Posted 3 Tháng 11, 2021 Bệnh nấm tai là một trong những tình trạng viêm tai ngoài khá điển hình và đã trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều bệnh nhân. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, biểu hiện bệnh nấm tai trông rất đáng sợ, gây tâm lý sợ hãi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.Vậy, nguyên nhân lỗ tai bị nấm là gì và nên làm gì khi bị nấm tai? Cùng tìm hiểu vấn đề này nhé!Nguyên nhân lỗ tai bị nấm?Khí hậu ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém sẽ tạo cơ hội cho các loại nấm gây bệnh phát triển trên cơ thể, trong đó có bệnh nấm ống tai – đây là một trong những bệnh về tai phổ biến ở nước ta.Các chuyên gia chuyên khoa cho biết, bệnh nấm tai có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:Dụng cụ lấy ráy tai không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường gặp ở những ai có thói quen vệ sinh hay lấy ráy tai ở những dịch vụ công cộng như tiệm cắt tóc.Nước bẩn vô tình lọt vào tai khi tắm gội hoặc bơi lội… nhưng không được lau khô kịp thời cũng có thể là nguyên nhân khiến lỗ tai bị nấm.Thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa hè lỗ tai sẽ có khả năng bị nấm cao hơn. Bởi môi trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh cũng như mầm nấm phát triển nhanh chóng.Dùng chung dụng cụ vệ sinh tai, dụng cụ lấy ráy tai với người bị nấm tai mà không được sát khuẩn sạch sẽ, khiến mầm bệnh lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác và dẫn đến tình trạng lỗ tai bị nấm.Bệnh nhân có thể nhận biết tình trạng lỗ tai bị nấm qua một số triệu chứng điển hình như:Biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất của bệnh nấm tai chính là cảm giác ngứa ngáy trong ống tai, càng về sau cảm giác ngứa ngày càng tăng và rõ rệt hơn.Sau 1 – 2 ngày bị nhiễm nấm sẽ có dấu hiệu đau tai, cảm giác đau sẽ tăng lên khi người bệnh nhai nuốt.Chức năng nghe suy giảm rõ rệt, nghe không rõ và có biểu hiện bị ù tai.Người mắc bệnh nấm tai còn có thể bị nặng đầu, đau nhức ống tai, đau vành tai, đồng thời có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, kém tập trung trong công việc và học tập…Một số trường hợp trong tai còn xuất hiện các mảng trắng dầy lên. Đôi khi có dịch chảy ra ngoài cửa tai hoặc khi ngoáy tai phát hiện thấy có dịch ướt màu nâu vàng.Làm khi khi bạn bị bệnh tai bị nấm?Lỗ tai bị nấm không những gây ngứa ngáy, đau nhức khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe của người bệnh, cũng như có thể phát triển thành những bệnh về tai khác hay lây lan nhanh chóng và gây bệnh cho người khác.Do vậy, khi lỗ tai bị nấm các bệnh nhân nên nhanh chóng đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được chuyên gia thăm khám, nội soi tai, từ đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị người bệnh cũng cần chú ý một số điều sau:Vệ sinh tai thật sạch sẽ và giữ cho tai luôn khô ráo.Trước khi lấy ráy tai cần vệ sinh các dụng cụ thật sạch sẽ.Khi cảm thấy ngứa ngáy, người bệnh cũng không nên ngoáy tai quá mạnh, vì như vậy có thể khiến tai bị trầy xước và viêm nhiễm.Khi tắm rửa hay bơi lội hãy cẩn thận không để nước lọt vào tai, trường hợp nước vô tình lọt vào tai thì cần lau khô ngay, tránh để nấm có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn.Xem thêm thông tin tại bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng Hoàn Cầu nhé! Share this post Link to post Share on other sites