americanfamilyllc

Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân?

1 bài viết trong chủ đề này

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân như do tâm lý sợ ăn, bé bị bệnh (ho, sốt, rối loạn đường tiêu hóa..), thiếu vận động thể lực...

hăm sóc trẻ em không hề dễ dàng với hàng loạt các vấn đề khác nhau như nôn trớ, vàng da, sốt… Trong đó, tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân xảy ra vô cùng phổ biến. Vậy đâu là nguyên nhân?

1. Trẻ biếng ăn chậm tăng cân – Vấn đề khiến nhiều mẹ “bỉm sữa” đau đầu
Biếng ăn được xếp vào một trong những rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ. Mẹ không cần phải quá lo lắng bởi tất cả trẻ em đều có thể gặp phải tình trạng này, đặc biệt là thuộc độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi. Các biểu hiện của trẻ “kén ăn” bao gồm:

Trẻ khóc lóc, khó chịu khi thấy bố mẹ dọn thức ăn ra.
Ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai hay nuốt.
Ăn ít hơn so với bình thường.
Thời gian của mỗi bữa ăn thường kéo dài.

2. Danh sách những nguyên nhân trẻ biếng ăn và giải pháp
Có 6 nguyên nhân chính khiến bé bị biếng ăn:

2.1. Biếng ăn sinh lý

Đây là nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân hàng đầu, khiến nhiều mẹ “bỉm sữa” lo lắng bởi con đột nhiên “kén ăn”, thậm chí với những món khoái khẩu. Thế nhưng thực tế, đây lại là tình trạng hoàn toàn bình thường đối với những trẻ từ 1 đến 6 tuổi.

Trước 1 tuổi, tốc độ phát triển của bé rất nhanh dẫn đến nhu cầu lương thực nạp vào cơ thể cao. Vì thế trong giai đoạn này, mẹ có thể thấy bé nhà mình có thể tăng từ 6 đến 7 kg/năm. Sau 1 tuổi, tốc độ của tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần, dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng không nhiều như giai đoạn trước. Do đó, nếu bé nhà bạn đang trong độ tuổi từ 1 đến 6, có biểu hiện biếng ăn nhưng vẫn phát triển đều đặn (tăng khoảng 2kg/năm) và khỏe mạnh thì bạn cũng không nên quá lo lắng.
[IMG]
2.2. Biếng ăn do bệnh

Các bệnh lý ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa… sẽ khiến trẻ mệt mỏi và không còn hứng thú với việc ăn uống. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
2.3. Biếng ăn do tâm lý

Trẻ con vốn rất năng động và ham chơi. Trong một số trường hợp, bé có thể vì thích thú trò chơi hay đồ chơi mà bỏ qua các bữa ăn. Bên cạnh đó, thay đổi môi trường sống do đột nhiên xa mẹ hoặc lần đầu đi học mẫu giáo cũng là lý do khiến trẻ ăn ít đi. Tuy nhiên, sợ ăn chính là nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân khó điều trị dứt điểm nhất.

Đối với những nguyên nhân xuất phát từ tâm lý, các mẹ “bỉm sữa” có thể áp dụng một số mẹo sau:

Hãy tạo bầu không khí vui vẻ trong các bữa cơm gia đình và cho bé tham gia vào. Đồng thời khen ngợi bé mỗi khi bé ăn “giỏi” hoặc tự bản thân bé dùng thìa, muỗng để ăn.
Đối với những bé quá năng động, không chịu ngồi yên thì mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút dù bé có ăn ít đi chăng nữa. Nhờ đó tránh được tình trạng căng thẳng cũng như kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.
Các bữa ăn nên cách nhau khoảng 4 đến 5 tiếng để bé có cảm giác đói.
Trung bình bé cần 10 đến 15 lần thử cho 1 món ăn mới để có thể chấp nhận món đó. Vì thế khi giúp bé tập ăn món mới, mẹ cần thật sự kiên nhẫn với trẻ.
2.4. Chế độ ăn không phù hợp

Khi trẻ biếng ăn, nhiều phụ huynh thường dùng bánh, kẹo, sữa… làm giải pháp để “dụ” bé ăn. Thế nhưng việc ăn vặt quá nhiều sẽ khiến bé bị no và bỏ qua bữa chính. Đồng thời, điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất phụ huynh nên chọn những giải pháp khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…

2.5. Thiếu sắt, thiếu máu

Thiếu sắt không chỉ khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm, trẻ hay mệt mỏi, thiếu tập trung… mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, làm xuất hiện các tình trạng như biếng ăn, khó nuốt, kém hấp thu... Vì vậy, phụ huynh nên bổ sung sắt bằng những thực phẩm như tôm, trứng, đu đủ… khi chế biến thức ăn cho trẻ.

2.6. Thiếu vận động thể lực

Ở cuộc sống hiện đại, phụ huynh thường cho con em tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử, đặc biệt là di động thông minh. Chính vì điều này đã khiến nhiều trẻ trở nên lười vận động, từ đó dẫn đến việc không tiêu hao năng lượng nên không có cảm giác đói. Do đó, phụ huynh hãy cùng con vận động một ít mỗi ngày để giúp bé tiêu hao năng lượng cũng như tăng cường sức khỏe tổng quát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay