wildlavender

Thế giới trước nguy cơ đại dịch cúm heo

17 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Thế giới trước nguy cơ đại dịch cúm heo

28/04/2009 15:22 (TNO)

Cả thế giới đang trong tình trạng báo động về dịch cúm heo có thể diễn ra ở cấp độ toàn cầu. Mối lo ngại trên càng tăng khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức độ báo động dịch cúm heo lên cấp độ 4, tức là giai đoạn nguy hiểm chứa đựng rủi ro xảy ra đại dịch, trong khi số người chết vì nghi nhiễm cúm heo tại Mexico gia tăng không ngừng lên con số 152 người. Dưới đây là một số hình ảnh về việc người dân trên thế giới đối phó, "sống chung" với dịch cúm heo.

Posted Image

Ngay cả khi ăn cũng không ngừng bảo vệ bản thân trước H1N1

Posted Image

Người phụ nữ này tự tin không đeo khẩu trang dù đang đi giữa Mexico City - "đại bản doanh cúm heo". Bà còn quảng cáo là mình "miễn dịch"

Posted Image

Một người biểu diễn nhạc truyền thống ở thủ đô của Mexico

Posted Image

Nụ hôn thời... cúm heo

Posted Image

Tại phi trường quốc tế Benito Juarez ở thủ đô Mexico

Posted Image

Làm điệu với khẩu trang!

Posted Image

Khẩu trang trên miệng, súng trên tay! Trong ảnh là một người lính Mexico tại phi trường quốc tế Benito Juarez

Posted Image

Du khách Canada chuẩn bị lên máy bay rời Mexico tại phi trường quốc tế Benito Juarez

Posted Image

Nhân viên của hãng hàng không Honduras làm thủ tục cho hành khách tại phi trường quốc tế Ramon Villeda Morales ở thành phố San Pedro Sula của Honduras

Posted Image

Trở về từ vùng dịch cúm heo Mexico, ảnh chụp tại phi trường quốc tế ở Sao Paulo (Brazil)

Posted Image

Đôi tình nhân này trở về Sao Paulo (Brazil) từ Mexico

Posted Image

Người phụ nữ này đang được kiểm tra sức khỏe tại phi trường Juanda (Indonesia)

Posted Image

Nhân viên y tế Malaysia kiểm tra thân nhiệt của hành khách tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur

T.Dũng

(Ảnh: Reuters)

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nâng mức báo động về dịch cúm heo: Dịch cúm heo ở Việt Nam đã vào giai đoạn nguy hiểm

28/04/2009 17:49

Đo thân nhiệt hành khách từ Mỹ đến Tân Sơn Nhất vào trưa hôm 27.4 - Ảnh: Thanh Tùng

• Việt Nam có đủ khả năng phát hiện cúm heo

(TNO) “Chúng ta đặt tình trạng dịch cúm heo A (H1N1) ở mức báo động 4. Mức báo động này cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra đối với các quốc gia".

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã công bố như trên tại cuộc họp bất thường của Ban chỉ đạo Quốc gia (BCĐQG) phòng chống đại dịch cúm trên người do ông chủ trì sáng nay (28.4), tại Hà Nội. Cùng dự hội nghị này còn có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát.

Mức báo động 4 được đưa ra khi dịch ở giai đoạn nguy hiểm, đã lây lan từ người sang người và đã qua giai đoạn sớm để có thể khoanh vùng dập dịch.

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu yêu cầu: Cục Quản lý khám chữa bệnh cần cập nhật ngay phác đồ chẩn đoán, điều trị cúm heo H1N1 mới, do WHO vừa ban hành; khẩn trương ban hành phác đồ này cho các cơ sở y tế trong nước.

Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) khuyến cáo: tại thời điểm này, dịch cúm heo A (H1N1) vẫn tiếp tục gia tăng và có xu hướng lan ra một số quốc gia. Trong nước, nên tạm hoãn đi đến vùng có dịch. Trong trường hợp không thể trì hoãn, người đó cần đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh cá nhân, hạn chế thấp nhất nơi đông người và nhất thiết phải theo dõi sức khỏe.

Người trở về Việt Nam từ vùng dịch nên ở tại nhà sau 7 ngày và theo dõi sức khỏe. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần điều trị sớm và thông báo ngay với cơ quan y tế.

"Vừa qua có 10 người nhập cảnh vào Việt Nam từ Mexico tại thời điểm chưa có cảnh báo dịch, các trường hợp này đang được rà soát và theo dõi sức khỏe", ông Nguyễn Huy Nga cho biết.

Tại cuộc họp, tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết: "Với năng lực các nhà khoa học của Viện cũng như điều kiện phòng xét nghiệm đã được nâng cấp, tại Viện hiện đã có thể xác định được chủng virus cúm mới này.

Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng cho việc phát hiện sớm sự hiện diện của virus này trong trường hợp xâm nhập vào Việt Nam. Việc xác định virus này thực hiện bằng kỹ thuật giải trình tự gien. Đến thời điểm này, các mẫu xét nghiệm chưa tìm thấy virus cúm lạ".

Nam Sơn

nguồn thanhnienonline

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Phó tổng giám đốc WHO: Vi-rút cúm heo đã lây lan tới mức không thể ngăn chặn

28/04/2009 23:41

Chuyên gia Hàn Quốc kiểm tra mẫu thịt heo nhập từ Mexico - Ảnh: AFP

* Mexico: 152 người chết, Mỹ: 50 người nhiễm bệnh

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức báo động dịch cúm heo lên cấp độ 4 vào hôm 27.4, theo BBC. Hãng tin này hôm qua cũng dẫn lời Phó tổng giám đốc WHO Keiji Fukuda nói rằng vi-rút cúm heo đã lây lan tới mức không thể ngăn chặn nổi. WHO đã đưa ra các thông điệp báo động trên giữa lúc diễn biến của đợt bùng phát bệnh cúm heo đang ngày một nghiêm trọng thêm.

Hãng tin BBC dẫn lời giới chức y tế Mexico cho biết đã có tới 152 người chết với các triệu chứng của cúm heo tính đến ngày hôm qua. Các bác sĩ Mexico hiện cũng đang theo dõi khoảng 1.700 người bị nghi nhiễm. Tại Mỹ, số lượng bệnh nhân được xác định nhiễm cúm heo đã tăng lên 50 người vào ngày 27.4, hơn gấp đôi so với ngày hôm trước.

Tính đến hôm qua, đã có 236 người trên toàn thế giới được xác định nhiễm cúm heo. Trong đó Mexico có 172 người, Mỹ 50 người, Canada 6 người, New Zealand 3 người, Anh 2 người, Tây Ban Nha 2 người và Israel 1 người. Một loạt nước khác như Brazil, Argentina, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga và 9 nước thuộc EU... cũng đã báo cáo có các trường hợp nghi nhiễm. Theo các thống kê chưa đầy đủ thì số ca nghi nhiễm trên toàn thế giới hiện đã lên tới hơn 2.460 người. Xét về địa lý thì chỉ có châu Phi là chưa có báo cáo nào về các trường hợp nghi nhiễm hoặc nhiễm bệnh.

Song song với các biện pháp phòng chống quyết liệt, hiện giới chuyên gia y tế của WHO và các nước đang tăng cường nỗ lực xây dựng các phương pháp xét nghiệm để phát hiện nhanh vi-rút cúm heo cũng như sản xuất vắc-xin ngừa loại bệnh này. Theo ông Fukuda, phải mất từ 4 tới 6 tháng nữa mới có thể sản xuất được những lô vắc-xin cúm đầu tiên. Nhưng để sản xuất số lượng lớn đáp ứng nhu cầu trong thời buổi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng thì phải mất thêm nhiều tháng nữa.

Đỗ Hùng

nguồn thanhnienonline

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trên 200 người Việt Nam mới trở về từ Mỹ và Mexico

19:43' 28/04/2009 (GMT+7)

- Việt Nam hiện có khoảng 200 người Việt Nam mới trở về từ Mỹ và 10 người từ Mexico. Những người này lại về nước từ trước khi có dịch nên không có thông tin cảnh báo, không kiểm tra. Cơ quan chức năng chưa khẳng định những người này có mang theo virus nguy hiểm về Việt Nam không.

Dịch cúm lợn hoành hành

Dịch cúm lợn áp sát mức đại dịch

WHO đã nâng mức cảnh báo cúm lợn từ mức 1-3 lên 4, mức áp sát với mức cao nhất mà WHO gọi là đại dịch là mức 5-6. Cảnh báo ở mức 4 nghĩa là virus có khả năng truyền từ người sang người và có thể gây bùng phát bệnh trong cộng đồng.

Thông tin trên được TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) đưa ra tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên người sáng 28/4.

Người dân các nước có dịch ra đường với khẩu trang phòng bệnh.

TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, WHO đã xác định dịch đang ở cấp độ 4. Vì thế, Việt Nam cũng cần có phân cấp để chủ động đối phó với dịch.

TS Nguyễn Trần Hiển, cũng cho biết, mức độ nguy hiểm của virus phụ thuộc vào độc lực và mức độ lay truyền. Điều còn chưa được làm rõ là vì sao có hai hiện tượng đối lập về cúm H1N1 cùng tồn tại. Ở Mỹ, Canada có hàng chục ca bệnh, chủ yếu xuất hiện ở người già, trẻ em và mức độ nhẹ, tự khỏi, không có tử vong. Nếu diễn biến của dịch cúm chỉ như ở Mỹ và Canada thì chỉ là cúm thường và không có gì phức tạp.

Còn ở Mexico và Tây Ban Nha lại báo cáo có nhiều ca tử vong. Trong khi đó, hệ thống xét nghiệm ở Mexico chưa nhiều, mối liên hệ tử vong cao và virus này ở Mexico chưa rõ ràng. Mặt khác, trong số 18 – 20 mẫu virus xét nghiệm ở Mexico do CDC Hoa Kỳ thực hiện cho thấy có 12 – 13 con giống nhau hoàn toàn.

CDC Hoa Kỳ đang tiếp tục điều tra bức tranh dịch tễ học của cúm H1N1 để biết rõ nguyên nhân tử vong cao ở Mexico. Những vùng có bệnh nhân cúm lợn như ở Mỹ và Mexico lại hầu như không liên quan đến lợn, vì vậy, bức tranh về dịch cúm lợn hiện nay càng phức tạp.

Trước tình hình trên TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) cho biết, Cục Y tế dự phòng và Môi trường đã nhận được hướng dẫn tạm thời về điều trị cúm lợn của WHO. WHO cũng cho hay sẽ gửi mẫu mới nhiễm virus cúm lợn H1N1 sang để Việt Nam có thể tự nghiên cứu, xét nghiệm, phân lập gen.

Việt Nam đối mặt với nhiều dịch

Tại Việt Nam, cơ quan y tế đang phải đối mặt với dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, cúm A/H5N1 và nay là cúm lợn (H1N1). Ông Nguyễn Huy Nga cho biết, điều lo ngại nhất hiện nay là hiện có khoảng 200 người Việt Nam mới trở về từ Mỹ và 10 người từ Mexico. Những người này lại về nước từ trước khi có dịch nên không có thông tin cảnh báo, không kiểm tra. Cơ quan chức năng cũng dám chắc những người này có mang theo virus nguy hiểm về Việt Nam không. Hiện cơ quan chức năng đang tìm hiểu những trường hợp trên.

Cũng nhằm đối phó với dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu yêu cầu giám sát chặt dịch bệnh tại hai sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Những trường hợp nghi ngờ cần kiểm tra thân nhiệt và cách ly nếu mắc. Đặc biệt chú ý khách đến từ những nơi đang có dịch.

Ông Nguyễn Huy Nga cho biết, điều lo ngại nhất hiện nay là hiện có khoảng 200 người Việt Nam mới trở về từ Mỹ và 10 người từ Mexico.

Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, sở đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tại sân bay Nội Bài tiến hành chặt chẽ việc kiểm dịch, thực hiện đo thân nhiệt cho khách từ các nước đến Hà Nội - đặc biệt là các chuyến đến từ Hoa Kỳ, Mexico. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tổ chức việc giám sát, cách ly khi có bệnh nhân mắc cúm lợn hoặc người nghi nhiễm cúm nhập cảnh vào VN.

Ban chỉ đạo cũng đưa ra phương án nếu phát hiện trường hợp nhiễm cúm lợn tại VN. Hiện triệu chứng cúm lợn A(H1N1) được xác định cũng giống với cúm mùa, với các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, rùng mình, và mệt mỏi. Một số người có thể có đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn. Bệnh có thể nhẹ hoặc rất nặng. Những trường hợp bị viêm phổi nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Hiện việc điều trị cúm lợn bằng hai thuốc Tamiflu và Relenza vẫn phát huy hiệu quả. Tại Việt Nam, thuốc Tamiflu dự trữ vẫn còn. Thế nhưng, không phải dùng ồ ạt, người dân mua tự do để dùng khi chưa có chỉ định.

Chiều 28/4, Cục Y tế Dự phòng và môi trường (Bộ Y tế), Sở Y tế Hà Nội đã đến kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng chống dịch cúm lợn tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Ông Nguyễn Tiến Hoà - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế (Nội Bài) cho biết, đến chiều 27/4, thành phố đã tăng cường cho trung tâm 1.000 tờ khai kiểm dịch y tế để phát cho các khách nhập cảnh vào Việt Nam khai rõ tiền sử. 20 nhiệt kế đo tai cũng đã được tăng cường tại đây.

Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế Nội Bài cũng đã có một máy đo thân nhiệt để đo nhiệt độ các khách nhập cảnh qua sân bay. Nếu phát hiện có ca nghi ngờ sẽ đưa vào phòng cách ly để theo dõi. Hiện trung tâm có 5 bác sĩ và đang đề xuất xin thêm khoảng 5 bác sĩ bổ sung trong đợt này.

Khi phát hiện hành khách có dấu hiệu bệnh, cần phân loại, cách ly, chuyển bệnh nhân kịp thời, đúng tuyến và xử lý môi trường theo qui định. Ngành y tế Hà Nội sẽ cử cán bộ trực 24/24 giờ, đặc biệt trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu kiểm tra, xử lý các loại thực phẩm có nguồn gốc từ lợn nhập khẩu từ vùng có dịch...

Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm lợn H1N1, chiều 28/4, Đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra tại siêu thị Metro (một trong những siêu thị cung ứng thực phẩm lớn nhất Hà Nội).

Theo lãnh đạo siêu thị, ngày 3/4 vừa qua, siêu thị đã nhập 5 tấn thịt lợn từ Canada, ngày 5/4 nhập hơn 0,5 tấn thịt lợn từ Mỹ. Trước đó, trong tháng 3/2009, siêu thị cũng đã nhập thịt lợn từ Mỹ và Canada. Qua kiểm tra, các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu ở đây đều có đủ giấy tờ hợp lệ và có kiểm dịch thú y. Đại diện siêu thị đã cam kết với đoàn thanh tra kinh doanh thực phẩm thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng.

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, đã có công văn số 2509/BYT-KCB gửi các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; y tế các ngành về cấp bách tăng cường công tác điều trị phòng chống dịch cúm lợn.

Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến đặc biệt phức tạp, có thể bùng phát thành đại dịch, để sẵn sàng chủ động phòng chống dịch bệnh, điều trị có hiệu quả, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường cảnh giác đối với các trường hợp có triệu chứng cúm, đặc biệt chú ý đến những người mới đến từ các nước có dịch có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi.. , phát hiện sớm các trường hợp bệnh nghi ngờ cúm.

Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ cúm phải tiến hành cách ly ngay và phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng địa phương lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán virrus theo quy định của Bộ Y tế.

Lệ Hà

nguồn vietnamnet

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

WHO cảnh báo cúm lợn sắp thành đại dịch

23:42' 29/04/2009 (GMT+7)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 29/4 cảnh báo, sự bùng phát của cúm lợn đang gần trở thành một đại dịch khi có có thêm người chết và nhiều người nhiễm cúm tại hàng loạt quốc gia.

Dịch cúm lợn hoành hành

Người dân Mexico - nơi đầu tiên bùng phát cúm lợn (Ảnh AP)

Tại Geneva, chuyên gia về cúm của WHO Keiji Fukuda phát biểu trước các phóng viên rằng không có bằng chứng nào cho thấy virus giảm tốc độ lây lan, buộc WHO tiến gần tới việc nâng cảnh báo về một đại dịch lên mức 5 - nghĩa là sự truyền bệnh giữa người và người đã lan rộng.

Tuy nhiên, quan chức trên cho biết, WHO vẫn chưa sẵn sàng nâng cảnh báo từ mức 4 hiện nay - nghĩa là virus có thể lây lan giữa người với người, lên tới mức đại dịch. Mức 6 là mức cảnh báo cao nhất, đồng nghĩa với một đại dịch với đầy đủ quy mô đang diễn ra.

Hiện thời, do lo sợ và chưa chắc chắn bệnh cúm lan khắp toàn cầu như thế nào, nhiều nước đã áp dụng đủ loại phòng ngừa. Anh đã đóng cửa một trường học sau khi một học sinh 12 tuổi bị nhiễm cúm lợn. Ai Cập cho giết toàn bộ lợn trong nước. Gabon, quốc gia trung phi cấm thịt lợn dù cúm lợn không liên quan tới ăn thịt lợn.

Cúm lợn đã giết chết hơn 150 người ở Mexico và khiến hơn 2.400 người nhiễm bệnh.

Hôm nay, WHO đã tiến hành một cuộc họp để quyết định chính xác sự lây lan của cúm diễn ra như thế nào, nó ảnh hưởng tới sức khoẻ con người ra sao và cách chữa.

Ông Nikki Shindo, một chuyên gia về cúm của WHO cho biết, cuộc họp tập trung vào những dữ liệu lấy từ Mexico và từ một trường học ở New York, nơi bệnh cúm bùng phát mạnh.

Hoài Linh (Theo AFP, AP)

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ai Cập giết sạch lợn trong nước để ngừa cúm

22:58' 29/04/2009 (GMT+7)

Ai Cập hôm 29/4 ra lệnh ngay lập tức toàn bộ lợn trong nước để tránh cúm lợn chết người bùng phát, Bộ trưởng Y tế Ai Cập Hatem al-Gabali nói.

Tẩy uế chuồng lợn ở Ai Cập (Ảnh AFP)

Dịch cúm lợn hoành hành

"Đã có lệnh bắt đầu giết ngay lập tức toàn bộ các đàn lợn ở Ai Cập", ông Gabali nói với các phóng viên sau cuộc họp với Tổng thống Hosni Mubarak.

Quan chức trên nói, các lò mổ bắt đầu quá trình giết lợn vào hôm nay (29/4) với tốc độ nhanh nhất có thể.

Các biện pháp đề phòng thêm như phát động chiến dịch phổ biến nhận thức và tăng cường sản xuất khẩu trang chống lây cúm, thuốc kháng virus Tamiflu cũng sẽ được đưa ra, quan chức trên cho biết.

Bộ Nông nghiệp Ai Cập cho biết, trên toàn nước này có 250.000 con lợn.

Hôm 28/4, Hạ viện Ai Cập kêu gọi tiến hành giết toàn bộ số lợn trong nước do lo ngại cúm lợn lây lan.

Cũng trong ngày hôm nay, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, cúm lợn đang tiến dần tới đại dịch.

Hoài Linh (Theo AFP)

nguồn vietnamnet

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Sân bay Nội Bài tăng cường thêm máy đo thân nhiệt

22:05' 29/04/2009 (GMT+7)

- Trước diễn biến đáng lo ngại của dịch cúm lợn trên thế giới, sân bay Nội Bài-cửa ngõ quốc tế ra vào Thủ đô đã cho tăng cường thêm 1 chiếc máy đo thân nhiệt của hành khách nhập cảnh.

Đầu giờ chiều ngày 29/4, chúng tôi có mặt tại khu vực ga đến quốc tế sân bay Nội Bài đúng lúc các cán bộ của trung tâm Laser (Viện ứng dụng công nghệ) và trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (TTKDYTQT) Nội Bài đang cho lắp đặt thêm 1 chiếc máy đo thân nhiệt, để chuẩn bị đón các chuyến bay quốc tế hạ cánh sau đó ít giờ.

Hành khách đi qua máy đo thân nhiệt tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: Điệp- Minh)

Ông Nguyễn Tiến Hoà- Phó giám đốc TTKDYTQT Nội Bài cho hay, vài ngày trước khi tình hình dịch cúm lợn từ Mexico có những diễn biến đáng ngại, Sân bay Nội Bài đã cho đưa vào sử dụng 1 chiếc máy đo thân nhiệt.

Chiếc máy này do Bộ Y tế cấp hồi dịch Sars năm 2003, được lắp đặt ở phía bên phải cửa ra vào. Sau đó đến hôm 27/4, Sở Y tế Hà Nội đã tiếp tục chỉ đạo cho TTKDYTQT tiến hành chặt chẽ việc kiểm dịch tại Sân bay Nội Bài, thực hiện việc đo thân nhiệt cho hành khách từ các nước đến Hà Nội, đặc biệt là hành khách đến từ Mexico, Hoa Kỳ.

Trước đó, cán bộ của trung tâm laser hướng dẫn ông Nguyễn Tiến Hoà (đeo kính) cách sử dụng máy hiệu quả. (Ảnh: Điệp-Minh)

Tuy nhiên tại một số thời điểm, các chuyến bay hạ cánh cấp tập, lượng hành khách dồn ra cửa đông, nên chiếc máy này không đủ "tải" số hành khách nhập cảnh.

Chiếc máy mới đang được lắp đặt là sản phẩm của trung tâm Laser, bao gồm 1 chiếc camera, một màn hình tinh thể lỏng và một bình nitơ to. Cán bộ của trung tâm này hướng dẫn nhân viên TTKDYTQT Nội Bài thực tập sử dụng máy khá kỹ, bao gồm cả việc rót nitơ lỏng vào máy quay để làm lạnh hệ CCD của máy, đảm bảo cho việc phát hiện thân nhiệt cao.

Có 14 bác sỹ chia làm 2 ca trực liên tục. (Ảnh: Điệp-Minh)

Trong khi thực nghiệm, một người đứng cách chiếc máy quay 25m và bật lửa từ hộp quẹt ga, ngay lập tức trên màn hình thể hiện màu vàng cam ở điểm ngọn lửa được bật lên, đồng thời phát ra tiếng kêu tít tít nhỏ.

Một cán bộ của trung tâm Laser cho hay: Chỉ cần một hành khách có thân nhiệt cao khoảng 37,8 độ C (sốt nhẹ) là chiếc máy có thể phát hiện ra, trong cả chục hành khách đi cùng. Theo đó các bác sĩ của TTKDYTQT có thể mời hành khách lại để kiểm tra kỹ hơn.

Bình nitơ lỏng khá to của chiếc máy đo thân nhiệt. (Ảnh: Điệp-Minh)

Được biết chiếc máy đo thân nhiệt bằng nitơ lỏng này cũng chỉ là giải pháp trước mắt, bởi Hà Nội đã cho duyệt mua gấp một chiếc máy tối tân khác từ nước ngoài, có thể soi chính xác người có thân nhiệt cao trong hàng trăm khách cùng xuống tàu bay.

Về lực lượng bác sỹ đứng trực máy, ông Nguyễn Tiến Hoà cũng cho hay: có khoảng 12 bác sỹ và 2 cử nhân y tế công cộng. Do đặc điểm các chuyến bay quốc tế có thể hạ cánh từ rất sớm, quãng 4-5h sáng và kéo dài cho đến 1-2h đêm nên các bác sỹ cũng phải chia thành hai ca trực.

Trong buổi chiều ngày 29/4 chỉ có một số các chuyến bay từ Bang Kok, Vientiane, Siem Reap, Hong Kong, Singapore….hạ cánh.

Khoảng 15h15, những hành khách đầu tiên từ Bang Kok xuất hiện tại sảnh đến quốc tế sân bay Nội Bài. Tất cả lần lượt xếp hàng đi qua máy đo thân nhiệt và nộp lại một tờ khai sức khoẻ.

Anh Liêm (quê Bắc Ninh) đi cùng nhóm lao động Việt Nam tại Cata hết hạn hợp đồng về nước cho hay: Do Cata là nước đạo Hồi, không ăn thịt lợn nên tại sân bay đi của nước này không thấy lắp đặt máy theo dõi thân nhiệt.

Anh Tùng đi cùng chuyến bay với anh Liêm cho biết thêm: "Nhưng khi chúng tôi transit tại sân bay Bang Kok cũng thấy họ kiểm soát khá nghiêm ngặt việc này; tôi không để ý đến camera, nhưng có thấy các nhân viên cũng đeo khẩu trang phòng dịch như tại Việt Nam".

Nhóm các anh Liêm- Tùng- Đăng từ Cata transit qua Bang Kok về Nội Bài. (Ảnh: Điệp-Minh)

"Đến thời điểm này, tại Sân bay Nội Bài chưa phát hiện ca khả nghi nhiễm cúm lợn nào”- ông Nguyễn Tiến Hoà khẳng định.

Đỗ Minh- Vũ Điệp

nguồn vietnamnet

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Năm, 30/04/2009 - 11:03 AM

Kinh tế thế giới sẽ mất 3.000 tỷ USD vì cúm lợn

Với việc dịch cúm lợn bùng nổ tại nước Mỹ và có dấu hiệu lan rộng toàn cầu, Ngân hàng thế giới (WB) dự đoán nếu như dịch cúm bùng phát sẽ khiến kinh tế thế giới tổn thất tới 3.000 tỷ USD và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm khoảng 5%.

Tạm biệt nhau ở sân bay quốc tế Cancun, Mexico - quốc gia đã có

gần 200 trường hợp tử vong nghi do cúm lợn (ảnh: Reuters).

Trung tâm chứng khoán Merrill Lynch của Mỹ cảnh báo dịch cúm lợn lan rộng toàn, các ngành bán lẻ, hàng không và địa ốc… sẽ đều chịu sự tấn công mạnh mẽ.

Tại Hongkong (khu hành chính đặc biệt thuộc Trung Quốc), các chuyên gia kinh tế cảnh báo một khi Hongkong bùng phát dịch cúm lợn, bệnh dịch sẽ lan nhanh hơn đại dịch SARS hồi năm 2003 và thiệt hại kinh tế sẽ cao hơn đại dịch SARS, ước tính sẽ lên đến khoảng 4 tỷ USD, theo đó tăng trưởng kinh tế của Hongkong trong quý hai sẽ là âm 4% - 5%.

Tờ “The Guardian” của Anh đưa tin, dịch cúm lợn có thể sẽ “lây nhiễm” sang cả sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Nhớ lại thời kỳ năm 2003, khi đại dịch SARS lan tràn, tổn hại kinh tế của khu vực châu Á lên đến 400 tỷ USD và hơn 8.000 người mắc bệnh, trong đó có tới 775 người chết.

Trung tâm chứng khoán Merrill Lynch cảnh báo nếu như dịch cúm lợn chỉ hạn chế ở Mỹ, xuất khẩu của Trung Quốc cũng sẽ giảm mạnh, các ngành như quần áo may sẵn, đồ điện gia dụng, hàng không và vận tải… của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng khá lớn. Còn nếu bệnh dịch lan rộng toàn cầu, vậy thì ngành bán lẻ, hàng không và địa ốc sẽ chịu sự tấn cộng mạnh mẽ.

Merrill Lynch nêu rõ trước bóng đen của dịch cúm lợn, giá cả các mặt hàng sẽ chịu ức ép và sẽ dồn sức ép lên giá dầu quốc tế. Tuy nhiên, Merrill Lynch cho biết thế giới, nhất là khu vực châu Á đã có kinh nghiệm từ đại dịch SARS, cho nên ảnh hưởng của dịch cúm lợn đối với kinh tế toàn cầu sẽ chỉ là tạm thời.

Theo TTXVN

Nguồn: dantri.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tranh cãi về tên 'cúm lợn'

Các chuyên gia hàng đầu khẳng định loại virus đang khiến cả thế giới hoảng sợ chủ yếu là do lợn mang đến, và cho rằng dù Mỹ và WHO không muốn gọi dịch bệnh là "cúm lợn", nó vẫn có bản chất là cúm lợn.

Giới chuyên môn lập luận rằng nếu phần lớn gene của virus là từ lợn, cha mẹ của virus đó là virus sống ở lợn, thì căn bệnh cần được gọi là cúm lợn. s

Sáu trong số 8 đoạn gene của loại virus đang gây dịch cúm hiện nay thuộc về virus cúm lợn, hai đoạn khác thuộc gene cúm gà và người, nhưng đã cư trú ở loạn từ một thập kỷ nay. Tiến sĩ Raul Rabadan, giáo sư sinh học đại học Columbia, Mỹ, cho biết như vậy.

Các kết quả phân tích cho thấy cha mẹ gần nhất của loại virus gây cúm chết người hiện nay là dòng cúm lợn gốc Bắc Mỹ và khu vực liên Á-Âu.

"Về mặt khoa học, đây là virus cúm lợn", nhà siêu vi trùng học hàng đầu thế giới Richard Webby khẳng định. Ông là giám đốc Trung tâm nghiên cứu về sinh thái của các loại virus cúm trên động vật cấp thấp và chim của WHO.

"Đây rõ ràng là lợn", Henry Niman, chủ tịch Recombinomics, một hãng chuyên theo dõi sự tiến hóa của virus, cho hay. "Đó là một loại virus xuất phát từ lợn, chẳng có tên nào khác để gọi nó cả".

Trong khi đó thì WHO hôm qua tuyên bố sẽ không dùng từ "cúm lợn" để mô tả căn bênh đang hoành hành hiện nay, nhằm tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng và bảo vệ đàn lợn.

Mỹ trước đó cũng đề nghị không dùng từ cúm lợn. Bộ Nông nghiệp nước này cho rằng thuật ngữ đó gây sự hiểu lầm rằng bệnh dịch liên quan đến thịt lợn.

T. Huyền (theo AFP, AP)

nguồn vnexpress.net

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

WHO bảo vệ lợn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua tuyên bố sẽ không dùng thuật ngữ "cúm lợn", để mọi người khỏi nhầm tưởng là bệnh cúm hiện nay do lợn gây ra.

> Mỹ kêu oan cho lợn

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Ai Cập bắt đầu chiến dịch tận diệt lợn, vì nước này tưởng làm như vậy có thể ngăn ngừa được căn bệnh cúm gây chết người hiện nay.

Phát ngôn viên WHO Dick Thompson cho biết cơ quan phụ trách nông nghiệp và lương thực của Liên Hợp Quốc rất lo ngại, bởi cụm từ "cúm lợn" gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng và khiến một số nước ra lện cấm lưu hành các sản phẩm từ lợn, thậm chí cho tiêu hủy đàn lợn.

"Thay vì gọi là cúm lợn ... chúng tôi sẽ gọi nó bằng thuật ngữ khoa học, là cúm A H1N1", Thompson cho biết.

Các virus cúm hiện nay ban đầu phát sinh từ lợn, nhưng có các gene của virus cúm người, gia cầm và lợn. Các nhà khoa học hiện chưa biết được cách mà chúng truyền sang người. Trong dịch bệnh hiện nay, WHO khẳng định rằng virus lây từ người sang người, chứ không phải do tiếp xúc giữa người và lợn ốm.

Từ hôm qua Ai Cập đã bắt đầu chiến dịch tiêu diệt 300.000 con lợn, bất chấp việc các chuyên gia khẳng định rằng cúm lợn không liên quan đến lợn và việc ăn thịt lợn không gây bệnh. Nông dân nước này đang tức giận và phản đối sắc lệnh diệt lợn của chính phủ.

Từ Paris, Tổ chức Thú y Quốc tế khẳng định "không có bằng chứng nào về việc lợn nhiễm virus gây bệnh, hay việc người bị nhiễm trực tiếp từ lợn".

"Giết lợn không giúp bảo vệ sức khỏe của người cũng như vật nuôi" và là hành động "không thích hợp", tuyên bố của tổ chức thú ý có đoạn.

Trung Quốc, Nga, Ukraina và một số nước khác đã cấm nhập khẩu thịt lợn từ Mexico và một số bang của Mỹ do lo ngại virus cúm lợn.

Hiện WHO đã khẳng định 257 ca nhiễm cúm lợn trên toàn thế giới, trong đó Mexico có 97 ca, 7 người được xác định chết vì cúm. Nước này đã đóng cửa các cơ sở làm việc, kinh doanh và dịch vụ không thiết yếu nhằm giảm tốc độ lây lan của bệnh cúm. Tổng số người nghi chết vì cúm ở Mexico lên đến 176.

Tại Mỹ, số ca nhiễm tính đến hôm qua llà 109 và một trường hợp tử vong. Giới chức nước này thông báo số ca nhiễm mới đang tiếp tục tăng, và đã cho đóng cửa ít nhất 300 trường học.

Tổ chức Y tế Thế giới đã nâng mức báo động lên cấp 5, trong thang 6 cấp. Cấp cao nhất đồng nghĩa với đại dịch toàn cầu. 2 triêu liều thuốc kháng virus Tamilflu đã được WHO chuyển cho các văn phòng khu vực, và từ đó chuyển tiếp đến các nơi cần thiết. Phần lớn số thuốc này được cho là sẽ đến tay các nước đang phát triển và không có kho dự trữ.

T. Huyền (theo AP, Reuters)

vnexpress.net

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hành trình của dịch cúm H1N1

Chỉ trong vài ngày, cúm H1N1 đã vươn ra khỏi Mexico, sang Bắc Mỹ, châu Âu và mới nhất là Hong Kong (châu Á). Dưới đây là những mốc chính của sự kiện này (giờ Hà Nội).

Ngày 25/4

Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra mức báo động số 3

Các trường học tại thành phố Mexico được yêu cầu đóng cửa sau khi giới chức y tế thông báo ở đây có ca nhiễm cúm H1N1 đầu tiên được xác nhận (khi đó gọi là cúm lợn). Một vài chuyên gia cúm đã lo ngại về loại virus lai chưa từng gặp này có thể nhen nhóm lên một đại dịch.

Người dân được cảnh báo đề phòng bằng cách che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên.

Thế giới vẫn đang căng thẳng sẵn sàng tiếp nhận đại dịch.

Ngày 26/4

WHO vẫn đặt mức báo động 3

Số ca nhiễm xác nhận tại Mỹ tăng nhanh, lên 11. WHO cho biết việc bùng phát này có tiềm năng dẫn đến vụ dịch lớn.

Ngày 27/4

WHO giữ mức báo động 3

Canada trở thành quốc gia thứ ba có trường hợp nhiễm cúm (lợn) đầu tiên trên người.

Chính phủ Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế. Xác nhận 20 trường hợp nhiễm tại nước này. Các quan chức y tế đã xuất ra 12,5 triệu liều Tamiflu trong kho.

Tại Mexico, hơn 1.000 người thông báo nghi nhiễm, WHO đã gửi một nhóm chuyên gia tới đây để nghiên cứu thêm sự bùng phát dịch.

Ngày 28/4

WHO nâng mức cảnh báo từ 3 lên 4, trong thang 6 bậc - lần đầu tiên kể từ khi hệ thống này được lập ra năm 2005.

Mỹ khuyến cáo người dân tránh đi sang Mexico nếu không thật cần thiết. Số ca nhiễm tại nước này tăng gấp đôi.

Cúm (lợn) được phát hiện tại 9 quốc gia. Ủy ban y tế EU khuyến cáo dân châu Âu tránh đi tới Mỹ và Mexico nếu không cần thiết.

Thành phố Mexico hầu như hoang vắng bởi yêu cầu ngừng các hoạt động trong thành phố trong 10 ngày tới.

Ngày 29/4

Mức cảnh báo vẫn là 4

Tổng thống Mỹ Obama đề nghị quốc hội chi 1,5 tỷ đôla để đối phó với dịch, tích lũy thuốc và tăng cường giám sát.

Quan chức Mỹ cho biết họ có thể sẽ bỏ khái niệm "cúm lợn" do lo ngại nó sẽ gây hiểu lầm và khiến người ta tẩy chay thịt lợn. Tuy nhiên WHO chưa đồng ý.

WHO xác nhận 7 ca tử vong ở Mexico vì H1N1.

Trong số các phản ứng khắp thế giới, Hàn Quốc và Ukraine đã cấm nhập tạm thời toàn bộ thịt lợn từ Bắc Mỹ do lo ngại cúm.

Ngày 30/4

WHO nâng mức báo động từ 4 lên 5, lần đầu tiên trong lịch sử - mức này cũng có nghĩa là một đại dịch toàn thế giới sắp xảy ra.

Một bé trai từ Mexico đến Mỹ được xác nhận tử vong tại Texas do bệnh này. Đây là trường hợp đầu tiên bệnh nhân H1N1 tử vong tại Mỹ.

WHO xác nhận hơn 100 trường hợp nhiễm tại ít nhất 9 quốc gia. Có 8 ca tử vong, 7 tại Mexico và một tại Mỹ.

WHO đồng ý sửa tên gọi "cúm lợn" thành cúm A H1N1 để tránh "đổ oan" cho lợn.

Ngày 1/5

Mức báo động là 5

Riêng Mỹ có hơn 100 ca nhiễm. Trên thế giới, số ca xác nhận mắc là 236 ở 11 quốc gia.

Ngày 2/5

Mức báo động 5

Đến chiều 2/5, số liệu chính thức từ WHO là 16 quốc gia có người nhiễm, với 658 ca bệnh.

Tuy nhiên, có tín hiệu vui từ các chuyên gia y tế. Theo đó, thành phần của loại virus này thiếu một số yếu tố cơ bản so với loại cúm gây đại dịch năm 1918. Trong đại dịch năm 1918, một chủng cúm mới và nguy hiểm xuất hiện. Nó giết chết chừng 40 triệu người trên toàn thế giới – gấp ít nhất 100 lần so với các dịch cúm trước đó và sau này.

Mexico hiện có 397 ca nhiễm ở người, với 16 người chết. Mỹ 160 ca xác nhận, trong đó có 1 người chết.

Các quốc gia còn lại có người nhiễm chính thức, nhưng chưa có ca tử vong:

- Áo (1), Canada (51), Trung Quốc, Đặc khu Hong Kong (1), Costa Rica (1), Đan Mạch (1), Pháp (2), Đức (6), Israel (3), Hà Lan (1), New Zealand (4), Bắc Triều Tiên (1), Tây Ban Nha (13), Thụy Sĩ (1) và Anh (15).

Tùng Dương

ngoisao.net

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

5 “đừng” trong dịch cúm A

(Dân trí) - Sự hoảng loạn chỉ dẫn tới những hành động ngốc nghếch - ở mức độ cá nhân hay quốc gia - và đều làm cho tình hình dịch bệnh tồi tệ thêm.

1. Đừng nóng vội

Trước những báo cáo không ngừng về tình hình dịch cúm A/H1N1, chúng ta có cảm giác như dịch bệnh đang rình rập khắp mọi nơi và chỉ cần hơi khụt khịt nhẹ là đủ để có cảm giác rằng mình hình như đã bị nhiễm vi rút. Điều này giải thích tại sao nhiều người dù không hề có biểu hiện nào của ốm đau vẫn ùa tới các địa điểm cấp cứu dành cho các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Đó thực sự là một tin tức không mấy tốt lành.

Trên tất cả, chỉ có thể giải thích về hành động của những người không nhiễm vi rút đó là họ quá căng thẳng khi thấy toàn ngành y tế đang huy động tổng lực cho 1 đại dịch đang đến gần. Thêm vào đó, việc tới các phòng cấp cứu khi chưa mắc bệnh lại có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm vi rút tại đây. Trong các đợt dịch trước đây, bao gồm cả dịch SARS năm 2003, các bệnh viện vẫn là nơi dễ lây nhiễm - tất cả các bệnh nhân đều ở cùng một nơi.

Nếu có các triệu chứng cúm, như sốt trên 38,5°C, đau đầu, viêm họng, đau người, mệt mỏi và sống ở những nơi được xác nhận là có trường hợp mắc cúm A/H1N1 thì cần thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để nghe hướng dẫn thay vì xăm xăm tới viện.

2. Đừng sợ ăn thịt lợn

Ngày 29/4, TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ thông báo, “cúm lợn” không phải là cúm lây từ lợn và gọi nó là cúm H1N1 2009. Cái tên không có nhiều ý nghĩa nhưng đúng bản chất. Vì rằng không có bằng chứng nào cho thấy vi rút này gây ra cúm ở lợn. Và vi rút H1N1 cũng mang gen của vi rút cúm lợn, cúm gia cầm và cúm ở người. Vi rút này cũng không lây lan qua sản phẩm thịt lợn - tức là không thể nhiễm cúm H1N1 khi ăn thịt nguội, xúc xích hay bất cứ thực phẩm nào làm từ lợn.

Cúm H1N1 lây lan từ người sang người chứ không phải là từ lợn và vì thế tự chúng ta phải kiểm soát mình chứ không phải là lợn.

Báo cáo từ Mexico cho thấy không có trường hợp tử vong nào mới do cúm H1N1 trong đêm qua. Trước đó, thông báo của nước này cũng cho thấy số người nhập viện do cúm đang giảm dần. Như vậy chúng ta đã có thể hy vọng rằng thời điểm tồi tệ nhất đã qua. Nhưng vi rút vẫn tiếp tục lan ra khắp thế giới, khi nhiều trường hợp mắc mới phát hiện thấy tại châu Âu và châu Á, nhiều chính phủ đã cấm các chuyến bay và sẵn sàng kiểm dịch.

3. Đừng dự trữ thuốc chống vi rút

Vi rút H1N1 có thể bị tiêu diệt bởi 2 loại thuốc kháng vi rút là Tamiflu và Relenza - đây là những thông tin tốt lành. Đây sẽ là vũ khí chủ đạo của các chính phủ trong việc phòng chống đại dịch. Với số lượng lớn thuốc được sản xuất trong vài năm qua, các chuyên gia tin rằng đủ để các bác sĩ có thể chặn đứng đại dịch nếu nó xảy ra.

Nhưng khả năng cung cấp thuốc có thể bị suy giảm nếu tất cả chúng ta đều trữ thuốc kháng vi rút để phòng thân. Vì thế, thay vì cấp tràn lan, nhiều bệnh viện tại Mỹ chỉ cấp thuốc cho 1 số đầu mối để tăng sự kiểm soát đối với loại thuốc này.

4. Đừng ra khỏi nhà nếu bị ốm

Trong khi vắc xin chưa có, hàng rào duy nhất giúp chúng ta chống lại sự lây lan của dịch H1N1 lại là những cách vô cùng đơn giản. Đó là che miệng khi hắt hơi, ho và rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn.

Nhưng để làm chậm lại tốc độ lây lan của đại dịch cúm thì cách tốt nhất là hãy cách ly người bệnh khỏi cộng đồng. Biện pháp cách ly này đã được chứng minh là có hiệu quả đối với dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Vì thế, khi phát hiện bị bệnh, đừng đi làm cho tới khi khỏi hẳn.

5. Đừng hoảng loạn

Sự hoảng loạn chỉ dẫn tới những hành động ngốc nghếch - ở mức độ cá nhân hay quốc gia - đều làm cho tình hình dịch bệnh tồi tệ thêm.

Lo lắng về dịch bệnh là đương nhiên nhưng hãy bình tĩnh bởi vì tử vong do cúm H1N1 chưa xảy ra ở ngoài biên giới Mexico. Rất nhiều nhà khoa học đang tin rằng nếu chúng ta đủ bản lĩnh, đại dịch có thể kiểm soát và nó sẽ không phải là 1 đại dịch nữa.

Khi WHO và TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ nhấn mạnh: cúm luôn là 1 điều bí ẩn và H1N1 cũng như vậy vì thế chúng ta không thể dự đoán được đại dịch sẽ tiến triển ra sao nhưng có một điều rằng: Sự hoảng loạn chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Nhân Hà

Theo Time

nguồn dantri.com

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam: Từ dịch bệnh đến an ninh con người

08/05/2009 09:37 (GMT + 7)

(TuanVietNam)- Khi các cơ quan chức năng coi các đại dịch là một mối đe dọa an ninh quốc gia thì nhận thức của người dân đối với sự nguy hiểm của dịch bệnh sẽ được nâng lên, đồng nghĩa với ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân cũng sẽ tốt hơn.

Các cô gái đeo mặt nạ phòng cúm lợn ở thủ đô Mexico City. Ảnh: THX.

Từ chuyện đại dịch và nhận thức của người dân

Dịch cúm A H1N1 hiện đang nổi lên như một mối quan tâm hàng đầu đối với cộng đồng quốc tế. Tính đến 00h00 ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca mắc cúm A H1N1 đã vượt qua con số 1.000 tại 20 nước trên 5 châu lục. Nhiều nước đã ban bố tình trạng khẩn cấp và WHO cũng đã nhắc đến khả năng đưa cảnh báo về dịch cúm A H1N1 lên mức báo động cao nhất.

Ở Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang có những biện pháp tích cực để ngăn ngừa sự xâm nhập của dịch cúm này vào Việt Nam, đặc biệt là ở các cửa khẩu quốc tế. Thế nhưng bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước thì yếu tố quan trọng hơn cả trong việc kiểm soát thành công các đại dịch, mà cúm A H1N1 chỉ là một ví dụ, nằm ở ngay ý thức phòng bệnh của người dân.

Còn nhớ khi xảy ra dịch cúm gà mấy năm trước, người dân tại nhiều nơi có dịch vẫn ngang nhiên buôn bán, tiêu thụ gà sống chưa qua kiểm dịch bất chấp lệnh cấm. Có nơi người dân còn "khai quật" cả gà đã bị tiêu hủy lên để tiêu thụ. Đó là một mối nguy hiểm to lớn đối với an toàn của toàn xã hội, xuất phát từ sự thiếu ý thức của một số bộ phận người dân. Những hành động như vậy cần được trừng trị đích đáng, và quan trọng hơn là cần được ngăn chặn ngay từ đầu.

Vậy một trong những câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để nâng cao nhận thức của người dân đối với sự nguy hiểm của vấn đề dịch bệnh?

Theo người viết, một giải pháp cần được tính tới chính là nâng cao hơn nữa nhận thức của chính quyền đối với vấn đề này bằng cách "an ninh hóa" mối đe doạ dịch bệnh.

Đến dịch bệnh trong nhận thức về an ninh

Trên thế giới, vấn đề dịch bệnh từ lâu đã được nâng lên thành một khía cạnh của an ninh. Tuy nhiên, an ninh ở đây không được hiểu theo cách hiểu truyền thống là an ninh quốc gia, mà được hiểu theo một cách hiểu mới. Sự thay đổi này trong nhận thức về an ninh gắn liền với sự ra đời của khái niệm "an ninh con người".

Khái niệm "an ninh con người" lầu đầu tiên được nêu lên trong Báo cáo Phát triển Con người của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 1994.[1] Theo UNDP, khái niệm an ninh từ lâu được các nước hiểu theo nghĩa hẹp là an ninh quốc gia, đóng gói trong phạm vi các mối đe dọa đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hay các vấn đề gắn liền với sự sinh tồn của một quốc gia như chiến tranh, chạy đua vũ trang, phổ biến vũ khí hạt nhân…

UNDP cho rằng trong nhận thức về an ninh của mình, các quốc gia đã không lưu tâm tới những mối lo lắng chính đáng về an ninh của những người dân bình thường trong cuộc sống thường nhật của họ. Chính vì vậy tổ chức này đã đề ra khái niệm "an ninh con người", bao gồm 7 thành tố chính: an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng, và an ninh chính trị.

Một nhân viên y tế phun nước làm sạch một con đường bên ngoài Khách sạn MetroPark sau khi cảnh sát phong tỏa khu vực này ở Hongkong. Ảnh: AFP

Số người chết do cúm A H1N1 tại Mexico đã lên tới 26 người. Ảnh AP

Theo đó, bên cạnh các mối quan tâm về an ninh quốc gia, UNDP cho rằng mỗi nước cũng cần đảm bảo "an ninh" của từng người dân, hay nói cách khác là bảo vệ họ trước các mối đe dọa trong cuộc sống thường nhật liên quan đến các vấn đề như chính trị, kinh tế, lương thực, môi trường, y tế…

Riêng an ninh y tế trong phạm vi khái niệm an ninh con người gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân trước các mối đe doạ gây nên bởi bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể cướp đi nhiều sinh mạng cùng một lúc.

Vấn đề an ninh con người trong hoạch định chính sách

Có thể nói chính sự ra đời của khái niệm an ninh con người đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong nhận thức của nhiều quốc gia về khái niệm "an ninh". Trong đó quan trọng nhất chính là nhận thức về hai khía cạnh: an ninh cho ai và an ninh trước các mối đe dọa nào?

Nếu như theo cách hiểu truyền thống, an ninh đồng nghĩa với an ninh quốc gia, trong đó quốc gia là chủ thể cần được bảo vệ về mặt an ninh, thì theo cách hiểu mới, con người nổi lên trở thành chủ thể chính của an ninh và cần được ưu tiên bảo vệ.

Bên cạnh đó, nếu như an ninh truyền thống (hay an ninh quốc gia) đề cao mối đe dọa đến từ ngoại xâm đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia thì an ninh con người tập trung vào các mối đe dọa thuộc "chính trị cấp thấp", như nghèo đói, kém phát triển, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch…

Mặc dù an ninh quốc gia và an ninh con người có cách tiếp cận khác nhau, nhưng chúng không hoàn toàn đối nghịch, mà ngược lại có mối liên hệ nhất định. Trong báo cáo công bố năm 2003 của mình, Ủy ban về An ninh Con người cho rằng nếu không có an ninh con người thì an ninh quốc gia sẽ không được bảo đảm và ngược lại.[2]

Theo đó, nếu người dân của một nước phải chịu đựng các vấn đề như nghèo đói, kém phát triển, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… thì sức mạnh của quốc gia đó sẽ suy giảm, làm ảnh hưởng tới khả năng tự vệ của quốc gia đó trước các nguy cơ xâm lược. Ngược lại, nếu một quốc gia bị xâm lược thì quốc gia đó cũng không thể có điều kiện đảm bảo an ninh của từng cá nhân người dân trong các vấn đề liên quan đến cuộc sống thường nhật của họ.

Chính vì vậy, có thể nói nâng cao an ninh con người, trong đó có an ninh y tế, chính là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và ngược lại.

Mặc dù còn một số tranh cãi đối với việc đưa an ninh con người vào chương trình nghị sự về an ninh của từng quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế, nhưng trên thực tế khái niệm "an ninh con người" đã được nhiều quốc gia tiếp nhận và áp dụng vào các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình.

Ví dụ như Nhật Bản, bên cạnh các chương trình nhằm nâng cao an ninh con người của người dân trong nước như các chính sách về phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường…, Nhật Bản cũng đã đưa an ninh con người trở thành một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình.

Theo đó, chính sách ODA của Nhật Bản ưu tiên tài trợ cho các dự án, chương trình giúp nâng cao an ninh con người của người dân ở các nước mà Nhật Bản quan tâm.[3] Điều này giải thích tại sao nhiều dự án ODA của Nhật Bản ở nước ta cũng như nhiều nước khác tập trung vào các lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, hay chăm sóc y tế, phòng chống dịch bệnh…

Như vậy, trong khi thế giới đã đưa khái niệm an ninh con người vào chính sách quốc gia của mình, thì phải chăng đã đến lúc Việt Nam cũng nên áp dụng cách tiếp cận mới này đối với vấn đề an ninh?

Trên thực tế, một số thành tố của an ninh con người đã ít nhiều được đề cập tới trên các phương tiện truyền thông nhưng nhìn chung ở Việt Nam khái niệm an ninh con người mới chỉ chủ yếu được nghiên cứu trong giới học thuật.

Các chính sách hay văn bản pháp luật chính thức của Việt Nam mặc dù hướng tới việc bảo vệ người dân trước các mối đe dọa về an ninh con người, nhưng các chính chính sách này vẫn chưa chính thức được đề cập tới như là những chính sách "an ninh con người" do việc áp dụng khái niệm "an ninh con người" vào khuôn khổ hoạch định chính sách quốc gia vẫn chưa diễn ra ở nước ta.

Lợi ích của việc đưa an ninh con người vào chính sách quốc gia

Có thể thấy rằng việc áp dụng cách tiếp cận an ninh con người trong hoạch định chính sách quốc gia sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích.

Về mặt ý nghĩa thực tế, việc đưa an ninh con người vào khuôn khổ chính sách quốc gia sẽ giúp chính quyền, các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách tiếp cận và có nhận thức cao hơn đối với vấn đề an ninh con người, qua đó có những biện pháp và chính sách phù hợp để nâng cao toàn diện an ninh con người, góp phần gián tiếp củng cố và bảo vệ an ninh quốc gia.

Về mặt ý nghĩa biểu tượng, việc lấy an ninh của mỗi người dân làm trọng tâm trong khuôn khổ chính sách quốc gia sẽ làm nổi bật khía cạnh "vì dân" trong phương châm "nhà nước của dân, do dân, vì dân" của chúng ta.

Hơn nữa, việc đưa an ninh con người vào khuôn khổ chính sách quốc gia sẽ gửi tới cộng đồng thế giới một thông điệp tích cực về Việt Nam, không những góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc kêu gọi tài trợ ODA, đặc biệt là đối với các dự án liên quan đến an ninh con người.

Quay trở lại vấn đề phòng chống dịch bệnh, có thể thấy việc coi dịch bệnh như một vấn đề an ninh con người sẽ có những lợi ích nhất định, trong đó ngoài việc tạo cơ sở pháp lý và củng cố quyết tâm của chính quyền trong đối phó dịch bệnh thì biện pháp này còn góp phần nâng cao ý thức của người dân trước các mối nguy hiểm do bệnh dịch gây ra.

Nếu chúng ta có các quy định pháp lý hoặc chính sách cụ thể coi các đại dịch là một mối đe dọa an ninh con người, gián tiếp ảnh hưởng an ninh quốc gia, thì rõ ràng nhận thức của người dân đối với sự nguy hiểm của dịch bệnh chắc chắn sẽ được nâng lên, đồng nghĩa với ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân cũng sẽ tốt hơn.

Ví dụ như nếu mấy năm trước chúng ta coi dịch cúm gà là một mối đe dọa an ninh và ban bố tình trạng khẩn cấp đối với vấn đề này như cách một số nước hiện đang làm đối với dịch cúm A H1N1 thì chắc rằng khả năng người dân vi phạm lệnh cấm buôn bán gia cầm chưa qua kiểm dịch cũng như "khai quật" gà đã bị tiêu hủy sẽ giảm đi rất nhiều.

Quan trọng hơn, khi chúng ta coi dịch bệnh là một mối đe dọa trực tiếp an ninh con người và một mối đe dọa gián tiếp tới an ninh quốc gia thì những hành động làm phát tán dịch bệnh như những ví dụ nêu trên có thể bị coi là những hành vi vi phạm an ninh quốc gia. Các biện pháp chế tài đối với những hành vi vi phạm đó cũng sẽ nặng hơn, mang tính răn đe cao hơn đối với người dân, và vì thế đóng góp hiệu quả hơn cho nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh của các cơ quan chức năng .

Qua những phân tích trên, có thể thấy đã đến lúc cần chính thức đưa khái niệm an ninh con người cũng như các thành tố của nó, bao gồm cả an ninh y tế và vấn đề dịch bệnh, vào khuôn khổ chính sách quốc gia.

Ví dụ Đảng có thể xem xét đưa việc đảm bảo an ninh con người cho người dân vào các văn kiện của mình, hay Chính phủ có thể triển khai xây dựng chiến lược quốc gia về bảo vệ và nâng cao an ninh con người ở Việt Nam.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ và nâng cao an ninh con người ở Việt Nam, trong đó trước mắt có thể xem xét xây dựng Luật các Tình trạng Khẩn cấp nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc ứng phó với các vấn đề mang tính cấp bách, đe dọa an ninh con người trên quy mô lớn, trong đó có vấn đề thiên tai và dịch bệnh.

Lê Hồng Hiệp

(Thạc sỹ Quan hệ quốc tế và Ngoại giao)

Theo tuanvietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Số trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 tăng không ngừng

09/05/2009 9:14

Tại một ga tàu điện ngầm ở Mexico City - Ảnh: Reuters

(TNO) Tình hình dịch cúm A/H1N1 trên thế giới vẫn diễn biến cực kỳ đáng ngại khi số quốc gia công bố xác nhận có trường hợp nhiễm bệnh và số ca nhiễm tăng lên hàng ngày. Trong khi đó, số người chết vì cúm A/H1N1 vẫn chưa ngừng lại.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra lúc 23 giờ đêm qua 8.5 (giờ VN), quốc gia mới nhất có mặt trong danh sách các nước có trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 là Brazil với 4 ca nhiễm bệnh, nâng số quốc gia trên thế giới xác nhận có trường hợp nhiễm bệnh lên con số 25 nước, với tổng cộng 2.500 trường hợp nhiễm bệnh (tăng so với con số 24 nước và 2.384 trường hợp nhiễm bệnh theo thông báo của WHO đưa ra vào chiều 8.5).

Cũng theo thông báo mới nhất của WHO, số người chết vì nhiễm cúm A/H1N1 tại Mexico đã tăng thêm 2 người lên con số 44 người. Đây vẫn là vùng "tâm chấn" dịch bệnh khi có đến 1.204 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, bao gồm cả 44 trường hợp tử vong. Số trường hợp nhiễm bệnh tại Mỹ vẫn là 896 với 2 ca tử vong.

Số trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 ở các quốc gia khác như sau: Canada (214), Tây Ban Nha (88), Anh (34), Pháp (12), Đức (11), Israel (7), Ý (6), New Zealand (5), Brazil (4), Hàn Quốc (3), Hà Lan (3), El Salvador (2), Áo (1), Trung Quốc - Hồng Kông (1), Colombia (1), Costa Rica (1), Đan Mạch (1), Guatemala (1), Ireland (1), Bồ Đào Nha (1), Thụy Sĩ (1), Thụy Điển (1) và Ba Lan (1).

Tiến Dũng

nguồn thanhnienonline

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

VN đã phát hiện 3 ca nhiễm cúm A/H1N1

01/06/2009 17:28

Nhân viên an ninh làm việc ở ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Đ.TPosted Image

* Thay đổi phương pháp giám sát tại các cửa khẩu

(TNO) Tại cuộc họp báo với các cơ quan báo chí vào chiều nay (1.6), Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Châu cho biết, TP.HCM mới phát hiện thêm 2 ca dương tính với cúm A/H1N1.

Ông Châu cũng cho biết thêm, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn vừa yêu cầu TP.HCM thay đổi phương pháp giám sát tại các cửa khẩu.

Cả 3 ca nhiễm cúm A/H1N1 đều từ Mỹ về

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thành phố đã có 3 ca nhiễm cúm A/H1N1 và cả 3 người này đều từ Mỹ về.

Hai bệnh nhân mới phát hiện nhiễm cúm A/H1N1 là một người phụ nữ (41 tuổi) cùng con trai (9 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM).

Hai mẹ con này nhập cảnh từ California (Mỹ) theo chuyến bay OZ731, quá cảnh Hàn Quốc và về đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc 23 giờ 49 phút ngày 26.5.

Hiện cả hai mẹ con đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Theo bệnh án, sau 5 ngày từ Mỹ về, ngày 30.5, bé trai khởi sốt, nhập viện Nhi Đồng 1 vào ngày 31.5 và sau khi xét nghiệm đã có kết quả dương tính với cúm A/H1N1.

Ngay sau khi phát hiện bé trai này bị nhiễm cúm A/H1N1, các nhân viên y tế đã tiến hành giám sát luôn người mẹ (vì người phụ nữ này luôn ở bên cạnh chăm sóc bé). Qua xét nghiệm ở Viện Pasteur thì người phụ nữ này cũng bị nhiễm cúm A/H1N1.

Ông Châu cho biết, ngay sau khi xác định hai người này có kết quả dương tính với cúm A/H1N1, Sở Y tế đã lập tức phối hợp với các cơ quan chức năng và các quận huyện tiến hành giám sát 173 hành khách trên cùng chuyến bay với người phụ nữ cùng cư ngụ tại TP.HCM, trong tổng số 241 hành khách trên chuyến bay.

Trở lại ca nhiễm cúm đầu tiên, Sở Y tế cũng chính thức thông báo, tới thời điểm này Sở Y tế đã tiến hành giám sát được 47 hành khách và tất cả những trường hợp này đều bình thường, không có bất kỳ một biểu hiện lâm sàng nào.

Ông Nguyễn Văn Châu cho hay: "Đến ngày 2.6 tất cả các hành khách trên 2 chuyến bay có người bị nhiễm cúm A/H1N1 sẽ hết thời gian giám sát cách ly (7 ngày - NV)".

Trả lời các cơ quan báo chí xung quanh vấn đề tại sao số lượng người tìm thấy và cách ly khi đi chung máy bay với trường hợp đầu tiên bị nhiễm virus cúm A/H1N1 là quá thấp, ông Châu lý giải: "Đó là tình hình chung của các nước trên thế giới, chứ không riêng gì ở Việt Nam, bởi rất nhiều nguyên nhân. Nào là các hành khách sau khi về Việt Nam rồi lại đi các nước khác; không có mặt ở nơi đăng ký lưu trú... Việc này chúng tôi vẫn đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng truy tìm và chúng tôi luôn cố gắng ở mức cao nhất...".

Thay đổi phương pháp giám sát tại các cửa khẩu

Theo ông Nguyễn Văn Châu, đến thời điểm này chưa có ca nào bị dương tính với cúm A/H1N1 được phát hiện bằng máy đo thân nhiệt. Điều này có 3 lý do. Thứ nhất, 3 trường hợp bị nhiễm cúm ở TP.HCM khi về đến cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất vẫn đang trong thời gian ủ bệnh. Thứ hai, rất có thể các hành khách sợ bị máy phát hiện ra thân nhiệt cao, phải cách ly nên khi đang trên máy bay đã uống thuốc giảm sốt để đối phó. Thứ 3, chính là trường hợp của người phụ nữ trên, mặc dù đã có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1 nhưng đến thời điểm này người này vẫn không thấy sốt...

Trước thực tế đó, tại buổi làm việc với TP.HCM vào sáng nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã chính thức yêu cầu thay đổi phương pháp giám sát tại các cửa khẩu. Theo đó, từ ngày 2.6, TP.HCM phải phát hành thêm một mẫu tờ khai sức khỏe mới; trong đó, chia ra làm hai loại cụ thể. Tờ khai màu đỏ (mới) được áp dụng với các hành khách đến từ những vùng có dịch. Ngoài ra, các hành khách đến từ vùng có dịch lưu trú tại Việt Nam phải đăng ký theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế nơi lưu trú. Đặc biệt, nếu cần thiết sẽ buộc các hành khách đến từ vùng có dịch đeo khẩu trang trong thời gian theo dõi.

Cũng theo ông Châu, trong buổi làm việc với TP.HCM, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn đã yêu cầu địa phương phải mở rộng công tác giám sát cộng đồng; tăng cường công tác truyền thông; tăng cường cảnh giác của các cơ sở y tế tiếp xúc đầu tiên với người nghi nhiễm cúm A/H1N1. Đặc biệt, Thứ trưởng cho biết sẽ qui định thêm cơ quan có chức năng xét nghiệm cuối cùng để công bố thông tin và Viện Pasteur là một trong những nơi được đề nghị.

Đỗ Thông

thanhnienonline

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm 2 ca dương tính với cúm A/H1N1

02/06/2009 1:14

Khu cách ly điều trị cho gia đình bà N.T.N.P ở BV Nhi đồng 1 - Ảnh: Thanh Tùng

* Nguy cơ bệnh lan nhanh

Chỉ một ngày sau khi Bộ Y tế chính thức công bố trường hợp đầu tiên trong nước nhiễm cúm A/H1N1, hôm qua 1.6, thêm 2 trường hợp nữa cho kết quả xét nghiệm dương tính với căn bệnh này.

Hai ca mới dương tính với cúm A/H1N1 là bà N.T.N.P (41 tuổi) và con trai N.H.H (9 tuổi), đều quốc tịch Mỹ. Cả hai đi từ California (Mỹ) trên chuyến bay OZ731 đến sân bay Tân Sơn Nhất ngày 26.5, có quá cảnh tại Hàn Quốc, về lưu trú tại P.10, Q.8. Đến ngày 30.5, bé H. khởi phát sốt, được người nhà đưa vào Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1; sau đó xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) của BV Bệnh nhiệt đới ngày 31.5 cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1. Ngay sau đó, bà P. cũng được cho làm xét nghiệm và kết quả dương tính cúm A/H1N1, dù bà không có biểu hiện lâm sàng. Ngoài ra, ông N.H.S (41 tuổi, bố cháu H.) dù không có biểu hiện bệnh cũng đã được cho làm xét nghiệm, đang chờ kết quả. Cả 3 người trên hiện đang được cách ly theo dõi tại BV Nhi đồng

Vi-rút cúm A/H1N1 bị tiêu diệt ở nhiệt độ 700C và các chất tẩy rửa thông thường nhưng có thể tồn tại nhiều giờ ở ngoại cảnh.

1.Sáng 1.6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cũng đến thăm bệnh nhân L.Q.T (bệnh nhân đầu tiên dương tính với cúm A/H1N1), đang được điều trị cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới. Tình trạng sức khỏe bệnh nhân này tạm ổn định, đã hết sốt. Hiện tất cả những người tiếp xúc gần với Q.T cũng đã được cách ly, giám sát, và đến nay vẫn chưa có biểu hiện gì.

Nguy cơ bệnh lây lan nhanh

Cùng chuyến bay về Việt Nam với hai mẹ con bà P. có 241 hành khách khác, trong đó 173 hành khách khai lưu trú ở TP.HCM, số còn lại ở các tỉnh, thành khác. Sở Y tế TP.HCM cho biết đang khẩn trương cùng công an truy tìm nơi ở của 173 hành khách lưu trú tại thành phố. Trước đó, trong số 125 hành khách bay cùng chuyến với bệnh nhân L.Q.T khai lưu trú ở TP.HCM, đến chiều qua ngành y tế chỉ mới tìm ra 48 người và tất cả sức khỏe đều bình thường. Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết có trường hợp khi tìm đến địa chỉ ghi trong tờ khai thì không thấy hành khách, một số trường hợp đã sang nước khác… Cả cúm A/H1N1 và cúm A/H5N1 nếu được phát hiện, chữa trị sớm, chữa trị đúng trước 24 giờ thì đều cho kết quả rất tốt. Khi có những biểu hiện sau cần đến khám ngay ở cơ sở y tế: hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho khan, đau nhức cơ thể kèm theo sốt, cũng có một số trường hợp có kèm theo tiêu chảy…

Bác sĩ Phan Văn Nghiệm (Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM)

Ông Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) cũng lo lắng về khó khăn trong giám sát các hành khách cùng chuyến bay với bệnh nhân, vì thời điểm phát hiện ca nhiễm/nghi nhiễm, các hành khách đã đi về các địa phương, nhiều trường hợp nơi ở không đúng với địa chỉ thông báo khi nhập cảnh. Mặt khác, có những trường hợp đã nhiễm nhưng không có biểu hiện lâm sàng và vẫn có thể là nguồn lây lan trong cộng đồng. "Các khách nhập cảnh từ vùng có dịch nên tránh tiếp xúc đông người, nên chủ động cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe trong vòng 7 ngày. Đặc biệt, khi có biểu hiện bất thường về sức khỏe: đau đầu, ho sốt, mệt mỏi nên đến ngay cơ sở y tế và cần thông báo rõ với nhân viên y tế về yếu tố nguy cơ của bản thân", ông Nga kêu gọi.

Tăng cường giám sát

Chiều 1.6, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn làm việc với UBND TP.HCM, Sở Y tế, BV Bệnh nhiệt đới… về công tác phòng chống dịch bệnh; kiểm tra khu cách ly ở BV Bệnh nhiệt đới… Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết: "Trong những ngày tới, hành khách đến từ vùng có dịch vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất sẽ khai theo một tờ khai riêng, được in màu đỏ, đồng thời phải khai báo về sức khỏe cho y tế nơi đến cư ngụ, phải đeo khẩu trang trong vòng 7 ngày".

Trong một diễn tiến khác, Bộ Y tế cũng đã phân công các viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur thực hiện các xét nghiệm khẳng định vi-rút cúm A/H1N1 theo từng vùng. Cụ thể: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Trung tâm Cúm quốc gia) xét nghiệm các trường hợp ở 28 tỉnh phía Bắc; Viện Pasteur Nha Trang thực hiện ở 11 tỉnh miền Trung; Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thực hiện ở 4 tỉnh Tây Nguyên; Viện Pasteur TP.HCM thực hiện ở 20 tỉnh phía Nam. Các trung tâm y tế dự phòng các tỉnh/thành phố, các BV có đủ điều kiện về trang thiết bị, kỹ thuật, có thể thực hiện các xét nghiệm sàng lọc vi-rút cúm A/H1N1 mới, nhưng sau đó vẫn phải chuyển bệnh phẩm gốc đến Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trong khu vực để xét nghiệm khẳng định.

Thanh Tùng - Nam Sơn

nguồn thanhnienonline

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 “đừng” trong dịch cúm A

(Dân trí) - Sự hoảng loạn chỉ dẫn tới những hành động ngốc nghếch - ở mức độ cá nhân hay quốc gia - và đều làm cho tình hình dịch bệnh tồi tệ thêm.

1. Đừng nóng vội

Trước những báo cáo không ngừng về tình hình dịch cúm A/H1N1, chúng ta có cảm giác như dịch bệnh đang rình rập khắp mọi nơi và chỉ cần hơi khụt khịt nhẹ là đủ để có cảm giác rằng mình hình như đã bị nhiễm vi rút. Điều này giải thích tại sao nhiều người dù không hề có biểu hiện nào của ốm đau vẫn ùa tới các địa điểm cấp cứu dành cho các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Đó thực sự là một tin tức không mấy tốt lành.

Trên tất cả, chỉ có thể giải thích về hành động của những người không nhiễm vi rút đó là họ quá căng thẳng khi thấy toàn ngành y tế đang huy động tổng lực cho 1 đại dịch đang đến gần. Thêm vào đó, việc tới các phòng cấp cứu khi chưa mắc bệnh lại có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm vi rút tại đây. Trong các đợt dịch trước đây, bao gồm cả dịch SARS năm 2003, các bệnh viện vẫn là nơi dễ lây nhiễm - tất cả các bệnh nhân đều ở cùng một nơi.

Nếu có các triệu chứng cúm, như sốt trên 38,5°C, đau đầu, viêm họng, đau người, mệt mỏi và sống ở những nơi được xác nhận là có trường hợp mắc cúm A/H1N1 thì cần thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để nghe hướng dẫn thay vì xăm xăm tới viện.

2. Đừng sợ ăn thịt lợn

Ngày 29/4, TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ thông báo, “cúm lợn” không phải là cúm lây từ lợn và gọi nó là cúm H1N1 2009. Cái tên không có nhiều ý nghĩa nhưng đúng bản chất. Vì rằng không có bằng chứng nào cho thấy vi rút này gây ra cúm ở lợn. Và vi rút H1N1 cũng mang gen của vi rút cúm lợn, cúm gia cầm và cúm ở người. Vi rút này cũng không lây lan qua sản phẩm thịt lợn - tức là không thể nhiễm cúm H1N1 khi ăn thịt nguội, xúc xích hay bất cứ thực phẩm nào làm từ lợn.

Cúm H1N1 lây lan từ người sang người chứ không phải là từ lợn và vì thế tự chúng ta phải kiểm soát mình chứ không phải là lợn.

Báo cáo từ Mexico cho thấy không có trường hợp tử vong nào mới do cúm H1N1 trong đêm qua. Trước đó, thông báo của nước này cũng cho thấy số người nhập viện do cúm đang giảm dần. Như vậy chúng ta đã có thể hy vọng rằng thời điểm tồi tệ nhất đã qua. Nhưng vi rút vẫn tiếp tục lan ra khắp thế giới, khi nhiều trường hợp mắc mới phát hiện thấy tại châu Âu và châu Á, nhiều chính phủ đã cấm các chuyến bay và sẵn sàng kiểm dịch.

3. Đừng dự trữ thuốc chống vi rút

Vi rút H1N1 có thể bị tiêu diệt bởi 2 loại thuốc kháng vi rút là Tamiflu và Relenza - đây là những thông tin tốt lành. Đây sẽ là vũ khí chủ đạo của các chính phủ trong việc phòng chống đại dịch. Với số lượng lớn thuốc được sản xuất trong vài năm qua, các chuyên gia tin rằng đủ để các bác sĩ có thể chặn đứng đại dịch nếu nó xảy ra.

Nhưng khả năng cung cấp thuốc có thể bị suy giảm nếu tất cả chúng ta đều trữ thuốc kháng vi rút để phòng thân. Vì thế, thay vì cấp tràn lan, nhiều bệnh viện tại Mỹ chỉ cấp thuốc cho 1 số đầu mối để tăng sự kiểm soát đối với loại thuốc này.

4. Đừng ra khỏi nhà nếu bị ốm

Trong khi vắc xin chưa có, hàng rào duy nhất giúp chúng ta chống lại sự lây lan của dịch H1N1 lại là những cách vô cùng đơn giản. Đó là che miệng khi hắt hơi, ho và rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn.

Nhưng để làm chậm lại tốc độ lây lan của đại dịch cúm thì cách tốt nhất là hãy cách ly người bệnh khỏi cộng đồng. Biện pháp cách ly này đã được chứng minh là có hiệu quả đối với dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Vì thế, khi phát hiện bị bệnh, đừng đi làm cho tới khi khỏi hẳn.

5. Đừng hoảng loạn

Sự hoảng loạn chỉ dẫn tới những hành động ngốc nghếch - ở mức độ cá nhân hay quốc gia - đều làm cho tình hình dịch bệnh tồi tệ thêm.

Lo lắng về dịch bệnh là đương nhiên nhưng hãy bình tĩnh bởi vì tử vong do cúm H1N1 chưa xảy ra ở ngoài biên giới Mexico. Rất nhiều nhà khoa học đang tin rằng nếu chúng ta đủ bản lĩnh, đại dịch có thể kiểm soát và nó sẽ không phải là 1 đại dịch nữa.

Khi WHO và TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ nhấn mạnh: cúm luôn là 1 điều bí ẩn và H1N1 cũng như vậy vì thế chúng ta không thể dự đoán được đại dịch sẽ tiến triển ra sao nhưng có một điều rằng: Sự hoảng loạn chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Nhân Hà

Theo Time

nguồn dantri.com

Đừng hoảng loạn và đừng ra khỏi nhà khi bị cúm thì OK. Nhưng có mấy cái đừng thật ngớ ngẩn là: Dừng tích trữ thuốc chống viruut thì khó hiểu.

Bạch Hoa xà có tác dụng tiêu diết hầu hết các loại vi trùng và chất độc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay