wildlavender

ĐE DỌA NGUỒN NƯỚC UỐNG CỦA DÂN MIỀN ĐÔNG và TP HCM

3 bài viết trong chủ đề này

Về công nghệ , để tinh luyện bauxite Tây Nguyên cần qua năm bước:

- Khai thác quặng bauxite

- Tinh luyện bằng nước

- Tinh luyện bằng xút và hóa chất

- Nung kết sảm phẩm để có alumin (oxit nhôm)

- Điện phân oxit nhôm để lấy nhôm

Việc tuyển quặng bằng nước và xút cùng hóa chất trong bước 2 và 3 để tạo ra alumin sẽ thải ra môi trường một lượng lớn chất thải nước hoặc được làm khô tại thượng nguồn sông Đồng Nai. Dù có được làm khô, nước mưa cũng sẽ hòa tan chúng và làm ô nhiểm vùng đầu nguồn.

Theo báo cáo của hội Liên Hiệp Khoa học kỹ thuật việt nam, cứ một tấn Alumin thải ra môi trường 1,5 tấn bùn đỏ và khoảng 12m3 nước. khu vực Tân Rai và Nhân Cơ đều là khu vực đầu nguồn của Hồ Trị An. Riêng với nhà máy Tân Rai công suất 600.000 tấn alumin/năm thì mỗi năm thải ra môi trường 900.000 tấn bùn đỏ và 7.200.000m3 chất thải nước có Xút và chất độc. Theo kế hoạch đến năm 2015 Tây Nguyên sản xuất 8,5 triệu tấn alumin thì thải ra mỗi năm 12,75 triệu tấn bùn đỏ và 120 triệu m3 chất độc.

Chúng ta đều biết, TP HCM sử dụng nguồn nước thô chủ yếu lấy từ nhà máy nước thô Thiện Tân (huyện Vĩnh cữu, Đồng nai)

Nhà máy nước Thiện Tân nằm tại hạ lưu hồ Trị An, như vậy việc xây 2 nhà máy luyện nhôm Tân Rai và Nhân Cơ ngay tại khu vực đầu nguồn nước uống tại các tỉnh miền đông kể cả TP HCM. Nguồn nước uống lại là sự sống còn của bất cứ cộng đồng dân cư nào. Nếu không được bảo vệ, nó cũng là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh ác tính không thể biết trước được cho con người.

Tôi thỉnh cầu người có trách nhiệm nên ra lệnh ngừng ngay nhà máy luyện nhôm Nhân Cơ và Tân Rai hay bất cứ nhà máy nào trên Tây Nguyên. Chúng ta chỉ nên thực hiện bước một tại Tây Nguyên còn bước sau nên chọn vị trí thuận lợi tại hạ lưu để thực hiện. Như vậy đáp ứng cả an ninh quốc gia vì công đoạn bước một giản đơn không cần nhu cầu sự hiện diện nước ngoài tại Tây Nguyên. Ví dụ ta nên xây dựng đường sắt Dak nông-Buôn mê Thuộc-Cheo reo-bắc Đèo Cả dài 156km ít đèo dốc. cao độ lớn nhất 530m. Đường sắt cho đa mục tiêu hàng hóa từ Tây Nguyên về cảng Văn Phong,hành khách từ Buôn mê Thuộc đi Hà Nội...

Tại khu vực Đèo Cả có nước ngọt Sông Ba, có Cảng Vũng Rô tự nhiên nước sâu, ít dân cư, cách ly với khu du lịch ven biển. Tại đây có thể xây dựng nhà máy luyện nhôm thuận lợi hơn nhiều đưa Bauxite về Bình Thuận.

Mọi việc do con người làm ra , nên con ngừoi có thể điều chỉnh khi chưa muộn.

Ý kiến của KS Doãn mạnh Dũng

Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký

Hội Khoa Học Biển TP HCM.

nguồn Saigon Tiêp Thị

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về công nghệ , để tinh luyện bauxite Tây Nguyên cần qua năm bước:

- Khai thác quặng bauxite

- Tinh luyện bằng nước

- Tinh luyện bằng xút và hóa chất

- Nung kết sảm phẩm để có alumin (oxit nhôm)

- Điện phân oxit nhôm để lấy nhôm

Việc tuyển quặng bằng nước và xút cùng hóa chất trong bước 2 và 3 để tạo ra alumin sẽ thải ra môi trường một lượng lớn chất thải nước hoặc được làm khô tại thượng nguồn sông Đồng Nai. Dù có được làm khô, nước mưa cũng sẽ hòa tan chúng và làm ô nhiểm vùng đầu nguồn.

Theo báo cáo của hội Liên Hiệp Khoa học kỹ thuật việt nam, cứ một tấn Alumin thải ra môi trường 1,5 tấn bùn đỏ và khoảng 12m3 nước. khu vực Tân Rai và Nhân Cơ đều là khu vực đầu nguồn của Hồ Trị An. Riêng với nhà máy Tân Rai công suất 600.000 tấn alumin/năm thì mỗi năm thải ra môi trường 900.000 tấn bùn đỏ và 7.200.000m3 chất thải nước có Xút và chất độc. Theo kế hoạch đến năm 2015 Tây Nguyên sản xuất 8,5 triệu tấn alumin thì thải ra mỗi năm 12,75 triệu tấn bùn đỏ và 120 triệu m3 chất độc.

Chúng ta đều biết, TP HCM sử dụng nguồn nước thô chủ yếu lấy từ nhà máy nước thô Thiện Tân (huyện Vĩnh cữu, Đồng nai)

Nhà máy nước Thiện Tân nằm tại hạ lưu hồ Trị An, như vậy việc xây 2 nhà máy luyện nhôm Tân Rai và Nhân Cơ ngay tại khu vực đầu nguồn nước uống tại các tỉnh miền đông kể cả TP HCM. Nguồn nước uống lại là sự sống còn của bất cứ cộng đồng dân cư nào. Nếu không được bảo vệ, nó cũng là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh ác tính không thể biết trước được cho con người.

Tôi thỉnh cầu người có trách nhiệm nên ra lệnh ngừng ngay nhà máy luyện nhôm Nhân Cơ và Tân Rai hay bất cứ nhà máy nào trên Tây Nguyên. Chúng ta chỉ nên thực hiện bước một tại Tây Nguyên còn bước sau nên chọn vị trí thuận lợi tại hạ lưu để thực hiện. Như vậy đáp ứng cả an ninh quốc gia vì công đoạn bước một giản đơn không cần nhu cầu sự hiện diện nước ngoài tại Tây Nguyên. Ví dụ ta nên xây dựng đường sắt Dak nông-Buôn mê Thuộc-Cheo reo-bắc Đèo Cả dài 156km ít đèo dốc. cao độ lớn nhất 530m. Đường sắt cho đa mục tiêu hàng hóa từ Tây Nguyên về cảng Văn Phong,hành khách từ Buôn mê Thuộc đi Hà Nội...

Tại khu vực Đèo Cả có nước ngọt Sông Ba, có Cảng Vũng Rô tự nhiên nước sâu, ít dân cư, cách ly với khu du lịch ven biển. Tại đây có thể xây dựng nhà máy luyện nhôm thuận lợi hơn nhiều đưa Bauxite về Bình Thuận.

Mọi việc do con người làm ra , nên con ngừoi có thể điều chỉnh khi chưa muộn.

Ý kiến của KS Doãn mạnh Dũng

Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký

Hội Khoa Học Biển TP HCM.

nguồn Saigon Tiêp Thị

Quả thật quá nguy hiểm hả Cô Wild ? Người dân không thể sống nếu không có nuớc sạch. Rất nhiều nhà nhà khoa học trong và ngoài nước kể cả Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng đề nghị Chính phủ ngưng ngay 2 nhà máy trên. Nhưng vừa rồi thường trực Ban Bí Thư Trương Tấn Sang đã khẳng định đây là đường lối đúng đắn của Đảng. Như vậy giải pháp của KS Doãn Mạnh Hùng rất hay, là thay đổi địa điểm để xử lý bước 2 & bước 3 là vẹn toàn cả đôi bề. Vừa phù hợp với đường lối của Đảng, vửa đảm bảo an ninh quốc phòng, vừa đảm bảo nguồn nước. Rất mong Đảng và nhà nước xem xét lại. !!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề là ý kiến của tầm nhìn chuyên môn này có được quan tâm hay không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay