các báo cáo chi tiết khác theo biểu mẫu kế toán hiện hành chuẩn với chế độ Kế toán Nhà nước Việt Nam hoặc theo những yêu cầu quản lý đặc thù của các Doanh nghiệp.

Phân hệ CRM

Mô-đun quản lý dịch vụ cho phép công ty điều hành hiệu quả bằng việc quản lý dịch vụ, bán hàng và hợp đồng. Phần mềm CRM hiểu một cách đơn giản chính là phần mềm quản lý khách hàng của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quan trọng giúp CEO phát triển và định hướng doanh nghiệp; cho phép doanh nghiệp đào sâu vào mối quan hệ với các khách hàng, nhân viên, đối tác và nhà cung cấp. Phần mềm này giúp cải thiện năng suất tổng thể bán hàng và hoạt động của cả doanh nghiệp.

Phân hệ quản lý kho

Mô-đun này cho phép người quản lý dễ dàng theo dõi lượng hàng hóa đến từng đơn vị tính khác nhau. Cùng với các thiết bị như máy quét mã vạch/mã QR, mô-đun quản lý kho đề xuất sản phẩm cần lấy và vị trí lấy hàng trong kho. Nó cũng cải thiện việc kiểm soát kho nguyên, vật liệu bằng cách cảnh báo số liệu đang có và đề xuất mua hàng mới, do đó tăng hiệu quả phân phối kho và độ chính xác trong quản lý kho.

Phần mềm quản lý kho trong doanh nghiệp Phần mềm quản lý kho trong doanh nghiệp

Đọc ngay: Top các phần mềm quản lý kho tốt nhất hiện nay cho doanh nghiệp

Phân hệ quản lý sản xuất

Phân hệ quản trị sản xuất có chức năng theo dõi và quản lý các hoạt động liên quan đến sản xuất tại một xí nghiệp/nhà máy/công ty, bao gồm: Lập kế hoạch/đơn đặt hàng sản xuất; Dự tính nguyên vật liệu cần mua, cần sản xuất để đáp ứng kế hoạch/đơn đặt hàng; Lập yêu cầu mua hàng với những nguyên vật liệu cần mua ngoài; Lập lệnh sản xuất, căn cứ theo kế hoạch/đơn đặt hàng hoặc dựa trên kế hoạch/đơn đặt hàng đã có; Cập nhật và theo dõi tiến độ sản xuất.

Phân hệ nhân sự – tính lương

Phân hệ quản lý nhân sự trên hệ thống ERP là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp. ERP nhân sự giúp tự động hóa các nghiệp vụ nhân sự từ khâu hoạch định nguồn nhân lực, quản lý tuyển dụng, quản lý hồ sơ nhân sự, đào tạo, đánh giá đến công tác chấm công, thanh toán lương, thuế, bảo hiểm và lập báo cáo…Phân hệ nhân sự giúp nhà quản lý tức thời biết được số lượng, tình hình biến động nhân sự ở từng bộ phận, kịp thời có giải pháp ổn định nhân sự; Tra cứu quá trình công tác, năng lực, thành tích,… của nhân viên để đề ra chính sách thưởng, phạt hợp lý.

Phân hệ quản lý dự án

Mô-đun này cho phép doanh nghiệp nhanh chóng tạo ước tính, theo dõi dự án và quản lý nguồn lực. Theo dõi các nguồn lực và giá cả cơ bản, đồng thời lập kế hoạch năng lực và lợi nhuận đến từng chi tiết. Nhà quản trị cũng theo dõi nhiều công việc (thiết lập bảng thời gian, v.v.) một cách dễ dàng, vì vậy kịp thời đưa ra các kế hoạch hoạt động ngắn và dài hạn.

Doanh nghiệp nên lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP như thế nào?

Mục đích quản lý của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau nên việc lựa chọn cũng vì thế mà có sự khác biệt. Với những doanh nghiệp lớn, giàu tiềm lực về kinh tế thì phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP tại chỗ sẽ phù hợp hơn. Nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ lại nên lựa chọn hệ thống Cloud ERP để tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, thị trường hiện nay đang có các gói phần mềm của nước ngoài, phần mềm ERP thiết kế riêng, phần mềm trong nước để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến việc hệ thống phù hợp với đặc tính kinh doanh của thị trường trong nước. Về mặt này, các phần mềm trong nước sẽ giúp bạn cập nhật thông tin mới và phù hợp nhất.

Khi triển khai hệ thống ERP bạn cũng nên yêu cầu nhà cung cấp chỉnh sửa một số chức năng để đáp ứng được đặc thù kinh doanh riêng của ngành. Ví dụ, bạn kinh doanh thực phẩm thì nên lựa chọn sử dụng hệ thống có chức năng quản lý kho theo hạn sử dụng, cảnh báo tồn kho tối thiểu, cảnh báo hàng hóa sắp đến hạn…

Đọc thêm: Phần mềm quản lý Cloud ERP của Cloudify có gì đặc biệt?

Cloudify là một trong những đơn vị cung cấp phần mềm ERP sử dụng online hàng đầu Việt Nam hiện nay. Quý khách hàng có thể nhận demo hoàn toàn miễn phí thông qua website Cloudify.vn hoặc hotline 1900 866 695.

Đọc tiếp: ERP là gì? Các loại phần mềm ERP phổ biến nhất hiện nay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay