wildlavender

Nước mắt vẫn lăn dài trong “con ngõ bị bỏ quên”

6 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Nước mắt vẫn lăn dài trong “con ngõ bị bỏ quên”

(Dân trí) - Ngoài những mảnh đời không lành lặn, đáng thương bị chính quyền lãng quên, ở thôn Dương Xá còn có những số phận tật nguyền đã hàng chục năm nay sống trong đau khổ và bất hạnh…

>> Một “ngõ khuyết tật” bị “lãng quên”Hai thiếu nữ khuyết tật liên tục bị gãy xương

Đi theo anh Đặng Viết Cường, người bố của 2 cháu gái khuyết tật tội nghiệp Phương và Linh, len lỏi trong con ngõ làng nho nhỏ, chúng tôi được anh dẫn sang một ngôi nhà bất hạnh khác. Đó là gia đình anh Đặng Quang Ánh - chị Vũ Thị Hoài, cách nhà anh Cường không xa.

Trong nỗi đau hiện hữu, người mẹ rứt ruột sinh ra 2 cháu Đặng Hồng Thương (17 tuổi) và Đặng Minh Tín (14 tuổi) không hết nước mắt mỗi khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình mình hàng chục năm nay.

Posted Image

Chị Hoài bên hai đứa con bị bệnh giòn xương, xương gãy liên tục, không lớn được. (Ảnh Thế Cường)

Cháu Thương được sinh ra được gần 1 tháng đã bị gãy tay, lúc đầu chị Hoài nghĩ trẻ con xương chưa cứng cáp. Nhưng sau những lần cháu liên tiếp tự nhiên bị gãy chân, tay, chị Hoài đã lờ mờ hiểu rằng con gái mình đang mắc một căn bệnh nguy hiểm. 3 năm sau, vợ chồng chị sinh cháu Tín, nỗi bất hạnh vẫn chưa buông tha. Cháu bé mới 2 tuần tuổi đã bị gãy xương. Một lần nữa chị Hoài hiểu rằng căn bệnh quái ác không buông tha cho gia đình chị.

Chị Hoài tâm sự: “ Chồng tôi có thời gian dài phục vụ chiến trường Campuchia, khi về quê lập gia đình với tôi, vì nhà nghèo nên anh ấy phải đi xa làm ăn. Tội nghiệp cho vợ chồng tôi, sinh 2 cháu tật nguyền mà còn bị nhiều người gièm pha là vợ chồng ăn ở không có đức nên mới thế, có nhiều lúc được nghỉ anh ấy chỉ về nhà không dám đi giao lưu với hàng xóm vì sợ lại bị chê trách, trù ú. Rồi những lúc liên tục đưa con đi bệnh viện tỉnh để bó bột, cứ đi đi về về liên tục, bà con hàng xóm quan tâm hỏi mà thấy tủi thân”.

Chị nhẩm tính, từ lúc 2 cháu ra đời đến nay dễ có đến gần một trăm lần đi viện bó bột. Chị buồn tủi: con không làm gì, chỉ nằm một chỗ cũng gãy xương. Đứa này vừa bó bột xong thì đứa kia gãy. Hai cô bé nhà chị đang ở tuổi thiếu nữ mà trông như trẻ lên năm, không lớn được, chỉ biết nằm một chỗ, mọi sinh hoạt từ bé đến lớn đều một tay chị Hoài chăm sóc.

Posted Image

Chân em Thương bị gãy nhiều đã trở nên dị dạng

Khổ nhất là khi mang cháu này đi viện lại không có người chăm cháu kia, chồng chị làm công nhân xa, mỗi lần con chị phải đi viện bó bột, chị thường mang cả hai cháu đi một thể. Tận mắt nhìn chân tay hai cháu lồi lõm bất thường, cong vênh, co quắp, chúng tôi không kìm được nước mắt.

Posted Image

Và cánh tay đã không thể cong hơn

Cháu Thương, cách tay phải sau nhiều lần gãy đã trở nên cong quyeo, còn hai chân thi chi chít các điểm gãy phình lên to nhỏ trông rất kỳ dị. Với cháu Tín, hiện nay chiếc chân trái phải vắt cao lên người rồi vòng sang chân phải, cứ y nguyên như thế không sửa được, nếu sửa thì còn gãy nhiều hơn.Còn đó những nỗi đau khôn nguôi

Ở thôn Dương Xá có bà Lê Thị Chắn, bị tàn tật bẩm sinh, năm nay đã 56 tuổi, vẫn phải lê tấm thân già tàn tật bán đồ lễ cổng đền mưu sinh. Đã mấy chục năm nay bà Chắn không được địa phương làm danh sách gửi lên xin hưởng chế độ bảo trợ xã hội, ngoài ra bà cũng không được công nhận hộ nghèo.

Posted Image

Đã gần 60 nhưng bà Ngọc và bà Nga vẫn chưa được xã đưa vào danh sách trình huyện xem xét.

Hay trường hợp ông Đặng Văn Tạo là quân nhân, từng nhiều năm lái xe phục vụ quân đội trong thời gian chiến tranh diễn ra rất ác liệt. Trong lá đơn trình lên các cơ quan liên quan, ông đã bộc bạch, khi về địa phương lập gia đình, vợ ông sinh 7 người con, 3 người con đầu của ông sinh ra đều bị dị dạng và mất ngay khi vừa được sinh ra. Người con thứ 4 là chị Đặng Thị Thơ lấy chồng, sinh 2 con gái tên là Phương và Linh bị tàn tật nặng không tự lo được cho bản thân (như đã nói ở kỳ trước). Còn cháu thứ 3 tên là Quân thì bị dị tật ở chân, đi lại cà nhắc. May mắn hơn hai người chị nằm liệt giường, cháu Quân hiện đang theo học lớp một tại địa phương. Em trai út của chị Thơ sau khi lấy vợ đã sinh ra một cậu con trai dị tật với mắt to mắt nhỏ. Đặc biệt là chị Đặng Thị Thủy, em liền kề của chị Thơ bị ảnh hưởng chất độc da cam từ người bố, lấy chồng hơn chục năm nay, đã 6 lần liên tiếp bị sảy thai. Sợ thiên hạ cười chê, vợ chồng chị phải vào Nam sinh sống. Hoàn cảnh gia đình đáng thương như vậy, ông Tạo đã rất nhiều lần làm đơn đề nghị địa phương xem xét mà vẫn không thấy động tĩnh gì.

Cách gia đình chị Thơ hai con ngõ, trường hợp em Trần Hữu Đức 21 tuổi, bị tâm thần được công nhận nhưng vẫn không được hưởng chế độ bảo trợ vì địa phương “bỏ quên” hộ nghèo với gia đình em.

Posted Image

Cụ Nguyễn Thị Đào bị mù bẩm sinh đã có nhiều lần làm đơn nhưng vẫn chưa được địa phương chấp thuận

Ở thôn bên cạnh cũng không kém những số phận đáng chia sẻ. Chúng tôi đến gia đình cụ Nguyễn Thị Đào, 84 tuổi, ở thôn Tây Nha. Bà bị mù và điếc bẩm sinh, đến khi lớn kết hôn cùng ông Đặng Văn Và cũng bị mù. Hai vợ chồng mù sinh ra được 4 người con. Do hoàn cảnh gia đình quá khổ sở, vợ chồng cụ Đào và 4 người con đã có một thời “tay gậy tay bị” đi xin ăn khắp mọi nơi. Gia đình cụ đã nhiều lần viết đơn trình bày hoàn cảnh, nhưng cũng không được xem xét.Ở thôn Tam Đường vẫn còn những mảnh đời khuyết tật chưa được địa phương quan tâm giải quyết theo nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội như: bà Trần Thị Nga, 52 tuổi, bà Trần Thị Ngọc bị tàn tật bẩm sinh...

Lệch pha từ A đến Z

Theo nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, áp dụng với trường hợp của gia đình chị Hoài và gia đình anh Cường thì họ được một suất người chăm sóc hai trường hợp tàn tật nặng. Nhưng hai gia đình này đã nhiều lần làm đơn gửi chính quyền địa phương xem xét mà vẫn bị bỏ qua.

Posted Image

Đơn đề nghị của người dân thôn Dương Xá

Những trường hợp khác cũng có đủ điều kiện hưởng chính sách bảo trợ xã hội nhưng ngặt nỗi: có trường hợp được công nhận hộ nghèo từ 2001 đến 2005 thì lại bị cắt từ 2006 đến 2010; trường hợp cán bộ xã và trưởng thôn làm hồ sơ “lệch pha”; những trường hợp khác thì bị cố tình “bỏ quên”...Trao đổi với PV Dân trí, liên quan đến việc giải quyết sự việc liên quan trên địa bàn xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, ông Vũ Thiên Long - Chủ tịch UBND xã Tiến Đức đã thừa nhận những nguyên nhân “lệch pha” mà PV nêu. Ông cho biết: “Xã đã lên danh sách 141 trường hợp gửi lên Phòng LĐ&TBXH huyện Hưng Hà xem xét. Tuy nhiên, phía huyện mới chỉ giải quyết được có 75 trường hợp. Thời gian tới chúng tôi sẽ giao cán bộ chuyên trách hoàn thiện hồ sơ những trường hợp còn lại, hy vọng họ sẽ được Phòng LĐ&TBXH huyện phê duyệt sớm”.

Còn bà Nguyễn Thị Minh - Trưởng Phòng LĐ&TBXH huyện Hưng Hà - thì khẳng định: “Để xem xét và giải quyết các trường hợp khuyết tật ở xã thì phải căn cứ vào nhiều vấn đề, trong các trường hợp cụ thể, khi bị tàn tật hay tâm thần thì phải đi kèm với hộ nghèo mới được duyệt. Ở đây, do sai sót từ khâu lập hồ sơ của cán bộ chuyên môn xã trước khi trình lên xã, vì thế khi chúng tôi nhận hồ sơ thì không đủ căn cứ để phê duyệt”.

Posted Image

Nhiều người tâm thần, khuyết tật các thôn Dương Xá, Tây Nha tập trung lên UBND xã đòi công lý.

Trước những bức xúc của nhiều người khuyết tật xã Tiến Đức, UBND huyện Hưng Hà đã yêu cầu Phòng LĐ&TBXH trực tiếp xuống địa phương làm việc và xem xét sự việc một cách nghiêm túc để báo cáo UBND huyện tìm hướng xử lý.Ngay sau cuộc làm việc với UBND xã Tiến Đức và trực tiếp gặp tìm hiểu những hoàn cảnh khuyết tật khó khăn tại trụ sở UBND xã Tiến Đức, bà Minh cho biết, chúng tôi đã yêu cầu UBND xã Tiến Đức chỉ đạo cán bộ chuyên môn hướng dẫn lập hồ sơ xác nhận đầy đủ các hoàn cảnh khuyết tật nói trên.

“Sau khi có hồ sơ từ xã gửi lên, có thể chúng tôi sẽ báo cáo với đồng chí chủ tịch UBND huyện Hưng Hà xem xét giải quyết thật nhanh cho một số trường hợp mà đáng ra họ đã được hưởng chính sách bảo trợ xã hội từ lâu rồi”, bà Minh cho biết thêm.

Thế Cường

nguồn dantri.com

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Arigato đăng ký ủng hộ 300k cho nhà anh Đặng Việt Cường có hai cháu bị liệt Phương và Linh.

ủng hộ 200k cho cụ bà Nguyễn Thị Đào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trường hợp cụ bà Nguyễn Thị Đào theo quy định của nhà nước là được vào trung tâm bảo trợ xã hội; các trường hợp khác cần phải tiến hành các thủ tục xác định về mức độ tàn tật, tâm thần thì mới đủ hồ sơ để nhà nước xét trợ cấp. Các quy định của nhà nước đều có chế độ với những trường hợp nêu trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trường hợp cụ bà Nguyễn Thị Đào theo quy định của nhà nước là được vào trung tâm bảo trợ xã hội; các trường hợp khác cần phải tiến hành các thủ tục xác định về mức độ tàn tật, tâm thần thì mới đủ hồ sơ để nhà nước xét trợ cấp. Các quy định của nhà nước đều có chế độ với những trường hợp nêu trên.

Arigato có thể giúp trong điều kiện có thể ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em xin ủng hộ 2 chị em Thương, Tín 200k.

Giá mà cách làm việc của các cơ quan thương binh xã hội được cải thiện đôi chút, quan tâm đến người dân hơn thì chắc sẽ bớt đi nhiều cảnh ngộ thương tâm thế này, không biết các vị đó có bao giờ nghĩ đến trách nhiệm của mình khi giữ những chức vụ đó không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi Cô Wild.

Arigato trả lời câu hỏi của cô: tư vấn về các cách thức để hoàn thành thủ tục hồ sơ- tức là tư vấn về pháp lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay