wildlavender

Cách tính tuổi thọ theo KMDGNT.

2 bài viết trong chủ đề này

Cách tính tuổi thọ theo KMDGNT.

Muốn tính tuổi thọ một người ta lập bảng số giờ sanh để xem cung sanh người đó mang sao khí gì .Vùng Động Đình Hồ TH là tâm địa bàn Lạc thư nên ở VN thì khoảng từ Huế trở ra là cung Tây nam ,còn trở vào là cung Chính nam . Lấy sao khí cung nơi sanh làm sao khí bản mệnh và tính là 1 tuổi ( Vì 1 giờ tương ứng với 1 năm) rồi tuần tự tính thuận hay nghịch (tuỳ Dương hay Âm độn) mỗi sao khí 1 năm theo thứ tự 9 sao khí .Mà mỗi sao khí thì ở một cung mang một Cửa nào đấy nên đến năm nào gặp cửa Tử là năm có nguy cơ tử vong .

Ví dụ: Theo bảng số mẫu sách KMDGNT thì người sanh giờ Ất sửu lý thuyết ở cung Chính nam mang sao khí bản mệnh là Thiên bồng .Vậy:

Thiên bồng là 1 tuổi ở cung mang cửa Kinh .

........nhuế ...2 ..............................Thương

........xung ...3................................Khai

.........phụ.....4...........Trung cung

........ cầm....5................................Tử (năm có nguy cơ)

.........tâm ....6................................Cảnh

..........trụ ....7................................Sinh

.........nhậm ..8................................Hưu

..........anh ...9................................Đổ

Những năm có nguy cơ là năm xấu .Nếu các sao khí bên Hệ mặt trời ở cung sanh cũng xấu + các sao khí năm đó khắc sao khí bản mệnh thì cũng có thể dẫn đến tử vong .

Nhưng năm nguy cơ không phải là năm tuổi thọ thiên định .Theo nguyên lý TSLT thì nếu giờ này sao khí Thiên bồng mang sử Tử ở cung 9 thì 10 giờ sau sao khí Thiên nhuế sẽ mang sử Thương và ở cung 1 như trong bảng số mẫu ,tức là mỗi một sao ở một cung vừa tương ứng với 1 năm vừa tương ứng với 10 năm, mà vận lớn là tổng thể nên tuổi thọ thiên định của người đó thuộc hàng chục là 5 có nghĩa là từ 51 đến 60 tuổi .

Sau khi đếm hết 9 sao khí ta lại tiếp tục : Thiên bồng 10 tuổi ở cung cửa Kinh cũ ,rồi Thiên nhuế 11 tuổi ...vv ta sẽ gặp nhiều năm có nguy cơ tử vong nữa đều cần phải lưu tâm chú ý ...nhưng riêng năm 59 tuổi thì vừa là năm hàng chục vừa là năm hàng đơn vị ở cung mang cửa Tử ( cung mang sao khí Thiên cầm trong bảng số mẫu ) nên đó là năm tuổi thọ thiên định của người nói trên .Nhưng điều cần nhớ là 1 năm theo TSLT tính từ Đông chí này đến Đông chí sau nên theo Lịch Kiến Dần thì sẽ nằm ở cả 2 năm 59 và 60 tuổi .

Hỏi: Nếu vậy thì tất cả mọi người sanh cùng giờ và cùng cung đều mang tuổi thọ thiên định như nhau hay sao ?

*Tuy sanh cùng giờ, cùng cung (tức là cùng một sao khí) nhưng kẻ sanh nơi này người sanh nơi kia tuỳ thuộc vào Địa khí quả đất nơi sanh, rồi nơi ở, cách sống cũng khác nhau ...vv Hơn nữa tuy cùng sanh một giờ nhưng người trước kẻ sau nên cách tính trên chỉ là nguyên lý chung còn tuổi thọ thực tế thì phải có sai số + và - nhiều ít nào đó vậy .

Dù sao thì đây cũng là một phương pháp tính tuổi thọ của người xưa có tính logic và xác xuất cao nên xin đưa lên để các bạn cùng tham khảo chụng

Thiện Nhơn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Một cách tính tuổi thọ thiên đĩnh thứ 2 theo KMDGNT

________________________________________

Có một cách tính TTTĐ thứ 2 xin đưa lên để các bạn tham khảo thêm và đối chiếu với cách trên xem sao .

Nguyên lý cách tính này là :Với tuổi thọ hàng chục thì người xưa dùng số cung còn với hàng đơn vị thì mới dùng theo số đếm thứ tự của sao khí .

Ví dụ : Cũng người sanh giờ Ất sửu hướng Chính nam như trên trong bảng số mẫu thì số tuổi thọ hàng chục là 4 vì cửa Tử nằm ở cung 4 .

Sau đó ta vẫn tính từ sao khí Thiên bồng là 1 đi suốt 9 sao khí nhiều vòng thì sẽ gặp cửa Tử ở các số : 5 ,14 ,23, 32, 41, 50...Vậy TTTĐ của người sao khí bản mệnh Thiên bồng là 41 ( hoặc 50 ) vì hàng chục 4 là từ 41 đến 50 . Còn các số trước là những năm có nguy cơ tử vong .

Theo cách tính này thì người sanh cùng giờ dù ở cung nào cũng đều có TTTĐ hàng chục như nhau , chỉ khác nhau hàng đơn vị do cung sanh khác nhau mà thôi .

Nhân đây xin lưu ý thêm về cách tính giờ trong Tam thức xưa :

Cũng như Tháng cứ 2 tiết là 1 tháng nhưng khác với Lịch kiến dần là:

Đông chí + Tiểu hàn là tháng Tý

Đại hàn + Lập xuân là tháng Sửu

....................vv

Còn Lịch kiến dần thì :Đại tuyết + Đông chí là tháng Tý

Tiểu hàn + Đại hàn là tháng Sửu

................vv

Ở Giờ cũng vậy từ Chính ngọ ( lúc bóng mặt trời ngắn nhất) kéo dài suốt 2 giờ đồng hồ sau đó là giờ Ngọ chứ không phải :trước chính ngọ 1 giờ đồng hồ + sau chính ngọ 1 giờ đồng hồ là giờ Ngọ vì nếu tính kiểu này thì khởi đầu giờ Tý sẽ còn thuộc ngày hôm trước .Các giờ sau thì mỗi cách đều tính tiếp tục theo khởi điểm của mình .

Tức là điểm khởi đầu cho Tháng và Giờ của 2 loại lịch Kiến Dần và Kiến Tý là khác nhau mà trong Tam thức xưa thì đều dùng Lịch Kiến Tý cả nên nếu chúng ta dùng Tháng hoặc Giờ của Lịch KD để tính toán thì sẽ thiếu chính xác .

Thiện Nhơn .

Edited by wildlavender

Share this post


Link to post
Share on other sites