Posted 29 Tháng 4, 2009 TÍNH CHẤT 8 CUNG GIỮA VIỆT VÀ HÁN 1 - Vấn đề. Đồ hình dưới đây được một Phong thủy gia Đài Loan công bố vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 20. Trên đồ hình này - căn cứ theo Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương - quan niệm rằng: Cung Khảm - chính Bắc = Sự Nghiệp. Cung Cấn - Đông Bắc = Tri Thức. Cung Chấn - Chính Đông = Sức Khỏe. Cung Tốn - Đông Nam = Hôn Nhân. Cung Ly - Chính Nam = Danh tiếng - Địa vị. Cung Khôn - Tây Nam = Phú Quý. Cung Đoài - Chính Tây = Con cái. Cung Càn - Tây Bắc = Quí Nhân. Phương pháp ứng dụng của đồ hình này nhanh chóng được phổ biến và được các phong thủy gia ứng dụng và quả là có tác dụng ở mức độ nào đó. Anh chị em xem đồ hình dưới đây và lưu ý rằng trên đồ hình này, những phương vị thuộc Tây trạch màu đỏ và Đông trạch màu vàng - theo cổ thư chữ Hán. ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN BẢN MỆNH VÀ BÁT QUÁI Theo bản văn chữ Hán Trong đồ hình trên, Phong Thủy gia Đài Loan cũng chỉ công bố như vậy, nhưng cũng không hề cho biết nguyên nhân nào để có đồ hình này và lý do nào thiết lập được đồ hình này. Qua đồ hình trên thì anh chị em có trình độ trung bình cũng nhận thấy ngay rằng: Người Tây trạch thì không có cung Hôn Nhân và người Đông trạch thì không có cung con cái. Tất nhiên đây là điều vô lý dù theo bất cứ một phương pháp luận ứng dụng nào của các phương pháp Phong thủy có nguồn gốc cổ thư chữ Hán. Tức là dù áp dụng cả Huyền không, Loan đầu - hình lý khí, Dương trạch Tam yếu, Bát trạch...vv.... cũng không giải thích được sự vô lý này. Tuy nhiên tính chất căn bản của nó về tính chất của Bát quái quản cung liên quan đến mệnh số của con người thì hoàn toàn có cơ sở lý luận. Trước đây, trong một bài giảng ofline có quay video trong khóa I tôi có phân tích điều này - và tôi xin nhắc lại là sự phân tích này là do những nghiên cứu của tôi, chứ không phải là do sự công bố của phong thủy gia Đài Loan. Sự phân tích cụ thể thế nào tôi sẽ tìm lại trên CD đã giảng và kết hợp với những kết quả nghiên cứu mới nhất và sẽ bổ sung sau. Nhưng kết luận là tôi công nhận tính hợp lý về tính chất các cung có liên quan đến mệnh chủ. Tức là: Đoài = Con Cái, Càn = Quí Nhân ...vv.. Nhưng - như tôi đã trình bày - Do sai lần căn bản của nguyên lý học thuật cổ Đông Phương từ cổ thư chữ Hán - phối Hậu Thiên Văn Vương với Lạc Thư, nên ngay cả đồ hình do phong thủy gia Đài Loan công bố đã thể hiện tính bất hợp lý: Người Đông trạch không có cung con cái, người Tấy Trạch không có cung Hôn Nhân- Dù được giải thích bằng bất cứ phương pháp luận nào theo các sách cổ liên quan đến Phong thủy từ cổ thư chữ Hán. Nhưng cũng với tính chất đó, theo sự nghiên cứu của tôi sau khi đổi chỗ Tốn Khôn và phối Hà Đồ ứng dụng trong trường hợp này, chúng ta sẽ có một đồ hình như dưới đây và lưu ý là Tây Tứ trạch hiển thị màu vàng và Đông Tứ trạch màu đỏ: ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN BẢN MỆNH VÀ BÁT QUÁI Theo Phong Thủy Lạc Việt. Trên cơ sở đồ hình này chúng ta nhận thấy tính hợp lý khi lý luận như sau: Sự phân chiavòng trời làm 360 và tám cung chỉ là mang tính quy ước của con người trên thực tế tương tác chủ yếu của tính chất các lực tương tác của vũ trụ. Còn bản thể vũ trụ là liên tục và không có ngừng nghỉ. Bởi vậy khí Khảm không thể đến hết ranh giới cung Khảm thì lập tức chấm dứt, Và cũng không phải vào cung Cấn thì Khí Cấn bắt đầu ngay. Mà thực tế vũ trụ sẽ phải là một sự vận động tương tác giảm dần và tăng dần. Với thực tế đó thì các cung đều có thừa khí của cung liên quan. Trong phong Thủy Lạc Việt với nguyên lý đổi chỗ Tốn Khôn và phối Hà đồ thì cả các cung của Tây Tứ trạch và Đông Tứ trạch đều có thừa khí của cung bên cạnh. Tôi lấy thì dụ trong hình trên, chúng ta thấy rằng: Cung Trí thức Cấn của người Tây trạch có thừa khí ở sơn Giáp của người Đông trạch, Cung Sự nghiệp Khảm của người Đông trạch có thừa khí ở sơn Sừu của người Tây trạch...vv..(*). Như vậy với Phong Thủy Lạc Việt và chỉ có Phong Thủy Lạc Việt với nguyên lý căn bản được phục hồi "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" mới có thể giải thích được các vấn đề liên quan. Còn rõ ràng trong trường hợp này - theo sách Hán - tạo ra sự vô lý, như tôi đã trình bày ở trên. Ngay cả khi ta áp dụng nguyên lý thừa khí này vào đồ hình trên do Phong Thủy Gia Đài Loan phát hiện thì cũng không thể thực hiện được sự thừa khí ở hai cung Con cái và Hôn nhân. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 4, 2009 Kính thưa quí vị quan tâm. Việc ứng dụng tính chất của tám cung trong phong thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán, đã một lần nữa xác định rằng: Nguyên lý "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư" là một sai lầm vì tính bất hợp lý trong trường hợp cụ thể nói trên. Trong phong thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán - mà chúng tôi đã nhiều lần xác định: Đó chỉ là những mảnh vụn rời rạc được phát hiện ở miền Nam sông Dương Tử thuộc về nền văn minh Lạc Việt và bị Hán hóa trong suốt quá trình đô hộ hàng ngàn năm. Đó chính là nguyên nhân để cho đến ngày hôm nay, phong thủy vẫn là một phương pháp ứng dụng có hiệu quả, nhưng rất mơ hồ và hoài nghi trong con mắt của nhiều người. Không chỉ một hiện tượng trên, mà còn rất nhiều hiện tượng khác - vì một nguyên lý lý thuyết đã thất truyền bởi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương tử - mà rất nhiều phương pháp ứng dụng trong phong thủy đã gây tranh cãi và không có một ứng dụng thống nhất. Thí dụ như sự tranh cãi về hướng bếp khi những chiếc bếp ga hiện đại thay thế những chiếc bếp lò cổ điển. Hoặc tranh cãi về trạch mệnh của gia chủ sẽ chọn ai khi người phụ nữ ngày nay trên thực tế hoàn toàn đảm đương việc làm chủ kinh tế gia đình, hoặc chủ quyền nhà (Sổ đỏ) ...vv....Trên thực tế, các phương pháp ứng dụng của Phong thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán chỉ là học thuộc lòng và thiếu hẳn một nguyên lý cho phương pháp luận của nó. Tất cả những điều này đã xác minh tính nguồn gốc của Phong Thủy và những phương pháp ứng dụng khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành hoàn toàn không có nguồn gốc Hán. Khi nền văn minh này không hề có nền tảng tri thức xã hội tạo nên học thuyết này - đã chứng tỏ qua sự mơ hồ ngay trong những khái niệm liên quan đến nó. Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận sự phản biện những luận điểm của chúng tôi trên tinh thần trao đổi học thuật và vui vẻ thừa nhận sai lầm, nếu quí học giả minh chứng được tính hợp lý và nhất quán của Hán thư và chỉ ra những sai lầm của chúng tôi trong mọi lĩnh vực liên quan - mà chúng tôi không biện minh được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 4, 2009 Kính thưa Sư phụ! Sư phụ giải thích chỗ có dấu sao (*) chú thích cho đồ hình đi ạ - tránh hiểu lầm và thắc mắc ạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 4, 2009 Kính thưa Sư phụ! Sư phụ giải thích chỗ có dấu sao (*) chú thích cho đồ hình đi ạ - tránh hiểu lầm và thắc mắc ạ. Dấu sao đó là để giải thích liên quan đến sự ứng dụng. Không liên quan đến bài viết này. Tôi sẽ xóa đi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 Thưa Anh Thiên Sứ. Tại sao lại đổi vị trí Tốn - Khôn so với bản chữ hán? Với lại sao anh lấy nickname là Thiên Sứ vậy? Kính Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 Nếu bknavn có tinh thần khách quan và muốn tìm hiểu thì nên tìm đọc sách của chú Thiên Sứ trước cho biết rồi hãy hỏi. - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007 - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003. bknavn sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị trong những công trình nghiên cứu này và dễ dàng hơn khi tìm hiểu Lý học. Đây là chia sẻ riêng cá nhân. Tùy bạn. Tùy duyên. :D Thiên Đồng :( 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Thưa Anh Thiên Sứ. Tại sao lại đổi vị trí Tốn - Khôn so với bản chữ hán? Với lại sao anh lấy nickname là Thiên Sứ vậy? Kính Vậy anh cho tôi hỏi lại:Vì sao vua Văn Vương lại có đồ hình không đổi chỗ Tốn Khôn? Vì sao anh lại lấy nick Bknavn? Còn sách của tôi thì hết rồi. Theo tôi anh cũng chẳng cần xem. Và muốn thắc mắc thì trả lời phải hết một cuốn sách. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 bknavn yêu chưa? Trước khi yêu chắc cũng nghe người ta nói " yêu là khổ, yêu là sướng". Vây không yêu thì làm sao biết sướng biết khổ thế nào? Cũng như vậy, chưa đọc sách thì làm sao biết sách sai hay đúng? Võ đoán như thế có phải trí tri chăng? Nếu đọc sách nào mà sau đó biết rằng sai hay đúng thì cũng đã là học được gì đó rồi. Phật bảo: Phi pháp phi phi pháp là vậy. :( Thiên Đồng :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Vậy anh cho tôi hỏi lại: Vì sao vua Văn Vương lại có đồ hình không đổi chỗ Tốn Khôn? Vì sao anh lại lấy nick Bknavn? Còn sách của tôi thì hết rồi. Theo tôi anh cũng chẳng cần xem. Và muốn thắc mắc thì trả lời phải hết một cuốn sách. Chào Anh Thiên Sứ. Sao Anh lại hỏi vặn lại tôi vậy. Câu thứ nhất tôi hởi, vì từ trước tới nay, tôi chỉ thấy Tiên thiên và Hậu thiên bát quái (cái này theo tôi hiểu, ý Anh là của người hán) chứ chưa bao giờ tôi thấy bát quái của lạc việt. Chính vì thế tôi mới phải hỏi Anh. Câu thứ hai, vì sao tôi lại hỏi Anh về nickname. Theo tôi biết thì có môn chọn tên sao cho tốt đẹp hay đại loại là như thế (tôi không rành về vấn đề này). Mà người đã có công nghiên cứu như Anh thì chắc là phải biết chọn nick sao cho có học thuật trong đó. Vì thế mới phải hỏi Anh. Còn nick của tôi: bkna là viết tắt của khó học trong bách khoa của tôi, còn chữ vn là khẳng định tôi ở việt nam, chỉ có thế thôi. Sao Anh không đặt tên các quái khác với người Hán nhỉ, mà vẫn để tên như vậy? Kính. Edited 16 Tháng 3, 2010 by bknavn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2011 Cung Trí thức Cấn của người Tây trạch có thừa khí ở sơn Giáp của người Đông trạch, Cung Sự nghiệp Khảm của người Đông trạch có thừa khí ở sơn Sừu của người Đông trạch...vv..(*). Chữ Đông thay bằng chữ Tây thưa SP, ở bài đầu của topic. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 10, 2011 Chữ Đông thay bằng chữ Tây thưa SP, ở bài đầu của topic.Cảm ơn Trực giác. Tôi đã sửa lại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2011 TÍNH CHẤT 8 CUNG GIỮA VIỆT VÀ HÁN 1 - Vấn đề. Đồ hình dưới đây được một Phong thủy gia Đài Loan công bố vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 20. Trên đồ hình này - căn cứ theo Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương - quan niệm rằng: Cung Khảm - chính Bắc = Sự Nghiệp. Cung Cấn - Đông Bắc = Tri Thức. Cung Chấn - Chính Đông = Sức Khỏe. Cung Tốn - Đông Nam = Hôn Nhân. Cung Ly - Chính Nam = Danh tiếng - Địa vị. Cung Khôn - Tây Nam = Phú Quý. Cung Đoài - Chính Tây = Con cái. Cung Càn - Tây Bắc = Quí Nhân. Phương pháp ứng dụng của đồ hình này nhanh chóng được phổ biến và được các phong thủy gia ứng dụng và quả là có tác dụng ở mức độ nào đó. Anh chị em xem đồ hình dưới đây và lưu ý rằng trên đồ hình này, những phương vị thuộc Tây trạch màu đỏ và Đông trạch màu vàng - theo cổ thư chữ Hán. ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN BẢN MỆNH VÀ BÁT QUÁI Theo bản văn chữ Hán Có sự nhầm lẫn cơ bản :- Cung Tốn - Đông Nam là Cung Phú quý (hay cung Tài lộc) - Theo sách Tàu - Cung Khôn - Tấy Nam là Cung Hôn nhân (hay cung Tình duyên) - Theo sách Tàu Không có sách Tàu nào nói : Cung Tốn (Đông nam )- Hôn nhân ; cung Khôn (Tây Nam )- Phú quý Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2011 Trang trí nhà theo cung Bát Quái (Gia ca thi truong) - Bát quái đồ được chia thành 8 cung, tương ứng với tám hướng nhà, hay 8 lĩnh vực của đời sống Đó là: Quan Lộc, Tình Duyên, Gia Đạo, Tài Lộc, Quý Nhân, Tử Tức, Học Thức và Danh Vọng. Mỗi khu vực lại có những đồ vật phát huy năng lực riêng của nơi ấy. Hãy lựa chọn, sắp xếp đồ đạc phù hợp với mỗi vị trí để mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. 1. Cung Tài Lộc nằm ở hướng Đông Nam. Đây là cung mang lại tiền tài, sự sung túc về vật chất. Chính vì vậy, ở hướng Đông Nam nên treo những xâu tiền cổ, vài bình gốm rỗng, để thu hút tiền tài về cho gia đình bạn. Đặt bình gốm rỗng ở phía Đông Nam theo phong thủy là sẽ thu hút tiền tài 2. Cung Gia Đạo nằm ở hướng Đông Bạn nên treo những hình ảnh về gia đình ở hướng này, sẽ có tác dụng cải thiện, hoặc thắt chặt hạnh phúc gia đình. 3. Cung Học Thức nằm ở hướng Đông Bắc. Sẽ không có đồ vật nào thích hợp hơn một chiếc giá sách, hoặc bàn làm việc ở hướng này. Hướng đông bắc hợp kê giá sách và bàn làm việc 4. Cung Tử Tức nằm ở hướng Tây Hình ảnh con cái và các thành quả công việc sẽ mang đến cho các thành viên nhà bạn một tương lai tươi sáng. 5. Cung Tình Duyên nằm ở hướng Tây Nam Những vật trang trí “sóng đôi” như hai lọ hoa, tượng đôi tình nhân, ảnh hai vợ chồng, bạn bè, đôi lứa… hay tranh Hoa Mẫu đơn, sẽ giúp cuộc sống tình cảm của người cư ngụ thêm mặn nồng. 6. Cung Quý Nhân nằm hướng Tây Bắc Hãy đặt cuốn danh bạ hoặc danh thiếp của bạn bè, đối tác tại đây, bạn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ trong công việc. Đặt đồ đạc hợp lý theo phong thủy góp phần cho nhà bạn thêm hưng vượng 7. Cung Danh Vọng nằm hướng Nam Vị trí này thích hợp với việc treo bằng khen, giấy chứng nhận thành quả công việc. Chúng sẽ giúp công việc của bạn luôn suôn sẻ và thuận lợi. 8. Cung Quan Lộc nằm ở hướng Bắc Hãy đặt những tập sách, tài liệu liên quan đến công việc ở vị trí này. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến, thành đạt. Theo tài liệu này ghi lại từ trang mạng thì đồ hình do Thiên Đồng vẽ có nhầm lẫn về vị trí tên cung Tài Lộc và Hôn Nhân theo Bát quái cổ thư trong quá trình...vẽ vời. Thiên Đồng sẽ chỉnh lại. Thiên Đồng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2011 Có sự nhầm lẫn cơ bản : - Cung Tốn - Đông Nam là Cung Phú quý (hay cung Tài lộc) - Theo sách Tàu - Cung Khôn - Tấy Nam là Cung Hôn nhân (hay cung Tình duyên) - Theo sách Tàu Không có sách Tàu nào nói : Cung Tốn (Đông nam )- Hôn nhân ; cung Khôn (Tây Nam )- Phú quý Sách Tàu tuy không nói cụ thể: Tốn Đông Nam thuộc cung "M"; hay Khôn Tây Nam thuộc cung "N'.Nhưng đã xác định tính chất của tám cung (Sự nghiệp, hôn nhân, gia đình ......) dù gọi là gì. Nhưng với cách xác định này thì - theo Hậu Thiên Văn Vương - ba cung Tấy Nam (Khôn theo Tàu) - Đoài và Càn đều thuộc Tấy trạch.Và ba cung Chấn, Tốn (Đông Nam theo Tàu ) Lý đều thuộc Đông Trạch. Và như vậy với Hậu Thiên Văn Vương cái cung gọi là Đoài (con cái) sẽ không có ở người Đông trạch và cái cung Đông Nam (Theo Tàu là Tốn Đông trạch - dù gọi là gì phú quí hay hôn nhân) sẽ không có ở người Tấy trạch. Cho dù ứng dụng phương pháp thừa khí cũng không giải thích được và tất nhiên sẽ không ứng dụng được. Nhưng với Hậu Thiên Lạc Việt thì ứng dụng phép thừa khí hoàn toàn hợp lý. Điều này chứng tỏ tính đúng đắn của Hậu Thiên Lạc Việt. Anh Thiên Đồng cũng không cần phải sửa lại dù có sai lỗi đánh máy. Nhưng anh Thiên Đồng cần nhất quán trong việc thể hiện hình vẽ. Hai hình trên cần thể hiện Một màu cho Đông trạch và Tây trach . Thí dụ: Hình trên đã thể hiện màu đỏ cho Tây trạch thì hình dưới Tây trạch cũng nên màu đỏ không thể hiện màu vàng. Đồng thời cũng phải nhất quán về phương vị: Phía Bắc cần quay lên trên. Bởi vậy theo tôi hiểu, mục đích bài viết này của Chú Thiên Sứ là muốn xác định tính hợp lý lý thuyết - tôi nhắc lại là hợp lý lý thuyết và đây là một tiếu chí quan trọng để xác định một lý thuyêt có khoa học hay không - trong việc so sánh giữa Hậu Thiên Văn Vương và Hậu Thiên Lạc Việt, có lẽ anh Linh Trang đã nhầm khi cho rằng sách Tàu không nói cụ thể là Tốn hôn nhân hay Phú quý hay bất cứ một cái gì khác mà chỉ nói chung chung Đông Nam là cung Phú quý - thì - với sắp xếp của Hậu Thiên Văn Vương có 3 cung liền nhau sẽ không hợp lý đối với người Đông trạch hoặc Tây trạch cho việc ứng dụng hai cung ở giữa của ba cung liền nhau đó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2011 Khi trích dẫn sách Tàu thì cần nguyên bản của người ta, sau đó mình nói cái của mình. Hoan hô Thaochau đã ủng hộ PTLV. Ở đây LT đưa ra ý kiến để Thiên Đồng sửa lại đồ hình do sự nhầm (dẫn đến SP nói theo đồ hình) vì rất nhiều thành viên sẽ đọc topic này. Một lần nữa thay mặt diễn đàn LHDP cảm ơn ThaoChau ! LT kết thúc ở đây và không có ý kiến tranh luận tiếp theo. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites