vinhvinh

Tiến sĩ Vũ Văn Bằng nói không có chuyện phong thủy, chỉ có tia đất

26 bài viết trong chủ đề này

Tiến sĩ Vũ Văn Bằng hoá giải uẩn khúc Đất và Nước

10:38, 12/03/2009

Với những người mới gặp, ông giống một cục nam châm, hút sự chú ý của tất cả mọi người bằng những câu chuyện rất ly kỳ. Ly kỳ vì nó rất giống những chuyện kể của các thầy địa lý, phong thủy...

Tại sao căn nhà đó lại luôn có người ốm? Tại sao khu đất kia chỉ toàn cỏ lác, cây lá vàng vọt? Tại sao cả làng đó bị bệnh ung thư? Tại sao khu Pháp Vân - Cầu Giẽ thường xảy ra nhiều tai nạn... Nhưng ông hóa giải chúng bằng những chứng cứ khoa học cụ thể. Ông, bằng chiếc máy đo tia đất nhỏ xíu, hóa giải mọi uẩn khúc nằm trong đất và nước. Dân gian gọi ông là "ông tia đất" Vũ Văn Bằng...

Đi tìm "hồn của đất"

Tôi vẫn nghĩ rằng, Vũ Văn Bằng phải là nghệ sỹ mới đúng. Thời nhỏ ông là một học sinh giỏi văn, và ông luôn mơ mình sẽ thành nhà văn và họa sỹ. Năm cuối trung học (1959), ông từng đoạt giải nhì thơ và họa của Báo Lao Động, tranh biếm họa của ông thường xuyên xuất hiện trên Báo Văn nghệ. Vũ Văn Bằng làm thơ và lãng mạn. Nhưng cuộc đời luôn có những khúc ngoặt bất ngờ. Và ông đã trở thành kỹ sư địa chất công trình sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, trở thành tiến sỹ địa chất ở Ba Lan và nghiên cứu phong thủy để áp dụng vào xây dựng công trình.

Vũ Văn Bằng kể, khi ông sống và làm việc tại Ba Lan hơn 10 năm, một người bạn ông than mình thường ốm yếu và ngủ không an. Ông liền tìm hiểu và sắp xếp lại đồ đạc trong nhà cho người bạn theo phong thủy. Nhưng mọi thứ vẫn chưa thực sự được như mong muốn. Và một ngày, khi nhờ Công ty Tamora tại Varsava xử lý "tia năng lượng xấu" cho căn nhà và hồi phục sức khỏe, bạn ông đã giới thiệu cho Vũ Văn Bằng. Và một cuộc chinh phục mới bắt đầu. Ông gọi đó là cuộc chinh phục mang tên "tia đất".

Thực ra, tia đất không phải là một khái niệm trừu tượng. "Tia đất là một dạng vật chất bao gồm tất cả những tia phát ra từ vỏ cứng của trái đất và lan tỏa lên mặt đất dưới dạng bức xạ - dạng trường. Nói cách khác, đó là những tia được sản sinh bởi hiện tượng bức xạ của những vật chất khác nhau từ dưới đất. Đó chính là một trong những thành phần của môi trường sống. Nghiên cứu môi trường đất trong đó có tia đất mang nhiều ý nghĩa: Thông qua nguyên lý tia đất - địa bức xạ với thiết bị tương ứng ta có thể tìm được các đối tượng cần tìm dưới mặt đất như: Khoáng sản có ích, quặng mỏ, đá quý, nước ngầm, hang động, nứt đất, nứt đê, sự cố của các công trình ngầm (cống thải, đường ống cấp thoát nước, ống dẫn dầu, gas, cáp điện bị nứt vỡ rò rỉ...), kể cả khảo cổ, đặc biệt là tìm mồ mả, hài cốt..." - Tiến sỹ Bằng giải thích. Tia đất xấu đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, như đau đầu, khó thở, thần kinh, huyết áp tăng, rối loạn tuần hoàn máu, đau cơ bắp, giảm sức đề kháng, lâu dần dẫn đến ung thư. Trạng thái thường gặp nhất là giấc ngủ không sâu, không ngon, trằn trọc, đứt quãng, chập chờn, hồi hộp, khó thở, ác mộng... Điều này được lý giải là bởi giường ngủ đặt ở vùng có tia đất. Dùng kỹ thuật đo tia đất, sẽ hoá giải được mọi uẩn khúc trong các ngôi nhà, sẽ tìm được đúng nguồn nước ở những vùng đất khô một cách thuận lợi. "Và nó sẽ "giải oan" cho ma quỷ và thánh thần" - ông vừa cười vừa nói.

Ở Việt Nam, người ta thường chuẩn bị xây nhà bằng cách chọn mẫu thiết kế, hướng và chọn ngày giờ động thổ, cất nóc. Nhưng các khảo sát địa chất, đặc biệt về tính chất cơ lý của đất, tính chất hóa học của nước tại điểm xây dựng đã bị bỏ quên. "Đó là một điều tai hại nhất, và là căn nguyên của rất nhiều uẩn khúc sau này, và thường thì khi chúng ta gặp chuyện, không có điểm bấu víu, chúng ta sẽ tìm đến những thế lực siêu nhiên. Và bắt đầu hành trình mê tín" - Tiến sỹ Bằng nói.

Thực tế sau hơn 2 năm khảo sát đo đạc nền đất của gần 2.000 gia đình và nhiều công trình xí nghiệp dọc Bắc - Trung - Nam, Tiến sỹ Bằng có một thống kê ấn tượng: Có tới hơn 90% mặt đất bắt gặp tia đất tiêu cực và khoảng 60% có vong và hài cốt. Tia đất tiêu cực nảy sinh từ mồ mả hài cốt hiện nay được coi là khá phổ biến ở Việt Nam. Chỉ riêng ở Hà Nội, có thể kể ra rất nhiều vùng như vậy. Như ở Trích Sài, Hồ Tây, một mảnh đất hơn 40m2 mà khi đo đạc bằng máy tia đất đã phát hiện gần 50 hài cốt. Để hóa giải những tiêu cực từ tia đất xấu, ông đã chế tác ra than hoạt tính và chỉ cần đặt những giỏ than vào những nơi xuất hiện tia đất là có thể an toàn.

Cách đây chưa lâu, dư luận sửng sốt trước việc ông Bằng công bố đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ có tỷ lệ tai nạn giao thông cao là do tia đất! Bán tín bán nghi, rồi chính ông phải là người đưa ra bằng chứng, những chứng cứ khoa học mà không ai có thể phản bác. Ông cũng là người tìm ra những uẩn khúc ở trong lòng đất của nhiều công trình xây dựng, từ đó hóa giải nhiều nguyên nhân gây hoang mang trong lòng người. Một cán bộ ngành Tài chính ở tỉnh Quảng Bình đã nhiều năm bị đau bệnh và mệt mỏi, ông cũng là người giúp hóa giải những tia đất, để từ đó, sức khỏe tốt hơn, đường sự nghiệp cũng vì thế mà hanh thông hơn.

TS Vũ Văn Bằng đang giới thiệu với nhà báo Tạ Bích Loan về chức năng của máy đo tia đất.

Tiến sỹ Bằng nói, người Việt Nam thường có một số quan niệm theo phong thủy, chẳng hạn như nhà xây thì phải nở hậu, nếu đất sau nhà hẹp hơn trước nhà là không tốt; hay xây nhà mà lối đi hướng thẳng vào chính cửa giữa là không tốt... Tất cả những điều đó đều không có đủ căn cứ. Một căn nhà chỉ tốt hoặc không do xử lý được tia đất hay không mà thôi...

Người treo hồ trên núi

Thực chất, công việc chính của Tiến sỹ Bằng là đi khảo sát địa chất và tìm nguồn nước. Nhưng tia đất lại là lĩnh vực đang được nhiều người quan tâm, ông mở cả công ty nghiên cứu tia đất, nên mọi người vẫn thường gắn ông với cái tên "ông tia đất". Trong lĩnh vực tìm nguồn nước, ông cũng dùng những chiếc máy khảo sát, dò tìm tia đất để phát hiện ra những mạch nước ngầm. Cách đây chưa lâu, Truyền hình Việt Nam đưa tin về những chiếc hồ chứa vài chục ngàn mét khối nước treo trên núi ở Xà Phìn, Đồng Văn và Tà Lủng, Mèo Vạc (Hà Giang). Quả là những thông tin tốt lành nhất cho những đồng bào vùng cao, khi mà nước nhiều khi còn hiếm hơn ngô lúa.

Suốt những mùa đông dài, sở dĩ cái nghèo đeo bám người dân tộc thiểu số vùng đá tai mèo là bởi không tìm đâu ra những nguồn nước ở trên cao. Và cả hai hồ treo đó đều nhờ chiếc máy dò tia đất của ông Bằng. Và cũng từ cái máy đó, ông tìm ra hơn 30 nguồn nước cho các vùng hạn và hải đảo. Những công việc ấy, đáng nói, là được ông và các cộng sự làm với một tinh thần trách nhiệm lớn, với chi phí thấp ở mức tối thiểu. "Tôi không có ý định kiếm tiền từ những công việc này" - Tiến sỹ Bằng nói.

Hành trình tiếp nối...

Tính đến thời điểm hiện tại, Tiến sỹ Vũ Văn Bằng là người Việt Nam duy nhất nghiên cứu sâu về tia đất và ứng dụng nó trong thực tế đời sống. Ông đang tìm các cộng sự cùng chí hướng để tiếp tục công việc khi ông không còn thời gian và sức khỏe để đi dọc đất nước nghiên cứu. Và ông cũng muốn có những người thực sự tâm huyết với công việc này, trong việc quy tập và tìm mộ liệt sỹ. Vào tháng 8/2008, ông đã góp phần không nhỏ vào việc tìm kiếm hài cốt các liệt sỹ tại Quảng Trị (ba mộ liệt sỹ tập thể với hàng trăm bộ hài cốt). Đây là những công việc thầm lặng và ông làm với tấm lòng của một người Việt thành thật. Vũ Văn Bằng nói, ông chỉ mong có ai đó giúp sức, cùng ông làm công việc này, để những linh hồn các chiến sỹ được thanh thản và ấm áp...

Để bắt đầu với việc ứng dụng tia đất trong đời sống, Tiến sỹ Bằng gặp không ít khó khăn. Bởi ông đã là người muốn phá bỏ những hủ tục, đưa ra những luận cứ khoa học. Nhưng, hành trình đó bao giờ cũng gian nan hơn những hành trình khác. Bởi những gì đã ăn sâu trong tâm trí con người, thì rất khó đổi thay, nhất là khi nó đã mặc định trong suy nghĩ dân gian nhiều thế hệ. Nhưng ông vẫn tin, với thiện tâm của mình và với những giỏ than hoạt tính nhỏ bé, cuộc sống của nhiều người sẽ bình an trở lại, không gặp những phiền lụy từ những điều tưởng như siêu nhiên.

Chia tay ông, tôi nhớ hoài câu nói của Einstein mà ông treo trong phòng làm việc của mình:"Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này đã khiến cho khoa học chân chính nảy nở. Những ai không còn những cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên và chỉ biết đứng ngẩn người ra vì sợ hãi thì sống cũng như chết". Ông không mong chờ điều gì, ngoài một cuộc sống xanh, nhẹ nhàng đến với những người tin tưởng vào những công việc mà ông mang đến.

Đã trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống, đã trải qua nhiều môi trường sống và làm việc, với Vũ Văn Bằng, sự bình an mới là điều quan trọng nhất trong đời người...

Dương Thái Sơn

Link: http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/khoahoc-va...09/3/52804.cand

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ vì học được cái máy đo tia đất mà ông tiến sĩ phủ nhận sạch trơn một học thuyết khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy đo tia đất hay dò từ trường bức xạ đều xuất phát bởi nguyên tắc vật lý, điều này ai cũng biết ! nhưng từ xa xưa Ông cha ta đã áp dụng những ảnh hưởng của vũ trụ ảnh hưởng của tia đất , thay đổi của thời tiết bằng những kinh nghiệm và chim chóc muông thú cũng biết tránh tia đất xấu mà khi đó không và chưa hề có sự can thiệp của máy móc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi và Hahùng đã gặp tiến sĩ Bằng. Một lần Hahùng nhờ ông kiểm tra tia đất trong ngôi nhà của mình. Đến giờ hẹn, tôi và Hahùng đều có mặt. Tiến sĩ Bằng dùng máy đo của ông và xác định những điểm có ác xạ. Chúng tôi dùng con lắc để kiểm tra lại thì xác định tất cả các điểm mà tiến sĩ Bằng xác định đều đúng.

Lần thứ hai chúng tôi gặp tiến sĩ Bằng tại Cty của ông. Chúng tôi được ôngv tặng sách và giới thiệu một số công trình nghiên cứu của ông.

Cá nhân tôi rất trân trọng các công trình nghiên cứu của tiến sĩ Bắng và có đề nghị ông công tác với Trung tâm để cùng nghiên cứu về Phong Thủy. Ông không từ chối, nhưng sau đó thì không có sự liên hệ tiếp tục.

Tuy nhiên, nếu quả thực như báo đưa tin v/v tiến sĩ Bắng phủ nhận phong thủy và cho rằng: "Không có Phong Thủy mà chỉ có tia đất" thì là một sai lầm, có thể nói là rất lớn . Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

- Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào xác minh được bản chất khoa học của môn Phong thủy (Ngoại trừ trong nội bộ Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương - qua các lớp Phong Thủy). Bởi vậy, nhận thức phổ biến về Phong Thủy vẫn bị coi là "mê tín dị đoan". Bởi vậy nó dễ bị phủ nhận khi chụp mũ "Mê tín dị đoan".

- Sự xác định tia đất của tiến sĩ Vũ Văn Bằng chỉ là một phương pháp ứng dụng có hiệu quả trên thực tế (Quan điểm cá nhân tôi xác định đây là một phương pháp khoa học và khách quan). Nhưng điều đó không có nghĩa là phương pháp của tiền sĩ Vũ Văn Bằng là một phương pháp duy nhất hoàn toàn thay thế được Phong Thủy Đông phương - chưa nói đến Phong Thủy Lạc Việt (Vốn có hệ thống và có cơ sở lý luận với một nguyên lý nhất quán).

Bởi vì: Phong thủy là phương pháp ứng dụng tổng hợp nhiều yếu tố tương tác - Theo quan điểm phương pháp luận của Phong Thủy Lạc Việt - thì tia đất chỉ là một trong những yếu tố nhỏ trong sự tổng hợp của các yếu tố mà Phong Thủy Lạc Việt đã xác định. Đó là lý do mà các công trình khoa học và khách quan của tiến sĩ Bằng , có thể cộng tác và hỗ trợ với các hướng nghiên cứu của Trung Tâm liên quan đến Phong Thủy và không thể phủ định được Phong Thủy Lạc Việt. Mà chỉ có thể coi là một yếu tố tương tác được xác định nằm trong hệ thống của Phong Thủy Lạc Việt.

Trên thực tế chứng nghiệm - cho dù một vị trí được lựa chọn với tất cả các tiêu chí về tia đất lành nhất , nhưng với cấu trúc cơ lý của căn nhà sai, hoặc bố trí đồ vật (Những vật thể không từ tia đất) sẽ làm ảnh hướng lớn đến con người.

Những hiệu ứng tương tác từ đồ vật và cấu trúc nhà hiện nay cũng đã có những phương tiện đo để minh chứng.

Qua đó cho thấy:

Tia đất chỉ là một yếu tố tương tác trong rất nhiếu yếu tố tương tác, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Và kết luận của bài báo thể hiện lời của tiến sĩ Vũ Văn Bằng là một sai lầm.

Những hình ảnh dưới đây chụp hình nhà Cảm Xạ Dư Quang Châu đang dùng máy cảm ứng điện từ kiểm tra bức xạ của một vật thể được ứng dụng trong Phong Thủy Lạc Việt.Mọi người cũng thấy rằng: Bức xạ mạnh nhất chính ở miệng Ông Khiết - Một biểu tượng độc đáo của nền văn hiến Việt , một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử.

Đây là một trong những yếu tố tương tác được minh chứng khách quan bằng dụng cụ khoa học với con người trong Phong Thủy Lạc Việt - mà tia đất chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố tương tác của môn Phong Thủy Lạc Việt - được xác định nhân danh nền văn hiến Việt. Ông khiết này là một ví dụ.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác TS có thể đưa bản thảo công trình của ông Bằng lên đây được không? Cần phải nghiên cứu chi tiết từng luận chứng của tác giả trước khi khẳng định bất cứ điều gì.

Đây là hai tác phẩm của tác giả

1731. Con người và môi trường sống: Theo quan niệm cổ truyền và hiện đại/ Vũ Văn Bằng.- H.: Nxb. Văn hóa thông tin, 2004.- 296tr.; 19cm.

KHPL: 50.

Tóm tắt nội dung: Giới thiệu: Sự gắn bó giữa con người và thế giới tự nhiên -môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường, một số giải pháp phòng chống và bảo vệ.

Số ĐKCB: VN.004546

Từ khóa: Thiên nhiên, Môi trường, Con người,

Từ khóa tác giả: Vũ Văn Bằng,

315. Để những điều may mắn đến với bạn/ Vũ Văn Bằng.- H.: Nxb. Văn hóa thông tin, 2003.- 200tr.; 19cm.

KHPL: 001(09).

Tóm tắt nội dung: Giới thiệu biểu tượng may mắn trong đời sống của nhiều dân tộc trên thế giới : Những con số, những ngày trong tuần, chữ viết, các vì sao, thiên nhiên -đất nước,mầu sắc, biểu tượng, đá quí, động vật, thực vật, mọi vật và các vị thánh.

Số ĐKCB: VN.004570

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác TS có thể đưa bản thảo công trình của ông Bằng lên đây được không? Cần phải nghiên cứu chi tiết từng luận chứng của tác giả trước khi khẳng định bất cứ điều gì.

Đây là hai tác phẩm của tác giả

Việc đưa tài liệu của ông Bằng lên cần có ý kiến tác giả. Nhưng sơ bộ tôi có thể nói là: Về lập luận thì còn nhiều chỗ chưa hợp lý. Nhưng kết quả ứng dụng thì đã xác định. Đây là vấn đề khả năng tổng hợp từ thực tế thành một hệ thống lý thuyết.

Có thể lấy thí dụ là: Hiện tượng ngoại cảm, như đi tìm mộ là một thực tế khách quan. Nhưng Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người chưa tổng hợp được để có một sự giải thích hợp lý nhân danh khoa học. Họ chỉ dừng lại ở thống kê hiện tượng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu đã viết email cho tác giả thông qua địa chỉ email tìm được bằng google. Sau đó thì cháu sẽ đọc và gửi bản phản biện lên báo chí, nếu nhận được bản thảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã liên lạc với tác giả. Không thể bình luận về giá trị của công trình, vì tác giả khẳng định, công trình chưa hoàn thiện. Kết quả được đăng trên các tạp chí không tên tuổi.

Tôi sẽ chờ đến cuối năm, khi kết quả được đăng trên một tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, rồi sẽ phản biện sau. Kết quả chưa vượt qua được phản biện thì cũng coi như chưa có giá trị.

Bác chào cháu. Bác vô cùng trân trọng sự quan tâm của cháu tới lĩnh vực này. Có lẽ cháu cũng như nhiều người đã từng đến với bác như thế. Nhưng cháu khác hơn là cháu học chuyên về toán lý thì có thể tiếp cận nhanh và dễ hiểu nhau hơn. Bắc hy vọng rồi đây bác cháu ta cùng chí hướng và đi cùng con đường trong nghiên cứu khoa học. Để cụ thể hơn thì thế này: phải chờ thêm ít thời gian nữa để bổ sung kết quả nghiên cứu mô hình trong phòng nhằm chứng minh lý thuyết và những đề xuất của mình về hướng này. Nên công trình nghiên cứu của bác chưa tiện công bố ra ngoài. Sớm muộn vào khoảng cuối năm. Còn những vấn đề chung chung cháu xem trên trang web của bác www.vubangtiadat.com.vn. Tháng 6 này cuốn sách "Phong thủy hiện đại của bác sẽ được xuất bản tại Hà Nội.

Một số tài liệu về lĩnh vực bác nghiên cứu , đặc biệt kết quả đã đăng trên một số tạp chí như KH&CN TTXVN, KH&Tổ Quốc, Diễn đàn Trí thức, và hầu hết các báo, đài phát thanh cũng như vô tuyến truyền hình. Ở đây có 2 vấn đề: lý thuyết về trường địa bức xạ và thiết bị đo nhận biết trường này. Về cơ bản bác đã thiết lập xong nội dung và chế tạo xong cả thiết bị...Cháu thấy có gì cần trao đổi cho bác biết. Chào cháu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã liên lạc với tác giả. Không thể bình luận về giá trị của công trình, vì tác giả khẳng định, công trình chưa hoàn thiện. Kết quả được đăng trên các tạp chí không tên tuổi.

Tôi sẽ chờ đến cuối năm, khi kết quả được đăng trên một tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, rồi sẽ phản biện sau. Kết quả chưa vượt qua được phản biện thì cũng coi như chưa có giá trị.

Oh! Thế mà ông ta đã lên tiếng phủ nhận "Không có phong thủy, chỉ có tia đất". Trong sách mà ông đã xuất bản và tặng, tôi không thấy có ý tưởng này. Có thể khi nghiên cứu gần hoàn thành công trình, biết đâu, chính ông Bằng lại tự phủ định ý tường này. Ngược lại, chính những phương pháp của ông - khi nghiên cứu rốt ráo trong điều kiện của nó - lại minh chứng cho Phong thủy Đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Oh! Thế mà ông ta đã lên tiếng phủ nhận "Không có phong thủy, chỉ có tia đất". Trong sách mà ông đã xuất bản và tặng, tôi không thấy có ý tưởng này. Có thể khi nghiên cứu gần hoàn thành công trình, biết đâu, chính ông Bằng lại tự phủ định ý tường này. Ngược lại, chính những phương pháp của ông - khi nghiên cứu rốt ráo trong điều kiện của nó - lại minh chứng cho Phong thủy Đông phương.

Đọc bài của Tiến sĩ Vũ Văn Bằng và của anh Thiên Sứ viết và một số người khác tôi cho Anh Thiên Sứ viết có lý hơn bởi vỉ những quan điểm sau

Tôi là một thầy thuốc đông y . Nếu như nói lý luận của đông y thì theo tây y và khoa học hiện đại chưa chứng minh được đầy đủ mà thậm chí còn cho nó là vớ vẩn nhưng dùng cái vớ vẩn đó nhiều lúc giải quyết bệnh lại khỏi một cách nhanh chóng (ai làm nghề thuốc đã đọc thưong hàn luận thì biết ,chữa bệnh cấp tính bằng đông y khỏi một cách nhanh chóng ,nhưng một thời đông y đã bị coi như một thứ iếu và không được phát triển cho nên đến bây giờ nhiều kiến thức quí giá đã bị mai một đi nhiều) .

Về phong thủy thì tôi biết cũng chưa nhiều song thiển nghĩ tia đât thì chỉ có là khí đất chưa nói được hết . Trong đông y chúng tôi có Phong,Hàn,Thử,Thấp,Táo Hỏa đấy là lục dâm gây bệnh còn thêm thất tình như hỉ ,nộ ,bi,kinh...

Theo tôi phong thủy thì chủ iếu là gió và nước trong đó lại còn trang trí nội thất vv...cho nên nó cúng sẽ ảnh hưởng đến thất tình và lục khí như đã nói ở trên (các cụ thương nói nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơ là gì )

Cho nên theo tôi quan điểm về phong thủy là phải nhìn nhận đầy đủ không phiến diện ,khách quan vô tư không thể vì một cái mà phủ nhận những nghiên cứu của ông cha để lại có lịch sử hàng nghìn năm được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái của Ông Bằng nghiên cứu chỉ là cái công cụ để khám phá thôi mà nó cũng cụ thể như khoa học hiện đại . Không phải là một chỉnh thể

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào chú Thiên Sứ chú cho cháu hỏi cháu muốn mua một ông Khiết nhưng không biết mua ở đâu và làm sao biết được là hàng thật ạ, Chú có địa chỉ nào tin cậy tại Hà Nội không chỉ giúp cháu với ạ. Cũng nhờ chú tư vấn giúp cháu cách sử dụng và tác dụng như thế nào ạ

Cảm ơn chú Thiên Sứ !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào chú Thiên Sứ chú cho cháu hỏi cháu muốn mua một ông Khiết nhưng không biết mua ở đâu và làm sao biết được là hàng thật ạ, Chú có địa chỉ nào tin cậy tại Hà Nội không chỉ giúp cháu với ạ. Cũng nhờ chú tư vấn giúp cháu cách sử dụng và tác dụng như thế nào ạ

Cảm ơn chú Thiên Sứ !

Hi! Ông Khiết thì làm gì có hàng ..thật nên không có giả. Tuy nhiên v/d là sử dụng như thế nào. Nếu ở Hanoi thì đến VPTT nhờ H.hùng giup cho. P. Cượng đang công tác ở Sài Gòn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông khiết là ông nào hả bác? Cháu google ko biết ông ta là ai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông khiết là ông nào hả bác? Cháu google ko biết ông ta là ai

Là ông già tên là Khiết đó.... :D

hihi , nói đùa vậy thôi bài trên thầy Thiên Sứ đã nói rồi đấy thôi...là con cóc cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông khiết là ông nào hả bác? Cháu google ko biết ông ta là ai

Ông Khiết chính là cái tượng giống con cóc màu đỏ, trên lưng có bẩy chấm và trên đầu có Âm Dương trong ảnh trên đấy. Dân gian gọi là Ông Khiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một điều tôi ấn tượng hơi xấu, đó là khi kết quả chưa được chứng minh đầy đủ trên các tạp chí chuyên ngành thì tác giả đã thành lập một công ty bán than để kiếm $, dù rằng chưa bảo đảm được hiệu quả đến đâu.

Đó là lý do ông viện trưởng viện địa chất từ chối bình luận về hiện tượng này. Chỉ có VTV3 thì lon ton đi phỏng vấn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích

Đó là lý do ông viện trưởng viện địa chất từ chối bình luận về hiện tượng này

Ở nhiều nước trên thế giới, mỗi khi có hiện tượng "lạ" thì người ta "xúm" vào để tìm hiểu. Trong đó có không ít các nhà khoa học thực thụ, quan tâm đến với tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng. Nhưng ở VN, tại sao lại có hiện tượng này ?. Đáng lẽ, ông viện trượng viện địa chất, hay ông viện trưởng viện vật lý địa cầu phải có thái độ rõ ràng, hoặc ít nhất cũng đề nghị một nhóm hay một bộ phận nào đó xem xét cho thấu đáo, để có nhưng đánh giá cụ thể. Nhằm xác minh tài năng, giá trị của một công trinh. Hoặc xác định đó là thứ mà cộng đông dân sinh cần lưu tâm, tránh mê tín dị đoan, hoặc sử dụng lầm lẫn gây ra tiền mất tật mang !!!

Mây năm gần đây, quốc nội có "phong trào" xuất khẩu nền văn hóa. Nên ở Châu âu đã có xuất hiện một số người được gọi là "nhà ngoại cảm" từ VN sang "lưu diễn" tại Châu âu. Trong số đó Tôi đã thấy họ xuất hiện với cái tên chuyên ngành như: Nhà Cảm xạ học - đó là ông Vũ văn Bằng. Người chữa bệnh bằng Nhân Điện - Ông Phư (tôi không rõ Họ mà chỉ biết Tên). Người chữa bệnh bằng Tâm linh như nhờ một loại Ông Cậu dưới Âm - Bà Phú, trú tại Thái nguyên. Nghe nói ở quốc nội, họ đều là những người nổi tiếng cả. Hai ông kia còn viết sách - thậm chí viết nhiều sách -, Còn có cả những huyền thoại về họ. Xem ra, khi họ xuất hiện ở Âu Châu - trong cộng đồng người Việt xa xứ. Họ như là những đấng "thần linh" trong con mắt người Việt xa xứ vậy. Nhiều lắm, có đến cả trăm người, dù bận bịu với công việc cơm áo gạo tiền hàng ngày - bận lắm. Nhưng đều cố gắng đến dự "giảng" !. Đến để được "chữa bệnh".

Dù bận, Tôi cũng đã thử đến một lần - cho mỗi người. Dù gì thì cũng phải nói lênmoojt tiếng nói, cho dù đó là ý kiến Cá nhân. Nhưng đã được chứng thực !. Dù chỉ là một lần.

Than ôi !. Họ là những "nhà khoa học" chăng ?. Bởi hai Ông đều là TS, Ba kia thì là người Làm Ruộng. Nhờ Ốm một trận - theo lời Bả kể - xem như đó là một thông lệ để có thể trở thành "con của Cậu" - mà thành Nhân.

(còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây nhé

http://dantri.com.vn/c25/s25-322184/hoi-th...iet-nam-hoc.htm

Hội thảo về Việt Nam học.

Cháu đố bác Thiên sứ dám đăng kí báo cáo ở đấy, để đánh với bọn chuyên ngành Việt Nam học đấy. Bác mà qua được phản biện của bọn này thì cháu xin thua bác. Cháu chỉ có thể bình luận về khía cạnh toán, lý thôi, chứ còn LSVN bên dòng sông Dương Tử kéo dài 5000 năm hay 4958 năm 2 tháng 4 ngày thì đã có dân chuyên ngành chơi với bác.

Hội thảo tầm quốc gia đầu tiên về Việt Nam học

(Dân trí) - “Nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam học trước hết là để cho người Việt Nam hiểu về đất nước, con người mình…” - Viện trưởng viện nghiên cứu văn hoá Phương Đông khái quát trong chương trình hội thảo quốc gia về Việt Nam học hôm qua, 28/4.

Sau Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 3 (tháng 12/2008), khẳng định vị thế và tầm quan trọng của ngành, trường ĐH Sư phạm Hà Nội với tư cách là một trong những cơ sở đầu tiên nghiên cứu, đào tạo ngành học này được giao tổ chức hội thảo quốc gia liên quan đến lĩnh vực đào tạo. Cuộc hội thảo với chủ đề “Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp hiện nay” đặt ra nhiều vấn đề phát triển ngành học.

Hội thảo có sự tham gia của hầu hết các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về Việt Nam học trong và ngoài nước, đại diện các cơ sở hiện đang mở mã ngành đào tạo Việt Nam học trong cả nước như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Sư phạm TPHCM, Đại học Sài Gòn, Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao đẳng Cần Thơ v.v…

GS.TS Phạm Đức Dương, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Phương Đông, nói: “Nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam học trước hết là để cho người Việt Nam hiểu về đất nước, con người Việt Nam, biết cách gìn giữ, khai thác và phát huy những giá trị và di sản truyền thống của dân tộc. Sau đó là làm cho hình ảnh của Việt Nam được khẳng định trong con mắt của bạn bè quốc tế”.

Suốt cuộc hội thảo, nhiều ý kiến bàn luận tranh luận được đưa ra cho việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học ở các cơ sở có mở mã ngành này.

PGS.T. Lê Quang Hưng, Chủ nhiệm khoa Việt Nam học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: “Đào tạo cử nhân Việt Nam học nhằm mục tiêu cung cấp những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống, hiện đại và thiết thực về đất nước, con người Việt Nam, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu, giảng dạy về Việt Nam học, có thể công tác trong các ngành văn hóa, du lịch, làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội… ở trong và ngoài nước”.

Ảnh: terragalleria.com

Để củng cố, phát triển ngành Việt Nam học đang có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, cần có nhiều điều kiện cũng như sự năng động của từng cơ sở đào tạo. Nhưng quan trọng nhất là đã đến lúc thành lập một hội đồng chuyên môn cấp quốc gia, một tổ chức đầu não để hoạch định chiến lược phát triển, bàn bạc và soạn thảo chương trình. Đồng thời, cũng cần có một diến đàn chung, một hội thảo cấp quốc gia hàng năm về Việt Nam học để các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các cơ sở đào tạo có thể gặp gỡ, công bố các công trình nghiên cứu về Việt Nam, thảo luận, đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học.

Các nhà chuyên môn kỳ vọng hội thảo sẽ được tổ chức thường niên trong thời gian tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Phạm Đức Dương chính là Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển khoa học Việt Nam Đông Nam Á - cơ quan chủ quản của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

Ngành Việt Nam học không phủ định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên nó không phải đối tượng tôi quan tâm.

Còn anh có khả năng thì kêu gọi Hội Lich Sử Việt Nam đứng ra tổ chức hội thảo về cội nguồn lịch sử Việt và mời tôi, tôi sẽ cho anh và mọi người thấy những chứng lý chặt chẽ về Việt Sử 5000 năm văn hiến.

Tôi không tổ chức được không phải vì không muốn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Phạm Đức Dương chính là Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển khoa học Việt Nam Đông Nam Á - cơ quan chủ quản của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

Ngành Việt Nam học không phủ định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên nó không phải đối tượng tôi quan tâm.

Còn anh có khả năng thì kêu gọi Hội Lich Sử Việt Nam đứng ra tổ chức hội thảo về cội nguồn lịch sử Việt và mời tôi, tôi sẽ cho anh và mọi người thấy những chứng lý chặt chẽ về Việt Sử 5000 năm văn hiến.

Tôi không tổ chức được không phải vì không muốn.

Ơ, bác ạ, thế hóa ra đây chính là người quen của các bác à? Hóa ra là sếp của bác, cháu không biết, nên định làm mai mối cho các bác tranh luận..

Bác à, bác biết dân khoa học và dân lịch sử/văn học vốn ghét nhau rồi, ghét từ bé đến lớn. Cho nên cháu nói gì bọn Lịch Sử không nghe lời cháu đâu ạ. Nêu cháu đầu hàng...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quý vị và các anh chị em thân mến!

Tôi cũng có đọc bài báo nói về các công trình của Tiến Sĩ Vũ văn Bằng,tôi không phủ nhận những việc ông đã làm được,song tôi cũng không đồng ý với những nhận định của ông về phong thuỷ theo như bài báo đã nói nên tôi xin được dán lên đây một bài ở THEGIÒIVOHINH.COM để quý vị và các bạn tham khảo.

Trân trọng.

ý kiến phản hồi của các nhà kh Xung quanh dư luận về máy tìm hài cốt và nguồn nước:

Máy "tia đất" và tính khoa học?

Lao Động số 16 Ngày 19/01/2007 Cập nhật: 7:17 AM, 19/01/2007

(LĐ) - Gần đây, dư luận xôn xao khi trên một số phương tiện thông tin giới thiệu máy "tia đất" tự chế có khả năng phát hiện được hài cốt, tìm được nguồn nước ngầm ở độ sâu 200 mét. Không ít nhà khoa học đã lên tiếng bày tỏ quan điểm về chiếc máy tự chế lạ lùng này.

Để rộng đường dư luận, Lao Động xin giới thiệu ý kiến của TSKH Phan Văn Quýnh và Hoàng Hữu Hiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội) với mong muốn rằng: Khoa học đòi hỏi phải mang tính chính xác.

Chiếc máy "thần" đa năng

Theo lời quảng bá rằng, một trong những khả năng đặc biệt của ông Vũ Văn Bằng - tác giả của chiếc máy được ông gọi "tia đất" - là dùng chiếc máy này đo để tìm ra nguồn nước ngầm, nhất là ở vùng cao - nơi mà phải dùng khoan sâu hàng trăm mét, rất tốn kém với phương pháp hết sức đơn giản là sử dụng máy đo chong chóng.

Máy đặt xuống đất nếu trong lòng đất có nguồn nước ngầm thì máy quay tít. Và ông Bằng công bố đã tìm ra nguồn nước ngầm ở Hà Giang (ở Đồng Văn và Mèo Vạc) - nơi được coi là cạn kiệt nguồn nước. Ông Bằng khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng ông chỉ khoan đúng một lỗ và trúng ngay nguồn nước. Nếu phải khoan thêm lỗ nữa, ông Bằng sẽ chịu mọi tổn phí. Và đúng như lời ông nói thì khoan lỗ đầu tiên là trúng ngay.

Đâu là sự thật?

TSKH Phan Văn Quýnh và cử nhân Hoàng Hữu Hiệp khẳng định với chúng tôi rằng, với vài thao tác đơn giản khi dùng máy "tia đất", ông Vũ Văn Bằng đã tìm ra hai nguồn nước ngầm ở Đồng Văn và Mèo Vạc là không đúng sự thật.

"Thị trấn Đồng Văn không thiếu nước mặt cũng như nước ngầm" - TS Quýnh hết sức bức xúc: "Một nhóm khoan nước đã tiến hành khoan 3 lỗ tìm kiếm nước ở thị trấn Đồng Văn cạnh một giếng nước được xây bằng gạch của dân để đòi lấy 2 tỉ đồng của tỉnh Hà Giang là những việc không đáng làm và không phản ánh đúng sự thật. Cao nguyên Đồng Văn thừa nước vào mùa mưa, chỉ thiếu nước vào mùa khô".

TS Quýnh cho biết, các công trình hồ chứa nước được xây dựng gần dinh thự nhà họ Vương, một triều đại vua chúa trước đây, và hồ Tà Lũng là nhằm chứa nước mùa mưa phục vụ cho việc sử dụng nước vào mùa khô. Ở Đồng Văn còn có nước để chạy nhà máy thuỷ điện.

Thành tích đáng ghi nhận của nhóm TSKH Cao Minh, thuộc Viện Khoa học VN là đã thành công trong việc xây hồ chứa nước trên núi, của Liên đoàn Địa chất Thuỷ văn miền Bắc với một loạt giếng khoan, trong đó lưu lượng mỗi giếng không ít hơn 80m3 ngày đêm, kéo dài từ thị trấn Tam Sơn đến Việt Tiến, tuy nhiên được biết các giếng khoan nước này cho đến nay vẫn chưa được sử dụng vì tốn điện.

TS Quýnh phân tích: Dự án nghiên cứu nước Karst, cấp nước điểm của Sở KHCN Hà Giang và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã hoàn thành việc định vị các mạch nước, hang nước, cấp nước thí điểm nguồn nước mạch và giếng khoan, đề xuất các giải pháp giải quyết nước cho cao nguyên Đồng Văn một cách toàn diện. Trong một số trường hợp, vì mặt bằng chật hẹp, không tiến hành đo đạc địa vật lý được, chỉ dựa vào tiêu chí cấu trúc địa chất, hoặc theo kinh nghiệm cũng khoan nước thành công.

Ở hồ Tả Lũng công trình của Sở NNPTNT Hà Giang và nhóm công tác của TSKH Cao Minh, trong đó có ông Bằng, tồn tại một mạch nước đã được các cô giáo sử dụng từ lâu và chúng tôi đã xây ở đây một bể bêtông, do chủ tịch xã giám sát, để tính lưu lượng. Như vậy nguồn nước ngầm ở khu vực này là có và đã được phát hiện.

Vậy xin hỏi ông Bằng có công tia và tia gì ở đây? Trong khi chúng tôi đang rất cần tăng tính hiệu quả tìm nước bằng phương pháp địa vật lý - TS Quýnh đặt câu hỏi. Rồi ông Quýnh thông tin thêm là ông Bằng có khoe với ông là có một máy tìm nước rất thần kỳ. Và ngay tại Mèo Vạc, ông đã trao đổi thẳng với ông Bằng rằng: "Chúng ta là các nhà khoa học, ông hãy cho chúng tôi biết nguyên lý máy, tính năng, công dụng và nước sản xuất, nếu thấy khả thi chúng ta sẽ tiến hành hợp đồng?".

Ông Bằng không nói gì trước đề nghị này.

Cần phải nói rằng, nhờ sự đầu tư của Chính phủ, đời sống đồng bào vùng cao hiện đã được nâng lên rất nhiều. Chúng ta không nên "văn học hoá" những điều trái với sự thật.

Tính khoa học ở đâu?

Chúng tôi xin bàn về tính phi khoa học của phương pháp "tia đất". Trong khoa học địa vật lý từ lâu đã tồn tại các khái niệm và thuật ngữ điện trường, từ trường, trường trọng lực, trường phóng xạ...; trong đó tồn tại một hệ thống thiết bị và phương pháp nghiên cứu trên cơ sở khoa học chuẩn mực, dựa vào đặc tính vật lý của đất đá tạo nên trái đất.

Một cách tiếp cận khác để nghiên cứu tự nhiên là sử dụng đặc tính của sóng điện từ và sóng đàn hồi, hay còn gọi là sóng địa chấn. Hai loại sóng này là hoàn toàn khác nhau và phục vụ vào các mục đích kỹ thuật khác nhau. Như sử dụng vận tốc sóng địa chấn để nghiên cứu cấu trúc trái đất, nghiên cứu động đất, sóng thần, nghiên cứu phân tập địa tầng địa chấn trong tìm kiếm thăm dò dầu khí. Sóng điện từ có một nguồn cấp vô tận từ mặt trời, và sử dụng giá trị phổ phản xạ của bước sóng trông thấy, cận hồng ngoại, hồng ngoại nhiệt, người ta xây dựng một ngành khoa học-công nghệ viễn thám rất hiệu quả để đánh giá tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước... và phục vụ chiến tranh.

Sóng điện từ còn có nguồn nhân tạo, do con người tạo ra để sử dụng như sóng rada hay tia rơnghen (X). Tia X có bước sóng 0,0001 micromet, trong khi đó tia rada có bước sóng 100.000 micromet, sóng "trông thấy" từ 0,4-0,7 và sóng vô tuyến là 100.000.000 micromet, phụ thuộc vào bước sóng, chúng có tính năng rất khác nhau.

Trên chương trình "Người đương thời", ông Bằng nói: Nguyên lý máy của ông cũng như rađa. Như vậy, máy của ông phải phát ra được sóng điện từ, và nguyên tắc đo là xung, có nghĩa là phát- thu-phát-thu. Nếu thế thì máy của ông chỗ nào chả quay vì tia bức xạ phản hồi. Cũng có thể, ở đây ông Bằng không hiểu gì về nguyên lý rada.

Thiết bị rađa mặt đất sản xuất ở nước ngoài, hiện nay ít ra cũng có giá 1 tỉ đồng và kèm theo phải có bộ ăngten có màn chắn 150 triệu đồng, nếu không các tín hiệu bức xạ thu được rất nhiễu, ngay máy tính có chức năng cao cũng không xử lý nổi.

Ở đây, ông Bằng đã quảng cáo thiết bị tự chế quá giới hạn thực tế mà thiết bị có khả năng mang lại, trên cơ sở tận dụng một số khái niệm khoa học không rõ ràng. Trong cuộc sống kỹ thuật hiện nay, môi trường sống nào chẳng đầy tia bức xạ do máy móc gây ra. Bức xạ mặt trời thì có khắp nơi, không có nó thì cuộc sống đã không tồn tại.

Nếu thiết bị của ông Bằng có tính năng cao như vậy, vừa tìm được hài cốt, vừa tìm được nước đến độ sâu 200m, nên đăng ký bản quyền phát minh và Bộ Khoa học và Công nghệ nên thẩm định trước khi cho ông Bằng bán thiết bị và quảng cáo "vô tiền khoáng hậu" như hiện nay và chỉ tạo ra những suy nghĩ mê tín dị đoan.

TSKH Phan Văn Quýnh - Hoàng Hữu Hiệp

__________________

Posted ImageKPK

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ơ, bác ạ, thế hóa ra đây chính là người quen của các bác à? Hóa ra là sếp của bác, cháu không biết, nên định làm mai mối cho các bác tranh luận..

Bác à, bác biết dân khoa học và dân lịch sử/văn học vốn ghét nhau rồi, ghét từ bé đến lớn. Cho nên cháu nói gì bọn Lịch Sử không nghe lời cháu đâu ạ. Nêu cháu đầu hàng...

Bạn không nên chụp mũ tất cả "bọn Lịch sử" như thế. Lịch sử cũng là một khoa học. Khi đưa ra bất cứ vấn đề gì đều phải có bằng cớ rõ ràng :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái ông tiến sỹ này như một người lính trinh sát vừa giỏi vừa dở. Giỏi là tìm được cái nòng pháo của cỗ xe tăng ngụy trang dưới lòng đất,thế là quá quý rồi vì có bằng chứng khoa học cụ thể. Dở là vội vàng kết luận và báo lên chỉ huy là chỉ có cái nòng pháo cụt không có xe tăng.

Phong thủy địa lý là tổng hợp của nguyên lý thiên địa nhân hợp nhất. Một ít tia đất mới chỉ giải quyết một ít tia phóng xạ của các chất độc hại. Trong khi chỉ mới có phần địa không thôi thì cái lõi trái đất nó vẫn còn nóng sôi ùng ụng và quay nhanh hơn vỏ mỗi năm xấp xỉ 2 độ cơ mà, chưa kể đến cái món từ trường từ chèo, thủy long, sơn long dẫn khí dẫn kheo.

Còn cần phải vài trăm hay vài nghìn ông tiến sỹ nữa trong nhiều năm thậm chí là nhiều trăm năm (do còn phải chờ tiến bộ của các ngành khoa học khác) mới có thể giải quyết theo khoa học cái phần địa này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Phạm Đức Dương chính là Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển khoa học Việt Nam Đông Nam Á - cơ quan chủ quản của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

Ngành Việt Nam học không phủ định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên nó không phải đối tượng tôi quan tâm.

Còn anh có khả năng thì kêu gọi Hội Lich Sử Việt Nam đứng ra tổ chức hội thảo về cội nguồn lịch sử Việt và mời tôi, tôi sẽ cho anh và mọi người thấy những chứng lý chặt chẽ về Việt Sử 5000 năm văn hiến.

Tôi không tổ chức được không phải vì không muốn.

Kính gửi chú Thiên sứ

Hội thảo Việt Nam học, trong đó có các vấn đề về lịch sử Việt Nam, được tổ chức 4 năm/lần và đã qua 3 lần tổ chức: lần 1 năm 1998, lần 2 năm 2004 và lần 3 năm 2008 vừa qua. Trong Hội thảo chú có thể đưa những vấn đề về cội nguồn lịch sử Việt để các học giả trong và ngoài nước tham khảo và tranh luận. Cháu nghĩ nếu được chú trình bày sẽ rất hay và chắc chắn thu hút được nhiều học giả quan tâm. Cháu rất tiếc vì đã không biết đến chú trước khi Hội thảo được tổ chức. Trong Hội thảo lần tới (có thể là vào năm 2012), cháu rất mong sẽ có được sự tham dự của chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites