hoctaphay

Cách Bạn Học Tiếng Anh Từ Trước Đến Nay Có Thể Đã Sai Hoàn Toàn

1 bài viết trong chủ đề này

Tu luyện môn phái Anh Ngữ thần chưởng thấm thoát cũng được hơn 1 thập kỷ, cày hết bảy bảy bốn chín cuốn bài tập ngữ pháp, chép từ vựng gãy cả tay với niềm tin bất diệt là sẽ thuộc làu làu. Thế nhưng khi Tây ba lô hỏi đường, bao nội công thâm hậu bỗng dưng tiêu tan hết, không bắn được tí Anh Ngữ thần chưởng nào, hoặc cùng lắm là bập bẹ được vài từ. Cảm giác lúc ấy thật là E Ríc Quê =)))
I get it man. Tại hạ rất hiểu cảm giác này vì chính tại hạ cũng từng như thế.
Vậy tại sao luyện công rất nhiều nhưng vẫn không thể bắn được tiếng Anh? Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần hiểu học tiếng Anh về bản chất là học cái gì?
Bản chất của việc học tiếng Anh là làm 2 việc sau: học kiến thức (gaining knowledge) và luyện kĩ năng (practicing skills)
Kiến thức gồm ngữ pháp và từ vựng.
Kĩ năng gồm nghe, nói, đọc, viết. Trong đó nghe và đọc gọi là nhóm kĩ năng tiếp nhận (bạn tiếp nhận ngôn ngữ một cách bị động chứ không chủ động sản xuất ra ngôn ngữ). Ngược lại, nói và viết gọi là nhóm kĩ năng sản xuất (bạn chủ động sản xuất ra ngôn ngữ).
Suốt 12 năm đi học, chúng ta đã dành cả thanh xuân để học kiến thức nhưng lại có rất ít cơ hội để rèn luyện các kĩ năng, đặc biệt là nghe và nói. Trong khi đó việc học tiếng Anh cũng giống như tập một môn thể thao vậy.
Khi bạn tập bơi, bạn có thể đọc sách và biết tất cả các kiến thức về bơi như cách khởi động, cách đạp chân, cách thở dưới nước…. Nhưng bạn không thể bơi giỏi nếu chỉ biết những thứ đó, bạn phải “xách ba lô và đi” ra bể bơi, tập và sặc nước thật nhiều.
Tương tự như vậy, bạn phải có môi trường để sử dụng tiếng Anh thường xuyên, bị đặt dưới áp lực phải nghe và nói liên tục thì mới hình thành được phản xạ. Cứ nhìn trẻ con ở Sapa mà xem, dù chẳng được học tí ngữ pháp nào nhưng vẫn bắn tiếng Anh như gió. Đơn giản vì ngày nào tụi nó cũng tiếp xúc với du khách nước ngoài.
Lỗi không phải do bạn, lỗi là do trường lớp chỉ tập trung đào tạo kiến thức, đặc biệt là ngữ pháp. Thầy cô toàn dạy bằng tiếng Việt thì làm sao mà tạo được môi trường, nghĩ mà ló chánnnnnn!
Bản thân mình hồi đi học cũng từng phải cày cả núi bài tập ngữ pháp như chia động từ, viết lại câu,… Thậm chí phải học những ngữ pháp cao siêu như thì tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, cấu trúc đảo ngữ,… Nói chung là học ngữ pháp triền miên nhưng KHÔNG được nghe và nói thực sự.
Đến khi mình đi học ở RMIT, toàn chơi với tụi Mỹ không à, mà chẳng thấy chúng nó dùng những ngữ pháp cao siêu ấy bao giờ. 12 năm học từ vựng chủ yếu là học vẹt theo kiểu tiếng Anh hai chấm nghĩa tiếng Việt. Sự thật là nếu bạn còn học theo kiểu này thì có học 2 triệu năm nữa vẫn vậy.
Làm thế nào để từ vựng tự in vào đầu mình mà không cần học vẹt? Vấn đề này mình sẽ chia sẻ ở một bài viết khác.
Tóm cái váy lại, 12 năm học tiếng Anh giúp bạn tích lũy một lượng kiến thức siêu to khổng lồ nhưng kĩ năng thì “còn đúng cái nịt”. Đó thực sự không phải cách đúng đắn để tiếp cận và học ngôn ngữ. Vì thế mình nghĩ đã đến lúc chúng ta cần thay đổi tư duy, chú trọng vào luyện các kĩ năng thay vì chỉ học kiến thức.
It's time to stop studying English and start practicing it as much as possible!
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích này thì nhớ nhấn share ủng hộ mình nhé!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay