tom_xp

Thư viện ảnh di tích Việt Nam

9 bài viết trong chủ đề này

Vài năm gần đây, xã hội luôn bức xúc về việc trùng tu các di tích lịch sử. Có rất nhiều bài báo nêu ý kiến của các nhà sử học, các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu ... hầu hết đều có nhận xét cách chúng ta tiếnhành trùng tu các di tích hiện nay là không ổn. Cảm giác bi quan, bế tắc luôn ngự trị trong mỗi bài báo, mội cuộc thảo luận về trùng tu di tích.

Chờ đợi các cơ quan chức năng đưa ra giải pháp hợp lý vấn đề trùng tu di tích có lẽ còn rất lâu, nếu không muốn nói theo cách bi quan là "không thể".

Có cách nào góp phần bảo vệ các di tích - bảo vệ các di sản của tổ tiên? Ý tưởng thành lập thư viện ảnh Việt Nam mục đích thu thập, lưu trữ thông tin về các di tích cho mai sau, và làm cơ sở cho các cuộc trùng tu (lại) trong tương lai (đời con, cháu chúng ta sau này).

Thông tin lưu trữ bao gồm các mô tả về kiến trúc, kết cấu, quy mô, thời gian XD, các thời điểm trùng tu trong quá khứ, các giai thoại xung quanh di tích .v.v. thể hiện qua ảnh chụp, văn bản, file ghi âm .v.v. được lưu trữ - chia sẻ qua mạng.

Công cụ thực hiện chỉ là máy ảnh kỹ thuật số (khá rẻ) và internet (khá sẵn) nên đề án có tính khả thi. Nhân tố cuối cùng và quan trọng nhất là sự nhiệt tình tham gia của cộng đồng dân cư mạng.

Ý tưởng mới ở dạng sơ khai, mời các bạn chia sẻ ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vài năm gần đây, xã hội luôn bức xúc về việc trùng tu các di tích lịch sử. Có rất nhiều bài báo nêu ý kiến của các nhà sử học, các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu ... hầu hết đều có nhận xét cách chúng ta tiếnhành trùng tu các di tích hiện nay là không ổn. Cảm giác bi quan, bế tắc luôn ngự trị trong mỗi bài báo, mội cuộc thảo luận về trùng tu di tích.

Chờ đợi các cơ quan chức năng đưa ra giải pháp hợp lý vấn đề trùng tu di tích có lẽ còn rất lâu, nếu không muốn nói theo cách bi quan là "không thể".

Có cách nào góp phần bảo vệ các di tích - bảo vệ các di sản của tổ tiên? Ý tưởng thành lập thư viện ảnh Việt Nam mục đích thu thập, lưu trữ thông tin về các di tích cho mai sau, và làm cơ sở cho các cuộc trùng tu (lại) trong tương lai (đời con, cháu chúng ta sau này).

Thông tin lưu trữ bao gồm các mô tả về kiến trúc, kết cấu, quy mô, thời gian XD, các thời điểm trùng tu trong quá khứ, các giai thoại xung quanh di tích .v.v. thể hiện qua ảnh chụp, văn bản, file ghi âm .v.v. được lưu trữ - chia sẻ qua mạng.

Công cụ thực hiện chỉ là máy ảnh kỹ thuật số (khá rẻ) và internet (khá sẵn) nên đề án có tính khả thi. Nhân tố cuối cùng và quan trọng nhất là sự nhiệt tình tham gia của cộng đồng dân cư mạng.

Ý tưởng mới ở dạng sơ khai, mời các bạn chia sẻ ý kiến.

Ý tưởng này của tom_xp có vẻ như dễ thực hiện. Nhưng thực tế là không thể thực hiện được, vì lấy kinh phí ở đâu ra? Trong khi đó chỉ cần ban hành một đạo luật và một số qui định, qui chế về vấn đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần sửa đổi bổ sung Luật Di sản văn hóa, nhưng...

20:02' 17/04/2009 (GMT+7)

Posted Image- Những phản biện mạnh mẽ và sôi nổi nhất vẫn xoay quanh việc ứng xử với các di tích lịch sử văn hóa trong việc bảo vệ, tôn tạo, tu bổ và phục hồi di tích.

Chiều 17/4, Ủy ban thường vụ quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Posted Image

Thi công chùa Phật Tích.

Đồng tình về sự cần thiết sửa đổi bổ sung Luật Di sản văn hóa sau 7 năm thi hành (Luật được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực từ 1/1/2002), do đã bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhưng trong tờ trình của chính phủ đề xuất thay đổi 10 điều (ngoài việc bãi bỏ điều 74), thì có đến 7 điều đã "bị" Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng (Ủy ban VH - GD) không đồng tình trong báo cáo thẩm tra sơ bộ. Tại cuộc thảo luận, chủ nhiệm các ủy ban của quốc hội còn bổ sung thêm nhiều chất vấn với Bộ VH- TT- DL.

Kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể thay vì lập hồ sơ?

Đề xuất của Bộ VH - TT - DL về việc sẽ thay thế quá trình lập hồ sơ khoa học cho các di sản văn hóa phi vật thể bằng việc kiểm kê đã "vấp phải" nhiều ý kiến không đồng tình. Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai chất vấn: kiểm kê chỉ là bước đầu trong việc quản lý di sản, lập hồ sơ khoa học có đúng là không cần thiết như khẳng định của Bộ VH - TT - DL? Nếu nói UBND các tỉnh không đủ điều kiện để lập hồ sơ cho di sản trên địa bàn thì Bộ có đủ điều kiện không?

TIN LIÊN QUAN

Đồng tình với quan điểm này, Trưởng ban dân nguyện Trần Thế Vượng bổ sung: "không lẽ vì trên thực tế không đủ cán bộ chuyên môn và kinh phí để lập hồ sơ di sản mà lại sửa luật?". Ông Vượng cho rằng thay vì sửa luật thì nên bàn cách khắc phục khó khăn của đội ngũ chuyên môn và kinh phí.

Đi xa hơn nữa, Ủy ban VH - GD còn đề xuất việc Nhà nước phải có hình thức công nhận, "xếp hạng" di sản văn hóa phi vật thể như với văn hóa vật thể.

Trước những chất vấn trực diện như vậy, Thứ trưởng Trần Chiến Thắng vẫn "kiên định" với lập luận đã đưa ra trong tờ trình: việc lập hồ sơ khoa học không khả thi khi phải vài năm mới làm xong một hồ sơ khoa học! Ông Thắng cũng giải thích thêm: kiểm kê không đơn thuần chỉ là đánh số mà sẽ kèm theo những ghi nhận về giá trị của di sản theo đúng thông lệ mới của UNESCO.

Đã là di tích quý giá thì phải giữ nguyên gốc!

Những phản biện mạnh mẽ và sôi nổi nhất vẫn xoay quanh việc ứng xử với các di tích lịch sử văn hóa trong việc bảo vệ, tôn tạo, tu bổ và phục hồi di tích. Tờ trình của chính phủ đề xuất sửa quy định "bảo vệ nguyên trạng" đối với khu vực bảo vệ I (vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích) thành "bảo vệ nghiêm ngặt". Sở dĩ có sự thay đổi khái niệm như vậy là do quy định "bảo vệ nguyên trạng" thường bị hiểu là không được làm gì, kể cả tu bổ di tích trong khi rất nhiều di tích đang tồn tại những hạng mục chắp gây biến dạng cần phải xử lý.

Đề xuất này không nhận được sự đồng tình của UBTVQH. Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển băn khoăn: nhiều nơi thay vì tôn tạo đã phá di sản như dỡ toàn bộ ngôi chùa cổ ra rồi làm mới lại hoàn toàn. Việc xây dựng Kỳ đài ở thành cổ Sơn Tây gây "tần ngần" vì tạo cảm giác ép duyên! Sự hủy hoại nhiều lúc do "lợi dụng" khái niệm nhưng nhiều khi chỉ do thiếu kiến thức + sự nhiệt tình thái quá đã dẫn tới những sự méo mó, sai lệch.

Ông Phùng Quốc Hiền khuyến nghị luật cần quy định nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn việc tu bổ sửa chữa làm thay đổi yếu tố gốc của di sản. Ông Trần Thế Vượng cũng công nhận việc gìn giữ yếu tố nguyên gốc là khó, nhưng đã là di tích quý giá thì phải giữ, nên không cần sửa điều này trong luật hiện hành. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng cần "bảo vệ nguyên trạng" di tích, nhưng nếu cần xây dựng công trình mới thì có thể chỉ "giữ nguyên trạng một phần của di tích"(?).

Chỉ riêng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền là ủng hộ ban soạn thảo, khi lập luận rằng trên thực tế di tích dù quý giá những đều bị hủy hoại bởi thời gian, nên cần phải được tôn tạo, thậm chí xây dựng thêm khi cần thiết, tuy phải tuân thủ chế độ nghiêm ngặt...

Ngoài ra, Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng còn yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung chưa được đề cập trong dự thảo như: việc 11 điều quy định trong luật về văn hóa phi vật thể chưa cụ thể nên chưa phát huy tác dụng trong thực tiễn; việc thiếu tiêu chí xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt để nhà nước có thể tập trung đầu tư kinh phí hợp lý cho những di tích thật sự quý giá, việc cần bổ sung quy định công nhận và xếp hạng những di tích có giá trị trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý di tích không chủ động đề nghị xếp hạng di tích, thậm chí muốn rút khỏi danh sách đã được xếp hạng (để không ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển kinh tế).

Tuy thảo luận đã dẫn đến khác biệt với nhiều điều của dự thảo, nhưng nhiều thành viên của UBTVQH lại tỏ ra rất "cảm thông" với ban soạn thảo về thời gian hoàn thành văn bản. Theo lịch trình, dự án Luật sửa đổi bổ sung Luật Di sản văn hóa sẽ thông qua ngay sau khi lấy ý kiến Quốc hội trong cùng kỳ họp tháng 5/2009. Riêng ông Hà Văn Hiền lại lo ngại việc dự án luật sửa đổi không đặt ra được hết vấn đề, dẫn đến tình trạng khi đưa vào thực thi lại thấy vướng, lại phải tiếp tục sửa đổi.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dù rất thẳng thắn tiếp thu những ý kiến góp ý của UBTVQH, nhưng cũng dựa vào "sức ép thời gian" để chỉ tập trung vào những vấn đề đã khung vào trong tờ trình, còn những điểm khó quá chưa làm kịp thì sẽ nghiên cứu để đưa vào... nghị định hướng dẫn thi hành.

  • Khánh Linh
Lời bàn của Thiên Sứ:

Tạm thời ngưng ngay các công trình bắt đầu "đập" vào ngày mai để gọi là "tu bổ". Đợi bàn xong chắc "tu bổ" gần hết.

Theo thông tin vỉa hè thì: Nhà Thái Miếu triều Lê ở Thanh Hóa đập xong - hiện đang tu bổ bằng cách xây mới. Phần sau chùa Bộc Hanoi cũng đập xong, chuẩn bị tu bổ bằng cách xây mới.

....

Tự nhiên ở đâu ra mà có một phong trào đập để tu bổ thế nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần sửa đổi bổ sung Luật Di sản văn hóa, nhưng...

20:02' 17/04/2009 (GMT+7)

Posted Image- Những phản biện mạnh mẽ và sôi nổi nhất vẫn xoay quanh việc ứng xử với các di tích lịch sử văn hóa trong việc bảo vệ, tôn tạo, tu bổ và phục hồi di tích.

Chiều 17/4, Ủy ban thường vụ quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Posted Image

Thi công chùa Phật Tích.

Đồng tình về sự cần thiết sửa đổi bổ sung Luật Di sản văn hóa sau 7 năm thi hành (Luật được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực từ 1/1/2002), do đã bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhưng trong tờ trình của chính phủ đề xuất thay đổi 10 điều (ngoài việc bãi bỏ điều 74), thì có đến 7 điều đã "bị" Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng (Ủy ban VH - GD) không đồng tình trong báo cáo thẩm tra sơ bộ. Tại cuộc thảo luận, chủ nhiệm các ủy ban của quốc hội còn bổ sung thêm nhiều chất vấn với Bộ VH- TT- DL.

Kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể thay vì lập hồ sơ?

Đề xuất của Bộ VH - TT - DL về việc sẽ thay thế quá trình lập hồ sơ khoa học cho các di sản văn hóa phi vật thể bằng việc kiểm kê đã "vấp phải" nhiều ý kiến không đồng tình. Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai chất vấn: kiểm kê chỉ là bước đầu trong việc quản lý di sản, lập hồ sơ khoa học có đúng là không cần thiết như khẳng định của Bộ VH - TT - DL? Nếu nói UBND các tỉnh không đủ điều kiện để lập hồ sơ cho di sản trên địa bàn thì Bộ có đủ điều kiện không?

TIN LIÊN QUAN

Đồng tình với quan điểm này, Trưởng ban dân nguyện Trần Thế Vượng bổ sung: "không lẽ vì trên thực tế không đủ cán bộ chuyên môn và kinh phí để lập hồ sơ di sản mà lại sửa luật?". Ông Vượng cho rằng thay vì sửa luật thì nên bàn cách khắc phục khó khăn của đội ngũ chuyên môn và kinh phí.

Đi xa hơn nữa, Ủy ban VH - GD còn đề xuất việc Nhà nước phải có hình thức công nhận, "xếp hạng" di sản văn hóa phi vật thể như với văn hóa vật thể.

Trước những chất vấn trực diện như vậy, Thứ trưởng Trần Chiến Thắng vẫn "kiên định" với lập luận đã đưa ra trong tờ trình: việc lập hồ sơ khoa học không khả thi khi phải vài năm mới làm xong một hồ sơ khoa học! Ông Thắng cũng giải thích thêm: kiểm kê không đơn thuần chỉ là đánh số mà sẽ kèm theo những ghi nhận về giá trị của di sản theo đúng thông lệ mới của UNESCO.

Đã là di tích quý giá thì phải giữ nguyên gốc!

Những phản biện mạnh mẽ và sôi nổi nhất vẫn xoay quanh việc ứng xử với các di tích lịch sử văn hóa trong việc bảo vệ, tôn tạo, tu bổ và phục hồi di tích. Tờ trình của chính phủ đề xuất sửa quy định "bảo vệ nguyên trạng" đối với khu vực bảo vệ I (vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích) thành "bảo vệ nghiêm ngặt". Sở dĩ có sự thay đổi khái niệm như vậy là do quy định "bảo vệ nguyên trạng" thường bị hiểu là không được làm gì, kể cả tu bổ di tích trong khi rất nhiều di tích đang tồn tại những hạng mục chắp gây biến dạng cần phải xử lý.

Đề xuất này không nhận được sự đồng tình của UBTVQH. Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển băn khoăn: nhiều nơi thay vì tôn tạo đã phá di sản như dỡ toàn bộ ngôi chùa cổ ra rồi làm mới lại hoàn toàn. Việc xây dựng Kỳ đài ở thành cổ Sơn Tây gây "tần ngần" vì tạo cảm giác ép duyên! Sự hủy hoại nhiều lúc do "lợi dụng" khái niệm nhưng nhiều khi chỉ do thiếu kiến thức + sự nhiệt tình thái quá đã dẫn tới những sự méo mó, sai lệch.

Ông Phùng Quốc Hiền khuyến nghị luật cần quy định nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn việc tu bổ sửa chữa làm thay đổi yếu tố gốc của di sản. Ông Trần Thế Vượng cũng công nhận việc gìn giữ yếu tố nguyên gốc là khó, nhưng đã là di tích quý giá thì phải giữ, nên không cần sửa điều này trong luật hiện hành. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng cần "bảo vệ nguyên trạng" di tích, nhưng nếu cần xây dựng công trình mới thì có thể chỉ "giữ nguyên trạng một phần của di tích"(?).

Chỉ riêng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền là ủng hộ ban soạn thảo, khi lập luận rằng trên thực tế di tích dù quý giá những đều bị hủy hoại bởi thời gian, nên cần phải được tôn tạo, thậm chí xây dựng thêm khi cần thiết, tuy phải tuân thủ chế độ nghiêm ngặt...

Ngoài ra, Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng còn yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung chưa được đề cập trong dự thảo như: việc 11 điều quy định trong luật về văn hóa phi vật thể chưa cụ thể nên chưa phát huy tác dụng trong thực tiễn; việc thiếu tiêu chí xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt để nhà nước có thể tập trung đầu tư kinh phí hợp lý cho những di tích thật sự quý giá, việc cần bổ sung quy định công nhận và xếp hạng những di tích có giá trị trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý di tích không chủ động đề nghị xếp hạng di tích, thậm chí muốn rút khỏi danh sách đã được xếp hạng (để không ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển kinh tế).

Tuy thảo luận đã dẫn đến khác biệt với nhiều điều của dự thảo, nhưng nhiều thành viên của UBTVQH lại tỏ ra rất "cảm thông" với ban soạn thảo về thời gian hoàn thành văn bản. Theo lịch trình, dự án Luật sửa đổi bổ sung Luật Di sản văn hóa sẽ thông qua ngay sau khi lấy ý kiến Quốc hội trong cùng kỳ họp tháng 5/2009. Riêng ông Hà Văn Hiền lại lo ngại việc dự án luật sửa đổi không đặt ra được hết vấn đề, dẫn đến tình trạng khi đưa vào thực thi lại thấy vướng, lại phải tiếp tục sửa đổi.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dù rất thẳng thắn tiếp thu những ý kiến góp ý của UBTVQH, nhưng cũng dựa vào "sức ép thời gian" để chỉ tập trung vào những vấn đề đã khung vào trong tờ trình, còn những điểm khó quá chưa làm kịp thì sẽ nghiên cứu để đưa vào... nghị định hướng dẫn thi hành.

  • Khánh Linh
Lời bàn của Thiên Sứ:

Tạm thời ngưng ngay các công trình bắt đầu "đập" vào ngày mai để gọi là "tu bổ". Đợi bàn xong chắc "tu bổ" gần hết.

Theo thông tin vỉa hè thì: Nhà Thái Miếu triều Lê ở Thanh Hóa đập xong - hiện đang tu bổ bằng cách xây mới. Phần sau chùa Bộc Hanoi cũng đập xong, chuẩn bị tu bổ bằng cách xây mới.

....

Tự nhiên ở đâu ra mà có một phong trào đập để tu bổ thế nhỉ?

Xem truyền hình thấy quốc hội đang bàn luận về trùng tu di sản và bảo tồn văn hóa để đưa vào Luật.

Chắc họ định chạy trước Luật đây mà.

Kiếm tí chút :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem truyền hình thấy quốc hội đang bàn luận về trùng tu di sản và bảo tồn văn hóa để đưa vào Luật.

Chắc họ định chạy trước Luật đây mà.

Kiếm tí chút :rolleyes:

Hôm qua nhậu với hai vị trong hội bảo vệ di sản văn hóa. Hai Zdi cũng nói như Hạt Gạo Làng vậy! "Chúng "ló" không đập lấy gì mà ăn?". Thiên Sứ tôi vốn học nghị quyết 228 từ...gần 40 năm trước phát biểu: "Theo em thì sẵn sàng trả tiền gấp đôi, miễn quí vị bảo vệ di sản văn hóa Việt cho đúng bài bản". Hay nói cách khác - Thiên Sứ không quan tâm đến chuyện "ăn" của quí vị . Trong tiềm thức của Thiên Sứ không có khái niệm tham nhũng. Mặc dù để "tôn tạo" bằng cách đập cũng đ mất hàng chục tỷ một cú đập. Thiên Sứ săn sáng chi 50 tỷ để tôn tạo thực sự.

Một trong hai vị bảo vệ di sản văn hóa "lói tiếng lào ra tiếng ý", thế thì bảo ăn , chứ bảo vệ thế quái nào được. Chỉ với "nập nuận": "Thời buổi bây giờ nhà gạch bê tông cao tầng hiện đại, mà các anh cứ đi giữ mấy cái nhà ngói cổ làm gì?" - Vậy mà cũng không trả lời được và ...để "ló" đập mất.

Ngày xưa, ở ngay Việt Nam - để tu tạo một di sản văn hóa sử, họ làm rất bài bản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý tưởng này của tom_xp có vẻ như dễ thực hiện. Nhưng thực tế là không thể thực hiện được, vì lấy kinh phí ở đâu ra? Trong khi đó chỉ cần ban hành một đạo luật và một số qui định, qui chế về vấn đề này.

Thưa SP, kinh phí không phải là vấn đề lớn, vì: Máy ảnh KTS hiện giờ khá rẻ chỉ 3-4 triệu đồng - trong khả năng mua sắm của nhiều người, ít ra cũng 70% giới trẻ đang đi làm có khả năng mua. Nơi lưu trữ ảnh, tài liệu cũng rất sẵn và miễn phí trên internet, ví dụ tài liệu về các di tích ở tỉnh Phú Thọ, thành phố Việt trì có thể được lưu trữ ở địa chỉ: http://picasaweb.google.com/vietnam.phutho. Những tài liệu này được phân công phụ trách bởi 1 hoặc nhiều nhóm hoặc các nhóm làm việc luân phiên v.v. chẳng hạn thế.

Vấn đề lớn nhất là mối quan tâm của cộng đồng mạng đối với những di sản của Tổ Tiên. Hiện nay có những diễn đàn về chụp ảnh như vnphoto.net, xóm nhiếp ảnh.com, v.v., hoặc các diễn dàn về du lịch... thu hút rất đông thành viên tham gia. Tất cả đều có máy ảnh, thích chụp ảnh phong cảnh quê hương mình, hẳn nhiên họ là những người yêu cái đẹp, yêu quê hương, nếu một ngày nào đó họ bỗng nhận thấy những di sản của Tổ Tiên là vô giá và cần phải gìn giữ, tự khắc họ sẽ hành động thôi.

Nhưng hành động đơn lẻ sẽ không hiệu quả và khó giữ được lửa nhiệt tình, hợp sức lại và cùng hành động chắc sẽ có hiệu quả cao hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiếm tí chút :rolleyes:

Vui thật! Chỉ 3 từ thôi, nhưng ... ai cũng hiểu :o . Chúng ta đang sống trong một thời đại đặc biệt, vụ khủng hoảng kinh tế lần này 80 năm mới xảy ra 1 lần đấy!. Bạn đã có kế hoạch gì chưa? để 40 năm sau kể cho con cháu nghe cái thời của bố ló như thế đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐÌNH ĐÔNG CHẤN

P.T.S Nguyễn Anh Tuấn

Đình Đông Chấn còn gọi là Đình Cả thuộc thôn Cao Mại, xã Cao Mại, hyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Cao Mại có tên nôm là Kẻ Máy, trước thuộc huyện Gia Ninh, quận Tường Cương (thế kỷ VII), thời Trần thuộc huyện Sơn Vi, châu Thao Giang, lộ Tam Giang. Thời Lê thuộc phủ Lâm Thao trấn Sơn Tây. Đình thờ Lý Văn Lang, một tướng của Vua Hùng thứ XVII. Đình quay hướng Nam có ngôi sao tinh thọ chiếu vào; phía Tây có con sông chảy vòng quanh "có nhiều lộc chảy về". Thật là hướng đẹp "gối sơn đạp thuỷ", chắc hẳn khi chọn đất dựng đình các cụ đã giành nhiều tâm sức lựa chọn hướng cho đình để dân làng được thọ phúc dài lâu. Đình Đông Chấn có mặt bằng chữ nhật gồm: 5 gian 2 dĩ. Gian giữa rộng 4m, các gian bên là 3,5m, 2,89m và 1,2m. Đình có 6 hàng chân cột gồm: 48 chiếc cột cái, cao 5,1m đường kính 0,75m. Cột quân cao 3,15m, đường kính 0,60m. Dưới chân cột là hòn kê được dũa hình vuông bằng đá xanh. Kết cấu các vì theo lối "Thượng giường hạ kẻ". Kỹ thuật liên kết là có các hệ thống xã thượng, xà trung, xà hạ. Ở 4 góc mái có kẻ góc, hay kẻ mọi để tạo ra 4 đầu đao cong vút. Trên câu đầu của gian giữa có ghi:

"Tân Tỵ niên kinh thuỵ

Canh Tý nguyệt hợp hoàn"

Phối hợp với lời kể của dân và nghệ thuật trang trí kiến trúc, có thể đoán được đình làm vào năm Tân Tỵ của thời Hậu Lê, nửa cuối thế kỷ 18 (1761). Đình Bình Chính ở Cao Mại, thuộc thông ngoài được xây dựng năm 1776 sau đình Đông Chấn 15 năm. Nếu đúng lời kể của các cụ thình đình được làm năm 1761 là hợp lý.

Trang trí chạm khắc trong đình đáng chú ý nhất ở một số bức chạm tiêu biểu:

1. Bức cốn bên trái có kích thước 0,5m x 0,9m. Đề tài chạm khắc "Long cuốn thuỷ", rồng có nhiều bờm lửa hình đao mác, chân có 3 móng nhọn. Dưới cột nước là con cá chép. Ngoài ra phần bên phải là đầu rồng với thân rồng ẩn hiện trong hoa lá cách điệu. Phía dưới là chạm khắc con Nghê đang ở tư thế như lao vào con rồng. Tiếp theo là con rùa có dải lụa thắt ngang.

2. Bức cốn gian giữa bên phải có kích thước 0,5m x 0,9m cũng đề tài "Tứ Linh", ở đây chạm khắc cảnh Long Mã đang lao về phía trước ngoái cổ lại nhìn con rồng đang bò uốn khúc trên nền mây lá.

3. Bức chạm sau ở hậu cung có kích thước 0,45m x 0,9m chạm con Long Mã và con cá hóa rồng.

4. Bức cốn chạm ở gian sau hậu cung có kích thước 0,55m x 1,2m. Phần trên chạm khắc hai người mặc áo dài, đầu đội mũ, chân đi hài, hai tay đưa ra phía trước đỡ lá sen vào miệng rồng, người ở phía sau cởi trần đóng khố, tay xách một chiếc hòm, mắt nhìn ngang, sắc thái hồi hộp như chờ đợi. Theo các cụ kể lại tích là là sự tích "táng mả hàm rồng". Phần dưới bức chạm là Rồng, Long Mã và Phượng cầm thơ đang sải cánh bay.

5. Bức cốn nách có kích thước 0,5m x 1,2m ở vị trí gian cạnh. Giữa bức chạm là con rồng, bố cục hài hoà, thân uốn lượn trải khắp bức cốn, miệng rồng há to, bờm tóc hình đao mác, chân rồng có 3 móng.

6. Bức cốn nách bên trái gian bên có kích thước 0,5m x 1,2m. Nội dung chạm khắc con Ly, bờm tóc hất ra phía sau, hai chân trước đứng thẳng, hai chân sau khuỵu xuống, đầu ngoảnh lại, đuôi xoắn.

7. Bức cốn gian bên trái phía sau có kích thước 0,5m x 1,2m. Phần trên chạm rồng, uốn lượn dọc theo con giường, đầu rồng có nhiều bờm tóc, miệng rồng cặp thẻ bài ngoái lại về phía sau. Phần dưới chặm hai con Giao Long, mắt lồi có sừng. Trong các con vật, đây là bức chạm có loài thủy quái được sử dụng trong trang trí đình Đông Chấn.

8. Bức cốn gian giữa có kích thước 0,5m x 1,2m. Giữa bức chạm là đầu rồng, miệng ngậm ngọc, hai bên miệng có dải lụa buông xuống, tiếp đến là hình tiên múa, người thon thả hai bàn tay xòe rộng, chân hơi khuỵu.

Đặc biệt phía trên chạm 6 người ở tư thế khác nhau. Người ngồi giữa tai chảy dài, đầu cuốn khăn, tay phải giơ cao ngang vai; người ngồi bên trái, tay chống đùi, mắt nhìn xuống. Phía dưới là hai đô vật mình trần đóng khố. Phía ngoài là hai người đang cầm đàn sáo cổ vũ cho cuộc chơi. Ngoài ra còn có con Ngựa đang ở tư thế bước tới con Rồng đang vươn mình ngậm thẻ bài.

Với kiến trúc và nghệ thuật trang trí như đã trình bày trên. Đình Đông Chấn có phong cách nghệ thuật thuộc đầu thế kỷ XVIII như kết cấu "thượng giường hạ kẻ", nghệ thuật trang trí có hình người cởi trần đóng khố nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nghệ thuật trang trí với các đề tài tứ linh, tứ quý ở đình. Có thể nói rằng niên đại ghi ở câu đầu năm Tân Tỵ (1761) là khá phù hợp với lối kiến trúc và trang trí đình.

N.A.T

"Di tích và Danh thắng vùng Đất Tổ" - sở VHTT&TT Phú Thọ xuất bản năm 1998.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

a) Địa điểm Gò Con Lợn (còn được gọi là Việt Hùng thuộc xã Việt Hùng, huyện Lâm Thao) được đội khảo cổ phát hiện và khai quật 4/1961. Theo hồ sơ lưu tại viện Khảo cổ học thì gò Con Lợn rộng khoảng 1500km2 và cao hơn mặt nước xung quanh khoảng từ 1,5m đến 1,8m. .... (cần nói thêm rằng bản báo cáo khai quật di chỉ Gò Con Lợn không được viết ngay sau khi khai quật mà rất lâu về sau mới được chỉnh lý và xây dựng)...

... Tiếc rằng hiện nay, di tích Gò Con Lợn đã bị phá hủy hoàn toàn; quả gò nằm giữa hồ lớn đã bị ngập nước; tư liệu khai quật trước đây bị thất lạc nhiều, nên đã gây không ít khó khăn cho việc nghiên cứu loại di tích quý hiếm này. Vào những năm 1980 chúng tôi đã có một số lần trở lại và thấy rằng ở đây không chỉ có những di vật và gốm vụn như báo cáo đã nêu, mà còn thấy rất nhiều mảnh tước, mảnh tách bị nước dồn thành từng đống lẫn với sạn, sỏi dưới các rãnh đào và chân gò.

...

Trích báo cáo "Những di tích Phùng Nguyên và có niên đại Phùng Nguyên ở Phú Thọ", tác giả T.S Hà Văn Hùng, Trần Kim Thau.

----------

Chữ in đậm và đổi màu là để các bạn dễ nhìn. Hãy thử tưởng tượng: Năm xxxx một sinh viên 4 tuổi người Nam Việt tình cờ nhặt được ở trên mạng một đoạn viết về văn hóa Phùng Nguyên, nó nằm trong kho của Google (một công cụ tra cứu và lưu trữ thời trung đại - ND), tin này gây xôn xao dư luận. Vì, theo nhận định lâu nay của các khoa học gia, văn hóa Phù nguyên rất mơ hồ; cũng như 4000 năm văn hiến hay 18 đời Hùng Vương chỉ có tính ước lệ, "tượng trưng". "Chúng chỉ phản ảnh cái tâm thức của sỹ phu thời Trần - Lê ở nước ta là không chịu thua kém ("vô tốn") Trung Quốc" như giáo sư Trần Quốc Vượng (một giáo sư khả kính sống ở thế kỷ 20) đã phát biểu. ...

:P Cuối tuần xì pam chút. Mà đề tài này có vẻ ít người quan tâm, có lẽ là một ý tưởng tồi :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay