wildlavender

Về “Các chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam”: Kỳ 1: Phải chăng Ỷ Lan là người “quyền mưu xảo thuật”?

5 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Về “Các chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam”: Kỳ 1: Phải chăng Ỷ Lan là người “quyền mưu xảo thuật”?

15-04-2009 17:02:41 GMT +7Theo Hà Giang (TT&VH)

Trong 70 “chuyện tình” được kể trong cuốn sách trên thì chuyện tình của Nguyên phi Ỷ Lan và vua Lý Thánh Tông được tác giả Đinh Công Vỹ kể một cách chi tiết. Qua đó người đọc bất ngờ thấy quá trình thực hiện những “quyền mưu xảo thuật” của Ỷ Lan để thỏa mãn “tham vọng quyền lực và sự ích kỉ cá nhân” của mình (???)

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề dưới góc độ lịch sử, thì sự phán xét đó mang tính chất phản biện, hay chỉ nhằm mục đích “mua vui cũng được một vài trống canh” như những cuốn sách giải trí thông thường?

1. Tác phẩm Các chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam của tiến sĩ Đinh Công Vỹ sau khi được nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành tháng 9 năm 2006 đã cho thấy quan điểm khác biệt của tác giả trong việc đánh giá các nhân vật lịch sử. Hơn 500 trang sách tập hợp 70 chuyện tình của các vua chúa hoàng tộc Việt Nam trải dài trên 4000 năm lịch sử dân tộc từ Vua Hùng dựng nước đến triều vua Bảo Đại.

Posted Image

Tác phẩm Các chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam.

Khi viết về Nguyên phi Ỷ Lan (ở phần 2, mục 8 (từ trang 77 đến trang 85 của cuốn sách), dù không phủ nhận công lao, nhưng tác giả Đinh Công Vỹ đưa ra rất nhiều dẫn chứng để thuyết phục độc giả về “tội” của bà với triều đình, với nhân dân, đất nước.

Nói về việc kết hôn giữa Ỷ Lan với vua Lý Thánh Tông, cuốn sách Hoàng Thái hậu Ỷ Lan do Hội Sử học Việt Nam cùng UBND xã Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên (quê ngoại của nguyên phi Ỷ Lan) kết hợp biên soạn gọi đó là mối thiên duyên giữa con trời với một cô gái thôn quê. Nhưng tác giả Đinh Công Vỹ cho rằng: “Vua rước Ỷ Lan về cung vì nàng khéo léo, muốn làm kiểu độc đáo để cho vua để ý: trong khi nhiều cô nàng trang điểm đẹp đẽ đến gần kiệu vua thì Ỷ Lan lại kiêu kì đứng ở nơi khuất, cao giọng hát đến tai vua. Giọng hát cực kì du dương khiến vua phải đón về làm vợ”.

Ngay sau đó, tác giả bình luận thêm: “Như thế sự toan tính, cầu công danh phú quí của Ỷ Lan đã có, đâu phải tình yêu của đôi lứa trai tài gái sắc cảm nhau theo kiểu thường tình”.

Năm 1069, Lý Thánh Tông đem quân đi đánh giặc, Ỷ Lan nguyên phi được vua giao việc nước. Nói về việc này, Đinh Công Vỹ phân tích đây là kết quả của “cơ may, vận hội cực kì hiếm đã rơi vào tay Ỷ Lan và con trai bà” bởi “từ nay trở đi, bà có chỗ mà thi hành mọi tài năng, đặc biệt là mọi quyền mưu xảo thuật trước bàn dân thiên hạ”.

Đồng thời, tác giả cũng lý giải rằng vua vì quá yêu Ỷ Lan bởi bà đã sinh con cho Thánh Tông nên mới trao quyền nhiếp chính. “Lý Thánh Tông có thể rất yêu, rất mê Ỷ Lan, còn về phía Ỷ Lan có thực sự yêu Thánh Tông hay chỉ yêu quyền chức lợi lộc lại là vấn đề khác?”

2. Một trong những quyền mưu xảo thuật của Ỷ Lan được tác giả nhấn mạnh nhiều nhất là lúc bà nhiếp chính lần thứ 2 – lúc này bà được phong là Hoàng Thái Phi khi vua Lý Thánh Tông băng hà (1072) và vua Càn Đức lúc đó mới 7 tuổi lên ngôi. Đinh Công Vỹ viết một cách đanh thép: “Bà đã phạm tội giết hại vợ đích của chồng là Thượng Dương Thái Hậu cùng 76 cung nữ”.

Nói về sự việc này, Đại Việt sử kí toàn thư có ghi: “Năm 1073, giam Hoàng Thái Hậu họ Dương, tôn Hoàng Thái phi làm Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không dự chính sự mới kể với vua rằng: “Mẹ già này khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quí người khác được hưởng, toan để mẹ già này ở đâu?”. Vua bèn sai Dương Thái Hậu và 76 thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết”. Phân tích sự việc này, Sử thần Ngô Sĩ Liên cũng như nhiều cuốn sách sử khác bàn rằng đó chỉ là “do cái ghen thường tình của người đàn bà”.

Nhưng Đinh Công Vỹ lại bình luận: “Ông (tức Ngô Sỹ Liên) đổ cho “ghen là thường tình”, đổ cho vua là “trẻ thơ” thì làm sao chỉ ra được kẻ có tội nữa, đều là vô trách nhiệm”(!). Và tác giả nhận xét bản chất sự việc như thế này: “Sự tham lam quyền lực, sự ích kỉ cá nhân đã giết chết hết mọi nhân tính của Ỷ Lan. Giết 76 cung nữ cùng 1 lần với Dương Thái Hậu chứ có phải ít đâu!”.

Posted Image

Đền thờ Ỷ Lan tại Như Quỳnh (Hưng Yên)

Ở phần kết thúc, Đinh Công Vỹ kết luận: “Và kết quả của tình dẫn đến cái ghen ấy là Ỷ Lan dùng quyền hành của mình, lấy tiền bạc của dân, của nước ban ân đức hoặc xây dựng nhiều công trình chùa tháp vô cùng tốn kém để sám hối về tội lỗi do chính mình gây ra. Phật giáo hay nói đến duyên kiếp, quả báo. Những tội lỗi ấy phải chăng đã có quả báo đến chính con cái bà…”.

3. Trong cuốn Trái tim đồng điệu – cuốn sách tập hợp những bài giới thiệu về các cuốn sách sử của Đinh Công Vỹ, người giới thiệu đã gọi Ỷ Lan Hoàng Thái hậu là "bông hoa đồng nội biến thành hoa ác lụi tàn" khi ca ngợi Chuyện tình các vua chúa hoàng tộc là cuốn sách hay, tin cậy, nên đọc. Như vậy, có thể thấy rằng, qua các cuốn sách Đại Việt sử kí toàn thư, Nhìn lại lịch sử (Lã Duy Lan), Đại Việt sử lược… khi viết về Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, các tác giả đều nhận xét cuộc đời bà có vết đen và vết đen ấy do tính ghen của người đàn bà gây ra khi bà đã giết Thượng Dương Thái Hậu cùng 76 cung nữ. Nhưng tác giả của Chuyện tình vua chúa Hoàng tộc thì thấy rằng vì vốn dĩ con người Ỷ Lan đã có những “mưu mô xảo quyệt” ngay từ khi kết hôn với vua nên bà đã “làm nên tội lớn” với triều đình, nhân dân!!!.

nguồn phapluat TPHCM online

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

* Viết cuốn sách Chuyện tình các vua chúa hoàng tộc Việt Nam, trong đó chuyện tình Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, ông căn cứ vào những cứ liệu lịch sử nào?

Tiến sĩ Đinh Công Vĩ

- Nguồn thứ nhất, cũng là nguồn chủ đạo, đó là chính sử, lớn nhất và đáng tin cậy nhất là bộ Đại Việt Sử ký Toàn thư do Ngô Sỹ Liên biên soạn, được soạn lại vào thời Lê Thánh Tông (Hồng Đức thứ 10), ngoài ra còn có Đại Việt sử lược (khuyết danh) và hàng trăm bộ sử khác. Tôi đã đọc bằng hết rồi đối chiếu, so sánh các bộ sử trong nước để rút ra những điều cần yếu làm tư liệu sáng tác, cũng phải mất cả núi thời gian đấy. Nguồn thứ hai, tôi dựa vào những tư liệu lịch sử là các câu chuyện dân gian bên lề chính sử, những truyện dã sử có được từ những chuyến đi điền dã. Nguồn thứ ba là dựa vào gia phả các dòng họ, các thần tích, thần phả có ở các đền thờ Ỷ Lan.

* Tại sao ông lại cho rằng việc Ỷ Lan xây dựng các đền chùa là lợi dụng của cải của nhân dân để sám hối cho tội lỗi của mình?

- Có thể là thế, nhưng chúng ta đừng nên nhắc đến chuyện này nhiều. Trong chuyện xây chùa, tốn của công nhưng đồng thời đây lại vấn đề văn hóa tâm linh. Tôi thấy nét tối trong bà nhưng vẫn không phủ nhận đây là “bà Tấm trong lòng dân” và tôi vẫn kính cẩn thắp hương mỗi lần đến nơi thờ bà.

* Có người cho rằng, quan điểm của ông thể hiện khi viết về Nguyên phi Ỷ Lan mang tính cực đoan chứ không mang tính biện chứng?

- Theo tôi cực đoan hay không cần tìm hiểu thêm, còn về cơ bản là biện chứng vì bên cạnh cái hay, con người nào cũng có cái dở. Theo triết học Đông phương là tương phản, tương thành. Trong bà Ỷ Lan có nét sáng nhiều. Song cũng có một vài nét tối. Tôi muốn nhấn mạnh phần tối để cõi đời này, phần sáng được sáng lên. Ỷ Lan Nguyên phi có cả công và tội. Tôi muốn nói rằng trong 2 mặt tối sáng đó, những công lao của Ỷ Lan cống hiến cho dân tộc vẫn là hơn, dù trong tác phẩm, tôi chưa so sánh rõ rệt. Nhưng tôi cũng muốn nói, cái tội của bà Ỷ Lan vẫn không hề nhỏ. Bây giờ giết một người đã đáng tội tử hình, huống chi Ỷ Lan giết hàng mấy chục người. Nó vừa là ghen tuông, vừa là tham quyền lực. Ghen tuông đi đến việc giết người, hơn nữa lại là giết một nhân vật bề trên mình là Thượng Dương Thái hậu thì đó không phải là cái ghen đơn thuần.

Hơn nữa, hành động của nhân vật nào cũng phụ thuộc một phần vào hoàn cảnh sống và thời đại. Nếu không sống trong triều đại và hoàn cảnh cụ thể thì bà Ỷ Lan cũng không làm thế. Con người có những mâu thuẫn nội tâm, viết về Ỷ Lan, tôi không lên án hay tô hồng bà, chỉ muốn chỉ ra những nội tâm của nhân vật mà trước đó, các nhà sử học đã không nói đến.

* Theo ông, mảng tối trong cuộc đời Nguyên phi Ỷ Lan có ảnh hưởng đến những công lao của bà cống hiến cho lịch sử hay không?

- Chính mảng tối lại làm nổi bật công lao của bà với lịch sử. Cái tối làm nổi bật cái sáng, cái sáng làm nổi bật cái tối. Nói như triết học là tương phản - tương thành. Đó là hai khối mâu thuẫn nhưng thống nhất, nương tựa vào nhau.

* Được biết, cuốn sách được viết với sự kết hợp cả tính văn học và sử học. Ngoài việc sử dụng các cứ liệu lịch sử thì tính văn học được thể hiện như thế nào?

- Tính văn học chính là việc vận dụng các cứ liệu lịch sử một cách uyển chuyển. Là cách diễn đạt, hành văn, hư cấu thêm.

“Riêng với bà Ỷ Lan, không thể cầu toàn được. Hẳn còn những chỗ cần sửa cho tốt hơn để sau mỗi lần tái bản sẽ toàn bích hơn. Nhân đây tác giả xin cáo lỗi với các vị tiền nhân ở các phần chưa được như ý cũng xin các độc giả tha thứ cho những sai sót mà tác phẩm đã có. Tác giả cũng xin được cảm ơn nhận xét của các giáo sư sử học ở số báo trước”.

Những gì mà lịch sử đã quá rõ thì mình không thể can thiệp được nhưng những cái mà sử chưa rõ ràng thì chúng ta có quyền hư cấu, có quyền thêm thắt để bày tỏ quan điểm của mình. Đại Việt Sử ký Toàn thư và các cuốn chính sử khác mang tính chất quan phương nhiều hơn, còn tôi đi vào những vấn đề riêng tư của đời sống nhân vật.

Tôi không bịa hoàn toàn nhưng viết một cách uyển chuyển. Chỗ nào có thể thêm mắm muối được thì cứ thêm. Cái gì không có thì có thể hư cấu, nhưng những gì sử sách đã rõ ràng rồi thì thôi. Tôi hư cấu bằng văn học trên phương diện lịch sử. Thực chất cuốn sách viết về các chuyện tình mang tính văn học, chất thơ nhiều hơn. Cuốn sách đậm chất sử thi ái tình.

Nhưng cũng cần nói rõ hơn những cái sử sách đã rõ, đã cụ thể rồi nếu không biết chọn lọc sẽ dẫn đến sai sót. Như trường hợp truyền thuyết bà Đế trong Các chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam, tôi đã dựa vào tác phẩm Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn một tác phẩm công phu, có giá trị. Song ở chuyện bà Đế, cũng có chỗ vênh với lịch sử, dẫn tới lẫn chuyện của Ân Vương Trịnh Doanh sang Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm (mà ở thời Trịnh Kiểm nhà Mạc còn mạnh nên Trịnh Kiểm chưa bao giờ đến lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn để có mối tình với bà Đế) làm lẫn lộn trong Chuyện tình các vua chúa hoàng tộc của tôi.

Ngay sau khi 2 bài báo về cuốn sách đăng tải, tôi đã nhận được nhiều thư của độc giả, trong đó có thư của ông Lê Đồng Thuận và các hậu duệ của chúa Trịnh để chỉ ra những hạt sạn của tác phẩm và cung cấp những nguồn tư liệu quý để lần sau tái bản đạt kết quả tốt hơn.

* Chân thành cảm ơn ông !

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

"Quyền mưu xảo thuật" hay là "bà Tấm" của Kinh Bắc?

Quan điểm và những cứ liệu mà tác giả Đinh Công Vĩ đưa ra khi bàn về Nguyên phi Ỷ Lan trong tác phẩm của mình là vậy (xem kỳ 1). Nhưng đối chiếu với tín ngưỡng dân gian, khi người dân nhiều nơi lập đền thờ, bái vọng “bà Tấm” làng Dâu, thì rõ ràng là có sự “vênh” nhau.

Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu vốn là người được nhân dân tôn thờ, dân chúng gọi bà là “Phật giáng thế” hay “bà Tấm” của Kinh Bắc bởi lòng nhân hậu, thương dân và công lao của Ỷ Lan đối với đất nước dưới vương triều Lý. Hàng trăm ngôi đền thờ Ỷ Lan được xây dựng ở khắp nơi để nhân dân tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ tới ân đức, công lao của bà” - ông Nguyễn Hữu Đức, năm nay đã 74 tuổi, người nắm rõ tích Ỷ Lan Nguyên phi, từng là Trưởng Ban Quản lý di tích đền thờ Ỷ Lan tại xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nhấn mạnh.Anh Đỗ Xuân Tráng, một cán bộ hiện đang công tác tại TP.HCM, bày tỏ: “Ỷ Lan là phụ mẫu, tức là mẹ của muôn dân, dẫu cuộc đời bà có những vết xước nhỏ, nhưng đó cũng là chuyện thường tình của một con người. Không một ai có thể nghĩ sai lệch về công lao, ân đức của bà với nhân dân”. Anh Bình đã vượt cả ngàn cây số xa xôi để về đền thờ Ỷ Lan tự tay lau dọn, tu sửa lại đền thờ “bà Tấm”, chuẩn bị cho ngày hội đền vào tháng 3 (Âm lịch) tới.

“Việc Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu giết Thượng Dương Thái Hậu cùng 76 cung nữ, sử sách cũng đều nói. Nhưng bà đã rửa những tội lỗi của mình bằng cách xây dựng các đền chùa để sám hối, chúng ta không vì một sai lầm mà đánh giá sai cả phẩm chất, lòng nhân hậu của bà với dân!” - ông Phùng Đăng Hoàn, Phó BQL di tích đền thờ Ỷ Lan Nguyên phi (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) bày tỏ ý kiến.

“Dù các nhà sử học có nói gì thì Ỷ Lan Nguyên phi vẫn là người có công lao lớn với nhân dân. Nếu bà là một người mưu mô xảo quyệt, tại sao bà lại được dân chúng cả nước lập đền thờ suốt từ Nam vào Bắc?” - bà Bùi Thị Tình, một người dân ở Thái Bình đến dâng lễ tại đền thờ Ỷ Lan tỏ thái độ .

“Cần đánh giá theo quan niệm đạo đức ở thời đó chứ không phải thời nay”

Đó là phát biểu của PGS-TS Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học Việt Nam). Ông cho rằng: “Chúng ta cần nhìn nhận nhân vật lịch sử một cách biện chứng và với tư duy khoa học. Đánh giá Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan với quan điểm lịch sử ấy có nghĩa là ta đánh giá với người cùng thời với bà và trước thời bà. Bà đã làm gì cho lịch sử dân tộc? Ngay cả vấn đề đạo đức của bà, chúng ta cũng phải xem xét, đánh giá theo quan niệm đạo đức ở thời đó chứ không phải thời nay. Nhiều nhà sử học đã cố tình lờ điều đó đi mà đánh giá một cách méo mó, thiếu khách quan với nhân vật lịch sử.

Việc Ỷ Lan Nguyên phi giết 72 cung nữ, hay là 76 là có thực. Tôi không biện hộ cho bà. Nhưng “soi” hành động đó dưới vương triều phong kiến đó, thì nó có nguyên do của nó. Thời kỳ đó có tục “tuận tang”, tức là vua, hoàng hậu hay thái hậu mất thì đôi khi triều đình cũng chôn theo cung phi để hầu. Chính vì vậy, ta cũng phần nào hiểu cho bà. Đó có thể coi là những điểm đen trong cuộc đời của Ỷ Lan. Ỷ Lan có công 8 phần, lỗi chỉ 2 phần. Ngay sau chuyện làm với Dương Thái Hậu, bà đã hối lỗi và xây dựng hàng trăm ngôi chùa để chuộc lỗi của mình. Không nên cho rằng hành động đó là “lợi dụng của cải của nhân dân để xây dựng đền chùa” như Đinh Công Vĩ đã nói. Tôi cho rằng không nên vì 2 phần, cái gọi là lỗi của Ỷ Lan Nguyên phi mà xóa sạch 8 phần công của bà. Không phải ngẫu nhiên mà sau này, nhân dân coi bà là người phụ nữ Kinh Bắc tiêu biểu, một người vừa có sắc, có tài và có khả năng trị quốc!”.

Viết trên phương diện tình ái chứ không phải làm đảo lộn những cứ liệu sử học.

Đó là cách nhìn của PGS-TS Nguyễn Hải Kế, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV. Ông cho rằng: “Những điều mà tiến sĩ Đinh Công Vĩ viết về Nguyên phi Ỷ Lan, chúng ta cũng biết, sử sách cũng viết... nên không có gì lạ khi tác giả đưa ra những giả thiết chủ quan như thế. Nhưng Đinh Công Vĩ không thuộc giới sử học nên tôi không bàn về Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu trong Các chuyện tình vua chúa hoàng tộc. Có điều, tác giả viết và đưa quan điểm của mình về con người của Nguyên phi Ỷ Lan trên phương diện tình ái chứ không phải làm đảo lộn lại những cứ liệu sử học nên tôi cho là điều bình thường. Bởi dù có viết thế nào đi nữa thì những đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan ở khắp nơi vẫn tồn tại, công lao của bà vẫn được sử sách và nhân dân ghi nhận. Đinh Công Vĩ nói về Ỷ Lan là một người độc ác, ham quyền lực - cũng không làm thay đổi được về lịch sử các triều đại Việt Nam, cũng như không thể phủ nhận công lao của bà với dân với nước. Xét cả về mặt đạo đức của bà thì trong đức tin của người Việt, Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu vẫn là “bà Tấm” của Kinh Bắc - người mang trái tim nhân hậu, yêu thương của đức Phật che chở cho muôn dân!”.

nguồn Phapluat TPHCM online

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về TS Đinh Công Vỹ thì Trần Phương tôi đã biết tới ít nhất một lần qua tác phẩm "Bên lề chính sử" một thời gian đã lâu rồi, trong đó, tác giả đã công kích khá kịch liệt Thái hậu Dương Vân Nga và Lê Hoàn.

Rất mong được tiếp tục xem các bài post của chị wildlavender, tôi sẽ có nhận định của mình sau. Để không làm gián đoạn, BQT có thể di chuyển bài viết này của tôi hoặc xóa đi cũng được vậy.

Cảm ơn chị wildlavender về những bài này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Wild thì mỗi thời đại, các nhà chính sử hay học sử thường có cái nhìn về những nhân vật lịch sử theo mỗi cách khác nhau Anh Trần Phương ạ .

Share this post


Link to post
Share on other sites