chamnha611

Thiết bị đo nhịp tim và huyết áp tại nhà tốt nhất

1 bài viết trong chủ đề này

Bạn có hiểu trái tim của mình?

Trái tim được ví như cội nguồn của năng lượng sống. Khi nhìn vào một sinh vật sống, người ta thường ghé tai nghe nhịp đập của mạch máu để biết người đó đang ở tình trạng nào. Hơn ai hết, trái tim là nơi nắm giữ chìa khóa vận hành và chuyển hóa nguồn máu quý hiếm nuôi dưỡng đến tận mọi ngóc ngách của tế bào. Mỗi nhịp tim vang lên cũng là lúc chúng ta còn cảm nhận được sự sống.

Trong cuộc sống bận rộn mọi thứ dường như cứ quay cuồng trong vòng tròn định lý sống và kiếm tiền. Trong những lúc như thế đã bao giờ bạn dừng lại và lắng nghe cơ thể và trái tim của mình? Chắc hẳn đa số trong chúng ta ít khi nghĩ đến trường hợp này vì lầm tưởng trái tim của mình đang làm việc rất tốt đằng sau khoang ngực trái ấy. Nhưng bạn biết không, dù buồn vui hay lo toan căng thẳng, mỗi một trạng thái của cảm xúc đều ảnh hưởng đến trái tim của bạn. Những khi buồn trái tim phải căng mình truyền máu đến các tế bào đang bị tổn thương để xoa dịu cái sự buồn đấy. Ngược lại khi vui, các mạch máu như được dọn đường thông thoáng chỉ việc vận chuyển và lưu hành máu. Tim lúc này cũng không còn căng mình chống chọi nữa mà có thể nhẹ nhàng tiếp nhận và lưu thông máu một cách bình thường nhất.

trai tim khoe manh Một trái tim khỏe mạnh

Không sai khi nói rằng nhịp tim chính là cửa sổ nơi sẽ hé lộ tình trạng sức khỏe của bạn. Nhịp tim mỗi độ tuổi con người sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau. Nhịp tim của trẻ nhỏ thường sẽ lớn hơn nhịp tim của người trưởng thành. Và nhịp tim của vận động viên thường nhỏ từ 40-60 lần/phút. Nhịp tim nhanh và chậm hơn so với tiêu chuẩn đều thể hiện sự trục trặn trong bộ máy vận hành của cơ thể. Do đó, thực sự cần thiết nếu bạn trang bị cho bản thân và gia đình thiết bị đo nhịp tim và huyết áp. Vì không phải cứ xảy ra vấn đề hay bệnh tật mới đo nhịp tim mà việc này cần được thực hiện thường xuyên. Chắc hẳn chúng ta sẽ không đủ thời gian để đến bệnh viện mỗi ngày. Vì thế Chăm nhà khuyên bạn nên có một nhân vật đo nhịp tim trong gia đình.

Ngày nay chúng ta không nhất thiết phải đến bệnh viện hay cơ sở y tế mới có thể đo được nhịp tim của mình. Công nghệ ngày một phát triển đã sản sinh ra các thiết bị đo nhịp tim và huyết áp hiện đại khiến cho việc đo nhịp tim tại nhà không chỉ trở nên dễ dàng mà còn đảm bảo tính chuẩn xác. Vậy bạn đã biết có những thiết bị đo nhịp tim và huyết áp nào tại nhà hay chưa? Cùng theo dõi bài viết sau của Chăm nhà để có cái nhìn bao quát về các thiết bị đo nhịp tim và huyết áp tại nhà nhé.

Nhịp tim ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhịp tim là tiêu chuẩn để chúng ta có dữ liệu trong việc phân tích và đánh giá tình hình sức khỏe của bản thân. Nhịp tim nhanh hay chậm hơn so với tiêu chuẩn đều là dấu hiệu của bệnh tật. Để hiểu hơn về điều này chúngta cần hiểu rõ cơ chế hoạt động của trái tim.

nhịp tim là tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe Nhịp tim là tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe

Người ta thường đùa vui rằng bộ não điều khiển lý trí còn trái tim điều khiển cảm xúc. Tuy nhiên nếu xét theo khía cạnh khoa học, thì toàn bộ hoạt động suy nghĩ và hành vi đều do bộ não điều khiển. Vậy tim đóng vai trò gì trong cơ thể của chúng ta?

Trái tim hay còn gọi là quả tim, là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể sinh vật và đặc biệt là con người. Tim khác với gan phổi hay thận vì nó là một khối cơ rất đặc biệt (còn gọi là cơ tim) với khả năng đập liên hồi và độ đàn hồi dẻo dai. Cấu tạo này giúp tim luôn hoàn thành tốt vai trò của mình trong việc bơm oxy và máu giàu chất dinh dưỡng đi khắp mọi ngóc ngách tế bào mạch máu trong cơ thể. Nhờ có hoạt động này, cơ thể chúng ta luôn được duy trì sự sống. Dù đảm nhiệm vai trò quan trọng như vậy nhưng tim chỉ có kích thức nhỏ chỉ bằng nắm bàn tay và kích thước này tăng lên theo tỉ lệ thuận với sự trưởng thường của cơ thể.

Quả tim của chúng ta hoạt động theo cơ chế: nửa trên sẽ nhận máu từ phổi và tĩnh mạch chủ, sau đó nửa dưới của tim bơm máu vào động mạch phổi. Máu lúc này sẽ nhận Oxy và thải khí CO2 đồng thời bơm máu vào các động mạch chủ để nuôi toàn bộ cơ thể. Vì thế ta thường thấy tim sẽ đập liên tục gồm các động tác mở ra và đóng lại. Trung binhg mỗi ngày tim đập khoảng 100.000 lần, mỗi phút bơm được 5-6 lít máu. Nếu bạn vận động nhiều hoặc cường độ mạnh tim sẽ đập nhanh hơn bình thường (trung bình khoảng từ 90 đến trên 100 lần/phút) để đảm bảo bơm đủ lượng máu đi nuôi các bộ phận còn lại. Tim cũng đập nhanh hơn khi cơ thể bạn rơi vào trạng thái hồi hộp lo âu, cảm xúc thất thường. Ngược lại khi bạn ở trạng thái nghỉ ngơi, khi các cơ quan trong cơ thể không cần căng mình hoạt động thì quả tim lại có cơ hội đập chậm lại trung bình khoảng từ 50 đến 80 lần/phút. Vì thế mỗi ngày nếu không muón tim của bạn phải hoạt động quá sức, bạn không nên hoạt động liên tục trogn thời gian dài mà cần có khoảng thời gian thư giãn xen kẽ. Ở trạng thái nghỉ ngơi cũng là lúc tim reset lại hệ thống và tự chữa lành những hư tổn.

Huyết áp

Dựa vào sự hoạt động của quả tim, các bác sĩ đưa ra định nghĩa huyết áp nhằm theo dõi nhịp tim cũng như sự vận hành oxy và máu trong cơ thể. Huyết áp (cũng có thể đọc là áp huyết) là áp lực tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra dựa trên lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Do đó tim co bóp tốt hay không và lượng máu chảy về tim nhiều hay không tác động rất lớn đến chỉ số huyết áp.

Huyết áp cao hay thấp tùy thuộc vào sức lực co bóp của cơ tim và các hoạt động thể chất tinh thần của cơ thể. Đối với người trưởng thành không có bệnh lý nền, huyết áp thường rơi vào khoảng dưới 120/80 mmHg. Khi vận động với cường độ mạnh hay sử dụng các chất kích thíc, tim sẽ co bóp nhiều hơn nên huyết áp sẽ tăng lên. Bên cạnh đó huyết áp cao hay huyết áp thấp là sự ảnh hưởng của chế độ ăn uống và sinh hoạt của cơ thể. Nếu bạn là người thường xuyên hoạt động, có thói quen ăn uống sinh hoạt đúng đắn thì huyết áp của bạn sẽ luôn duy trì ở mức tiêu chuẩn. Trái lại, nếu bạn là người hay thức khuya, sử dụng rượu bia đồ uống có cồn cộng thêm bệnh lười vận động thì huyết áp sẽ gặp trục trặc. Cùng nhìn bảng phân tích dưới đây để hiểu hơn về điều này:

  • Bệnh lười vận động: chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với căn bệnh thời hiện đại này. Tại sao lại là căn bệnh của thời hiện đại? Bởi sự phát triển của khoa học kĩ thuật ngày một mạnh mẽ đã giúp con người thuận tiện hơn trong việc di chuyển cũng như công việc. Do đó con người ở thời đại này dần trở nên lười vận động. Khi làm việc thì ngồi quá lâu, lúc nghỉ ngơi lại nằm quá dài. Điều này lâu dần gây cản trở sự lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể. Không khó để đoán rằng bạn hay bị đau lưng, mỏi cơ, hay nhức đầu choáng váng mỗi lần đứng lên ngồi xuống? Nếu bạn đang gặp triệu chứng này thì lập tức thay đổi cách vận động của mình nhé.
  • Ăn uống sai: ngày xưa khi ngành công nghiệp thực phẩm còn chưa phát triển, con người thường tìm đến các loại thức ăn đơn sơ nhất như rau củ trái cây hay các sản phẩm từ động vật như trứng, thịt và sữa. Ngày nay khi nền công nghiệp đó đã gần như bước đến ngôi vị chiếm lĩnh thị trường thì ngày càng có nhiều thức ăn nước uống “sai” được tạo ra. Bạn có liệt kê được không, hay để Chăm nhà liệt kê cho bạn. Đứng đầu chắc hẳn phải kể đến các loại thức ăn nhanh nào là gà rán, khoai tây chiên, snack, pizza, thức ăn đóng hộp. Đã thế khi ăn chúng ta lại không quên kèm theo những thức uống như nước giải khát có gas, nước ngọt đóng chai, bia có cồn, rượu trái cây. Sự kết hợp được cho là “hoàn hảo” của giới trẻ như một con dao cắt dần cắt mòn năng lượng sống của cơ thể. Bên cạnh đó nếu bạn là người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ và các thức ăn chế biến sẵn chắc hẳn bạn cũng sẽ khó có một chỉ số huyết áp đẹp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay