bacsyhoancau

Bị đau lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi

1 bài viết trong chủ đề này

Có khi nào bạn gặp phải tình huống lưỡi bị đau rát khó chịu hoặc đau buốt mà không hiểu nguyên do vì sao? Thường mọi người sẽ cho rằng đó là những triệu chứng không đáng quan tâm. Nhưng đôi khi đau lưỡi lại là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Trong số đó có thể kể đến ung thư lưỡi hay ung thư miệng hầu. Hãy tham khảo ngay bài viết này để có nhận định đầy đủ và phòng ngừa tình trạng nghiêm trọng của biến chứng từ việc đau lưỡi nhé!

 

ĐAU LƯỠI CÓ THỂ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH UNG THƯ LƯỠI

Ung thư lưỡi là bệnh phát triển từ tổn thương phần trước của lưỡi và dấu hiệu bệnh cũng xuất phát ở vị trí này. Trong số những nhóm ung thư lưỡi, phổ biến nhất là ung thư tế bào biểu mô vảy. Tế bào biểu mô vảy mỏng, dẹt, nằm ở các vị trí:

- Bề mặt da và lưỡi

- Lớp niêm mạc của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp

- Niêm mạc miệng, họng,…

dau-luoi-dau-hieu-don-gian-nhung-cho-coi

Ngoài triệu chứng đau lưỡi thì người bị ung thư lưỡi còn xuất hiện các biểu hiện khác như:

+ Đau hàm, họng, đặc biệt là khi nuốt hoặc nói chuyện

+ Họng có gì vướng mắc khó chịu

+ Cứng lưỡi, cứng hàm

+ Khó khăn trong việc nhai, ăn thức ăn

+ Niêm mạc miệng hoặc lưỡi có mảng đỏ hoặc trắng

+ Lưỡi bị loét lâu ngày không lành, chảy máu không hiểu lý do

+ Một khu vực hoặc toàn bộ khoang miệng bị mất cảm giác

+ Lưỡi xuất hiện khối u bất thường, không thuyên giảm theo thời gian

Nếu thấy một trong số những triệu chứng này đối với bản thân, đừng chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám cẩn thận. Ung thư lưỡi giai đoạn đầu dấu hiệu không rõ ràng. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi đôi khi cũng là triệu chứng đó nhưng chưa hẳn là bệnh lý nguy hiểm.

Vì vậy, muốn chắc chắn yên tâm về sức khỏe của mình, hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu bất cứ lúc nào cảm thấy cần.

 

ĐAU LƯỠI CÓ THỂ LÀ DẤU HIỆU CỦA UNG THƯ MIỆNG HẦU

Ung thư miệng hầu là bệnh được phát hiện bởi dấu hiệu từ phần phía sau lưỡi, ngược lại với bệnh ung thư lưỡi. Có thể dựa vào những triệu chứng sau;

- Miệng hoặc mặt trên của lưỡi có các mảng màu đỏ và trắng xen kẽ, gọi là bạch sản niêm

- Phần gốc lưỡi – sau lưỡi – có vết thương, vết lở loét lâu lành hoặc không lành

- Đau họng, khó nuốt, khó khăn trong việc ăn uống

- Đau lưỡi không hiểu lý do

- Cổ họng khó chịu, giọng khàn

- Lưỡi và hàm đơ, khó cử động

- Cổ và tai bị đau không hiểu lý do

- Răng bị rụng, gãy, răng giả thì không còn vừa miệng như trước

- Vùng miệng hầu bị sưng đau vùng miệng, không thuyên giảm

- Miệng xuất hiện khối bất thường

Bên cạnh đó có nhiều dấu hiệu của bệnh không xuất hiện sớm và rõ ràng để bệnh nhân nhân ra đó là ung thư vùng miệng hầu. Vài đối tượng cần cảnh giác nguy cơ bệnh: người nghiện thuốc lá, rượu bia. Nếu có nghi ngờ bất kỳ, đừng chần chừ việc thăm khám tại cơ sở y tế đáng tin cậy.

 

Mặc dù nguy hiểm, nhưng các bác sĩ khẳng định ung thư lưỡi có thể được điều trị nếu phát hiện sớm. Đặc biệt, nếu bệnh chưa có di căn thì tỉ lệ sống sẽ cao hơn (78%) so với đã di căn (36%). Riêng ung thư miệng hầu, bệnh nhân giai đoạn 1 chưa di căn có khả năng sống sau 5 năm là 83,7% trong khi tỉ lệ đó là 39,1% nếu đã di căn.

Việc chẩn đoán bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng để quyết định thời gian điều trị, tỉ lệ sống sót. Vì thế khi có nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân cần đi khám và khai báo với bác sĩ về những nội dung: tiền sử bệnh bản thân, gia đình và các triệu chứng nhận thấy.

Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm sinh thiết. Nếu xác định có ung thư, bệnh viện sẽ làm thêm chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng. Sau đó phác đồ điều trị được đưa ra để chữa bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh nhân bị ung thư lưỡi hoặc ung thư miệng hầu được phẫu thuật loại bỏ phần mô ung thư. Nếu khối u quá lớn hoặc phức tạp, có thể cần phẫu thuật thêm 1 hoặc 2 lần nữa, thậm chí có trường hợp loại bỏ một phần lưỡi. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được hóa trị hoặc xạ trị sau phẫu thuật.

 

PHÒNG TRÁNH UNG THƯ LƯỠI VÀ UNG THƯ MIỆNG HẦU

Hiện nay chưa có báo cáo nào cho thấy có cách ngăn ngừa 100% bệnh ung thư lưỡi và ung thư miệng hầu. Tuy nhiên bạn thực hiện những hành vi sau để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng các thực phẩm có chất kích thích

- Hạn chế hoặc không nhai trầu

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả

- Vệ sinh răng miệng tốt, khám răng miệng định kỳ

- Tiêm phòng HPV theo chỉ định, định kỳ

- Quan hệ tình dục an toàn

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU

 

✚ Địa chỉ: số 80 – 82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TPHCM

 

✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết)

 

✚ Nguồn: https://dakhoahoancautphcm.vn

 

✚ Hotline: 028. 3923 9999 - tư vấn miễn phí 24/24

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay