cloudifyvietnam

8 phương pháp để giảm hàng tồn kho trong quá trình sản xuất

1 bài viết trong chủ đề này

Tồn kho (inventory) với mỗi bộ phận trong công ty sẽ có một “góc nhìn” khác nhau. Ví dụ đối với nhân viên giám sát sản xuất xem hàng tồn kho như một biện pháp để “phòng hờ” cho các trường hợp sai sót xảy ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, kế toán lại xem nó như một tài sản có giá trị. Vậy doanh nghiệp có cách nào để giảm lượng hàng tồn kho xuống mức mong đợi?

Hàng tồn kho là gì?

Nhiều người nghĩ hàng tồn kho là những sản phẩm không bán được còn lưu lại trong kho. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Thực tế, đây là những sản phẩm được doanh nghiệp lên kế hoạch để bán ra sau. Nó được xem như lượng hàng hóa dự trữ của một doanh nghiệp sản xuất. Đây cũng là một phần tài sản của công ty. Hàng hóa tồn kho có mối liên hệ chặt chẽ với việc sản xuất và bán hàng. Tuy nhiên, nếu quản lý hàng tồn kho không tốt doanh nghiệp sẽ gặp tình trạng không bán được hàng, hàng hóa lỗi thời không còn phù hợp với thị trường. Điều này dẫn đến tổn thất chi phí cho công ty. Đây cũng là lý do nhiều người nghĩ sản phẩm tồn kho là hàng không bán được còn lại trong doanh nghiệp.

Hàng tồn kho ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

Đối với doanh nghiệp hàng tồn kho đôi khi sẽ là “cứu cánh” cho các đơn hàng gấp, sản xuất không kịp để giao cho khách hàng. Nhưng trường hợp này rất ít khi xảy ra vì đa số công ty chỉ trữ hàng ở một mức an toàn, nhằm cung cấp hàng hóa ổn định tránh tình trạng cung không đủ cầu. Hàng tồn kho quá nhiều dẫn đến áp lực tiêu thụ cao, đối với các mặt hàng có hạn sử dụng dễ dẫn đến tình trạng quá hạn, phải tiêu hủy, hàng thời trang dễ bị lỗi thời, không bán được. Chính vì vậy lượng hàng tồn kho quá nhiều sẽ là mối đe dọa cho việc kinh doanh cũng như duy trình dòng vốn cho doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp hàng tồn kho trong quá trình sản xuất là một khoản nợ phải trả, hay chính xác hơn, là một bất lợi vì nó ràng buộc vốn lưu động có thể cần trong ngắn hạn. Trong những trường hợp cần huy động vốn hay thay đổi mô hình kinh doanh thì hàng tồn kho chính là gánh nặng và mắc kẹt nguồn vốn của doanh nghiệp. Một trong những lý do doanh nghiệp không nên để tồn kho quá nhiều chính là vấn đề chi phí. Bản thân việc sản xuất nhưng không bán ra được ngay đã là một khoản chi phí “chết” của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải bỏ ra chi phí kho bãi, nhân công để bảo quản và kiểm kê tốt lượng hàng ấy.  

Đọc thêm: Quy trình kiểm soát tồn kho cho doanh nghiệp với 5 bước đơn giản

Hàng tồn kho ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

Hàng tồn kho ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

8 phương pháp để giảm hàng tồn kho trong quá trình sản xuất

Ngày nay với những cải tiến trong quy trình quản lý, việc kiểm soát tồn kho đã được cải thiện nhiều hơn. Sau đây là 8 phương pháp được Cloudify tổng hợp để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lượng hàng hóa tồn kho và giảm đáng kể chi phí hoạt động. 

# 1 Giảm thời gian cung ứng từ nhà cung cấp

Chỉ với một vài thao tác nhỏ trong việc đặt hàng từ nhà cung cấp cũng giúp cho doanh nghiệp hạn chế được số lượng tồn kho. Ví dụ: bằng cách sử dụng một nhà cung cấp trong nước, doanh nghiệp có thể giảm thời gian giao hàng của mình lên đến hai tuần. Đặt hàng với số lượng nhỏ thường xuyên hơn, trái ngược với đặt hàng với số lượng lớn, đã được chứng minh là làm giảm thời gian phải chờ đợi.

Một phương pháp giúp giảm thiểu thời gian của chuỗi cung ứng là “lập bản đồ chuỗi cung ứng”. Một bản đồ chuỗi cung ứng, thường được tạo ra ở cấp cao hơn trong doanh nghiệp và nó phác họa của mạng lưới nhà cung cấp của công ty. Nó cung cấp sự minh bạch, giúp doanh nghiệp xác định cách giảm thời gian cung ứng hàng hóa.

# 2 Giảm thời gian sản xuất

Thời gian của một chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Các quá trình này được thực hiện càng nhanh, thời gian chu kỳ càng ngắn. Sản xuất nhanh hơn dẫn đến mức tồn kho sản xuất thấp hơn do dự trữ nguyên vật liệu thô được giảm xuống và quá trình sản xuất được chuyển sang thành phẩm và vận chuyển ra khỏi nhà máy nhanh chóng.

Xem thêm: Phần mềm quản lý kho Cloudify WMS

 # 3 Tự động hóa quy trình đặt hàng

Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang giảm tồn kho và giảm thiểu chi phí mua hàng bằng cách tự động hóa quy trình đặt hàng với sự trợ giúp của hệ thống Lập kế hoạch Nguồn lực Sản xuất (MRP). Bằng cách loại bỏ các đơn đặt hàng giấy và các chi phí liên quan, các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí. Và với một hệ thống MRP, doanh nghiệp có thể cài đặt mức hàng tồn kho tối thiểu và hệ thống sẽ tự động báo hiệu lượng hàng dự trữ đang ít hơn hay nhiều hơn mức tồn kho tối thiểu đó.

Khi triển khai một hệ thống tự động nhận biết khi nào kho cần bổ sung và xác định những thay đổi trong xu hướng sản xuất, doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể nguy cơ tồn kho dư thừa và lỗi thời. 

Kiểm soát hàng tồn kho thông qua tự động hóa quy trình đặt hàng

Kiểm soát hàng tồn kho thông qua tự động hóa quy trình đặt hàng

# 4 Cải thiện quan hệ với các nhà cung cấp 

Mối quan hệ chặt chẽ với từng nhà cung cấp và khách hàng sẽ tăng cường duy trì chuỗi cung ứng và hỗ trợ giảm tồn kho. Có mối liên hệ chặt chẽ với họ là một dấu hiệu cho thấy quan hệ khách hàng và đối tác có hiệu quả. Các nhà cung cấp hiểu rõ sản phẩm của họ nhất và với mối quan hệ vững chắc này họ sẽ chia sẻ kiến thức của mình cho doanh nghiệp của bạn. Với khách hàng, doanh nghiệp được lắng nghe nhu cầu từ họ nhiều hơn từ đó có thay đổi trong sản phẩm để đáp ứng thị trường tốt hơn. Hình thức giao tiếp này có thể dẫn đến việc giao hàng nhanh hơn, trả lại ít hơn và lượng hàng tồn kho thấp hơn.

# 5 Loại bỏ hoặc tái sử dụng kho cũ

Doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí trực tiếp và gián tiếp của việc lưu giữ hàng tồn kho lỗi thời bằng cách loại bỏ hoặc tái sử dụng. Tồn kho lỗi thời là kết quả của việc tồn kho một lượng lớn các mặt hàng không còn cần thiết do có sự thay đổi không lường trước được trong hướng đi của doanh nghiệp. 

# 6 Giảm kích thước đơn hàng

Đặt hàng với số lượng nhỏ hơn với tần suất thường xuyên hơn. Nó giúp quản lý dòng tiền tốt hơn và giữ cho mức tồn kho ở mức thấp hơn. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gánh nặng với lượng hàng tồn quá nhiều nếu hoạt động kinh doanh thay đổi. Một lần nữa, hệ thống WMS có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mức tồn kho sản xuất thấp hơn.

Xem ngay: Nâng tầm doanh nghiệp nhờ giải pháp quản lý kho thông minh bằng QR code

# 7 Giảm hàng tồn kho bằng các dự báo chính xác

Nếu doanh nghiệp có công cụ đáng tin cậy để dự báo nhu cầu, thì việc loại bỏ hàng tồn kho trở nên đơn giản hơn nhiều. Hệ thống MRP sử dụng dữ liệu từ từng quy trình sản xuất để đưa ra dự báo chính xác nhất có thể. Cùng với một chuỗi cung ứng hiệu quả, phần mềm kiểm kê sản xuất cho phép doanh nghiệp giữ mức tồn kho của mình ở mức thấp một cách tự tin.

# 8 Chuyển sang các nguyên liệu đa năng

Tùy thuộc vào loại hình sản xuất, doanh nghiệp sử dụng vật liệu hoặc thành phần linh hoạt hoặc có thể thay thế cho nhau sẽ giúp giảm lượng hàng tồn kho. Giữ nguyên vật liệu trong kho để có thể sử dụng trong các sản phẩm khác nhau dẫn đến lượng hàng tồn kho ít hơn và chi phí thấp hơn. Nếu vật liệu có doanh thu cao, bạn có thể đặt hàng với số lượng ít và thường xuyên hơn.

Quản lý hàng tồn kho hiệu quả với phần mềm quản lý kho Cloudify

Phần mềm quản lý kho Cloudify cho phép bạn quản lý kho hiệu quả thông qua hệ thống tự động, thông minh. Doanh nghiệp không phải mất nhiều chi phí đầu tư cho nhân viên giám sát hay kho bãi vì kho hàng đã được quản lý hiệu quả. 

Phần mềm cho phép doanh nghiệp xây dựng mức tồn kho tối thiểu chỗ từng mặt hàng khác nhau. Khi số lượng tồn kho vượt quá (nhiều hơn hoặc ít hơn) mức tối thiểu phần mềm sẽ tự động gửi thông báo về cho nhà quản lý để có chính sách sản xuất hợp lý. 

Đồng thời, phần mềm cũng quản lý được quá trình cung ứng từ nhà cung cấp. Doanh nghiệp có thể tạo các đơn đặt hàng trên phần mềm nhanh chóng, chính xác. Vì vậy việc theo dõi đơn hàng để chủ động thời gian sản xuất được cập nhật tức thời. Nhờ đó, doanh nghiệp không cần phải trữ quá nhiều nguyên vật liệu hay hàng hóa trong kho.

Xem thêm: Quản lý kho thông minh với phần mềm quản lý kho Cloudify

Hàng tồn kho là một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp không thể xoay vòng vốn kịp thời để duy trì hoạt động kinh doanh ở mức hiệu quả cao. Ngày nay nhiều doanh nghiệp đã chọn áp dụng các phương pháp quản lý kho hàng và hoạt động sản xuất trên phần mềm để hạn chế tình trạng dư thừa và tồn kho quá mức. Phần mềm quản lý kho của Cloudify cũng là một giải pháp được nhiều khách hàng tin tưởng triển khai hiện nay. Để biết thêm chi tiết và được tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline 1900 866 695 hoặc website Cloudify.vn

Đọc thêm: 8 phương pháp để giảm hàng tồn kho trong quá trình sản xuất

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay