Posted 27 Tháng 5, 2008 Lịch sử trang phục của Việt Nam đến nay còn lại rất ít thông tin qua sách vở nhưng qua những bức tượng người bằng đá còn sót lại từ thời Lý thì ta cũng có thể hình dung được người Việt Nam xưa đã may quần áo có kiểu cách đàng hoàng, thời Lý nhà vua đã quy định mũ áo cho quan lại và dân chúng. Ngay từ thời Đinh quân lính Đại Việt đã đội mũ bằng da, vuông bốn góc. Không hề rập khuân lại quần áo của Trung Hoa. Khi xem bức hình này và đọc bài viết dưới đây bạn có suy nghĩ gì về cách mà người Việt Nam tái hiện lại lịch sử cha ông? đây là họa phẩm "Hiếu Ức Quốc" vẽ năm 1078, xưa nhất về dân tộc Đại Việt Một họa phẩm danh tiếng của Lý-Công-Lân tức Lý-Long-Miên, người đất Chu, đại-thần đời nhà Tống, miêu họa các sứ giả của Hiếu-Ức-Quốc, có nghĩa là nước của những người có lòng hiếu thảo, tức là nước Ðại-Việt của ta vậy (theo Ô.Thái-Văn-Kiểm). Bức tranh nầy được lưu giữ tại viện bảo tàng Emile Etienne Guimet ở Paris ! Những tấm hình này được trích ra từ cuốn "Ðất Việt Trời Nam" xuất bản ngày 22-08-1960 tại Sàigòn của Việt-Ðiểu Thái-Văn-Kiểm (ông đang cư ngụ tại Pháp) Phim Lý Công Uẩn: "Việt hóa" phim trường Trung Quốc? Thứ năm, 08/11/2007 Họa sĩ Vũ Huy. Ảnh: HH Đâu cứ phải lên mặt trăng mới quay được cảnh mặt trăng, miễn là làm thế nào khán giả tin được đó là mặt trăng là được rồi. Phim Lý Công Uẩn cũng vậy thôi! Có thể chúng tôi quay ở Trung Quốc hay ở bất kỳ đâu. Nhưng khi lên phim khán giả tin đấy là cảnh Việt Nam, người Việt Nam là được! - Họa sĩ Vũ Huy. Khâu chuẩn bị cho dự án phim Lý Công Uẩn đã xong phần phác thảo bối cảnh, mô hình và sẽ đưa ra duyệt công khai vào cuối tháng 11. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với họa sĩ điện ảnh Vũ Huy, người trực tiếp tham gia dự án này. Sẽ “Việt Nam hóa” phim trường Trung Quốc Phần bối cảnh, trang trí cho bộ phim hiện đã được triển khai đến đâu? - Chúng tôi đang thực hiện phần dựng phác thảo và mô hình. Cuối tháng 11 sẽ tổ chức sơ duyệt phần phác thảo này. Sau khi khảo sát tại Trung Quốc về chúng tôi đã phần nào định hình được quy mô và phong cách trang trí cho phim. Khi phác thảo bối cảnh, đạo cụ, phục trang hoàn thành và được duyệt, chúng tôi sẽ chuyển mẫu sang Trung Quốc thực hiện. Bên đó có những xưởng may và chế tác đạo cụ chuyên nghiệp chuyên phục vụ việc làm phim. Sao ta không tổ chức thực hiện tại Việt Nam, phải chăng chúng ta không đủ sức? - Điều này không khả thi, vì muốn làm được như họ chúng ta phải có cơ sở. Sau đó phải đào tạo nhân lực. Trong khi thời gian và điều kiện của ta hiện nay chưa thể làm được việc đó. Cơ sở sẵn có của phim trường Trung Quốc thừa điều kiện để ta sản xuất phim Lý Công Uẩn. Vấn đề của chúng tôi chỉ làm sao để “Việt Nam hóa” những cơ sở đó tốt nhất. Khi tôi đặt vấn đề với những người có trách nhiệm tại Trung Quốc: liệu có thể cải tạo lại trường quay của họ. Ví dụ lợp lại mái ngói thời Lý hay trang trí lại cảnh vật xung quanh, họ nói rất sẵn sàng. Đây là việc bình thường mỗi khi các đoàn phim yêu cầu. Theo ý kiến cá nhân của tôi, quay đại cảnh tại Trung Quốc là hợp lý nhất. Tìm thấy điểm tương đồng Tư liệu, sử liệu thời Lý và kiến trúc phim trường Trung Quốc có độ vênh khá lớn, xử lý vấn đề này như thế nào? Chỉ cần lợp lại mái ngói và trang trí, bối cảnh này sẽ biến thành nhà Thời Lý Việt Nam? Ảnh: Lê Đức Tiến - Thực ra chúng tôi chỉ sử dụng những phần sườn chính. Còn phần tiền cảnh và trang trí chính vẫn theo đúng chuẩn của Nhà Lý Việt Nam. Còn những phần hậu cảnh phố xá, sông hồ.. cơ bản là đều giống nhau. Trên thực tế, đây là cách làm rất phổ biến của điện ảnh thế giới. Phần phục trang những của những diễn viên chính sẽ được thiết kế tại Việt Nam, dựa trên những tư liệu lịch sử cũ còn được lưu lại. Những phần khác có thể tận dụng kho phục trang của Trung Quốc. Bản thân tôi đã từng tham gia thiết kế trong phim Đêm hội Long Trì. Tôi nhận thấy phục trang của ta và của bạn hầu như không khác nhau. Có khác chăng chỉ là kiểu tóc và các kiểu mũ, mão thì ta sẽ bổ sung. Vậy chúng ta có đường nét văn hóa xuyên suốt nào để thể hiện đó là một bộ phim Việt Nam? - Có chứ! Thời Lý chúng ta có rất nhiều sử liệu. Đặc trưng văn hóa cũng rất rõ nét. Ngay khi khai quật Hoàng Thành chúng ta đã thu được rất nhiều di sản kiến trúc. Những chân cột, phù điêu, đầu rồng, đồ sứ Thời Lý.. là những di sản văn hóa quý báu để chúng tôi tham khảo. Hơn nữa, văn học cũng đã nói khá rõ: Điện Kiền Nguyên Thời Lý được xây dựng như thế nào, các hành lang đông tây, sân chầu ra sao.. đã được mô tả khá kỹ. Từ những đầu đao, chân cột .. khai quật được cùng với những mô tả trong sử sách, chúng tôi sẽ tạo dựng nên một hoàng thành cụ thể, giống như các nhà khoa học dựng lại con khủng long từ vài mảnh xương hóa thạch. 1 phần sử liệu, 3 phần hư cấu? Phần bối cảnh thì như vậy, còn phục trang sẽ được định dạng như thế nào? Phục trang của hai nước có nhiều nét tương đồng? Ảnh: Lê Đức Tiến - Bản thân tôi không tham gia trực tiếp vào việc nghiên cứu và thực hiện phục trang. Nhưng như tôi biết, về định dạng, phục trang phim sẽ được dựa trên cơ sở họa tiết các đình chùa miếu mạo Thời Lý như Chùa Một Cột và Đền Quán Thánh tại Hà Nội, cũng có thể tham khảo thêm họa tiết trên những đồ gốm sứ cổ. Trên cơ sở đó các nghệ sĩ sẽ hư cấu thêm. Còn trang phục thiết triều tôi nghĩ rằng với sự giao lưu văn hóa qua lại, trang phục của vua Lý gần giống với trang phục đời Đường, Tống của Trung Quốc. Cũng giống như các nguyên thủ thời nay đều mặc comple vậy. Những phần khác như chiến thuyền, thành quách, lăng tẩm.. cũng sẽ được định dạng tương tự? - Riêng về chiến thuyền, đã có nhiều nhà sử học đã tìm ở đâu ra đó và quy định đó là thuyền Thời Lý. Nhưng tôi nghĩ họ lấy ở đâu đó, kiểu như chạm khắc dân gian hay tranh truyện chẳng hạn. Nhưng cá nhân tôi cho rằng Việt Nam không phải là người chế tạo ra thuyền. Nếu có cũng chỉ là những thuyền nhỏ để sinh hoạt, không thể là chiến thuyền. Khi người Trung Quốc xuống giao lưu, buôn bán với người Việt theo đường sông, biển thì người Việt đã đặt mua hoặc thuê họ chế tạo. Cũng như toàn bộ đồ sứ Thời Nguyễn đều được đặt mua của Trung Quốc. Tóm lại, chúng tôi sẽ dựa trên tất cả những sử liệu, vật chứng sẵn có để sáng tạo. Không ai có thể nói chính xác định dạng của Thời Lý như thế nào. Trên thực tế, ngay cả định dạng của phim Hollywood Nữ hoàng Cleopatra cũng do các họa sĩ sáng tạo ra dựa trên những tư liệu cũ là xác ướp và sử sách. Kỹ xảo = điện ảnh hiện đại Những cảnh lớn, sông nước, vua vi hành.. sẽ được thực hiện thế nào khi hầu hết sông hồ, thành lũy đã bị đô thị hóa? Những cảnh thuyền bè sẽ được làm tại Việt Nam bằng kỹ thuật "phông xanh". Ảnh: Đinh Thiên Phúc - Chúng tôi sẽ sử dụng kỹ thuật “phông xanh” cho các cảnh nay. Thuyền rồng, xa giá.. sẽ được thực hiện như thật với hàng trăm người ngựa đi lại, giao chiến trước một bức tường xanh cao hàng chục mét, dài bằng cả đoạn phố. Khi dựng phim phía hậu cảnh sẽ được vẽ thêm hàng ngàn quân phi ngựa tung bụi trắng xóa… Thuyền sẽ được thiết kế trên một hệ thống tròng trành, có máy phun nước, mưa gió.. như thật. Những đại cảnh khác cũng được làm theo cách tương tự? - Tôi tưởng tượng sẽ có khoảng 200 diễn viên đánh nhau trước ống kính máy quay.. 200 người đâu phải là một đội quân? - Đằng sau họ sẽ là.. vài nghìn người được các chuyên gia kỹ xảo tạo ra. Phim Mỹ và Trung Quốc cũng được làm theo công thức này. Thực ra 200 diễn viên thật là hơi nhiều. Trong phim Chúa tể những chiếc nhẫn cảnh đội quân ma chạy rầm rập thực tế là chỉ có vài diễn viên đóng ở phần tiền cảnh thôi, phần hậu cảnh là kỹ xảo hết. Còn hoàng cung, lăng tẩm, thành quách cũng được làm kỹ xảo? - Cái này phải phụ thuộc vào Hà Nội, vào mức đầu tư và thời gian thực hiện. Theo quan điểm của tôi, chúng ta sẽ xây dựng cung điện Kiền Nguyên của Vua Lý, cùng sân chầu và hành lang dẫn ra hai điện bên cạnh tại Việt Nam. Những phần còn lại như vườn thượng uyển, sân chầu.. sẽ quay ở Trung Quốc. Tôi nghĩ điện Kiền Nguyên phải to như điện Thái Hòa thời Vua Nguyễn tuy không được trang trí cầu kỳ bằng, dùng làm nơi tế trời đất và làm việc chính sự của vua. Trong điện có ngai vàng để vua ngồi thiết triều, và các đồ trang trí như lư đồng, đỉnh đồng, con nghê, con hạc, hệ thống màn, trướng.. Anh hình dung Vua Lý Thái Tổ sẽ... như thế nào? - Các vua ngày xưa có tuổi thọ thấp. Vua Lý Thái Tổ trong phim sẽ có độ tuổi chừng 30. Đấy cũng là lứa tuổi đẹp nhất của người đàn ông, vừa thể hiện được sự uy nghi của nhà vua, vừa thể hiện được sự cường tráng sung mãn của người đàn ông trưởng thành… Thực ra, điều chúng tôi đang băn khoăn nhất là ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm chính trước lịch sử, trước hội đồng chuyên môn, báo chí và dư luận để định hình tất cả những hình tượng và phong cách này. Ông Tổng đạo diễn? - Nhưng đây là phim làm theo đơn đặt hàng của Hà Nội. Chúng tôi chỉ là những nghệ sĩ nghiên cứu, sáng tạo ra. Nhưng những người đặt hàng chúng tôi có duyệt không, có đồng ý với sáng tạo của chúng tôi không lại là chuyện khác. Vấn đề ai đứng ra đồng ý và sẵn sàng chịu trách nhiệm về độ chính xác và thông điệp văn hóa - lịch sử trong phim để quyết việc này? Hồn Việt Nam, xác cũng Việt Nam, chỉ có... xương Trung Quốc! Có thể nhận thấy để làm bộ phim này chúng ta phải “nhờ vả” quá nhiều vào nước bạn Trung Quốc, liệu có ra một bộ phim “Xác Việt Nam - Hồn Trung Quốc”? "Cây thì ở đâu chẳng giống nhau, sao ta lại chờ... vài chục năm để trồng xong vườn cây cho vua rồi mới làm phim, trong khi Trung Quốc đầy cây" - Họa sĩ Vũ Huy - Hoàn toàn không! Hồn Việt Nam, xác cũng Việt Nam, chỉ có... xương Trung Quốc. Đó là cách làm điện ảnh rất khoa học. Nói đơn giản, như cái ghế này, giờ lại thuê một ông thợ mộc đục đẽo, phơi gỗ, đóng mộng.. thì quá lâu. Thay vì thế, ta lấy cái ghế có sẵn sơn quét trang trí lại đúng “style” của ta sẽ nhanh hơn nhiều, và lên phim vẫn là “đồ nhà mình” 100%. Cũng giống như cây thì ở đâu chẳng giống nhau, sao ta lại chờ... vài chục năm để trồng xong vườn cây cho vua rồi mới làm phim, trong khi Trung Quốc có đầy cây như vậy? Điện ảnh thế giới đã có rất nhiều phim làm theo cách này. Thời những năm 1995, rất nhiều phim có bối cảnh Paris như Những người tình bên cầu Bongnous đều được quay ở Praha, Cộng hòa Czech. Một bối cảnh cực lớn, sẽ rất tốn kém nếu quay ở Paris. Hơn nữa, những người làm phim còn phải xin phép chính phủ cho chặn đường mấy con phố gần sông Seine, một “nhiệm vụ khó khả thi” ở thành phố đông dân này. Praha là giải pháp tối ưu. Điều quan trọng là khi phim hoàn thành, không ai xem phim không công nhận đó là bối cảnh Paris. Ngay Hollywood cũng vậy, phim Trời và Đất của đạo diễn Oliver Stone cũng được quay ở Thái Lan. Khi đồng lúa, mái tranh lên phim có ai bảo đấy không phải là Việt Nam đâu? Rất có thể sắp tới Oliver Stone sẽ quay tiếp “vụ thảm sát Mỹ Lai” cũng ở Thái Lan. Điện ảnh là thế! Đâu cứ phải lên mặt trăng mới quay được cảnh mặt trăng, miễn là làm thế nào khán giả tin được đó là mặt trăng là được rồi. Phim Lý Công Uẩn cũng vậy thôi! Có thể chúng tôi quay ở Trung Quốc hay ở bất kỳ đâu. Nhưng khi lên phim khán giả tin đấy là cảnh Việt Nam, người Việt Nam là được! Cảm ơn anh! Theo VietNamNet if Không biết những thước phim về Lý Công Uẩn sẽ ra sao nhưng với cách suy nghĩ của vị họa sĩ trên thì ta có thể đoán được. Việt Nam là dân tộc sống chung với nước, tại sao lại không thể đóng được thuyền lớn? Rin chẳng có tư cách gì để lên tiếng với vị họa sĩ trên nhưng xin chú Thiên sứ và những vị học giả trong diễn đàn hãy cùng nhau lên tiếng trước khi bộ phim được công chiếu.[/size] Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2008 Về vấn đề trang phục dân ta xưa kia, theo tôi, những nhà nghiên cứu nên tham khảo ý kiến của anh Thiên Sứ trong loạt bài "Trang phục của người Việt cổ", Đó là những nghiên cứu rất logic, dễ hiểu, thuyết phục, dễ hình dung và không khó phục chế lắm! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2008 Trích: Điện ảnh là thế! Đâu cứ phải lên mặt trăng mới quay được cảnh mặt trăng, miễn là làm thế nào khán giả tin được đó là mặt trăng là được rồi. Phim Lý Công Uẩn cũng vậy thôi! Có thể chúng tôi quay ở Trung Quốc hay ở bất kỳ đâu. Nhưng khi lên phim khán giả tin đấy là cảnh Việt Nam, người Việt Nam là được! ==>Nhiệt tình + Ngu Dốt = Phá Hoại Lời ấy không sai tí nào! Điện ảnh là thế! Càng có nhiều "quái ảnh", "quái hình" của những tay quái gỡ làm cho cho cái nhìn về văn hóa dân tộc trong mắt bao người bao thế hệ Việt càng trở nên quái quăm thêm. Thôi, âu cũng là những quái đảng vậy! Hic Share this post Link to post Share on other sites